Trong đề bài cho phần tranh tài tại D&AD New Blood Quickfire năm 2021,ênViệtgiànhgiảiNhìcuộcthiquốctếvớiứngdụnggiúptăngtuổithọđiệnthoạlịch thi đấu.com tập đoàn công nghệ IBM kêu gọi giới sáng tạo hãy thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ số cho ngành thời trang, thực phẩm hoặc điện tử. Sản phẩm phải tìm hiểu xem làm thế nào một trong những ngành này có thể tự tạo nên nền kinh tế tuần hoàn của riêng mình, lấy bền vững làm trọng tâm và dùng những công nghệ mới nhất.
Ba sinh viên Đại học RMIT đã đem về chiến thắng đầu tiên tại D&AD New Blood Quickfire cho Việt Nam. |
Khoảnh khắc đưa đến ý tưởng sáng tạo cho bộ 3 sinh viên RMIT Việt Nam gồm Quách Tấn An, Nguyễn Lê Duy và Phạm Quang Vinh khi các sinh viên này đem điện thoại của mình đi sửa.
Nguyễn Lê Duy chia sẻ rằng, đến cửa hàng sửa điện thoại là hoạt động thường thấy ở Việt Nam, nhưng khách hàng vẫn phần nào nghi ngờ về năng lực của các cửa hàng này. Khách hàng không phải lúc nào cũng tin tưởng vào chất lượng của linh kiện thay thế và nhiều lần họ ra về mà không hài lòng đơn thuần vì cửa hàng không thể đáp ứng yêu cầu sửa chữa do thiếu kiến thức hoặc linh kiện.
“Là những người vô cùng lệ thuộc vào smartphone, chúng tôi cũng từng trải qua những trải nghiệm không hay tương tự và cảm thấy cần phải thay đổi để những cửa hàng sửa điện thoại nhỏ lẻ có thể dự phần vào nền kinh tế tuần hoàn tổng thể”, sinh viên Nguyễn Lê Duy cho hay.
Trăn trở với vấn đề này, nhóm sinh viên đã bắt đầu tìm kiếm tiềm năng của các sản phẩm IBM để xem liệu những sản phẩm này có thể giúp gì được cho các cửa hàng sửa chữa điện thoại địa phương. Tầm nhìn của nhóm là tạo ra một hệ thống các cửa hàng sửa chữa điện tử bền vững giúp việc sửa chữa và tái sử dụng các thiết bị điện tử dễ tiếp cận hơn với người dùng.
Số lượng các cửa hàng sửa chữa riêng lẻ lớn hơn các trung tâm sửa chữa chính hãng rất nhiều, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, song năng lực kỹ thuật và uy tín của họ có vẻ vẫn còn tụt hậu. Vì vậy, nhóm sinh viên RMIT Việt Nam đã xem việc kết nối các cửa hàng sửa chữa địa phương với những thương hiệu hàng điện tử để họ có thể nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất.
"Đây là một cách để nâng cao năng lực cho các cửa hàng và thúc đẩy tiềm năng còn chưa khai thác đến của họ”, một thành viên của nhóm chia sẻ.
Bài thi giành giải Nhì là ý tưởng IBM Smart Repair, một ứng dụng giúp tăng tuổi thọ điện thoại và giảm rác thải điện tử. |
Nói về trở ngại gặp phải trong hành trình thực hiện bài thi, nhóm sinh viên RMIT cho biết: Trong lúc nhóm còn loay hoay tìm kiếm vấn đề trong mảng điện tử - chủ đề thuộc đề bài IBM đưa ra và nhóm đã chọn thực hiện, với đề bài có vẻ chi tiết nhưng vẫn còn khá rộng để có thể khoanh vùng giải quyết, các thầy cô đã lên tiếng và đề xuất chúng tôi hãy tìm những vấn đề có thể không hiển hiện hay rõ ràng lắm nhưng có thể tác động cực lớn lên nền kinh tế tuần hoàn nếu chúng được giải quyết.
“Điều này cuối cùng đã đưa chúng tôi đến với vấn đề trọng tâm mà chúng tôi đưa vào cuộc thi – tính bền vững cho ngành sửa chữa thiết bị điện tử trong nước ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác”, sinh viên Nguyễn Lê Duy kể lại.
Dù không thành công ở lần thử sức đầu tiên vào năm 2020, cả nhóm đã thử lại lần nữa và đạt được kết quả đáng tự hào, trở thành đội Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng. Bên cạnh giải thưởng trị giá 250 bảng Anh, đề xuất của nhóm còn có khả năng được nhượng quyền lại hoặc chính các bạn có thể được vào làm cho IBM.
Sinh viên Phạm Quang Vinh cho biết: “Giải được đề bài của IBM đã khai sáng cho tôi thấy giá trị vô cùng to lớn của việc quan sát, rằng hãy thật sự xem xét những thứ xung quanh cũng như những người ta trò chuyện một cách sát sao hơn, để có thể lọc ra những giải pháp sáng suốt cho vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống”.
Còn với Quách Tấn An, nam sinh này lại xem đề bài của IBM như một cơ hội để ghi nhận tầm quan trọng của việc kết hợp nhân tính và trí tuệ nhân tạo trong thời hiện đại. “Tôi tin rằng nhân tính và trí tuệ nhân tạo là sự kết hợp hoàn hảo để giải quyết các vấn đề của nhân loại”, Quách Tấn An nói.
Nhóm sinh viên RMIT cho rằng: Với lối tư duy lấy con người làm trọng tâm, chúng ta có thể kết nối sâu sắc với đối tượng mục tiêu của chúng ta và hiểu hơn những điểm khúc mắc mà họ đang gặp phải, từ đó đề xuất ra những giải pháp liên quan nhất nhằm giải quyết vấn đề của họ. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo có thể giúp chúng ta thực thi hiệu quả hơn và tối ưu hoá giải pháp của chúng ta.
Hiện tại, cả nhóm đang quay lại với nhịp sống bận rộn của sinh viên đại học, các thành viên đều thừa nhận rằng giải thưởng quốc tế mới nhận được đã tiếp thêm động lực để họ phát triển tính sáng tạo hơn nữa bằng cách tham gia nhiều cuộc thi hơn, đồng thời dùng sự sáng tạo để đền đáp và tạo ảnh hưởng lên xã hội.
Vân Anh
Việt Nam giành ngôi Á quân cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin Cyber SEA Game 2021
Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, đội thi Pawsitive gồm 4 sinh viên Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt giải Nhì trong cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin mạng khu vực ASEAN - Cyber SEA Game 2021