Ông Chou Hsiao-mei, trưởng nhóm Kiểm dịch Động vật thuộc Cơ quan Kiểm dịch Động vật và Thực vật Đài Loan (APHIA), cho hay “chúng tôi đã liên lạc với các hãng hàng không, khuyên họ tránh dùng thịt lợn trong các bữa ăn từ những nơi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, nhằm ngăn hành khách mang thức ăn thừa xuống máy bay”.
Theo quy định kiểm dịch, những đồ vật mang vào Đài Loan mà không khai báo đều bị cấm bao gồm bánh bao nhân thịt, bánh nướng nhân thịt, trứng luộc, và các món thịt quay.
Ngoài ra, thịt, sữa, trái cây, rau quả, thực vật, hạt giống, côn trùng sống đều phải bỏ đi trước khi nhập cảnh, hoặc khai báo tại quầy kiểm dịch động vật, thực vật để tránh bị phạt.
Trước khi hạ cánh, các máy bay phát video hướng dẫn. Sau khi hạ cánh, trên đường đi có các thông báo, biển báo, hộp đựng rác để nhắc nhở hành khách.
Đài Loan hiện nghiêm cấm hành khách mang theo các sản phẩm thịt lợn để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.
Với kinh phí đầu tư hơn 10,5 tỷ đồng, dự án đã trao tặng và lắp đặt 234 máy tính; 3 hệ thống lọc nước bằng năng lượng mặt trời, hỗ trợ hơn 3.300 đầu sách tham khảo cho các thư viện xanh trong các trường tham gia chương trình; hỗ trợ 120 suất học bơi cho học sinh; trang bị tủ sách, kệ sách, dù che nắng để xây dựng mới 1 thư viện xanh ngoài trời; 2 hệ thống lưới lan che sân trường, 45 bộ bàn ghế, sửa chữa nhà vệ sinh. Đặc biệt dự án đã thiết lập 3 phòng tư vấn tâm lý cho học sinh có thể “trải lòng” khi tới trường.
Bên cạnh các hỗ trợ về vật chất, các trường tổ chức nhiều khóa tập huấn và chương trình truyền thông về quyền trẻ em cho giáo viên, học sinh và cha mẹ các em. Quan trọng nhất , dự án đã nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lý học đường, hỗ trợ học sinh và giáo viên các trường tham gia dự án thiết lập và xây dựng các góc tham vấn tâm lý, góp phần xây dựng trường học ở Bình Tân thành các trường học an toàn và hạnh phúc.
Học sinh được hỗ trợ cả phần cứng lẫn phần mềm
Em Lê Thị Minh Anh, học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, Quận Bình Tân cho biết, trước đây, dù ở trường hay ở nhà đều rất ngại nói với bố mẹ, thầy cô và các bạn về khó khăn của mình. Các thầy cô và dự án hướng dẫn con và các bạn kỹ năng giao tiếp và bình tĩnh giải quyết vấn đề. Con cũng được học cách trao đổi với các bạn cùng lớp, cùng trường về bạo lực trong trường học, bạo lực trên mạng để phòng tránh. Con được tham gia nhiều hoạt động và luyện tập nên đã mạnh dạn và cởi mở hơn. Mỗi ngày đến trường bây giờ với con đều rất vui.
Ngoài cơ sở vật chất, dự án xây dựng trường học an toàn và chất lượng cho trẻ em quận Bình Tân thiết lập được 3 phòng tư vấn học đường với đội ngũ 18 giáo viên được các chuyên gia tâm lý đào tạo bài bản, cùng 30 em học sinh nhóm nòng cốt được đào tạo và cung cấp các công cụ tư vấn đặc thù nhưng dễ sử dụng, dễ tiếp cận, nhờ đó học sinh trong trường đã tin tưởng và đến phòng tư vấn nhiều hơn. Nhiều học sinh xem phòng tư vấn là địa chỉ tin cậy để chia sẻ mọi khó khăn, buồn vui mà các em gặp trong học tập và cuộc sống. Nhờ vậy, chất lượng học tập của các em được cải thiện, các em đến lớp, đến trường đầy đủ, không còn hiện tượng bỏ học, hoặc bạo lực trong trường học.
Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, bà Lê Thị Ngọc Dung, cho hay, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em quận Bình Tân một cách thực chất, với các hoạt động hỗ trợ cả phần cứng và phần mềm. Theo bà Dung, quận Bình Tân có hơn 800.000 dân, rất nhiều trong số đó là người nhập cư, địa phương luôn có nhu cầu cấp thiết phải xây dựng trường học. Dự án đã hỗ trợ hơn 8.000 em học sinh hưởng lợi vì đã góp phần hỗ trợ các trường trong địa bàn tham gia dự án trở thành trường học an toàn và hạnh phúc.
" alt=""/>Hàng nghìn học sinh TPHCM được tư vấn tâm lý học đườngTheo lời kể của chị P., sự việc xảy ra vào tháng 4, khi bé V. đang học lớp 7 tại trường THCS Nguyễn Văn Tiết (phường Lái Thiêu, TP Thuận An).
Lúc đó, để che giấu, bé V. nói dối gia đình bị té và gãy răng. Sau khi kết thúc năm học, V. đòi chuyển về Đồng Nai để học nên gia đình bỏ việc ở Bình Dương để về Đồng Nai sinh sống.
Tuy nhiên, khoảng tháng 10, gia đình phát hiện V. có biểu hiện sợ hãi, tinh thần bất ổn. Qua kiểm tra điện thoại, chị P. phát hiện những tin nhắn đe dọa và kế hoạch tiếp tục hành hung V. vào tháng 12.
Theo chị P., con gái chị quen nhóm bạn hồi còn học cùng lớp ở Bình Dương. Tuy nhiên, do một số thành viên trong nhóm hiểu lầm V. đã nói xấu mình nên nhóm này hẹn con chị ra đánh.
Mặc dù nạn nhân đã nhiều lần khẳng định mình vô tội, nhưng nhóm đối tượng vẫn không từ bỏ ý định trả thù.
Sau khi phát hiện sự việc, chị P. đã trình báo cho Công an phường Bình Nhâm nhờ can thiệp. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ nên gia đình chưa đưa bé lên làm việc với công an.