Mặc dù khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư 50% giá trị hợp đồng (tương đương 500-700 triệu), ký hợp đồng mua bán căn hộ từ năm 2017 nhưng đến nay sau 3 năm các block B, B1, B2, B3, B4 của dự án này vẫn "đứng hình" do chủ đầu tư vướng kiện tụng với đối tác là Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ (Đất Xanh Đông Nam Bộ).
Khách hàng Green Town Bình Tân căng băng rôn yêu cầu IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ sớm giải quyết tranh chấp, nhanh chóng bàn giao nhà |
Nguyên nhân của việc chậm trễ này là do phía công ty IDE cho rằng bản án về việc phong tỏa tài sản, yêu cầu bồi thường là không đúng theo quy định pháp luật nên không chấp hành án. Công ty này cũng đã nhiều làm đơn kháng nghị giám đốc thẩm để điều chỉnh bản án. Do đó, dự án dù được thi công cầm chừng nhưng đến nay vẫn chưa thể bàn giao nhà cho khách theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian chờ đợi IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ giải quyết tranh chấp kéo dài, hàng trăm khách hàng của dự án bị rơi vào thế khó. Nhiều người cho biết họ mong chờ Tết 2020 sẽ có nhà nhưng cuối cùng lại thất vọng vì những lùm xùm giữa 2 bên mãi không thể giải quyết.
Thậm chí, những khách hàng này còn bị cả hai bên công ty 'quay như chong chóng'. Số khách hàng căng băng rôn phản đối Đất Xanh Đông Nam Bộ cho rằng, đơn vị này gây khó dễ cho IDE khiến khách hàng không thể nhận nhà. Một số khác lại cho rằng nguyên nhân là do công ty IDE chây ì thi hành án nên mới đẩy khách hàng vào thế rủi ro, nguy cơ mất cả vốn lẫn nhà.
Lùm xùm kéo dài khiến hàng trăm khách hàng khổ sở |
Như VietNamNet đã thông tin trước đó, liên quan đến việc tranh chấp “Hợp đồng tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa Công ty IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ, ngày 28/8/2019, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Bình Tân (TP.HCM) đã ban hành quyết định số 216/QĐ-CCTHADS, về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với Công ty TNHH IDE Việt Nam, tại dự án Green Town Bình Tân.
Theo đó, Công ty TNHH IDE Việt Nam (Công ty IDE) bị buộc phải tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của Công ty IDE tại Khu dân cư đô thị Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM.
Trước đó vào ngày 30/7/2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ban hành bản án số 670/2019/KDTM – PT về giải quyết “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa Công ty TNHH IDE Việt Nam và Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ. Tại bản án này, Tòa án Nhân dân TP.HCM yêu cầu Công ty IDE Việt Nam bồi thường cho Đất Xanh Đông Nam Bộ số tiền hơn 313 tỷ đồng.
Đến ngày 30/8/2019 Chi cục Thi hành án Dân sự quận Bình Tân, TP.HCM tiếp tục ban hành quyết định thi hành án số 3860/QĐ-CCTHADS, đối với Công ty TNHH IDE Việt Nam, buộc công ty này phải thanh toán cho Đất Xanh Đông Nam Bộ số tiền 7,5 tỷ đồng.
Ngay sau đó, phía công ty IDE đã nhiều lần làm đơn kháng nghị giám đốc thẩm. Đến ngày 20/11, VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã có Quyết định kháng nghị số 259/QĐKNGĐT-VKS-KDTM đối với hai bản án của các cấp tòa TP.HCM và TAND quận Bình Tân liên quan đến Công ty IDE, đề nghị các cơ quan liên quan tạm đình chỉ thi hành đối với Bản án số 670/2019 của TAND TP.HCM cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Như vậy, không rõ việc đáo tụng đình giữa 2 công ty này sẽ kéo dài bao lâu nhưng khổ nhất vẫn là khách hàng khi họ đã quá mệt mỏi, sau nhiều năm chờ đợi căn nhà do họ bỏ tiền ra mua vài năm trước đó.
Khánh Hòa
Công ty TNHH IDE Việt Nam (Công ty IDE) chây ì thi hành án khiến khách hàng tại dự án Green Town Bình Tân gặp nhiều rủi ro.
" alt=""/>Chủ đầu tư dính kiện tụng, trăm khách căng băng rôn đòi nhà ngày cận Tết.
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động đầu tiên ở Việt Nam, Báo BĐVN đã phỏng vấn ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và Tổng giám đốc VNPT, một trong những nhân vật chủ chốt trong việc quyết định lựa chọn công nghệ GSM và đưa ra chiến lược phát triển cho di động Việt Nam để đem đến những thành công như ngày hôm nay.
Ngày 3/7/1993, chúng ta đã khai trương dịch vụ di động công nghệ GSM đầu tiên ở Hà Nội. Vậy lý do nào để ta lựa chọn đưa dịch vụ thông tin di động vào Việt Nam ở thời điểm này?
Sau 3 năm đất nước khởi động và bắt đầu quá trình đổi mới thì ngành BCVT Việt Nam đã có những bước đột phá bằng việc mở liên lạc viễn thông quốc tế qua hệ thống thông tin vệ tinh mặt đất với hai Trung tâm đặt Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1991, chúng ta đã đưa hệ thống tổng đài điện tử vào khai thác tại một loạt thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định… Đây là thời kỳ mà ngành BCVT hoàn thiện việc số hóa bằng các tổng đài điện tử và truyền dẫn bằng hệ thống viba số. Thời kỳ này, điện thoại và Fax hoàn toàn tự động trong nước và quốc tế thay thế dần cho dịch vụ điện báo và Telex. Những năm 1990 và 1991 là giai đoạn chuẩn bị cho ngành BCVT bước vào thời kỳ tăng tốc. Đầu tư nước ngoài phát triển mạnh. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu xuất hiện, nhất là thị trường TP. Hồ Chí Minh. Lúc đó, Tổng cục Bưu điện bắt đầu nghiên cứu đưa thông tin di động vào Việt Nam và tiếp xúc với một số đối tác để chuẩn bị triển khai như SingTel, Acatel, Siemens, Ericsson…
Từ 1991 đến 1993 đã có sự xuất hiện của công nghệ di động tế bào công nghệ số GSM, được triển khai nhiều tại châu Âu. Tuy nhiên, công nghệ này còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được thương mại hoá rộng rãi. Tổng cục Bưu điện đứng trước tình huống nhu cầu thông tin di động đã xuất hiện nhưng lựa chọn công nghệ nào phù hợp với Việt Nam? Lúc này, thế giới đã đưa vào sử dụng các hệ thống di động tế bào khoảng 20 năm nhưng hầu hết dùng công nghệ analog. Cũng xuất hiện ý kiến đề nghị lựa chọn công nghệ analog cho Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường lúc bấy giờ. Nhưng Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân và lãnh đạo ngành BCVT đã quyết định chọn công nghệ số để thẳng tiến tới công nghệ hiện đại và đồng bộ mạng lưới từ nội hạt, truyền dẫn đều sử dụng công nghệ số. Vì vậy, công nghệ thông tin di động được chọn lựa là công nghệ số GSM. Mặc dù quyết tâm đi theo con đường công nghệ số GSM, song thực tiễn lúc đó rất khó khăn do công nghệ này đang gặp khó khăn trong thương mại hóa, thiết bị đầu cuối chưa hoàn thiện và giá cực kỳ đắt đỏ, tới hàng nghìn USD/chiếc.
Năm 1992, Tổng cục Bưu điện quyết định đàm phán với các đối tác để chuẩn bị đưa công nghệ GSM triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tháng 7/1993, Tổng cục Bưu điện đã lựa chọn Acaltel là nhà sản xuất thiết bị để triển khai mạng di động đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó, cuối năm 1993 và đầu năm 1994, mạng GSM được tiếp tục mở rộng ở TP. Hồ Chí Minh với đối tác Ericsson. Đến năm 1994, mạng GSM được thiết lập và chính thức cung cấp dịch vụ tại một số thành phố lớn. Công nghệ này cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn của châu Âu và ITU để đưa vào thị trường Việt Nam. Sở dĩ Tổng cục Bưu điện chọn 2 nhà cung cấp thiết bị Alcatel và Ericsson nhằm tạo sự cạnh tranh nhất định về giá cả, chất lượng và các dịch vụ sau bán hàng.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng TC Bưu điện - TGĐ VNPT
Chúng ta đã quyết tâm đưa GSM vào Việt Nam, nhưng vì sao thời điểm đó, tại TP Hồ Chí Minh vẫn triển khai mạng Call-Link sử dụng cộng nghệ analog?
Như tôi nói ở trên, vào thời điểm năm 1992, đã có nhiều ý kiến và nhiều đối tác muốn đưa công nghệ analog vào Việt Nam và cụ thể là thị trường TP. HCM. Về mặt chiến lược, lãnh đạo ngành BCVT xác định sẽ đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, do nhu cầu cấp bách tại thị trường nên Bưu điện TP.HCM có đề xuất tạm sử dụng một hệ thống di động analog gọi là Call-Link. Tổng cục Bưu điện đồng ý cho triển khai nhưng chỉ hạn chế ở địa bàn TP.HCM và sẽ thay thế bằng GSM sau này.
Thưa ông, lúc đó có đề xuất chọn công nghệ di động vệ tinh và thực tế là công nghệ vệ tinh cũng có nhiều ưu thế, vậy tại sao chúng ta vẫn chọn GSM?
Đúng là thời điểm đó, một số người nêu ý kiến nên chọn công nghệ di động vệ tinh toàn cầu với ưu điểm là đi khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng được cho dù thiết bị đầu cuối to hơn các công nghệ khác một chút. Thời kỳ này, công nghệ di động vệ tinh được đầu tư mạnh ở Mỹ và châu Âu như các tập đoàn Iridium Global Star... Các nhà cung cấp dịch vụ đã bắn khoảng hơn 60 quả vệ tinh (tương tự như BTS) lên quỹ đạo vệ tinh cách trái đất khoảng 10.000 km (vệ tinh tầm thấp) để đảm bảo sự chuyển vùng cho các thuê bao di động. Phải thừa nhận công nghệ di động vệ tinh lúc đó có rất nhiều ưu thế và Tổng cục Bưu điện cũng đã nghiên cứu đến công nghệ này. Tuy nhiên, ngoài các yếu tố về thị trường, công nghệ, thiết bị đầu cuối thì vấn đề được đưa ra cân nhắc là nếu chọn mạng GSM, chúng ta sẽ quản lý tốt hơn là triển khai mạng di động vệ tinh. Vì vậy, quan điểm của Tổng cục Bưu điện là vẫn phải xây dựng mạng di động thông tin mặt đất GSM. Sau này, chính sự thận trọng đã giúp chúng ta tránh được rủi ro khi công nghệ di động vệ tinh thất bại. Trong khi đó, giá thành thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối giảm đi rất nhanh nên mạng GSM thương mại hóa và phát triển mạnh trên toàn cầu. Bài học rút ra là không phải vấn đề công nghệ mà chính thị trường sẽ quyết định sự thành công cho nhà khai thác.
Ông có thể cho biết vì sao ban đầu, Bưu điện Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được lựa chọn triển khai mạng di động đầu tiên, nhưng sau đó lại thành lập MobiFone?
Tổng cục Bưu điện chủ trương phải tạo sự quản lý thống nhất mạng GSM trên phạm vi toàn quốc nên đã thành lập MobiFone. Việc thành lập MobiFone sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mạng GSM và năm 1995, MobiFone ra đời. Trước đó, Tổng cục Bưu điện cũng thành lập Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) để quản lý thống nhất mạng viễn thông quốc tế.
" alt=""/>Chọn GSM đem lại thành công cho Việt NamĐỗ xe trên dốc là một tình huống khá phổ biến tại Việt Nam
Nếu phải đỗ xe qua đêm hoặc nơi có độ dốc lớn thì sẽ cần thêm những thao tác phụ để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cho chiếc xe, nhất là những chiếc xe có khối lượng lớn.
Cách đơn giản và an toàn nhất để xe đứng vững trên dốc là dùng một vật để chèn bánh xe như cục đá, một hòn gạch to hoặc một khúc gỗ mà tài xế có thể tìm ven đường hoặc đã chuẩn bị sẵn từ trước. Điểm cần lưu ý là trước khi bắt đầu di chuyển khỏi điểm đỗ, tài xế không được quên thu dọn vật chèn bánh nếu không muốn bỏ lại một chướng ngại cho các phương tiện khác trên đường.
Đỗ xe lên dốc có vỉa hè
Đỗ xe trên vỉa hè có dốc là một tình huống thường gặp tại Việt Nam
Việc đầu tiên tài xế cần đưa xe cách lề một khoảng từ 20 đến 30 cm, tiếp đến đánh tay sang trái rồi nhẹ nhàng lùi lại để bánh trước bên phải chèn vào bệ đường và không cần phải trả thẳng tay lái, lưu ý rằng lái xe không cần phải đánh hết lái để tránh hư hỏng về lâu dài cho hệ thống lái và gây vướng cho những xe đi gần. Sau cùng, tài xế kéo phanh tay, về số P đối với xe số tự động hoặc về số 1 đối với hộp số sàn và tắt máy.
Đỗ xe trên dốc không có vỉa hè
Ở trường hợp này, tài xế cũng cần đưa xe cách lề một khoảng từ 20 đến 30 cm sau đó đánh hết lái sang phải thay vì sang trái. Nếu chẳng may có lực tác động khiến xe bị tuột dốc thì bánh dẫn hướng cũng sẽ đưa xe vào bên trong rồi dừng lại, không gây nguy hiểm cho các phương tiện và người khác trên đường.
Đỗ xe xuống dốc
Khi đỗ xe xuống dốc lái xe cũng đánh hết lái về bên phải hoặc để bánh xe chèn vào gờ cao. Ở những xe trang bị hộp số sàn sẽ có đôi chút khác biệt khi tài xế nên về số lùi kết hợp cùng phanh thay thay cho số 1 như khi đỗ lên dốc.
Như vậy, dù đỗ ở vị trí nào đi chăng nữa thì động tác không thể bỏ qua là phải kéo phanh tay, đã có nhiều trường hợp quên kéo phanh tay mà gây ra những tình huống nguy hiểm cho các xe đi xung quanh.
Theo xe.baogiaothong.vn
Honda Vision và Yamaha Janus là hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc xe tay ga tầm trung có giá trên dưới 30 triệu đồng khá được ưa chuộng trên thị trường xe Việt hiện nay.
" alt=""/>Kỹ năng đỗ xe an toàn trên đường dốc