- Dù mất ngủ triền miên vì những hành động vô ý của hàng xóm nhưng chị Thanh lại không thể mở lời. Bà ấy tốt bụng, hai nhà lại chơi khá thân, chị sợ ‘mấy chuyện cỏn con’ làm sứt mẻ tình cảm.Ám ảnh điệu cười khanh khách
Sống cạnh hàng xóm ‘ăn to, nói lớn’, lại không thể mở lời góp ý khiến chị Thanh (Cầu Giấy, HN) cảm thấy rất khó chịu.
Chị kể: “Hàng xóm nhà mình nói chung là tốt bụng, hôm nào nhà mình đi làm về muộn thì bà thường đổ rác hộ. Thỉnh thoảng bà nấu chè hay có món gì lạ đều mang sang cho thằng cu tí nhà mình. Nhưng nhiều khi bà lại vô ý quá. Bà có điệu cười giòn như pháo nổ, mỗi lần bà cười là cả dãy nhà nghe thấy. Bà lại hay thức muộn, chả biết ngồi xem cái gì mà nửa đêm vẫn cười khanh khách. Nhiều khi giật mình rồi không ngủ lại được vì cái điệu cười của bà. Bà nghe điện thoại mới sợ, toàn mang ra ngoài cửa nói chuyện như kiểu sợ ở trong nhà không có sóng, nhà mình có ở trong nhà đóng cửa lại vẫn nghe choang choác”.
Chị Thanh bảo, vì bà tốt bụng, hai nhà lại chơi khá thân nên chị không dám mở lời, sợ ‘mấy chuyện cỏn con’ làm mất tình hàng xóm. “Chả biết nói với bà thế nào, chả lẽ lại bảo bà ơi bà cười be bé cho cháu ngủ, bà thích thì bà cười chứ ai cấm được”, chị nói.
 |
Ảnh minh họa. |
Gõ, đập như đánh trận
Chị Minh Huyền (Khu đô thị Mỹ Đình II) cũng ngán ngẩm khi có hàng xóm ‘đã vô ý lại còn mặt dày’.
“Mình sống ở chung cư. Tầng trên nhà mình là một cặp vợ chồng tầm 40 tuổi và một đứa con học lớp 6. Chả hiểu nhà ấy là gì mà suốt ngày gõ gõ, đập đập xuống nền nhà, gây ra âm thanh rất khó chịu. Nhiều lần không thể ngủ nổi vì những âm thanh lộc cộc ấy. Bực nhất là những ngày cuối tuần, mình thì hay ngủ nướng, nhưng nhà ấy thì 6 giờ sáng đã dậy, chả biết nhảy nhót tập thể dục hay giã cái gì đó mà cứ huỳnh huỵch. Không thể ngủ nổi.
Có lần khó chịu quá, mình lên hỏi nhà ấy đang làm gì mà tiếng động to thế thì họ chối biến, bảo ở bên cạnh hay tầng dưới làm. Đã thế khi mình về thì họ lại tiếp tục bụp, huỵch, ken két như trêu ngươi. Cái kiểu mặt dày dám làm mà không dám nhận này không thể góp ý được, có khi nói còn bị chửi oan ấy chứ”.
Nói tục và… ở bẩn
“Về nhà như cực hình”, chị Dung (Tây Hồ, HN) mở đầu câu chuyện bằng lời than thở. Chị bảo chẳng có cực hình nào như sống cạnh hàng xóm vô duyên, vô ý thức.
Chị chia sẻ: “Bên trái nhà mình, một đôi vợ chồng trẻ nhìn trí thức, đàng hoàng nhưng ở bẩn thôi rồi. Rác để chất đống mấy ngày không thèm đi đổ. Mà toàn mang ra hành lang để, cứ đi qua ngửi mùi là buồn nôn. Ở nhà không dám mở cửa vì có gió là mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà. Mình nhắc khéo, hỏi là sao để rác chất đống thế, cô vợ mau miệng bảo ‘dồn lại đổ cho đỡ mất công’, ngán hẳn.
Đối diện nhà mình là cặp vợ chồng trung niên, người miền Trung, cả hai vợ chồng mồm miệng cứ the thé. Rất hay gây gổ, cãi lộn với nhau, mỗi lần như thế là mô, tê, răng, rứa ầm ĩ cả khu lên. Ông chồng nhà ấy thì văng tục thôi rồi, đã vậy còn nói to, nói liên mồm không ngớt. Người lớn nghe thì còn chịu được, chỉ sợ mấy đứa trẻ con nghe rồi bắt chước. Chẳng có cái khổ nào như cái khổ nào”.
K. Minh
" alt="Những chuyện ‘khó mở miệng’ với hàng xóm"/>
Những chuyện ‘khó mở miệng’ với hàng xóm

Nữ nhân viên họ Zhou bị sếp của một công ty giấu tên ở thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc cho nghỉ việc sau khi từ chối tham gia hoạt động team building tập thể, Sixth Toneđưa tin.
Trước đó, công ty của Zhou tổ chức một buổi gặp mặt, tụ tập sau giờ làm việc vào ngày 7/6. Nữ nhân viên lấy lý do chương trình kết thúc muộn và nhà ở xa công ty để đi về, không ở lại. Kết quả, ngay ngày hôm sau, cô bị cấp trên sa thải.
Tin nhắn trao đổi cho thấy Zhou được yêu cầu tham gia 3 buổi training và một buổi đi ăn tối cùng các đồng nghiệp, cấp trên mỗi tháng. Phía công ty sẽ đánh giá mức độ tham dự thường xuyên hay không mỗi tuần.
 |
Các sự kiện tập thể được cấp trên coi trọng, dựa trên suy nghĩ về mặt ích lợi là nhân viên có thêm cơ hội gắn bó, song ở cấp dưới, nhiều người lại coi đây là nghĩa vụ gây mệt mỏi. Ảnh: Sixth Tone. |
Các buổi sinh hoạt chung đội, nhóm, hay còn gọi là “tuanjian”, thường được nhiều công ty, doanh nghiệp Trung Quốc tổ chức. Những hoạt động có thể diễn ra trong một buổi như đi ăn tối, cho đến các chuyến dã ngoại, team building kéo dài vài ngày.
Ở góc độ quản lý, các sự kiện kiểu này được coi là quan trọng, nhằm thúc đẩy tinh thần đồng đội giữa nhân sự, cấp trên và cấp dưới trong công ty.
Song, nhiều nhân viên lại không nghĩ như vậy. Với họ, các buổi gặp mặt này mang tính chất ép buộc nhiều hơn và họ phải đến điểm danh cho đủ. Những ý kiến phàn nàn khác cho rằng tần suất tổ chức hoạt động cũng quá nhiều, khiến họ thấy kém thoải mái.
Bản thân cô gái họ Zhou cũng đưa ra lý lẽ buổi gặp mặt là "lãng phí thời gian" khi trao đổi với cấp trên.
Sau khi bị đuổi việc, nữ nhân viên đã đâm đơn kiện công ty cũ.
Vụ việc nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng, với nhiều người dùng chia sẻ trải nghiệm tương tự. Nói cách khác, việc tham gia team building và các sự kiện đội, nhóm khác ở công ty trở thành một dạng áp lực ở văn phòng, đi kèm nỗi sợ bị xử phạt, tệ hơn là đuổi việc, nếu từ chối góp mặt.
Số khác phàn nàn họ cũng sẽ mang tiếng là kém hòa đồng, khó gần nếu chọn không đi. Trong đó, những bình luận "mách nước" cách tránh team building nhận được hàng nghìn lượt thích từ giới nhân viên công sở.
 |
Vụ việc của cô gái họ Zhou khiến giới cổ cồn trắng ở Trung Quốc đồng cảm, vì họ cũng chịu áp lực tương tự. Ảnh minh họa: Global Times. |
Bàn luận về việc nữ nhân viên bị đuổi việc, tờ Workers’ Daily, tờ báo của Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc, chỉ trích mạnh mẽ cách làm này và kêu gọi người sử dụng lao động tôn trọng mong muốn của nhân viên cấp dưới.
“Trong trường hợp một doanh nghiệp thực sự cho sa thải người lao động vì không tham gia hoạt động chung, điều này nghe có vẻ như là để bảo vệ lợi ích của công ty, song thực chất đã phơi bày tư duy đầy xấu hổ rằng nhân viên phải phục tùng vô điều kiện", trích nội dung bài báo.
Đây không phải là lần đầu tiên các sự kiện gắn kết nhân sự ngoài giờ làm việc gây tranh cãi ở Trung Quốc.
Năm 2021, một nhân viên bất động sản họ Cui ở phía tây nam thành phố Quý Dương bị sa thải vì không tham dự bữa tiệc sinh nhật của đồng nghiệp. Lý do là người này sợ lây nhiễm virus trong thời gian dịch Covid-19 vẫn diễn ra mạnh.
Mặt khác, ngày càng có nhiều nhân viên Trung Quốc phản đối văn hóa làm việc mệt mỏi, đặc biệt là giới trẻ.
Trong những tháng gần đây, các bài đăng chỉ trích cách làm việc tại nơi làm việc, như sếp gửi tin nhắn sau giờ làm việc hay bị buộc phải chia sẻ nội dung liên quan đến công việc trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân, xuất hiện ngày một nhiều.
Theo Zing

Lối thoát cho 'thế hệ thất nghiệp' ở Trung Quốc
Khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục, nhiều người trẻ sắp và mới ra trường ở Trung Quốc chấp nhận làm các vị trí tự do, thay vì ôm mộng tìm việc văn phòng." alt="Bị đuổi việc vì không tụ tập sau giờ làm ở Trung Quốc"/>
Bị đuổi việc vì không tụ tập sau giờ làm ở Trung Quốc
 bình chọn là cô hầu đồng đẹp nhất để quảng bá Hầu đồng Việt Nam đi khắp thế giới… Nữ hoàng văn hóa tâm linh được trao cho cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân như một lời tri ân cho những đóng góp của cô cho văn hóa nước nhà”. </p><p>Cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân mới đây còn được bầu vào chức Phó Trưởng Ban phát triển thương hiệu doanh nghiệp và chống hàng giả tại TPHCM (thuộc Viện Công nghệ chống hàng giả), nhưng sau đó )
 |
"Nữ hoàng văn hoá tâm linh" Hiền Ngân. |
Tiếp đến, trên thư mời của chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 13/7 có ghi đích danh một doanh nhân là Nữ hoàng thực phẩm. Tên danh hiệu khá lạ này khiến công chúng không khỏi thắc mắc. Theo tìm hiểu của phóng viên, tên chính xác danh hiệu này là “Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam ngành Thực phẩm”.
2 danh hiệu nữ hoàng này cũng do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ô tô Ngọc Minh tổ chức.
Năm 2017, ngôi vị Nữ Hoàng Kim Cương được trao cho ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh bởi theo ban tổ chức cô hội tụ đủ “Trí - Sắc - Tâm – Tài”. Cuộc thi lần đầu tiên được kết hợp tổ chức bởi đơn vị của ca sĩ Thu Trang, chị gái của Á hậu Quý bà Nguyễn Thu Hương.
 |
Năm 2017, ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh cũng được trao danh hiệu Nữ hoàng kim cương. |
Nữ hoàng văn hóa tâm linh, Nữ hoàng thực phẩm, Nữ hoàng kim cương, Nữ hoàng ngành tài nguyên môi trường, Nữ hoàng ngành thép… đang khiến công chúng thắc mắc về tiêu chí cũng như nội dung mà nó hướng đến.
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 10/7, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh – Trưởng ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019, đơn vị đã trao rất nhiều danh hiệu như Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam, Nữ hoàng Thực phẩm Việt Nam, Nữ hoàng ngành Thép,.. đã trả lời những thắc mắc của dư luận xung quanh cuộc thi này bị “ném đá” nhiều ngày qua như sau:
“Nữ hoàng là một danh xưng cao quý ở châu Á và đặc biệt ở Việt Nam. Một người nào đó xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó thì được mọi người gọi là Nữ hoàng ngành nghề đó. Chúng tôi lấy đúng tiêu chí này để gọi một người phụ nữ xuất chúng ở ngành nghề: Gồm 1 Nữ hoàng và 2 Á hoàng. Tiêu chí đầu tiên phải là hội viên hội Nghệ nhân Việt Nam, thứ 2 là họ phải làm trong lĩnh vực đó thì mới được tôn vinh, thứ 3 là họ có đóng góp cho ngành nghề đó thì mới được tôn vinh. Ngoài ra họ phải trên 18 tuổi, không vi phạm pháp luật. Theo tôi, văn hóa tâm linh cũng là một nghề.
Tôi là người nhận được danh hiệu Á hoàng 1 từ cuộc thi Nữ hoàng doanh nhân Việt Nam 2017 do Cục NTBD cấp phép. Tôi đã suy nghĩ doanh nhân là 1 ngành nghề tại sao phụ nữ khác cũng giỏi mà không được trao vương miện? Tôi đau đáu 6 tháng thì đăng ký bản quyền thì được cấp phép đúng mong muốn của mình.
Người đẹp muốn danh hiệu ngoài sự tự hào bản thân còn có sức mạnh quảng bá về ngành nghề đó. Ví dụ: khi nói đến Nga Lê người ta nghĩ đến ngay Nữ hoàng Thực phẩm – người uy tín, quyền lực trong ngành nghề thực phẩm,... mang hiệu quả truyền thông lớn. Người có danh hiệu phải quảng bá thương hiệu Việt Nam đến người tiêu dùng nhanh nhất ở trong nước và cả quốc tế. Tên "Nữ hoàng" gắn với từng ngành nghề, đó niềm tự hào của người được nhận”.
Tại buổi gặp gỡ báo chí, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh cũng chia sẻ với báo chí rằng, họ đã làm công văn xin lỗi truyền thông vì đã sử dụng logo của một số cơ quan báo chí khi chưa được sự đồng tình của họ: “Thực ra, chúng tôi không sai, tôi viết thư xin lỗi là vì đã sử dụng logo của một số đơn vị báo chí và giải trình một số thủ tục pháp lý thôi.
Mọi người hiểu lầm rồi, mấy ngày nay tôi không ngủ được (bật khóc) vì những ồn ào này. Kể cả có một thí sinh tham dự, chúng tôi cũng vẫn tổ chức cuộc thi. Những dư luận vừa qua ảnh hưởng vô cùng lớn đến chương trình, đến tôi. Nếu vẫn có những luồng thông tin như vừa qua, thì ai dám đội vương miện nữa? Tôi ủng hộ việc nhận danh hiệu để phụ nữ tự tin hơn”, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh chia sẻ.
Không tiếp tục để các danh hiệu tự phong tuỳ tiện, lộng hành
Chia sẻ về việc loạn các danh xưng nữ hoàng, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ VHTTDL Nguyễn Thái Bình khẳng định, không có danh xưng nào là "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam", đồng thời bày tỏ quan điểm cần rà soát, siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận.
"Hiện nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu phòng chức năng phối hợp với một số địa phương rà soát lại việc cấp phép tổ chức các hoạt động liên quan. Những danh xưng tự phong, tự nhận rất “kêu” như “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng …”, “Ông hoàng”, v.v... mấy ngày qua đang làm dư luận dậy sóng, phải thấy rằng những danh hiệu này thể hiện sự háo danh và bất bình thường trong đời sống xã hội. Bộ VHTTDL một lần nữa khẳng định và bày tỏ quan điểm không ủng hộ, không cấp phép và đề nghị các địa phương, các cơ quan quản lý cùng các tổ chức rà soát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai phạm, không để tiếp tục xảy ra những vụ việc, danh xưng tự phong tùy tiện như thế này.
Tổ chức và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là một nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức với các nội hàm cũng như quy trình, danh hiệu trao tặng trong các cuộc thi đều phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, tránh để xảy ra các trường hợp gây phản cảm trong dư luận xã hội", ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.
Về điều kiện cấp phép tổ chức các cuộc thi liên quan tôn vinh nhan sắc hiện nay, người phát ngôn Bộ VHTTDL cho biết:
Việc cấp phép các cuộc thi nhan sắc hiện nay được quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP. Theo đó, cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm không tổ chức quá 2 lần, cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương mỗi năm tổ chức không quá 3 lần và thi người đẹp cấp tỉnh mỗi năm tổ chức không quá 1 lần. Các cuộc thi này đều phải được cấp phép theo quy định.
Tại nghị định đã quy định rõ cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép; thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; thi người đẹp ở các địa phương do UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép. Đề án tổ chức cuộc thi phải nêu rõ tên gọi, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi; nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải...
Trước thực trạng loạn danh hiệu, danh xưng, Bộ VHTTDL cho hay, Bộ sẽ tích cực chỉ đạo các địa phương xử lý những vụ việc như trên và mong muốn sự đồng thuận của người dân và các cơ quan chức năng để xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tình Lê

Thực hư về danh xưng gây tranh cãi 'Nữ hoàng tâm linh Việt Nam'
Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng "Nữ hoàng văn hoá tâm linh Việt Nam".
" alt="Bộ Văn hoá: 'Nữ hoàng', 'Ông hoàng' thể hiện sự háo danh bất bình thường"/>
Bộ Văn hoá: 'Nữ hoàng', 'Ông hoàng' thể hiện sự háo danh bất bình thường