Nhận định, soi kèo Waterford United với Derry City, 01h45 ngày 27/4: Gánh nặng cửa trên
本文地址:http://web.tour-time.com/html/12d693236.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS.
">Chương trình giáo dục phổ thông mới dạy tích hợp như thế nào?
Cô gái vàng Karatedo: "Em từng bảo mẹ mua thuốc ngủ để hai mẹ con cùng chết"
Startup Việt trở thành Edtech hàng đầu tại Đông Nam Á: "Ý chí là quan trọng"
Nữ tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng giáo dục Pháp
Sinh năm 1983, TS Phương Thùy trông trẻ hơn tuổi. Chị thật thà "May quá, làm nghề này mà không già đi là vui rồi". Có người lại gọi chị Thùy là "bông hoa lạc giữa rừng gươm", bởi không nghĩ một phụ nữ nhẹ nhàng, mảnh mai, xinh đẹp lại gắn bó với công việc gắn với chai, lọ, phòng thí nghiệm…
Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy |
Thời 20, tôi đã không dám sống với ước mơ của mình
Gần 20 năm trước, Phạm Thị Phương Thùy là một cô gái năng động, hướng ngoại. Chị mơ ước tốt nghiệp THPT có thể học quản trị kinh doanh, làm những việc liên quan tới kinh tế. Nhưng rồi nghe lời khuyên từ bố - một công chức ngành tòa án, chị rẽ bước theo khoa học.
"Ngày ấy, bố bảo con gái đừng làm gì liên quan tới kinh tế. Bố hàng ngày tiếp xúc với các vụ án kinh tế nên ông hiểu những khó khăn và cám dỗ của ngành này. Tôi thấy ông nói cũng có lý nên không cãi lời. Bố bảo tôi cứ theo sư phạm cho nhẹ nhàng, không thì khoa học kỹ thuật vì tính tình thật thà. Thời cấp ba, tôi học khối D, lại trường chuyên nên năng động và hướng ngoại lắm. Nhưng rút cục tôi vẫn không dám cãi lời và đi theo ước mơ. Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình" - TS Thùy nhớ lại.
TS Phạm Thị Phương Thùy, Sinh năm: 1983; Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Thành tích nổi bật: - 1 bài báo khoa học là tác giả chính đã công bố trên tạp chí trong nước. - 1 báo cáo Poster xuất sắc của Hội nghị Công nghệ Hóa học (Hàn Quốc, 2007). - Tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo xuất bản quốc tế. - Đồng tác giả 1 giải pháp hữu ích chứng nhận tại Hàn Quốc. - Thành viên 1 đề tài cấp Bộ đang được triển khai. - Giải thưởng Bài báo SCI được trích dẫn nhiều nhất trong 5 năm (2009-2013) của tạp chí Water Research. Hoạt động cộng đồng: - Đại sứ sinh viên quốc tế tại Trường ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc. - Tham gia các hoạt động tư vấn chuyên môn cho người dân; hỗ trợ các cuộc thi học thuật của đơn vị, cơ quan.
|
Cuối cấp 3, khi bạn bè đăng ký vào trường này, trường nọ thì chị Thùy nộp hồ sơ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Chị nhận tin đỗ cả hai, nhưng quyết định theo học sư phạm được ít hôm thì bỏ vì thấy trường... cũ kỹ quá. Cuối cùng, chị chuyển sang học Bách khoa.
"Ở Bách khoa, tôi từng rơi vào cảnh sáng tới trường, chiều về vùi vào học, không giao lưu, không bạn bè. Từ một người năng động, tôi trở nên ít nói và trầm tính. Một cô gái học kỹ thuật cũng có lúc cô đơn lắm. Nhìn lại, tôi đã chôn vùi thanh xuân của mình trong 4 năm học" - chị tiếc nuối.
Hết 4 năm Bách khoa, Phương Thùy dành được học bổng đi du học nước ngoài. Năm 2006, Thùy lên đường sang Singapore rồi Hàn Quốc học thạc sĩ và tiến sĩ. Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ và ở lại Hàn Quốc với mức thu nhập rất tốt. Nhưng rồi năm 2016, chị bỏ lại tất cả ở xứ người để về nước.
"Điều kiện ở Hàn Quốc quá tốt, tại sao chị lại về?". Trước câu hỏi của tôi, chị Thùy bộc bạch "Đúng là ở nước ngoài làm nghiên cứu như tôi có rất nhiều tiền nhưng mãi sẽ chỉ là một người làm thuê. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa khiến chúng tôi khó khăn và khó có mối quan hệ thân thiết lâu dài. Hơn nữa, ở nước ngoài môi trường làm việc lại chủ yếu tiếp xúc với một nhóm đồng nghiệp nên bó buộc mình. Nếu về nước, tôi sẽ được là chính mình. Tôi từng rất phân vân nhưng giữa tiền bạc và được là chính mình tôi muốn là chính mình" - TS Thùy cho hay.
Sau 11 năm ở nước ngoài, chị Thùy cùng gia đình trở về Việt Nam. Ngày đầu về nước, TS Thùy không khỏi "ngợp" trước sự chậm chạp trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những thủ tục hành chính các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam. Có lúc chị đã thốt lên "không ngờ sau 11 năm mà nghiên cứu vẫn chỉ phát triển chút chút thôi. Đặc biệt là những thủ tục hành chính vẫn khó khăn lắm".
Thế nhưng khó khăn không làm chị lùi bước, TS Thùy tiếp tục gắn bó với nghiên cứu và theo đuổi những đề tài của mình. Hiện tại, chị đang cùng chồng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Hiện trạng kháng kháng sinh trong nước.
Theo chị đây là đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa. Hiện nay nhiều người sử dụng kháng sinh không hợp lý, không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dư thừa kháng sinh phát tán trong môi trường và khiến cho các vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong tự nhiên với tần số ngày càng cao. Hậu quả của hiện trạng này là ngày càng nhiều thuốc kháng sinh trở nên không có tác dụng… Chị cho biết dù công việc khô khan nhưng sẽ gắn bó vì đây là tình yêu lớp thứ hai sau gia đình.
Làm gì thì vẫn là người vợ, người mẹ
11 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị Thùy đã gặp được một nửa của mình. Hai anh chị cùng làm khoa học, người con thứ nhất và thứ hai lần lượt ra đời. Chị Thùy kể, do đặc thù công việc có lúc dù bụng bầu vượt mặt chị vẫn đi làm. Lần sinh con thứ hai, trước khi sinh 2 ngày chị vẫn tới phòng thí nghiệm, sau sinh 1 tháng đã phải tất tả trở lại công việc.
Ngày chị và gia đình về nước, bé đầu được 5 tuổi, bé thứ hai được 1 tuổi.
TS Thùy hướng dẫn sinh viên trong phòng thí nghiệm |
"Lúc đó Trường ĐH Quốc tế đang tuyển dụng một vị trí. Nếu cả tôi và chồng cùng nộp hồ sơ vào có thể tôi sẽ trúng tuyển vì phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng tôi để chồng nộp trước, khi anh được tuyển dụng thì không còn vị trí nào nữa. Sau khi về tôi mới nộp hồ sơ vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM" - chị cho hay.
Theo chị Thùy, đàn ông nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ lại càng khó hơn. Bởi phụ nữ có gia đình, con cái, tuy nhiên chị sẽ cố gắng để hoàn thiện cả hai vai trò này. Tính đến thời điểm hiện tại, TS Thùy đã gắn bó 12 năm với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn luôn vui vẻ và đam mê. Sáng sớm, người mẹ này chở con tới lớp, sau đó tới nơi làm việc. Chiều về lại đón con, lo cơm nước, giặt giũ, tắm rửa cho bọn trẻ.
"Dù làm gì tôi cũng là một người mẹ, người vợ. Hai con tôi có thói quen 9 giờ tối đi ngủ nhưng phải có mẹ nằm cùng. Lúc đó, tôi cũng phải lên giường với con. Con ngủ rồi mình mới len lén dậy làm việc tiếp" - chị kể.
Chị thầm hứa, thời trẻ đã không dám sống cho đam mê nên các con sau này phải được tự do làm điều mình thích.
Hiện tại ngoài làm nghiên cứu TS Phạm Thị Phương Thùy còn giảng dạy tại khoa Công nghệ sinh học. Phương Thùy khẳng định, chính vai trò giảng viên đã giúp chị cởi mở, vui trẻ và đầy năng lượng.
Khi tôi hỏi chị có chạnh lòng khi xã hội gần đây dành cho nhà giáo những lời không mấy thiện cảm, TS Thùy nói chị không buồn vì ai làm thì người đó phải chịu.
"Vốn dĩ những vấn đề của giáo dục đã tồn tại từ lâu, chỉ là trước đây phụ huynh chưa "làm tới", mạng xã hội không phát triển nên không ai biết. Tôi mong những xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc xảy ra, có như vậy nghề giáo mới được trân trọng và tin tưởng" - chị nói.
Lê Huyền
GS. Ngô Bảo Châu vừa nhận giải thưởng Toán học mang tên Maurice Audin.
">Nữ tiến sĩ đạt giải thưởng Quả cầu vàng: 'Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình'
Trước đó phiên tòa được mở theo đơn của ông Hoàng Xuân Quế (Trường đại học Kinh tế Quốc dân) khởi kiện từ năm 2013, yêu cầu hủy Quyết 4674 của Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Vụ án từ 2013 đến nay đã qua một số phiên và nhiều trình tự thủ tục khác nhau. Bên khởi kiện là ông Hoàng Xuân Quế cùng hai luật sư bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp Trần Hồng Phúc và Ngô Thị Thu Hằng.
Bộ trưởng GD-ĐT đã ủy quyền cho Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tham gia phiên tòa, hai luật sư Đinh Anh Tuấn và Nguyễn Thị Ánh Tuyết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Bộ GD-ĐT.
Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Hoàng Xuân Quế thắng kiện |
Diễn biến vụ kiện như sau: Năm 2013, theo đơn tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viên Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Hội đồng Chức danh giáo sư, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân… tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc theo thẩm quyền liên quan đến Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra các tài liệu khác nhau để cho rằng mình bị oan sai... Ngoài ra, ông Quế cũng đã nộp bản giải trình với các cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT về các vấn đề liên quan đến vụ “đạo” luận án tiến sĩ này.
Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Ngày 22/11/2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành Công văn số 1080/NGCBQLGD-CSĐTBD về việc miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 2/12/2013, căn cứ vào Quyết định số 4674 và Công văn số 1080, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã liên tiếp ban hành Quyết định 730/QĐ-ĐHKTQD v/v miễn nhiệm chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế và Quyết định số 731/QĐ-ĐHKTQD về việc đình chỉ tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế; Ngày 10/12/2013, Trường ĐHKTQD có công văn số 1500 v/v đánh giá cán bộ để thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện NHTC đối với ông Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Tại phiên tòa ngày 10/10/2016, Luật sư đại diện cho Bộ GD-ĐT cho rằng, Bộ GD&ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, ông Hoàng Xuân Quế không công nhận 3 cuốn luận án mà tổ xác minh của Bộ GD-ĐT đã tiến hành thu thập trong quá trình giải quyết tố cáo, khẳng định đó là những cuốn luận án mạo danh tên nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế.
Vì vậy, trong quá trình Bộ giải quyết tố cáo cũng như quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, ông Quế liên tục yêu cầu Bộ cung cấp các cuốn luận án mà ông Quế đã nộp cho Bộ GD-ĐT để Bộ GD-ĐT ra Quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ luận án cấp Nhà nước cũng như nộp cho Bộ sau khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.
Tuy nhiên, Bộ không thu thập được và cũng không có tài liệu này để cung cấp cho Tòa án.
Luật sư đại diện cho ông Quế cho rằng, có đầy đủ căn cứ để nghi ngờ cuốn luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã bị đánh tráo vì mục đích xấu, vì tất cả những tài liệu quan trọng liên quan tới ông Quế đều bị mất.
Người tố cáo (ông Nguyễn Văn Nam) là Chủ tịch cả 3 Hội đồng chấm luận án của ông Hoàng Xuân Quế, từ Hội đồng chấm chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ cở và Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, nhưng lại không hề có bất cứ tài liệu chứng cứ nào để minh chứng (kể cả quyển luận án mà ông Quế đã nộp cho ông Nam khi bảo vệ tại 3 Hội đồng).
Luật sư đại diện ông Hoàng Xuân Quế cho rằng, kết luận thanh tra 1254 của Bộ GD-ĐT, mà căn cứ vào đó để Bộ GD-ĐT ra quyết định 4674 là không khách quan, dựa trên những chứng cứ phiến diện; không xem xét ý kiến của các nhà khoa học trong hội đồng.
Đồng thời, đề nghị HĐXX căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện: Tuyên hủy QĐ 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Sau phần tranh tụng, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội tại phiên tòa nêu ý kiến: Căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa “Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 2 điều 193 Luật Tố Tụng hành chính năm 2015, chấp nhận một phần khởi kiện theo yêu cầu của đương sự (ông Hoàng Xuân Quế) đối với yêu cầu hủy quyết định số 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (do tại phiên toà ông Quế không yêu cầu bồi thường như trong đơn khởi kiện, mà chỉ yêu cầu hủy quyết định 4674, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp).
Chủ toạ sau đó thông báo đây là vụ án phức tạp nên tòa tiến hành nghị án kéo dài.
Sáng nay 14/12, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10 năm 2013.
Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tiếp tục đề nghị Tòa tuyên hủy quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây là quan điểm xuyên suốt của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội kể từ khi phiên tòa được mở vào năm 2016.
Sau khi nghị án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội – ông Hoàng Chí Nguyện tuyên án: Việc Bộ GD-ĐT quyết định 4674 ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật; Tuyên hủy Quyết định 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế; Kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Kết thúc phiên tòa, trao đổi với PV Vietnamnet, ông Hoàng Xuân Quế cho biết ông đồng tình với kết quả phiên tòa sơ thẩm. Việc tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên hủy quyết định của Bộ trưởng GD-ĐT đã trả lại danh dự, uy tín của ông suốt nhiều năm qua. Theo ông Quế, quyết định của Bộ trưởng GD-ĐT đã gây thiệt hại cả thể chất, tinh thần, phá hỏng sự nghiệp của ông. Do đó, vụ việc của ông cần là bài học để Bộ GD-ĐT cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành quyết định hành chính cần xem xét thấu đáo, thượng tôn pháp luật…
Ngân Anh
Phiên tòa xử vụ việc tiến sĩ Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT dự kiến diễn ra sáng nay, 4/8, đã hoãn lại với lý do: ông Quế bị ốm.
">Bộ trưởng Giáo dục thua kiện ông Hoàng Xuân Quế
Nhận định, soi kèo Ninh Bình vs Hòa Bình, 18h00 ngày 23/1: Nhọc nhằn sân nhà
Những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"
Buổi sáng cuối cùng ngày làm việc của năm 2018, tôi gặp ông ở một hội thảo về dự thảo Luật Giáo dục. Ông hỏi tôi: "Cậu có làm ở đâu không?" (ý ông hỏi tôi có làm gì thêm sau khi nghỉ hưu không). Tôi trả lời "Thưa thầy, giờ em đang đi dạy thôi. Thế còn thầy?". Ông bảo đã nghỉ hưu 15 năm nay, cũng có vài nơi mời nhưng không nhận lời, vì không làm cho ai để có thể độc lập trong nói và viết.
Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật. |
Tôi nhớ cách đây nhiều năm, hiện tượng gian lận trong thi cử diễn ra rất trắng trợn trọng giáo dục. "Phao" tung trắng ở nhiều sân trường phổ thông sau các buổi thi. Có tỉnh, việc gian lận trong thi cử còn đáng sợ hơn. Nhiều người bắc thang, leo tường, ném bài giải vào phòng thi. Sự gian lận, như nhiều người nghĩ nếu có chỉ bắt đầu ở thí sinh, đã lan sang sang cả người lớn.
Trước hiện tượng tiêu cực ấy, trường chúng tôi tổ chức một hội thảo với mục tiêu là giảm thiểu sự gian lận trong thi cử. Tôi là người được phân công theo dõi hội thảo. Bữa đó, ông phát biểu rất hăng. Ông nói: "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành". Hôm sau, trên một tờ báo lớn của thành phố, phóng viên đã giật title đại ý: tường cao, hào sâu cũng không ngăn được gian lận thi cử.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đọc báo, gọi điện phê bình trường, tôi phải đích thân báo cáo hiệu trưởng về phát biểu của ông.
Ông không chủ ý nói về tiêu cực. Tham luận của ông ở hội thảo vạch ra căn nguyên của thi cử, trong đó có bệnh thành tích; đồng thời, trong tham luận của mình, ông cũng đã chỉ ra các giải pháp chống tiêu cực trong thi cử bằng việc chuyển các môn thi từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đề nghị của ông đã thành hiện thực trong nhiều năm nay và việc áp dụng thi trắc nghiệm trong kì thi trung học phổ thông quốc gia với nhiều mã đề đã là một giải pháp thành công, chống việc gian lận trong phòng thi.
Hôm nay, tại hội thảo, tôi lại lại được nghe ông nói về giáo dục. "Nếu có thị trường giáo dục thì đó là thị trường niềm tin, không phải là loại thị trường kiếm tiền, ai kiếm tiền trong giáo dục cũng được".
Tôi nghĩ, không phải ông không biết rằng xã hội hóa giáo dục của chúng ta trong thời điểm hiện tại khó có thể có trường ngoài công lập phi lợi nhuận, nhưng làm giáo dục thì việc tính lợi nhuận dứt khoát không thể là bằng mọi giá.
Giáo dục phải mang lại niềm tin: niềm tin của học sinh đối với thầy cô giáo; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối những chủ nhân tương lai của đất nước; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối với người dạy học, với nghề thầy.
Niềm tin trong giáo dục nói riêng và niềm tin vào xã hội nói chung là điều mà chính quyền nào cũng muốn hướng đến. Vậy mà một năm qua, không ít những sự việc diễn ra trong ngành ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh và xã hội đối với ngành giáo dục.
Hành động gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi; hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò, học trò phạt bạn bằng cả trăm cái tát theo lệnh của cô giáo, phụ huynh bắt giáo viên quỳ... dù không diễn ra thường xuyên nhưng lại làm cho học sinh, phụ huynh, xã hội thiếu lòng tin.
Ai trong chúng ta cũng đều biết, giáo dục bao giờ cũng thay đổi chậm hơn so với những thay đổi trong nền kinh tế, sau sự phát triển của xã hội. Những tác động xấu của nền kinh tế thị trường đến giáo dục, dù chậm hơn nhưng cuối cùng cũng đã đặt chân vào.
Hiện tượng học giả lấy bằng thật, mua bán bằng cấp. quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực như tính dân chủ trong nhà trường, vai trò của người thầy, sự tham gia của các thành phần kinh tế..., thì những tác động tiêu cực trong giáo dục cũng tăng hơn.
Có cách nào làm lành mạnh hoá giáo dục hoặc hạn chế ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến giáo dục không? Câu trả lời là có. Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật.
Cách đây gần hai chục năm, có một phụ huynh kể đứa con đã hỏi thẳng anh rằng "Không học giỏi, con không là người à?". Câu hỏi của anh đeo đẳng tôi suốt nhiều năm làm nghề dạy học. Tôi luôn tự dặn mình, dặn học trò rằng: Hãy chân thành đối với học sinh, yêu thương học sinh như con em mình trước khi truyền thụ kiến thức, trước khi dạy cho các em biến kiến thức sách vở thành cuộc sống tương lai.
Hôm nay, tôi đã được gặp ông - một GS. NGND đã 81 tuổi, trong tay cầm một cuốn sách dày viết về giáo dục. Tôi còn gặp nhiều luật gia, nhiều nhà giáo tâm huyết đến dự hội thảo… Tất cả họ đã, đang và sẽ dành hết đời mình cho giáo dục nước nhà. Ngoài kia, bao nhiêu thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn gắn bó với nghề dạy học không chỉ vì mưu sinh, mà còn vì một cái gì đó lớn hơn: Vì tương lai đất nước.
Sao lại không có quyền mơ ước về một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đào tạo nên những con NGƯỜI - chủ nhân tương lại của đất nước khi chúng ta có cả một xã hội quan tâm đến giáo dục nước nhà?
PGS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Có thể chấm dứt "diễn, nếu thay đổi cách quản lí, dân chủ, tập trung quản lí chất lượng sản phẩm giáo dục và đào tạo người học, lấy sự hài lòng của đối tượng hưởng dịch vụ làm trung tâm.
">Dạy làm người và niềm tin giáo dục
Được xem là kỷ niệm cay đắng nhưng hội thanh niên từng bị phản bội vẫn khá hào hứng kể lại, nhờ đó mà dân mạng được biết đến những pha “cắm sừng” cực kỳ phức tạp và “hại não”.
B.A. từng ở trong hoàn cảnh không thể éo le hơn khi phát hiện bạn trai phản bội ngay trên bàn nhậu và người thông báo cho cô “tin buồn” này chính là người yêu cũ của anh chàng. “Cô gái đó cầm điện thoại của bạn trai mình gọi Zalo cho mình thông báo họ đang ngủ với nhau và còn nhấn mạnh thêm là ngày nào cũng thế.
Ảnh: Vũ Lụa. |
Lát sau, anh ta gọi điện bảo mình đến nhà nghỉ đón vì say quá không tự về được. Đúng là cuộc đời, ngủ với gái mệt lại bảo người yêu qua đỡ mới hay! Vài ngày sau, mình điều tra ra cái nhà nghỉ đó cách chỗ mình ngồi nhậu chỉ gần trăm mét. Ra đi không một lời từ biệt”, B.A. kể lại.
H.N. cũng bị “cắm sừng” đau đớn không kém bởi người bạn gái lả lơi. Hai người yêu nhau gần 3 năm, H.N. ở một mình nên buổi tối bạn gái thường qua ngủ cùng để sáng đèo nhau đi làm cho tiện.
Chuyện bị phản bội diễn ra trong suốt thời gian dài anh mới phát hiện ra, bạn gái đêm thì ngủ với mình nhưng ban ngày lại đi chơi với người khác.
Thậm chí, cô nàng còn thường xuyên về nhà người kia ngủ trưa bởi, “nhà anh ấy gần chỗ em làm, vào đó ngủ nhờ”. “Nếu không phải một lần sang công ty tìm cô ta đưa chìa khóa bất thình lình thì đôi sừng trên đầu mình còn dài nữa. Chuyện tưởng chỉ có trong phim không ngờ lại xảy ra với mình”,
Thời điểm chấp nhận lời chia tay, A.T. hết mực thương xót bạn trai vì biết anh chàng có nỗi khổ riêng. Anh nhiều lần xin lỗi cô và giải thích “Anh phải lo cho sự nghiệp, không thể quan tâm, yêu thương em. Anh muốn yêu thì phải thật đàng hoàng, còn không thì để em đến với người khác”.
Nào ngờ, tròn trĩnh 2 ngày sau, A.T. thấy bạn trai đăng lên Facebook ảnh ôm hôn người yêu cũ, kèm theo dòng chia sẻ: “Đi nửa vòng trái đất, ta lại về bên nhau”. “Tôi tự cười vào mặt mình cả trăm lần. Cái gì mà “Anh cứ yên tâm lo sự nghiệp”, cái gì mà “Em sẽ đợi anh”… Ai cho đợi mà đợi, người ta có nơi gửi gắm rồi. Tôi chỉ cay là sao anh ta không nói toẹt ra là muốn quay về với người yêu cũ, còn viện cớ nọ kia khiến tôi day dứt. Miệng nói đạo lý mà tâm đen như than”, A.T. bức xúc.
H.N.A. gặp phải trường hợp tương tự. 4 năm yêu nhau, cô và bạn trai không tránh khỏi cãi vã nhưng chưa lần nào căng thẳng đến mức im lặng hay nói chia tay. Lần cãi nhau gần đây nhất, bạn trai cô tỏ ra mệt mỏi, chán chường. Mặc cho cô chủ động làm lành, anh ta vẫn một mực:
“Anh rất mệt, anh chưa ổn. Cho anh thêm thời gian để ổn định lại rồi mình tính tiếp”. N.A. cho rằng, có thể bạn trai cô đang vướng mắc chuyện gì khác nên đồng ý cho anh ta thời gian cân bằng.
Nửa tháng sau, cô thấy bạn trai dắt một cô gái khác đến nơi hai người từng đến nhiều nhất và đăng ảnh tưng bừng trên Facebook. “Vâng cái cách anh ổn định thật đặc biệt và sự trở lại của anh thật hoành tráng. Cay đắng hơn, đứa con gái kia lại chính là bạn tôi. Còn nữa, tôi còn biết họ đã ngủ với nhau rồi”, N.A. nói.
Bị bạn trai “cắm sừng” và người thứ ba chính là bạn thân có lẽ là cảm giác đau đớn hơn cả. Một lúc mất cả người yêu lẫn bạn thân khiến cho một số người mất luôn niềm tin vào tình yêu. Q.C. từng trải qua hoàn cảnh trớ trêu đó. “Bạn thân giới thiệu anh ấy cho mình. Bọn mình yêu nhau 4 tháng, hợp nhau về mọi thứ.
Chuyện đang êm đềm thì tháng sau mình phát hiện ra, cô bạn thân và bạn trai mình kỷ niệm 1 tuần yêu nhau.
Mình nghĩ sẽ công khai đứng ra tác thành cho họ”, Q.C. nói. D.M.H. cũng có kỷ niệm nhớ đời khi bị bạn trai và bạn thân phản bội. Chỉ đưa bạn trai đến gặp bạn thân đôi lần mà cô không ngờ họ bén duyên.
Một lần ở quán ăn, cầm máy người yêu chơi điện tử, cô đọc được tin nhắn đến: “Người em ám hết mùi nước hoa của anh rồi. Lỡ như H. biết thì sao?”. Số điện thoại quen thuộc hiện lên khiến cô choáng váng nhưng rồi vẫn lấy lại bình tĩnh trả lời: “Người em hôi quá nên mỗi lần gặp nhau anh phải xức nước hoa át mùi”. “Bạn trai tất nhiên tôi cũng đá nốt.
Nhưng tôi vẫn buồn lắm, cả những người thân quen nhất cũng có ngày phản bội mình”, M.H. ngậm ngùi. Bị “cắm sừng” bởi người mình yêu thương là cảm giác cay đắng và đau đớn. Đa phần dân mạng đều cho rằng, nên dứt khoát từ bỏ người phản bội để tìm chân trời mới thay vì gặm nhấm nỗi đau.
Hai vợ chồng hiếm muộn, phải chạy chữa nhưng thời gian này tôi cay đắng phát hiện chồng ngoại tình.
">Ngoại tình: Phát hiện người yêu ngủ cùng bạn thân
Theo đó, sau khi nhận tin báo của phụ huynh các em học sinh lớp 7 bị đánh, nhà trường đã tiến hành xử lý. Cụ thể, nhà trường mời các phụ huynh có liên quan, giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng công an cùng làm việc để xử lý.
3 em học sinh lớp 7 bị đánh dã man. Ảnh: Cắt từ clip |
Ngoài ra, trường cho những học sinh này tự viết tờ khai. Nhà trường cũng thành lập hội đồng kỷ luật, dự kiến sáng ngày 11/12, sẽ mời phụ huynh của 3 em bị đánh và 2 em đánh lên để thông qua quyết định kỷ luật theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo nội dung đoạn clip dài hơn 3 phút, xuất hiện cảnh 3 học sinh bị 2 nữ sinh lớp 9 đánh dã man. 3 em học sinh lớp 7 ngồi dưới nền gạch ôm đầu khóc. 2 nữ sinh lớp 9 liên tục đánh và chửi thề.
Có nhiều em học sinh khác đứng bên cạnh nhưng không ai căn ngăn hay báo cho giáo viên.
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trên mạng xã hội mà nữ sinh T.T.P. bị nhóm bạn nữ đánh hội đồng.
">Ba học sinh lớp 7 bị hai nữ sinh lớp 9 đánh dã man
友情链接