Nhận định, soi kèo Partizani Tirana vs KF Teuta, 00h00 ngày 05/11: Đòi lại ngôi đầu bảng

Thể thao 2025-04-25 13:45:28 236
ậnđịnhsoikèoPartizaniTiranavsKFTeutahngàyĐòilạingôiđầubảlịch nha hôm nay   Pha lê - 04/11/2024 07:11  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://web.tour-time.com/html/141e199008.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm

Bi kịch khi hai phụ huynh phải lòng nhau trong nhóm chat của lớp học - 1

Câu chuyện về Zhang và Wen đang gây nên sự bàn tán dữ dội trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: iStock).

Zhang - người phụ nữ trong câu chuyện này - được hoãn thi hành án trong vòng 6 tháng, bởi cô cần chăm sóc cho người con chung đã có với Wen. Sau khi Wen thụ án xong và ổn định lại cuộc sống trong vòng 2 tháng, Zhang sẽ thụ án tù.

Câu chuyện về Zhang và Wen đang gây nên sự bàn tán dữ dội trong dư luận Trung Quốc. Zhang và Wen vốn sinh sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Họ quen nhau trong nhóm chat dành cho các phụ huynh, hai con của họ vốn học chung một lớp.

Cô giáo chủ nhiệm đã lập ra nhóm chat này để các phụ huynh liên tục cập nhật các bài tập về nhà của con. Sau quá trình tương tác trong nhóm chat, Zhang và Wen phát sinh tình cảm.

Khi trình diện nhà chức trách mới đây, Zhang cho biết cô vốn bị chồng thường xuyên bạo hành cả về thể chất và tinh thần, hôn nhân của cô không hạnh phúc. Việc quen biết Wen khiến Zhang cảm thấy mình được quan tâm, đối xử ấm áp. Đây là điều Zhang chưa từng nhận được từ chồng, hôn nhân của cô vốn do gia đình sắp đặt, cô kết hôn theo mong muốn của cha mẹ.

Tháng 6/2019, sau một lần bị chồng bạo hành nặng nề, Zhang rủ Wen cùng cô bỏ trốn tới Thiên Tân để bắt đầu một cuộc sống mới và Wen đồng ý. Tại thời điểm này, Zhang đã có 4 con chung với chồng, Wen cũng có 2 con chung với vợ.

Sau khi rời bỏ gia đình, Zhang và Wen đã có gần 5 năm chung sống tại Thiên Tân. Khi sắp chào đón con chung ra đời, Zhang và Wen quay về tìm bạn đời lúc trước để tiến hành thủ tục ly hôn. Dù vậy, đến tháng 5 năm nay, cả hai người lại quay về Hà Nam để trình diện nhà chức trách, mong được nhận án phạt.

Nguyên nhân được cho là bởi họ đã gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kết hôn và đăng ký hộ khẩu tại Thiên Tân, khi họ đã có con chung. Nhiều khả năng nhà chức trách tại Thiên Tân đã điều tra nhân thân của hai người này, nhận thấy họ có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình xây dựng mối quan hệ.

Bi kịch khi hai phụ huynh phải lòng nhau trong nhóm chat của lớp học - 2

Cả Zhang và Wen đều hành xử thiếu trách nhiệm, khiến các con riêng của họ bị ảnh hưởng nặng nề (Ảnh minh họa: SCMP).

Tại Trung Quốc, việc ngoại tình khi đang là người có gia đình là hành vi bất hợp pháp, mức án phạt cao nhất đối với hành vi này là 2 năm tù giam.

Bản án dành cho Zhang và Wen sau khi hai người quyết định tự thú đã được nhà chức trách công khai với giới truyền thông. Dù vậy, tên đầy đủ của hai người được giữ kín để đảm bảo cuộc sống sau này của họ không bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều người cảm thông với hoàn cảnh của Zhang khi cô từng bị chồng cũ bạo hành thường xuyên. Dù vậy, việc phát sinh quan hệ ngoài luồng, khiến hai gia đình đổ vỡ và 6 đứa trẻ bị ảnh hưởng nặng nề là lỗi lầm quá lớn.

">

Bi kịch khi hai phụ huynh phải lòng nhau trong nhóm chat của lớp học

ART05281.jpg
Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban tổ chức cho biết chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của cuộc vận động sáng tác âm nhạc "Sáng đạo trong đời", hướng tới Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025. 
ART05604.jpg
Đêm nghệ thuật mang đến cho khán giả những giây phút sống chậm lại và thấm thía ý nghĩa, đạo lý làm con, thành kính hướng về mẹ cha. 
ART05627.jpg
NSND Phạm Phương Thảo thể hiện ca khúc "Cõng mẹ về trời" và ca khúc "Cửa Phật" gây xúc động. 
ART05531.jpg
Nhạc sĩ Dương Trường Giang, ca sĩ Linh Lana và vũ đoàn Emmy biểu diễn ca khúc “Một vòng Việt Nam”. Sau đó Linh Lana solo bài "We belong together", Dương Trường Giang hát "Làm cha".
ART05777.jpg
Ca sĩ Lê Việt Anh thể hiện 2 ca khúc “Đèn khuya” và “Điều không thể mất”. 
IMG_7065.jpg
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương thể hiện ca khúc “Mẹ từ bi” và “Vô vi” đầy cảm xúc.
ART05612.jpg
NSƯT Thành Vinh và NSƯT Thiên Huế thể hiện ca khúc "Bác Hồ với Phật giáo".
ART05059.jpg
Tham dự chương trình, nhà báo, nhà hoạt động xã hội Trần Mai Anh chia sẻ: “Đạo Phật, âm nhạc, nghệ thuật... sẽ nâng đỡ, chắp cánh cho những khát vọng, ước mơ của chúng ta đời hơn, thật hơn. Cuộc vận động sáng tác "Sáng đạo trong đời" chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều tác phẩm giá trị".

NSND Phạm Phương Thảo hát ca khúc "Cõng mẹ về trời":

Ảnh: BTC

Trao 100 triệu đồng cho sáng tác âm nhạc hay về Phật giáoSáng tác phản ánh giá trị đạo đức, triết lý nhân sinh của Phật giáo trong đời sống, ca ngợi tấm gương sáng về tu hành, học Phật của bậc tu sĩ, Phật tử... sẽ được trao giải Nhất, trị giá 100 triệu đồng.">

NSND Phạm Phương Thảo, Hồ Quỳnh Hương hội ngộ hát tôn vinh đạo làm con

Nhận định, soi kèo Legia Warszawa vs Lechia Gdansk, 23h00 ngày 21/4: Đuối sức

Cô đồng nghiệp của chị Dần là người hiếm hoi phản đối kịch liệt việc tặng phong bì cho giáo viên, đặc biệt vào dịp 20/11. Người này nói rằng, tặng phong bì thầy cô vào dịp này là thiếu tôn trọng với nghề giáo. Có chăng, chị chỉ gửi chút quà nhỏ cho thầy cô vào dịp Tết hoặc cuối năm học.

Hơn 10 năm qua, các con của chị vẫn luôn được thầy cô yêu thương, dạy dỗ tận tình. Vì vậy, người mẹ này chưa bao giờ phải suy nghĩ, nặng nề với câu chuyện quà cáp cho thầy cô.

Người mẹ nói thật: Tôi lo sợ nếu không đi phong bì giáo viên dịp 20/11 - 1

Phụ huynh ở TPHCM viết lời chúc mừng đến giáo viên trong dịp lễ 20/11 (Ảnh: Hoài Nam).

Chị Dần dè dặt hỏi thêm một người bạn có con cùng độ tuổi với con mình. Người bạn đáp: "Không, tớ không bao giờ mừng tiền hay quà cáp gì cho giáo viên cả".

Con của người bạn này học tại một trường song ngữ ở thành phố Thủ Đức, TPHCM. Ở đó, trường có hẳn quy định phụ huynh học sinh không tặng tiền, quà có giá trị cho giáo viên. Vậy nên, phụ huynh không khi nào phải quan tâm chuyện tặng quà cho giáo viên vào các dịp lễ, Tết.

Chị Dần ước giá như trường con mình học cũng có quy định như vậy. 

"Thật lòng, tôi không muốn tặng quà giáo viên bằng phong bì nhưng từ khi con đi học đến nay, nhiều năm qua tôi đều đi phong bì. 

Tôi bị tâm lý rất nặng nề nếu mình không quà cáp, phong bì thì liệu cô có chăm con mình tốt không? Con mình có bị phân biệt đối xử hay không? Dù tận trong đáy lòng tôi vẫn luôn cảm ơn các cô dạy dỗ, chăm sóc con mình", chị Lê Ngọc Dần nói. 

Nếu để lựa chọn một cách thoải mái nhất, chị Dần khẳng định sẽ không đi phong bì thầy cô. Thay vào đó là món quà vừa phải, phù hợp với tài chính và tấm lòng của mình.

"Tôi xin lỗi nếu suy nghĩ này làm tổn thương các thầy cô giáo nhưng đó là nỗi lo lắng có thật của tôi", người mẹ bày tỏ. 

Trước những ngày lễ, cũng như chị Dần, nhiều phụ huynh nặng trĩu lòng về việc tặng quà cho giáo viên. Trên nhiều diễn đàn tràn ngập các câu hỏi và cả băn khoăn của nhiều người nên tặng thầy cô quà gì, đi bao nhiêu... 

Ở đó có cả những lo lắng, đong đếm, tính toán bao nhiêu là vừa, lỡ ít con mình có bị thiệt thòi không; hay cả tâm tư không tặng quà thầy cô được không?

Món quà giờ đây không chỉ dừng lại ở tấm lòng tri ân, cảm ơn với tinh thần "tôn sư trọng đạo" mà còn có thể gánh nặng chứa đựng những bất an, tâm tư, gửi gắm từ người tặng. 

Bởi sau phụ huynh là những đứa con. Những ông bố bà mẹ mang mong muốn chính đáng là con mình được cô quan tâm, săn sóc, dạy dỗ tận tình và cũng như lo sợ con không được chăm sóc tốt hoặc sẽ bị "quan tâm đặc biệt"…

Như suy nghĩ của chị Dần, sự tính toán, cân đo đong đếm về món quà tặng thầy cô của phụ huynh có thể nhận về những phán xét, đánh giá không hay. 

Việc nuôi con ăn học giờ đây rất nhiều chi phí, gánh nặng. Chỉ cần thêm một khoản chi tiêu phát sinh thôi là đã rất áp lực cho nhiều gia đình. Đi cùng đó là sự bất an, lo lắng con sẽ không được dạy dỗ tốt, bị đối xử bất công nếu mình không "đi" giáo viên như bao người.

Đâu chỉ ngày lễ 20/11, trong năm, bất kể ngày lễ nào, kể cả ngày không dính dáng gì đến giáo viên cũng có thể trở thành cái cớ để phụ huynh "quan tâm" nhà giáo. Tặng quà nhưng nào phải tặng quà, mà có khi là để tìm kiếm sự an tâm với mong muốn cô nhẹ nhàng hơn, cô tận tình hơn... 

Phải nhìn thẳng, việc người học, phụ huynh cảm thấy không an toàn nếu không "chăm sóc" giáo viên; bố mẹ dùng phong bì để trấn an tâm lý, để mong đổi sự yên tâm cho con ở trường là điều vô cùng đau đớn của giáo dục. 

Cô Nguyễn Ngọc Phương, giáo viên bậc tiểu học ở TPHCM cho biết, trước đây khi thấy nhiều người so đo, tính toán về việc tặng quà cho giáo viên, cô có cảm giác rất khó chịu.

Nhiều lần, trên mạng xã hội, cô Phương từng tranh cãi qua lại quanh chủ đề hỏi nhau tặng quà giáo viên bao nhiêu, ít hay nhiều.

Nhưng giờ đây, cô Phương chia sẻ, cô thấy thông cảm cho nỗi lòng của phụ huynh hơn khi hiểu phía sau những đong đếm, tính toán đó có thể là những khó khăn, lo lắng, bất an của phụ huynh…

Cô Phương thẳng thắn cho biết, cô vẫn nhận quà từ phụ huynh, từ học sinh, có cả phong bì. Tuy nhiên, cô đang học cách không đánh giá, phán xét người khác và cả bản thân mình qua những món quà. 

Trong câu chuyện quà tặng giáo viên ngày lễ, cô Phương cho rằng, phụ huynh và giáo viên hãy tự gỡ nút thắt trong lòng mình, đừng quá nặng nề trong việc tặng quà và cả nhận quà.

Người mẹ nói thật: Tôi lo sợ nếu không đi phong bì giáo viên dịp 20/11 - 2

Món quà lớn nhất của người thầy tặng chính mình là trách nhiệm, hết lòng cho công việc (Ảnh: Hoài Nam).

Phụ huynh cần mạnh dạn bỏ suy nghĩ nếu không quà cáp thì con mình sẽ không được quan tâm. Và người thầy cần bỏ tâm lý vòi vĩnh, đừng đặt mình ở tâm thế người khác phải biết ơn mình, phải quà cáp cho mình...

Giáo viên cần xác định một cách rõ ràng việc dạy dỗ học sinh là trách nhiệm với chính bản thân mình, với công việc mình lựa chọn để mưu sinh, để cống hiến. 

Khi đó, phụ huynh tặng quà giáo viên hay không, tặng quà thế nào, giáo viên nhận quà hay không sẽ không còn là vấn đề phải bận lòng hay tranh luận. 

">

Người mẹ nói thật: "Tôi lo sợ nếu không đi phong bì giáo viên dịp 20/11"

phi cong10.jpeg
Lee Ho-jeong là phụ nữ gốc Việt lấy chồng Hàn Quốc vào năm 2001. Ảnh: Không quân Hàn Quốc

Lee cho biết, cô luôn mong muốn trở thành phi công chuyên nghiệp từ khi còn nhỏ nhưng không thể theo đuổi ước mơ do khó khăn về tài chính. Nhưng cô đã không hoàn toàn từ bỏ ước mơ của mình.

Là mẹ của 2 đứa con, đồng thời làm nhân viên ngân hàng và dạy kèm tiếng Việt, Lee đã sắp xếp thời gian để thi lấy bằng lái máy bay hạng nhẹ. Theo Không lực Hàn Quốc, khi được chọn làm phi công quốc gia, Lee cho biết muốn truyền cảm hứng cho những người nhập cư theo diện hôn nhân để họ đạt được mục tiêu trong cuộc sống. 

Ba người còn lại được chọn là Kim Jong-seop, 49 tuổi - anh trai của cố Thiếu tướng Không quân Kim Jong-soo, người tử nạn khi đang tại ngũ năm 2005, Kim Eui-hyeon - bác sĩ giải phẫu thần kinh tại bệnh viện Severance ở Seoul, Yoo Dong-hyun - sinh viên đại học 26 tuổi, người đã lập kỷ lục Guinness thế giới vào năm 2018 với tư cách là người về đích trẻ nhất trong cuộc thi 4 Deserts Ultramarathon.

Cứ 2 năm một lần, Không lực Hàn Quốc lại tuyển chọn 4 phi công quốc gia, những người được trao cơ hội lái một chiếc máy bay quân sự đang hoạt động.

Các công dân Hàn Quốc trên 17 tuổi đều có thể nộp đơn. Các ứng viên sau khi vượt qua vòng phỏng vấn kỹ lưỡng phải trải qua khóa huấn luyện bay chuyên sâu trước khi được tuyển chọn.

Năm nay, 4 phi công sẽ bay trên chiếc máy bay chiến đấu T-50 trong Triển lãm Phòng thủ và Hàng không vũ trụ quốc tế Seoul (ADEX) hiện được tổ chức tại căn cứ không quân Seoul ở Seongnam, tỉnh Kyunggi.

Các chuyến bay trải nghiệm của họ sẽ được các phi công chuyên nghiệp của Không lực Hàn Quốc dẫn dắt vào ngày 21/10. Họ sẽ bay từ tỉnh miền núi Gangwon đến bờ biển phía đông. Sau khi hoàn thành chuyến bay kéo dài 1 giờ, họ quay trở lại căn cứ không quân Seoul, nơi họ sẽ được tặng những chiếc khăn quàng cổ màu đỏ kỷ niệm, biểu tượng do các phi công của Không lực Hàn Quốc đeo.

Theo Không lực Hàn Quốc, 2.678 người đã nộp đơn đăng ký tham gia chương trình phi công quốc gia năm nay, đánh dấu tỷ lệ cạnh tranh cao nhất kể từ khi hoạt động bắt đầu vào năm 2007. 

Cho đến nay, 37 người thuộc nhiều thành phần và nhóm tuổi khác nhau - bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, cảnh sát , y tá và giáo viên - đã được tuyển chọn làm phi công quốc gia.

Phi công bất tỉnh, nữ hành khách 68 tuổi tự lái máy bay

Phi công bất tỉnh, nữ hành khách 68 tuổi tự lái máy bay

MỸ - Khi phi công đang điều khiển máy bay thì bất ngờ ngất xỉu. Nữ hành khách duy nhất trên chuyến bay phải làm thay anh nhiệm vụ này.">

Cô dâu Việt 41 tuổi được chọn làm phi công quốc gia của Hàn Quốc

z5247982977422 21015fb2d377724534db9e36a27ed4ea.jpg
Các tác giả đoạt giải. 

Đời sống sân khấu năm 2023 ảm đạm và bế tắc  

Tại lễ trao giải, ông Nguyễn Đăng Chương - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho rằng, năm 2022 đánh dấu sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ của nghệ thuật sân khấu cả về lượng và chất. Tuy nhiên, tín hiệu mừng vui vừa lóe lên rồi đột ngột tắt lịm. Bởi đời sống sân khấu năm 2023 trở về sự ảm đạm và bế tắc của nhiều năm trước.

Ông Chương đặt câu hỏi: Tại sao trong hai năm liền kề mà mọi mặt của nghệ thuật sân khấu lại có sự khác biệt như vậy?Ông tự lý giải: "Câu trả lời cũng không khó, bởi năm 2022 là thời điểm bùng nổ để nghệ sĩ cả nước giới thiệu tới khán giả, khoe với bạn nghề tất cả những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật trong 3 năm đại dịch. Nó gần giống như chiếc lò xo bị nén chặt lâu ngày được giải phóng để bật thật cao và khi hết lực đẩy ắt phải tự do rơi xuống".

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, ông Chương cho biết kết quả giải thưởng của Hội năm nay không có giải A phần nào khắc họa được diện mạo của nghệ thuật sân khấu năm qua và điều này"có thể làm cho chúng ta có một cảm giác chống chếnh, nản lòng song phải chấp nhận".

"Sản phẩm nghệ thuật là 'bánh đúc bày sàng', người sáng tạo cũng như người hưởng thụ không thể áp đặt tư duy 'con hát mẹ khen hay' bởi khen hay những điều không có thực là tối kỵ, vì sẽ tạo nên cảm xúc ảo, tạo nên con đường ngắn nhất dẫn đến sự thất bại của người sáng tạo", ông Chương thẳng thắn.

Chuyện tưởng như bịa nhưng đó là sự thật

Thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến thời điểm này đã có 9 tỉnh sáp nhập các đơn vị nghệ thuật sân khấu vào Trung tâm văn hoá, điện ảnh; 5 tỉnh sáp nhập các đơn vị sân khấu với ca múa nhạc; 7 tỉnh sáp nhập các đơn vị tuồng, chèo, cải lương, kịch nói vào thành một đơn vị; 1 địa phương sáp nhập nghệ thuật múa rối và xiếc.

Theo ông Chương, việc sáp nhập vừa này đồng nghĩa với sự tồn tại của nhiều loại hình nghệ thuật trong một đơn vị, tạo nên sự rối rắm, bế tắc trong công tác chỉ đạo điều hành của tập thể lãnh đạo. Lãnh đạo đơn vị không xác định được phương hướng để định hướng nghệ thuật. Nếu tập trung phát triển nghệ thuật chèo thì nghệ thuật cải lương hay tuồng ắt phải tự teo đi…

Việc sáp nhập cơ học các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nhiều địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu sắp xếp tinh gọn bộ máy đã dẫn tới thực trạng nghệ sĩ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu và diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương….

"Có nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở và cũng có rất nhiều nghệ sĩ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp. Chuyện tưởng như bịa nhưng đó là sự thật. Và sự thật ấy đã biến nghệ sĩ biểu diễn trở thành diễn viên đa năng nhưng dần đánh mất khả năng chuyên sâu thuộc loại hình nghệ thuật được đào tạo", ông Chương bày tỏ.

Ông Chương cho rằng, việc sáp nhập này làm cho tập thể lãnh đạo các đơn vị phải bước đi trên một cái lưới bùng nhùng và cứ tiếp diễn thực trạng này sẽ "đánh mất hồn cốt và các đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật, đánh mất đi các giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc, mắc tội lớn với tiền nhân, với nhiều thế hệ cha ông đã dày công gây dựng, vun đắp nên nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam theo chiều dài lịch sử dân tộc".

Điểm nghẽn lớn nhất, cũng là điều khó khăn nhất của đời sống sân khấu hiện nay theo ông Chương là đang bị khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo.

"Nhiều năm gần đây, đội ngũ tác giả đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay. Có lẽ vì bế tắc nên phần lớn tác giả lựa chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dám dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại. Thế nhưng đa số các tác phẩm mới chỉ đạt ở mức minh họa lịch sử.

333549510 1336189150446791 7258714138149869736 n.jpg
Sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại. 

Sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Điều ấy khẳng định đội ngũ tác giả vẫn khoanh tay bó gối trước hiện thực đời sống có vô vàn chất liệu đang cuồn cuộn trôi đi từng ngày. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sân khấu đìu hiu tẻ nhạt", ông Chương nêu thực trạng.

Từ góc độ của mình, ông Chương nhìn nhận nhiều năm qua không có phê bình sân khấu. Nghệ thuật sân khấu khi không chịu sự tác động của những người làm công tác lý luận phê bình sân khấu sẽ giống như một cỗ xe không có phanh kể cả lúc lên dốc và khi xuống dốc.

"Chúng ta không thể xây dựng và phát triển thành công nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên nền tảng của sự khủng hoảng về nguồn lực con người, đặc biệt là đội ngũ sáng tạo", ông Chương khẳng định.

Hình tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương lên sân khấu chèo sau 37 nămSau 37 năm, Đoàn Chèo Hải Phòng tiếp tục cho ra mắt vở chèo 'Xuân Hương nữ sĩ' do NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam dàn dựng.">

Chuyện tưởng như bịa nhưng có thật ở lĩnh vực sân khấu

友情链接