'Kinh tế tóc bạc' phát triển ở Trung Quốc
Mỗi thứ Tư,ếtócbạcpháttriểnởTrungQuốlich bong da bà Zhang Zhili dành một giờ đi xe buýt đến lớp học chơi trống châu Phi. Ở tuổi 71, bà Zhang tìm thấy niềm vui và bạn mới tại ngôi trường dành cho người cao tuổi ở Bắc Kinh.
Ngoài lớp chơi trống, cựu giáo viên tiểu học này còn tham gia môn khiêu vũ giao lưu, với học phí hai lớp tổng cộng 2.000 nhân dân tệ (280 USD) cho một học kỳ. Việc nhìn thấy mình đứng thẳng trong lớp nhảy giúp bà tăng thêm tự tin. Sau giờ học, bà thường đi chơi cùng bạn bè. "Khi chúng ta già đi, điều gì là cần thiết? Là yêu chính bản thân mình", bà nói.
Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Năm ngoái, khoảng 297 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm hơn một phần năm dân số. Dự báo đến 2035, con số này sẽ vượt 400 triệu, tương đương hơn 30% tổng dân số.
Nhiều người cao tuổi giờ tìm kiếm các dịch vụ đa dạng ngoài việc chọn đến viện dưỡng lão như truyền thống. Xu hướng này thúc đẩy sự bùng nổ của các trường học, dịch vụ chăm sóc tại nhà và nhiều cộng đồng cho người cao tuổi, được Bắc Kinh ví là "nền kinh tế tóc bạc" (Silver Economy).
Hu Zuquan, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Nhà nước, dự kiến quy mô nền kinh tế này tăng từ khoảng 7.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 982 tỷ USD) hiện nay lên khoảng 30.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.200 tỷ USD) vào năm 2035, nâng tỷ trọng từ 6% lên khoảng 10% trong toàn bộ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Du Peng, Trưởng khoa Dân số và Sức khỏe tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho biết chính phủ đang mở rộng các dịch vụ chăm sóc cơ bản cho tất cả người cao tuổi, vượt ra ngoài trọng tâm truyền thống là những người neo đơn. Năm ngoái, giới chức đã biên soạn danh sách các dịch vụ chăm sóc cơ bản cần triển khai toàn quốc, bao gồm cung cấp các đánh giá năng lực cho những người trên 65 tuổi và trợ cấp đào tạo chăm sóc cho các thành viên gia đình của những người khuyết tật.
Lòng hiếu thảo ăn sâu vào nếp sống ở Trung Quốc và hầu hết người cao tuổi thích về già sống với gia đình sau khi nghỉ hưu, thường là khi họ ở độ tuổi 50 đến 60, một trong những độ tuổi nghỉ hưu trẻ nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều người giúp chăm sóc cháu của họ và một số người xem vào viện dưỡng lão được coi là một dạng bỏ rơi, trừ trường hợp khó khăn nghiêm trọng.
Vào tháng 1, Bắc Kinh đã ban hành các hướng dẫn mới kêu gọi mở rộng các dịch vụ chăm sóc tại nhà và phát triển thị trường thời trang, thực phẩm và sản phẩm công nghệ phù hợp hơn với người cao tuổi. Các dịch vụ giáo dục giúp làm phong phú cuộc sống người về hưu cũng được khuyến khích.
Ông Du Peng cho rằng các dịch vụ tại nhà cung cấp một giải pháp thay thế hợp lý hơn cho viện dưỡng lão, giúp giảm chi phí chỗ ở. Hầu hết người cao tuổi ở Trung Quốc đều tương đối khỏe mạnh và cần cuộc sống văn hóa phong phú hơn.