您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Oman Club vs Al Khaburah, 20h50 ngày 22/4: Khách thắng thế
Ngoại Hạng Anh6216人已围观
简介 Hư Vân - 22/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Chia điểm
Ngoại Hạng AnhNguyễn Quang Hải - 21/04/2025 08:56 Ý ...
阅读更多Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách
Ngoại Hạng AnhNgột ngạt, bất hòa khi ở nhà cả ngày Hôm nghe dì tôi kể, những ngày này gia đình anh họ ngày nào cũng cãi vã suốt khiến ai cũng bất ngờ. Bởi lâu nay, gia đình anh có tiếng nề nếp, là kiểu mẫu để anh em trong nhà noi theo. Vợ chồng anh đều có học thức, khéo léo cư xử mà con cái cũng ngoan hiền, lễ phép.
Vậy mà mọi thứ bị đảo lộn đến không ngờ từ lúc tụi nhỏ được nghỉ hè sớm do năm học phải rút ngắn lại vì dịch Covid-19. Nhưng đỉnh điểm của rối rắm khi chung cư anh ở bị phong tỏa do có ca lây nhiễm. Anh chuyên về thiết kế đồ họa nên có thể làm việc tại nhà.
Khổ nỗi, máy móc ở nhà cấu hình đã yếu lại thêm tốc độ đường truyền internet chậm nên cứ trục trặc đủ thứ. Có hôm xuất file 2-3 lần vẫn không xong vì rớt mạng lại gặp hai thằng nhóc giành giật đồ chơi khiến anh nổi cáu đét vào mông mỗi đứa một phát, tụi nhỏ khóc la càng làm anh bực.
Chị là giảng viên đại học nên vẫn có thể lên tiết, họp hành online nhưng nhiều lúc vừa dạy vừa phải ngắt ngang để phân xử hai đứa cãi cọ gây ồn. Căn hộ 55 m2 với 2 phòng ngủ lúc nào cũng bừa bộn và ầm ĩ tiếng trẻ con. Vợ chồng đi ra đi vô đều nhìn thấy nhau nhưng thường xuyên là trong tình trạng nhăn nhó, khó chịu.
Ngày thường chỉ cần gửi tụi nhỏ xuống sân chung cư, anh ra quán cà phê để làm việc còn chị lên văn phòng khoa soạn bài là mọi thứ ổn thỏa. Nhưng trong lúc này đó là chuyện xa vời khi các lối ra vào chung cư đều đã giăng dây.
Mỗi chuyện hằng ngày phải lo cơm nướ 3 bữa cho cả nhà đã khiến chị đầu tắt mặt tối chưa kể giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Còn anh xong việc chỉ biết ôm điện thoại hoặc ti vi nên cư lời ra tiếng vào, rồi đâm ra mặt nặng mày nhẹ. Hết thời gian phong tỏa cũng là lúc cả nhà đều mệt mỏi và chán chường như thể vừa trải qua một cơn bạo bệnh.
Vậy mà đi làm lại chưa được 1 tuần, anh chị tôi lại tiếp tục quay về làm việc tại nhà vừa phải phân xử cho hai đứa nhóc do thành phố áp dụng giãn cách triệt để theo chỉ thị 16, chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Đâu là nguyên nhân?
Bên cạnh áp lực điều chỉnh thói quen chi tiêu, là những thử thách trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khi trường học đóng cửa, trẻ chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải vì vừa phải ở nhà làm việc online, vừa phải lo việc nhà, nấu nuớng và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cùng với đó là hàng loạt những nỗi ám ảnh, lo sợ về dịch bệnh làm sao để bảo vệ mình và gia đình được an toàn… khiến nhiều người cảm thấy áp lực, căng thẳng cực độ.
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, cuộc sống hiện đại làm mỗi người luôn bận rộn với công việc bên ngoài. Họ gần như bỏ qua những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong mối quan hệ vợ chồng.
Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, khi phải đối diện với nhau 24/7 trong 4 bức tường ngột ngạt, mỗi người càng nhận ra những thay đổi, khác biệt về lối sống, suy nghĩ của người kia.
Đó còn là nỗi lo sợ, ám ảnh bởi dịch bệnh, áp lực tài chính, việc nhà phân chia không công bằng, trách nhiệm đối với con trẻ và việc thiếu hụt không gian riêng tư đã trở thành giọt nước tràn ly khiến cho những bất đồng, mâu thuẫn lớn dẫn theo thời gian.
Nếu không có cách tích cực giải quyết, nhiều người chỉ biết giải tỏa căng thẳng bằng cách trút giận lên các thành viên khác trong gia đình.
Giãn cách xã hội là lúc giúp chúng ta biết cách sống chậm và tận hưởng cuộc sống; có thời gian để thảnh thơi, suy nghĩ lại những gì đã qua, hành trình đã đi để nhìn nhận thấu đáo và cả thêm những ý tưởng, kế hoạch rồi sắp xếp cho tương lai. Vậy tại sao không tận dụng và trân trọng điều giá trị nhất đối với mình, với những giây phút ở bên những người thân yêu trong gia đình.
Thay đổi để sống vui
Để thích ứng với dịch bệnh Covid-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan. Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành lại phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào địa vị của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế đó là dịch Covid-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 là trách nhiệm chung không của riêng ai.
Tuy nhiên ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Những việc vốn bình dị nhưng trong ngày thường bận rộn, không phải ai cũng có thể làm được.
Vẫn biết “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy nhiên luôn có cách để mỗi người thu xếp lại bản thân, cuộc sống gia đình mình trong những ngày giãn cách. Cần hạn chế đọc những tin tức tiêu cực, độc hại về dịch bệnh và cùng nhau thiết kế thời gian biểu cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch. Các thành viên trong gia đình cần bình tĩnh ngồi lại trao đổi với nhau bằng thái độ cảm thông và chia sẻ.
Nói cách khác, áp lực của dịch bệnh nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi cũng là lúc mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình là ai, muốn gì trong cuộc sống và đánh giá lại con đường mà họ muốn dành cho nhau trong phần còn lại của cuộc đời.
Vì lẽ đó, đây là lúc mỗi người có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, thu xếp lại lòng mình để thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu thương và gắn bó nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Đây cũng là lúc mỗi gia đình bộc lộ ra những bất ổn cần được điều chỉnh, đổi thay để mỗi người được bình an và hạnh phúc hơn.
Độc giảChung Thanh Huy
Cách giữ cân bằng giữa công việc và gia đình trong mùa dịch bệnh
Việc tìm ra những phương pháp khác nhau như tạo không gian riêng biệt, học cách san sẻ và quan tâm nhau chính là cách để mỗi người cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
">...
阅读更多Muốn kiện chồng cũ đại gia vì không chu cấp cho mình sống xa xỉ sau ly hôn
Ngoại Hạng AnhXuất hiện trên Reddit, một người vợ băn khoăn không biết mình có nên kiện chồng cũ hay không, khi chính anh ta là người đã nuông chiều, dẫn dắt cô vào lối sống hưởng thụ của người giàu nhưng bây giờ lại từ chối chi trả cho cô cuộc sống đó khi hai người không còn bên nhau. Người phụ nữ giấu tên đã buộc tội chồng cũ của mình là "'kẻ lạm dụng", bởi cô cho rằng mình đâu có yêu cầu được sống như vậy, chính anh ta tạo ra cuộc sống đó trong đời cô rồi bây giờ lại "đem con bỏ chợ". Cô không thể đủ năng lực tài chính để chi trả, duy trì cuộc sống đó nếu không có tiền của chồng.
"Lúc yêu thì anh ta "lên đời" cho tôi, đưa tôi đến ở trong khu nhà giàu, đắp đủ thứ vào căn hộ của tôi, mua xe sang cho tôi. Tôi bắt đầu chỉ quen xuất hiện với những bộ quần áo đắt tiền, trang sức và túi xách hàng hiệu. Anh ta đưa tôi vào mối quan hệ của những người trong giới thượng lưu. Tôi có đòi được như vậy đâu, anh ta tự đặt tôi vào, vì anh ta giàu, nhưng bây giờ tôi phải làm sao khi cuộc đời mình thì vẫn phải sống, vẫn phải quan hệ với người ta nhưng không còn ai chu cấp cho tôi?", người vợ cũ trần tình.
Hơn một năm trước, hai người ly hôn, vẫn giữ quan hệ bạn bè, "văn minh" kiểu nhà giàu. Mọi chuyện không có vấn đề cho đến gần đây, một loạt sự cố xảy ra. Ban đầu là chiếc xe sang bắt đầu đi vào chu kỳ hỏng hóc nhưng chỉ riêng tiền phụ tùng thay thế đã khiến cô ngã ngửa. Thu nhập của cô không đủ để chơi "hệ nhà giàu". Cô gọi cho chồng cũ để lo chi phí sửa xe nhưng anh này từ chối.
Cay đắng hơn là với mạng lưới quan hệ xã hội còn sót lại từ thời đang là vợ người giàu, cô vẫn phải duy trì việc mua quần áo hàng hiệu, túi xách để khoác lên người, để không bị người ta khinh, nhưng đó nhiều khi là một việc làm quá sức khi cô có quá nhiều thứ phải chi trả khi trở thành một bà mẹ đơn thân.
"Thực sự là quá sức, tôi có công việc, còn phải bán thêm quần áo, giày dép online nhưng vẫn chật vật để duy trì vỏ bọc từ ánh hào quang cũ. Ít ai có thể hiểu được hoàn cảnh này. Xoay đủ việc nhưng vẫn luôn thấy thiếu tiền để duy trì đẳng cấp. Tại sao tôi lại khổ như vậy chỉ vì từng được một người giàu có yêu và kết hôn với anh ta? Có ai thực sự để ý đến chuyện này không, đây là một sự lạm dụng đấy!".
Trước quan điểm của bà mẹ đơn thân, nhiều người đã tỏ ý chê cười cô không chịu bước ra khỏi ánh hào quang cũ vì sĩ diện hão huyền. "Nếu nói như bạn chắc tôi phải gọi bắt đền đến 10 người đấy. Tôi có đến 10 người cũ, không lẽ người nào cũng phải có trách nhiệm với cuộc sống bây giờ của tôi?".
Một số ý kiến bày tỏ sự khó hiểu vì sao "chủ thớt" từng là vợ mà khi ly hôn lại không được chia tài sản và rơi vào cảnh chật vật như vậy. Song cũng có ý kiến cho rằng lấy chồng giàu thuộc hàng đại gia thì không phải chuyện đùa, họ luôn có cách bảo toàn tài sản, nhất là trước những người phụ nữ chỉ chăm chăm vào tiền bạc thế này.
Cư dân mạng khuyên người vợ chấp nhận từ bỏ ánh hào quang cũ, thật sự bắt đầu cuộc sống mới sau ly hôn, có thể là nghèo hơn nhưng nhẹ nhõm tinh thần, làm những điều mình muốn, phấn đấu vì niềm vui, vì hạnh phúc của bản thân chứ không phải vì cố xoay cho vừa trong một manh áo quá rộng.
Cuộc đời này ngoài mình ra, không ai buộc phải có trách nhiệm với mình. Xã hội nào mình bước chân vào được thì cũng bước ra được, tất cả do mình chứ không phải do ai. Từ bỏ ảo vọng để sống với thực tế phù hợp với mình hơn mới là lựa chọn đúng đắn mang lại cho cô sự thanh thản.
Theo Dân Trí
Ly hôn rồi vẫn mong tái hợp với chồng cũ
Chúng tôi ly hôn đã 3 năm, chồng cũ của tôi vẫn chưa lấy vợ khác nhưng anh ấy đang có bạn gái. Tôi không thích cô ta vì trong lòng tôi vẫn mong mỏi có một ngày tôi và anh sẽ tái hợp.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4: Trở lại top 3
- Hôn nhân bế tắc vì chồng nặng 86kg
- Phối đồ cực đẹp từ các trang phục sẵn có trong tủ quần áo
- Nhớ thương con nước
- Nhận định, soi kèo Nomme Kalju vs Tallinna Kalev, 22h00 ngày 22/4: Tinh thần chạm đáy
- Trẻ con ham tiền mừng tuổi, phải trách người lớn!
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Saint
-
- Cuối năm, cùng với nỗi thấp thỏm được thưởng tết bao nhiêu là nỗi băn khoănbiếu quà tết bố mẹ chồng. Đưa tiền, nhiều hay ít, biếu quà đắt tiền hay trungbình.... là bài toán khó lòng có lời giải chu toàn.
>> Có phải đi vay cũng phải sắm Tết cho ra hồn!
>> Tết này em chỉ toàn đi “xin”!
" alt="Biếu tết nhà chồng... còn phải biếu cả bạn bố chồng">Biếu tết nhà chồng... còn phải biếu cả bạn bố chồng
-
Tôi đã thầm thương anh ấy. Khi đó mọi người cũng có ý vun vào cho hai đứa chúng tôi. Nhưng chuyện lại không thành. Tôi yêu người ta trước nhưng không nói ra bởi nghĩ mình là con gái, nói ra thì lại thành cọc đi tìm trâu. Tôi cứ nghĩ anh ấy cũng thích tôi, nhưng anh đã thương người con gái khác và công khai cô ấy là bạn gái.
Kể từ đó chúng tôi không còn thường xuyên gặp nhau, không đi chơi chung 4 người nữa. Em gái và em rể kết hôn, giữa tôi và anh trai của em rể vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè. Tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó, anh sẽ nhận ra rằng chúng tôi hợp nhau biết bao nhiêu.
Rồi chúng tôi cũng bước vào tuổi 30, rồi qua 30 và tiến dần đến ngưỡng 40. Anh đã kết hôn với người bạn gái đó, và có 2 con. Tôi thì vẫn độc thân dù đã trải qua 2 mối tình chẳng đi đến đâu cả. Nếu thành thật tôi sẽ nói, tôi không thể tìm được cảm xúc với bất kỳ ai, tôi vẫn đợi người đàn ông đó.
Một lần anh tự nhiên chat với tôi sau một thời gian rất dài hai người không nói chuyện. Anh bảo đang chán nản quá vì cãi nhau với vợ. Họ chiến tranh lạnh cả tuần nay rồi, anh chỉ muốn đi đâu đó cho khuất mắt.
Tôi gặp anh bên ly rượu, anh nói "hôn nhân lẽ ra không nên mệt mỏi thế này". Tôi đã ôm anh vào lòng để an ủi, tôi không muốn nhìn thấy anh buồn như vậy đâu. Tôi tự nhiên đặt lên môi anh một nụ hôn. Lẽ ra thì anh phải dừng tôi lại, nhưng anh không làm thế. Anh kéo tôi vào lòng và đáp trả nồng nhiệt hơn.
Cho nên tối đó chúng tôi đã về căn hộ của tôi. Đây không hề giống một chuyện tình một đêm, tôi cảm nhận đó là một đêm yêu đương thực sự, với người tôi đã chờ đợi quá lâu rồi.
Nhưng thật cay đắng, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, trông anh rất khổ sở. Anh nói chuyện này không nên xảy ra, đó là một sai lầm, tại sao anh lại để tình một đêm xảy ra với tôi, anh sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm này lần nữa. Tôi thì càng muốn anh hơn bao giờ hết, trong khi anh sẽ không từ bỏ gia đình.
Chuyện xảy ra đã một thời gian nhưng tôi không quên được. Anh cố tỏ ra như chưa từng có đêm đó với tôi, gia đình anh đã thuận hòa trở lại, chỉ có lòng tôi nổi giông bão. Con quỷ trong tôi cứ xúi giục phải làm gì đó để lấy lại anh đi, bởi đêm đó là đêm tuyệt vời nhất và tôi xứng đáng có hạnh phúc ấy. Nhưng một con người khác trong tôi lại bảo hãy để cho vợ con anh được yên, họ không đáng bị đối xử như thế. Tôi phải làm sao bây giờ khi lòng vẫn luôn nghĩ đến anh?
Theo Dân Trí
Tâm sự trai thẳng ngã vào tình một đêm với đàn ông
Tôi muốn nói rằng chuyện đó có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu bạn không làm chủ được mình.
" alt="Sau một đêm với người mình thầm yêu, đau lòng nghe câu 'đó là một sai lầm'">Sau một đêm với người mình thầm yêu, đau lòng nghe câu 'đó là một sai lầm'
-
Ảnh minh họa.
Nhưng chồng cô vẫn bỏ mặc gia đình mà họ đã cất công xây dựng trên mọi điều tiếng dèm pha của xã hội. Đã hai lần lấy chồng, cô vẫn chưa nếm trải hạnh phúc, chưa một lần chồng cô đưa cô đi chơi, chưa một lần mua gì tặng cô. Hai vợ chồng gần nhau cứ như hai khúc gỗ, cô hỏi gì chồng cô trả lời, sáng hôm sau anh lại xách cặp đi làm.
Cứ thế 21 năm trôi qua, các cháu của cô đã lớn, bắt đầu xây dựng gia đình. Điều cô đau lòng nhất là những đứa con này lại ghét dì, không cho dì tham gia bàn bạc chuyện cưới xin của chúng. Cô không hiểu vì sao chúng lại làm thế, cô không có công sinh đẻ nhưng cũng có công chăm sóc chúng. Trong một lần tranh luận chúng đã đẩy cô xuống mương nước sau nhà. Tủi nhục, cô kể cho chồng nghe, tưởng chồng cô sẽ dạy dỗ các con nhưng chồng cô lại hùa với chúng. Lúc này, tình nhân của chồng cô chính là người bạn gái hàng xóm mà cô hay tâm sự. Chồng cô công khai gọi điện, nhắn tin với tình nhân cho cô nghe thấy. Tệ bạc hơn anh ta còn đi nói với mọi người rằng cô buôn bán lấy tiền cho tình nhân. Anh ta nghĩ đứa con gái mà họ đã có chung không phải con anh ta.
Quá chán chường và thất vọng cô không biết phải làm gì cả, chỉ biết than thở rằng âu cũng là cái số.
(Theo PNO)" alt="Định mệnh buồn của người đàn bà bỏ chồng để lấy anh rể">Định mệnh buồn của người đàn bà bỏ chồng để lấy anh rể
-
Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Kuressaare, 22h00 ngày 22/4: Tự tin lấn lướt chủ nhà
-
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm
Thật ra, không phải tới bây giờ, khi dịch bùng lên mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt chúng ta mới chứng kiến nhiều người suy sụp tinh thần, khủng hoảng tâm lý. Thực tế, khoảng 2 năm nay, từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và ngày càng diễn biến khó lường, tỷ lệ người cần chữa trầm cảm, stress tăng mạnh, và đặc biệt là ở TP.HCM thì thấy rõ rệt nhất là trong khoảng 2-3 tháng gần đây.
Điều này là hệ quả tất yếu. Chúng ta ai cũng có người thân, bạn bè, hàng xóm, đối tác… và thật khó tưởng tượng mọi thứ tác động đến cuộc sống, tâm lý tới mức nào khi hằng ngày bạn phải đối mặt với sự khó khăn thiếu thốn cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.
TP.HCM bây giờ mỗi ngày thông tin về người này ra đi, người kia trở bệnh, người khác phá sản là chuyện thường... Chính bạn, nếu may mắn còn khỏe mạnh và có công việc, thì thu nhập bị ảnh hưởng, ngay cả những nhu cầu đơn giản như đi mua thực phẩm, chuyển tiền, thăm người thân... cũng khó thực hiện. Rồi mỗi ngày tin tức về số ca bệnh tăng lên, số người tử vong liên tục báo về, bệnh viện thiếu chỗ… dồn dập đến. Thật khó để chúng ta nhìn ra xung quanh mà không cảm thấy lo sợ, cảm giác mọi thứ mong manh, bấp bênh, bất định...
Bản thân tôi, dù có kiến thức tâm lý, đã nhiều năm luyện tập để mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần, mà vài lúc còn thấy lung lay, cứ nghe lòng rưng rưng khi nhìn mấy cái hình, xem mấy cái clip cảnh bà con rồng rắn về quê hay trong các bệnh viện dã chiến.
Thời gian qua, khi tôi tham gia vào cộng đồng bác sĩ, chuyên gia tình nguyện hỗ trợ cho những người gặp khó khăn tại TP. HCM, tôi đã gặp những tình cảnh vô vọng mà bản thân có lúc cảm thấy bất lực, khi cảm giác như mọi lời nói của mình đều không đáng gì, không đủ sức nâng đỡ trước những mất mát, tổn thương của các nạn nhân mùa dịch.
Tôi đã phải hạn chế đọc các bản tin, thông tin tiêu cực về dịch bệnh để tránh “nhiễm độc tâm trí”. Để vững vàng tinh thần và nâng cao sức khỏe, tôi duy trì những thói quen tốt đã xây dựng bấy lâu như dậy sớm tập thể dục và thiền. Thực sự, giữa mùa dịch càng phải rèn luyện tâm trí, nếu không, dù người mạnh mẽ thế nào, cũng khó vượt lên thắng nghịch cảnh, bệnh tật.
Thực tế, người Việt mình bình thường vốn chưa coi trọng thói quen tập luyện thể thao, hay rèn luyện sức mạnh tinh thần, chất lượng cuộc sống thấp nên đa số người có tuổi nhiều bệnh nền. Vì vậy, khi lâm vào hoàn cảnh khắc nghiệt, cơ thể dễ bị tấn công, tinh thần càng dễ xuống dốc, hoảng loạn…
Để vượt qua những lo âu, căng thẳng, tránh suy sụp tinh thần trong giai đoạn đặc biệt này, chúng ta hãy cùng nhau thực hành những “liệu pháp cho sức mạnh tinh thần” dưới đây:
Tránh tư duy tích cực độc hại
Điều này nghe qua có vẻ khá mâu thuẫn: Đã tích cực thì phải tốt chứ, sao lại độc hại? Nhưng thực tế, chẳng hề lành mạnh khi bạn cố dùng phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ, đánh lừa tâm trí mình với những lời tự nhủ “không sao đâu”, “mọi thứ vẫn ổn”, “chuyện tệ ở đâu đó, sẽ không ảnh hưởng tới mình và gia đình…”. Tất cả những lời ru ngủ này chỉ khiến bạn chủ quan, dễ để bản thân có cơ hội bị lây nhiễm, và càng hoảng loạn khi lỡ phải đối mặt với những tình huống không mong đợi.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế như nó vốn có và chuẩn bị những thứ cần thiết, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách có thể xảy ra.
Hiểu thực tế và thừa nhận cảm xúc của bản thân
Giữa thời dịch bệnh, khó khăn bủa vây từ mọi phía, về mọi mặt. Về kinh tế, nhiều người không thể đi làm, bị mất thu nhập, không còn tiền dự trữ, phải lo cơm áo mỗi ngày. Điều này khiến chúng ta dễ cáu gắt, lo âu về tương lai.
Về tâm lý: Việc ở nhà lâu, bị tách biệt khỏi cộng đồng, khiến ai cũng dễ căng thẳng, stress, dễ “quạu” với chính mình và với những người xung quanh.
Bạn cần hiểu rằng, những trạng thái cảm xúc bất an, lo lắng, sợ hãi trước dịch bệnh hay các tình huống nguy hiểm xung quanh là điều hoàn toàn bình thường. Có biến cố (kích thích) ắt có phản ứng.
Chúng ta không thể điều khiển được các biến cố (kích thích) bên ngoài nhưng có thể kiểm soát được cách mình phản ứng với nó.
Nếu đứng trước nghịch cảnh, không tìm cách vượt qua, chúng ta dễ bị lún sâu, bế tắc, vô vọng, rơi vào trầm cảm. Covid-19 chưa tấn công, ta đã tự rước căn bệnh nguy hiểm không kém. Không chỉ thế, trầm cảm cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của chúng ta.
Đầu tiên cần xử lý cái gốc: Chính là cách mình suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề. Hãy nhìn vào thực tế bằng sự khách quan và thấu đáo. Ngay cả khi bạn là F0 cũng không hề vô vọng. Những điều đang xảy ra xung quanh thực sự khắc nghiệt, nhưng không hề bế tắc. Rõ ràng, dịch bệnh vẫn phức tạp và gây những tổn thất nặng nề nhưng chúng ta vẫn có hy vọng vào việc đẩy mạnh chích vắc xin chủng ngừa, vào những biện pháp của Bộ Y tế, vào sự đoàn kết chống dịch của cộng đồng xung quanh, tình yêu thương, sự tử tế của đồng bào trong cùng cộng đồng.
Tuy nhiên, đừng chỉ trông đợi vào những nguồn lực bên ngoài, bản thân chúng ta hãy là bác sĩ cho chính mình, bằng cách nâng cao thể lực của cơ thể và cả sức mạnh tinh thần.
Hãy từ bỏ ngay các thói quen xấu làm suy yếu cơ thể, khiến hệ thống miễn dịch giảm sức chiến đấu: Như thức khuya, hút thuốc, uống nhiều bia rượu, chìm đắm với mạng xã hội, ăn uống không đúng bữa, sử dụng các đồ ăn nhanh, thực phẩm không lành mạnh…
Thay thế bằng các thói quen tốt như tập thể dục mỗi ngày, thiền định hoặc yoga… từng chút một và đều đặn.
Càng giãn cách, càng cần tăng cường kết nối
Guồng quay vội vã của cuộc sống hiện đại bấy lâu khiến chúng ta quen với nhịp sống hối hả và phải lao ra bên ngoài, phải giao lưu trực tiếp… Bởi thế, khi phải ở nhà, cần “cách ly” với mọi người xung quanh, phần lớn chúng ta cảm thấy gò bó, ức chế, mệt mỏi… Những điều này không khó hiểu.
Nhưng, một lần nữa, bạn đừng để ngoại cảnh điều khiển tâm trí, mài mòn thể lực và năng lượng sống tích cực của mình. Hãy kết nối ngay cả khi ở một mình.
Ai cũng cần 3 kết nối quan trọng:
Kết nối với người thân:Nếu ở bên những người yêu thương, hãy dành thời gian lắng nghe, quan tâm và nâng đỡ cho nhau. Trò chuyện nhiều hơn nhưng cũng dành cho nhau những “khoảng thở” để mỗi người được thực hiện những điều mình muốn. Chú tâm quan sát để hiểu, cảm nhận nhưng hãy rộng lượng hơn với những điều vợ/chồng, con cái hay cha mẹ không hợp ý mình.
Nếu bạn đang cách xa gia đình, hãy tận dụng công nghệ để kết nối nhiều hơn với mọi người, bằng sự chú tâm hỏi han, trò chuyện, chia sẻ.
Kết nối với cộng đồng:Hầu như ai cũng có nhu cầu thuộc về một nơi nào đó, được cùng chung vui, sẻ buồn, góp sức khi có việc cần. Trong thời điểm giãn cách này, chúng ta vẫn có thể tham gia vào các cộng đồng nơi mình sống, chỗ mình làm việc, nhóm thiện nguyện hỗ trợ người khó khăn hơn bằng khả năng chuyên môn, điều kiện của mình…
Kết nối với chính mình:Điều này chiếm tới 70% sức mạnh nội tâm nhưng nhiều người không biết đến hoặc bỏ qua. Bạn có biết, bộ não tuy chiếm ít trọng lượng cơ thể nhưng lại là bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất? Và ngay cả khi “không làm gì” tâm trí chúng ta vẫn bận rộn với vô số suy nghĩ, lo toan. Trước những biến động của tình hình dịch bệnh xung quanh, tâm trí bạn càng dễ bị xáo trộn, phân tán khiến cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi và yếu ớt.
Mỗi ngày, hãy thực hành tỉnh thức
Hãy cho tâm trí được dịu lại, kết nối với cơ thể bằng cách dành cho mình khoảng thời gian hoàn toàn tĩnh lặng, chỉ ngồi/nằm xuống hít thở, có mặt trọn vẹn với chính mình, quan sát những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, ghi nhận tất cả những gì diễn ra trên thân và tâm mà không phán xét. Khi thân thể và tâm trí có sự kết nối với nhau, bạn sẽ thấy khả năng tập trung của mình tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn. Chỉ cần tập ngồi xuống cho yên mỗi lần 15 phút, bạn sẽ thấy cơ thể và tâm trí như được “sạc lại” năng lượng,
Thực hành phát triển lòng biết ơn
Giữa cơn đại dịch, giữa mối nguy của sự sống và cái chết, chúng ta biết ơn vì mình vẫn có cái để ăn, để mặc, vẫn hít thở và bình yên mỗi ngày. Đây chính là liệu pháp phản chiếu, biết ơn và cảm nhận giá trị sống.
Chúng ta không ai biết khi nào đại dịch sẽ chấm dứt, bao giờ cuộc sống có thể trở lại hoàn toàn bình thường. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động thay đổi cách suy nghĩ, lối sống của bản thân để khỏe mạnh hơn, có khả năng thích ứng tốt hơn. Đây có lẽ cũng chính là giai đoạn để thay đổi, đầu tư vào sức khỏe.
Dù vậy, ngay lúc này, nếu bạn cảm thấy mình không đủ sức mạnh để tạo ra bất cứ thay đổi nào, cũng đừng tự trách mình. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần tới sự trợ giúp tinh thần từ bên ngoài - những người thân, chuyên gia tâm lý:
Rối loạn giấc ngủ:Bạn buồn ngủ nhưng nằm xuống là trằn trọc, lo nghĩ, không thể ngủ được.
Giảm chất lượng suy nghĩ:Bạn không thể tập trung vào những việc cần thiết, thiếu sự sáng suốt khi cần xử lý thông tin, đưa quyết định.
Không kiểm soát được cảm xúc:Bạn dễ khóc, trong lòng luôn phiền muộn, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh, kể cả những điều bạn từng yêu thích.
Cơ thể có dấu hiệu dị ứng(mẩn ngứa, mề đay) liên miên mà không rõ nguyên do.
Bị rụng tóc...Những biểu hiện của cơ thể này có thể là dấu hiệu báo động về vấn đề tâm lý bạn cần được hỗ trợ kịp thời.
Cơn đại dịch chắc chắn rồi sẽ qua, nó là bài kiểm tra về khả năng chịu đựng, về sức bật tinh thần, nhắc nhở mỗi chúng ta về sự kết nối với chính mình, việc chăm sóc, và yêu thương bản thân.
Nguyễn Thuỳ
Cách giữ cân bằng giữa công việc và gia đình trong mùa dịch bệnh
Việc tìm ra những phương pháp khác nhau như tạo không gian riêng biệt, học cách san sẻ và quan tâm nhau chính là cách để mỗi người cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
" alt="Làm sao để bình tâm giữa mùa dịch Covid">Làm sao để bình tâm giữa mùa dịch Covid