Công nghệ

MobiFone đạt lợi nhuận 5.204 tỷ đồng

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-17 00:26:00 我要评论(0)

Trong năm 2016,đạtlợinhuậntỷđồlịch thi đấu bóng đá tối hôm nay MobiFone phát triển mới đạt 19 triệu lịch thi đấu bóng đá tối hôm naylịch thi đấu bóng đá tối hôm nay、、

Trong năm 2016,đạtlợinhuậntỷđồlịch thi đấu bóng đá tối hôm nay MobiFone phát triển mới đạt 19 triệu thuê bao, vượt 1,1% kế hoạch đặt ra cho năm 2016 và tăng trưởng 11% so với năm 2015. Doanh thu toàn Tổng công ty MobiFone ước đạt: 38.439 tỷ đồng, đạt 107,2% kế hoạch năm, tăng trưởng 14,5% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế năm 2016 ước đạt: 5.204 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của MobiFone ước đạt 25,6%, nộp ngân sách nhà nước năm 2016 ước đạt 4.593 tỷ đồng.

Một sự kiện lớn trong năm 2016 của MobiFone là ngày 8/1, MobiFone đã công bố thông tin chính thức mua cổ phần tại AVG và lấn sân sang kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Việc đầu tư, kinh doanh truyền hình kỹ thuật số là bước đi nằm trong chiến lược kinh doanh của Tổng công ty viễn thông MobiFone giai đoạn 2016 – 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Hệ thống mạng lưới kỹ thuật rộng lớn trải rộng trên cả nước và các quy trình vận hành và ứng cứu kỹ thuật được chuẩn hóa của MobiFone có thể đáp ứng các công tác vận hành và ứng cứu kỹ thuật của dịch vụ truyền hình đảm bảo nhanh chóng và giảm thiểu chi phí.

Theo đó, trong thời gian tới, MobiFone sẽ kết hợp các dịch vụ giữa viễn thông di động và truyền hình để mang lại nhiều dịch vụ mới. Cụ thể, MobiFone cung cấp dịch vụ truyền hình có nội dung chất lượng, tính tương tác cao và gói cước hợp lý khi tích hợp giữa truyền hình và di động; Bổ sung những chương trình truyền hình mới, hấp dẫn; Phát hành các chương trình truyền hình đặc sắc và tăng cường các kênh truyền hình chất lượng cao HD.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ chín trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (Ảnh Sở TT&TT Bình Phước cung cấp).

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết quả đầu ra, đánh giá hiệu quả của triển khai Chính phủ điện tử. Việc cung cấp dịch vụ công hoàn toàn qua mạng không những góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp mà còn làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã liên tục đôn đốc và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Một chỉ tiêu quan trọng đã được Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP là trong năm 2020 các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ 9 trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Thống kê cho thấy, vào cuối năm ngoái, tỉnh Bình Phước có tổng số 1.774 thủ tục hành chính, bao gồm 1.014 dịch vụ công mức độ 3, 4, đạt 57,16%; số dịch vụ công mức 4 chỉ có 256 dịch vụ, đạt tỷ lệ 14,43%. Đến hết quý II/2020, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bình Phước là 1.467 dịch vụ, đạt 77,45%. Trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là 592 dịch vụ, đạt tỷ lệ 31,26%.

{keywords}
Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước hiện cung cấp 1.467 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đạt 77,45%.

Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Bình Phước, thực hiện các nội dung đôn đốc của Bộ TT&TT, ngay từ tháng 3/2020, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đẩy mạnh cung cấp và tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.binhphuoc.gov.vn.

Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở TT&TT, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước đẩy mạnh triển khai cung cấp, khai thác, tuyên truyền sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, việc tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến cũng đã được tỉnh Bình Phước tăng cường.

Đáng chú ý, để đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ điện tử, tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp huyện, xã, kể từ ngày 19/5/2020, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công điện tử, không nhận hồ sơ giấy.

Về kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên toàn quốc, số liệu của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của các bộ, ngành, địa phương đã có cải thiện, từ mức 11,13% thời điểm cuối năm ngoái đã tăng lên đạt 14,11% tại thời điểm Quý II/2020.

Đến nay, đã có 7 bộ, ngành gồm các bộ: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Giao thông Vận tải, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; và 9 tỉnh, thành phố gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định, Bình Dương, Bình Phước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Đặc biệt, như ICTnews đã đưa tin, với cách làm mới, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã đưa toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.

Trong thời gian tới, mô hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của hai bộ Y tế và TT&TT sẽ được xem xét ở tất cả mọi khía cạnh, kể cả về an ninh, an toàn thông tin; sau đó, sẽ thống nhất và nhân rộng mô hình ở tất cả các bộ, các cơ quan. Chắc rằng, sau khi nhân rộng, số lượng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Chính phủ sẽ có sự tăng trưởng mạnh.

Vân Anh

Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Bộ Y tế và Bộ TT&TT là hai bộ đầu tiên hoàn thành việc đưa tất cả dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.

" alt="Tỉnh Bình Phước nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 lên trên 31%" width="90" height="59"/>

Tỉnh Bình Phước nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 lên trên 31%

{keywords}IDG Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam vừa công bố chủ đề, chương trình hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020.

Ngày 23/7, tại Hà Nội, IDG Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức công bố chương trình hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020.

Năm 2020 ghi dấu cột mốc tròn 15 năm sự kiện hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử được tổ chức. Đặc biệt, năm nay sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, với mong muốn là tạo ra sự đột phá nhằm hình thành một nền kinh tế số, xã hội số và xa hơn là quốc gia số toàn diện.

Là sự kiện được Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ và UBND TP.HCM bảo trợ, Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ là nơi các lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, đề xuất mô hình, lộ trình và giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công quốc gia hướng tới hình thành Chính phủ số.

Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng CNTT, việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ở một số ngành, lĩnh vực đã có những chuyển động đáng mừng, trong đó tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực Hải quan, Thuế và quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, dẫn ra những thành tựu của Israel trong ứng dụng CNTT, ông Hợp cho rằng, những gì chúng ta mong muốn vẫn còn rất xa và so với thế giới, Việt Nam thời gian tới vẫn cần có những nỗ lực không nhỏ.

Nhấn mạnh cuộc cách mạng về Chính phủ điện tử trước hết là cách mạng về nhận thức, vị Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, việc tiếp tục tổ chức hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử là để làm sao tạo ra chuyển biến trong trong nhận thức, nhất là nhận thức của những người đứng đầu về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử.

Thực tế, công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Liên hợp quốc về phát triển Chính phủ điện tử, liên tiếp trong 4 kỳ đánh giá từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đều tăng hạng. Hiện Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á.

Tổng thể các giải pháp đang được triển khai đều nhắm đến mục tiêu là đến năm 2025 Việt Nam có tên trong Top 4 quốc gia hàng đầu về Chính phủ điện tử tại Đông Nam Á và thuộc nhóm 70 quốc gia dẫn đầu thế giới về Chính phủ điện tử...

Để đạt được mục tiêu nêu trên, theo các chuyên gia, rõ ràng chúng ta còn có rất nhiều việc cần thực hiện, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế để hoàn thiện lộ trình, lựa chọn giải pháp thích hợp với Việt Nam.

{keywords}
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, việc chọn chủ đề về Chính phủ số cho hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay rất phù hợp, bám sát xu hướng phát triển của thế giới.

Nói về chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số - Mô hình và giải pháp công nghệ”, ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, việc chọn chủ đề về Chính phủ số của hội thảo năm nay rất phù hợp, bám sát theo xu hướng phát triển của thế giới và thực tiễn, yêu cầu của Việt Nam.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định Chính phủ số là 1 trong 3 trụ cột lớn, cùng với kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT cũng đã xác định năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, coi chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Hiện Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

{keywords}
Một mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia là đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thông tin về chương trình hội thảo, đại diện Ban tổ chức cho biết, phiên báo cáo chính sẽ tập trung giới thiệu mô hình, lộ trình và giải pháp công nghệ nhằm phát triển Cổng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ số, với các tham luận của đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM…

Trong khuôn khổ hội thảo, còn diễn ra 3 phiên chuyên đề: “Sáng tạo, năng động trong hoạt động quản lý vận chuyển, giao nhận và kho bãi”; “Chuyển đổi số ngành Giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục 4.0, giáo dục thông minh”; “Chuyển đổi số hoạt động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe”.

Được tổ chức theo hình thức tập trung, bán trực tuyến, hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ có khoảng 400 đại biểu dự trực tiếp; song song với đó, toàn bộ chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến trên nền tảng công nghệ đến Văn phòng UBND tỉnh, thành; Sở TT&TT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải cùng các bệnh viện, trường học tiêu biểu. Ngoài ra, sự kiện còn được livestream trên fanpage của IDG Việt Nam.

Diễn ra song song với hội thảo là triển lãm CNTT phục vụ công tác xây dựng hạ tầng và chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, có quy mô khoảng 30 gian triển lãm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tiêu biểu.

Vân Anh

Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay.

" alt="Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử 2020 sẽ diễn ra ngày 17/9" width="90" height="59"/>

Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử 2020 sẽ diễn ra ngày 17/9

{keywords}Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập ngày 28/8/2018 trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT (Ảnh: Chinhphu.vn)

Quyết định 1160 phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban có hiệu lực từ ngày 31/7, thay thế cho Quyết định 1737 ngày 3/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quyết định mới, Danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử gồm 19 người, với Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch Ủy ban.

Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử còn có 16 Ủy viên, trong đó có 4 Ủy viên mới là Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn (thay Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa); Đại tá Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng (thay Trung tướng Đặng Vũ Sơn, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ).

Cùng với việc phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, tại Quyết định 1160, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, với Tổ trưởng là Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng 5 Tổ phó là các Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Phạm Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; và Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là 2 Tổ phó mới được bổ sung của Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Việc bổ sung các lãnh đạo hai bộ Công thương, Xây dựng vào Danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và Danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban là nhằm hiện thực hóa Quyết định 701 ngày 25/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Tại Quyết định 701, cùng với việc bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số cho Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định bổ sung 2 thành viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Cũng theo Quyết định 1160 mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, thành lập các nhóm thuộc Tổ công tác, trưng tập  thành viên và huy động chuyên gia.

Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập ngày 28/8/2018. Ủy ban có các nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam;

Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.

Ủy ban cũng có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Đồng thời, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Vân Anh

Danh sách 16 ủy viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử gồm: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đại tá Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT." alt="Thủ tướng phê duyệt danh sách mới các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử" width="90" height="59"/>

Thủ tướng phê duyệt danh sách mới các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử