Nhận định, soi kèo Albirex Niigata FC vs Balestier Khalsa FC, 18h45 ngày 26/5

Thế giới 2025-04-05 21:11:07 8
ậnđịnhsoikèoAlbirexNiigataFCvsBalestierKhalsaFChngàgiá đô   Hư Vân - 26/05/2023 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://web.tour-time.com/html/125b598964.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Petrocub Hincesti vs Milsami, 22h00 ngày 3/4: Đánh mất lợi thế

68 Game bài

Axit uric cao, hãy tiêu thụ nhiều hơn 6 thực phẩm này - 1

Một quả chuối mỗi ngày có thể hữu ích trong việc kiểm soát nồng độ axit uric (Ảnh: Health).

Chuối

Nếu bạn bị bệnh gút do axit uric cao thì chuối là một trong những loại trái cây tốt nhất để giảm axit uric trong máu. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công.

Chuối có hàm lượng purine rất thấp - một hợp chất tự nhiên phân hủy thành axit uric - khiến nó trở thành lựa chọn tốt để điều trị axit uric cao. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cũng cho thấy điều tương tự.

Theo Healthline, chuối là loại thực phẩm có hàm lượng purine rất thấp. Chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin C. Một đánh giá năm 2021 cho thấy rằng lượng vitamin C cao có thể bảo vệ chống lại bệnh gút, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận lợi ích tiềm năng này.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết một quả chuối chứa 14,1mg vitamin C, đáp ứng khoảng 16% giá trị hàng ngày.

Như vậy, một quả chuối mỗi ngày có thể hữu ích trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Chúng chứa đủ kali để các cơ quan hoạt động bình thường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong nó có thể giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.

Táo

Táo có hàm lượng chất xơ cao. Điều này giúp bạn giảm nồng độ axit uric. Chất xơ hấp thụ axit uric từ máu và loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể bạn. Hơn nữa, táo còn giàu axit malic có tác dụng trung hòa tác dụng của axit uric trong cơ thể.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Á Thái Bình Dương cũng nói về tác động tương tự của táo đối với nồng độ axit uric.

Quả anh đào

Theo Healthshots, quả anh đào có thành phần chống viêm tự nhiên gọi là anthocyanin có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy những người ăn quả anh đào có nguy cơ bị bệnh gút tấn công thấp hơn so với những người không ăn. Bằng cách giảm viêm, quả anh đào cũng ngăn chặn axit uric kết tinh và lắng đọng trong khớp của bạn, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.

Axit uric cao, hãy tiêu thụ nhiều hơn 6 thực phẩm này - 2

Trà xanh, cà phê đều là những đồ uống có tác dụng giảm axit uric (Ảnh minh họa: News Medical).

Cà phê

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút giảm khi những người tham gia uống cà phê. Tuy nhiên, nếu bạn còn mắc các bệnh khác thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cà phê vào chế độ ăn uống của mình.

Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây như cam và chanh là nguồn cung cấp vitamin C và axit citric dồi dào. Bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bạn duy trì mức axit uric khỏe mạnh trong cơ thể, vì chúng có thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa một cách hiệu quả.

Trà xanh

Một số nghiên cứu chứng minh rằng chiết xuất trà xanh có thể làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể, do đó nó trở thành đồ uống tốt cho những người bị bệnh gút hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao.

Uống đủ nước, tránh uống rượu, uống cà phê và kiểm soát cân nặng là những lời khuyên tuyệt vời để giảm axit uric.

Axit uric cao, hãy tiêu thụ nhiều hơn 6 thực phẩm này - 3
">

Axit uric cao, hãy tiêu thụ nhiều hơn 6 thực phẩm này

Chọn gạo trắng, gạo lứt hay yến mạch để đường huyết không tăng vọt sau ăn? - 1

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau lá... là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn và các chế phẩm như bánh mỳ, phở, bún, miến, mì... Gạo là lương thực chính được tiêu thụ phổ biến nhất. Hạt ngũ cốc có 3 phần chính là cám, mầm và nội nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc vẫn giữ được đủ 3 phần chính. 

Cám là lớp bên ngoài giàu chất xơ, cung cấp vitamin B, sắt, đồng, kẽm, magie, chất chống oxy hóa và các hóa chất thực vật (phytochemical). Phytochemical là các hợp chất hóa học tự nhiên trong thực vật đã được nghiên cứu về vai trò của chúng trong việc phòng chống bệnh tật. 

Mầm là lõi của hạt, giàu chất béo lành mạnh, vitamin E, vitamin B, chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Nội nhũ là lớp bên trong chứa carbohydrate, protein và một lượng nhỏ vitamin B và khoáng chất. Những thành phần này mang nhiều lợi ích cho cơ thể. 

Các yếu tố khác có trong bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ thực phẩm và làm giảm GI.

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn tinh bột tốt cho người bệnh đái tháo đường vì đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít các loại đường đơn giản. Yến mạch là một trong những lựa chọn tốt, nó không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. 

Gạo lứt cũng là một lựa chọn tốt hơn so với gạo trắng, vì hạt gạo lứt giữ lại lớp vỏ và mầm, cung cấp nhiều vitamin B và khoáng chất. 

Tuy nhiên yến mạch và gạo lứt có giá thành cao hơn nên người bệnh đái tháo đường có thể dùng các loại gạo xát dối (mặc dù có chỉ số đường huyết ở mức cao là 72%) để thay thế cho gạo trắng. 

Với bánh mỳ, bánh mỳ nguyên cám hay bánh mỳ từ yến mạch là một lựa chọn tốt hơn, có thể dùng trong bữa phụ tuy nhiên cần chú ý chọn loại không có thêm đường hoặc chất béo bão hòa để tránh tăng đường huyết.

Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại bún hoặc bánh canh được làm từ gạo lứt cũng là một lựa chọn tốt với người bệnh đái tháo đường. 

Trong nhóm thực phẩm giàu tinh bột, một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng (83%), bột dong (95%), gạo xát dối (72%). Các loại khoai như khoai lang (54%), sắn (50%), củ từ (51%) có chỉ số đường huyết thấp, khoai sọ có chỉ số đường huyết cao hơn, ở mức trung bình (58%). 

Người bệnh đái tháo đường cần tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường tự do như các loại đồ uống có đường.

Các loại đậu

Các loại đậu không chỉ cung cấp tinh bột mà còn giàu protein và chất xơ, rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Các thực phẩm giàu đạm thực vật gồm các loại đậu, đỗ và chế phẩm (đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu...).

Ngoại trừ một acid amin là methionine (có trong ngũ cốc), các loại đậu chứa tất cả các acid amin, bao gồm cả lysine (acid amin hầu như không có trong ngũ cốc). 

Các chất dinh dưỡng quan trọng khác có trong các loại đậu là vitamin (B1, B2, B3, B9, C, carotenes) và khoáng chất (canxi, magie, kẽm, kali, sắt). Chúng cũng chứa acid béo không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi là chủ yếu. 

Khuyến nghị về tiêu thụ đậu, đỗ trên thế giới được đề cập đến là nên tiêu thụ 4 phần ăn (28-40gr) mỗi ngày đối với nam dưới 70 tuổi và 2 phần ăn (14-20gr) mỗi ngày cho phụ nữ và nam giới trên 70 tuổi. Các loại đậu có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ đậu tương có chỉ số đường huyết là 18%. 

Rau quả

Rau củ là nhóm thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường. Hầu hết các loại rau không chứa tinh bột (các loại rau lá) đều có chỉ số đường huyết rất thấp. Các loại rau củ có nhiều tinh bột thường có chỉ số đường huyết cao hơn, nhưng cũng ở mức độ thấp.

Bên cạnh các loại rau lá, các loại rau củ có tinh bột như củ cải, cà rốt cũng có chỉ số đường huyết thấp.

Các loại trái cây cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường. 

Quả mọng như dâu tây, việt quất… không chỉ cung cấp vitamin C mà còn chứa nhiều chất xơ và ít đường, giúp ổn định mức đường huyết. Táo và lê là những lựa chọn tuyệt vời khác, chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. 

Khi ăn trái cây, người bệnh nên ưu tiên những loại có chỉ số đường huyết thấp và tránh các loại trái cây khô hoặc có đường bổ sung để đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định. Một số loại trái cây ngọt có chỉ số đường huyết rất thấp và thấp như mận (24), nho (25-43), táo (34). 

Cách chế biến và thời gian chế biến thực phẩm

Cách chế biến và thời gian chế biến thực phẩm cũng có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Ví dụ với khoai lang thông thường, chưa chế biến có chỉ số đường huyết là 54 trong khi khoai lang nướng bỏ lò có chỉ số đường huyết cao gấp 2,5 lần. 

Một số nghiên cứu cũng đưa ra kết quả gần tương tự. Khoai lang luộc có giá trị GI từ thấp đến trung bình, với thời gian luộc lâu hơn sẽ làm giảm GI, khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46%, nhưng khi luộc chỉ trong 8 phút, chúng có giá trị GI trung bình là 61%. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, dù là thực phẩm tốt, nhưng việc ăn quá nhiều vẫn có thể làm tăng đường huyết. Việc thiết kế thực đơn phù hợp cần có sự tham gia của các chuyên gia dinh dưỡng.

Người bệnh nên tái khám định kỳ và khám, tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực phù hợp để kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu điều trị.

Thạc sĩ - Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương

Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế

">

Chọn gạo trắng, gạo lứt hay yến mạch để đường huyết không tăng vọt sau ăn?

Kèo vàng bóng đá Luzern vs St. Gallen, 01h30 ngày 4/4: Tin vào chủ nhà

Bệnh hiểm hành hạ nhiều người: Đi không nổi, đang đứng bỗng ngã quỵ - 1

Bệnh nhân được phẫu thuật cố định cột sống bằng phương pháp bắt vít qua da (Ảnh: BV).

Ca phẫu thuật cột sống do bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thế Thuần, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cùng cộng sự thực hiện đã diễn ra thành công. Một ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã bắt đầu tập ngồi và đi lại, vận động bình thường, không còn cảm thấy đau nhức vùng lưng hay tê chân.

Bác sĩ Thuần cho biết, kỹ thuật bắt vít qua da qua cuống đốt sống dưới hướng dẫn của máy C-arm là phương pháp phẫu thuật hiện được áp dụng rộng rãi trong điều trị chấn thương cột sống, với điểm nổi bật là ít xâm lấn, không cần phải mở rộng và bóc tách cân cơ vào đốt sống như các phương pháp truyền thống.

Nhờ đó, giúp hạn chế tối đa các tổn thương đến cân cơ, giảm lượng máu bị mất, đem lại hiệu quả điều trị cao, rút ngắn thời gian nằm viện so với phương pháp truyền thống.

Cũng chịu cảnh đau lưng thường xuyên là bé T.T.K.T. (13 tuổi). Khai thác bệnh sử, bé chỉ ngồi hoặc đứng trong năm phút là sẽ đau mỏi lưng, cơn đau lan xuống cả hai chân. Thấy tình trạng bệnh của bé trai ngày càng nặng hơn, gia đình đã đưa bé đến một bệnh viện ở TPHCM để thăm khám điều trị.

Bệnh hiểm hành hạ nhiều người: Đi không nổi, đang đứng bỗng ngã quỵ - 2

Bé gái 13 tuổi bị trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh (Ảnh: BV).

Tại khoa Sọ não - Cột sống 2, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám kỹ lưỡng và chụp MRI cột sống thắt lưng. Kết quả cho thấy bệnh nhi bị thoát vị đĩa đệm trượt đốt sống thắt lưng L5-S1 độ 3 bẩm sinh, kèm dị tật mạch vành.

Các bác sĩ nhận định, bệnh nhi đang trong độ tuổi phát triển nhanh nhất của tuổi dậy thì, nếu trì hoãn điều trị sẽ khiến cột sống lưng ngày càng đau trầm trọng kèm các biến chứng khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ trong hiện tại và tương lai.

Do đó, dù đây là ca mổ phức tạp với nguy cơ tai biến cao, các bác sĩ vẫn quyết định thực hiện, với sự đồng thuận từ gia đình.

Bệnh nhi được phẫu thuật chỉnh trượt cột sống thắt lưng, giúp cho đốt sống trở về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép thần kinh, để bé có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Sau 2,5 giờ, ca mổ đã thành công. Cùng với sự hỗ trợ của khoa Phục hồi chức năng, bệnh nhi đi lại được chỉ 3 ngày sau ca phẫu thuật.

Bệnh hiểm hành hạ nhiều người: Đi không nổi, đang đứng bỗng ngã quỵ - 3

Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhi (Ảnh: BV).

Cần chú ý đến tư thế làm việc

Theo các bác sĩ, trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh là một bệnh cảnh phức tạp. Khác với tình trạng thoái hóa ở người lớn tuổi, bệnh lý này ở trẻ em thường đi kèm với một số bất thường khác, nên cần tầm soát kỹ trước khi phẫu thuật với những yêu cầu đặc biệt, có bác sĩ vững chuyên môn cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại.

Tương tự 2 trường hợp trên, anh Đ.P.D. (29 tuổi), làm việc tại một xưởng in ở TPHCM cũng được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, cứ ngưng thuốc thì đau dữ dội. Trong một lần đang đứng, anh bất ngờ ngã sụp xuống đất.

Bệnh hiểm hành hạ nhiều người: Đi không nổi, đang đứng bỗng ngã quỵ - 4

Sau khi được phẫu thuật và điều trị tích cực, bệnh nhân D. đã đi đứng bình thường (Ảnh: BV).

Nhận thấy bệnh trở nặng, chàng trai đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) để được kiểm tra sức khỏe. Tại đây sau khi làm các chẩn đoán hình ảnh, anh được bác sĩ xác định bệnh lý hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm L4-L5, L5-S1, chèn ép thần kinh nặng.

Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng phẫu thuật OLIF (một kỹ thuật ghép xương liên thân đốt xâm lấn tối thiểu). Sau phẫu thuật 4 ngày, anh D. đã đi lại bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt là người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, khuân vác… phải luôn chú ý đến tư thế đúng khi làm việc, hạn chế mang vác quá nặng, quá lớn so với tỷ lệ cơ thể để tránh tình trạng đau, vẹo, xụp cột sống.

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau thắt lưng, tê bì chân tay, đứng ngồi khó khăn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng.

">

Bệnh "hiểm" hành hạ nhiều người: Đi không nổi, đang đứng bỗng ngã quỵ

Ăn cà chua sống hay nấu chín tốt hơn? - 1

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường miễn dịch (Ảnh: N.P).

Ngoài ra, cà chua còn chứa nhiều hợp chất thực vật khác và chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì.

Cà chua ăn tươi, làm nước ép thì không bị mất vitamin C nhưng khi nấu chín như làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt nạc hay riêu cua, riêu cá… lại làm tăng khả năng hấp thu lycopene và beta-carotene.

Chuyên gia dinh dưỡng Angela Houlie nói với Verywell rằng việc bạn nấu chín hay ăn sống cà chua đều có thể ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng nào dễ hấp thụ nhất và điều này không quan trọng khi bạn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.

Houlie nói: "Sự đa dạng là chìa khóa và điều này thực sự phù hợp với bất kỳ loại trái cây và rau quả nào. Bạn hãy thử ăn chúng sống, nấu chín và hấp, vì tùy thuộc vào các phương pháp khác nhau, nó chắc chắn có thể làm tăng hoặc giảm chất dinh dưỡng có trong trái cây hoặc rau quả cụ thể".

Ngoài ra, hãy uống nước ép cà chua. Nó có lượng chất chống oxy hóa cao gấp đôi so với cà chua sống hoặc nấu chín hàng ngày và cũng có thể giúp giảm viêm.

Dưới đây là những phân tích cụ thể về những lợi ích sức khỏe của cà chua và sự khác biệt về chất dinh dưỡng khi bạn nấu chín và ăn sống: 

Cả cà chua nấu chín và sống đều giàu chất dinh dưỡng

Cà chua có lượng calo thấp và đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Một quả cà chua sống cỡ vừa chứa khoảng 22 calo và ít hơn một gram chất béo. Nó có lượng natri thấp và lượng đường huyết thấp tự nhiên, chỉ với 6mg natri và 3gr đường. Nó cũng thực sự là thực phẩm tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể.

Một số chất chống oxy hóa, chẳng hạn như lycopene, lutein và zeaxanthin, cơ thể dễ hấp thụ hơn khi cà chua được nấu chín. Chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các gốc tự do, các phân tử không ổn định gây tổn hại cho tế bào của cơ thể và có thể dẫn đến ung thư.

Cà chua cũng chứa một số vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ hệ thống cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch, xương và máu của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng Lorraine Kearney nói với Verywell: "Một lượng nhỏ fluor, folate, vitamin A, vitamin K và beta-carotene có thể được tìm thấy trong cà chua sống".

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Houlie cho biết, bạn có thể nhận được một lượng kali lành mạnh từ cà chua. Một quả cà chua cỡ vừa chứa lượng kali tương đương với một quả chuối.

Kearney giải thích, kali và natri đều là những thành phần quan trọng cho chức năng của tim. Tim của bạn cần những chất điện giải này để nó có thể co bóp và giãn nở, và kali rất cần thiết để thư giãn các mạch máu.

Houlie cho biết thêm, hầu hết những người bị huyết áp cao đều có thể được hưởng lợi từ hàm lượng kali, chất xơ và lycopene cao trong cà chua. Những chất dinh dưỡng này đều quan trọng, một số nghiên cứu đã liên kết lycopene với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

Hỗ trợ phục hồi sau khi tập thể dục

Cà chua chứa một số chất điện giải cần thiết cho hoạt động cơ bản của tế bào. Kearney cho biết, kali, natri, magie và fluor trong cà chua có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp và mệt mỏi sau khi tập luyện.

Magie rất quan trọng cho sự co cơ, vì vậy ăn cà chua trước hoặc sau khi tập luyện có thể giúp bổ sung lượng magie này. Hàm lượng nước trong cà chua cũng giúp bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể.

Kearney cho biết thêm, trái cây này cũng có khả năng chống viêm nhờ vitamin C. Vitamin C có thể giúp hỗ trợ phục hồi sau khi tập thể dục.

Tốt cho não bộ

Houlie cho biết kali giúp cung cấp năng lượng cho tim và đóng vai trò trong chức năng thần kinh trên toàn cơ thể. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người tiêu thụ nhiều kali và ít natri có chức năng nhận thức tốt hơn.

Một nghiên cứu khác xem xét carotenoid, chất chống oxy hóa tạo màu cho rau, ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ về lâu dài như thế nào.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có nồng độ lutein và zeaxanthin trong máu cao hơn - cả hai đều có trong cà chua nấu chín - có tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn. Lutein và zeaxanthin cũng được biết đến với tác dụng bảo vệ sức khỏe của mắt khi con người già đi.

Cà chua nấu chín giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Nấu cà chua có thể làm giảm hàm lượng vitamin C nhưng nó lại tăng cường một số chất chống oxy hóa quan trọng có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư.

Houlie cho biết: "Đặc biệt đối với nam giới, lycopene thực sự có lợi trong việc giúp giảm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tuyến tiền liệt và có thể thực sự bảo vệ chống lại bệnh ung thư".

Lycopene và các sắc tố thực vật khác (carotenoid) có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư nhờ đặc tính chống oxy hóa của chúng. Chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra, thường thấy trong khói thuốc lá, tia UV và thực phẩm chế biến sẵn.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người đàn ông ăn nhiều cà chua - bao gồm cà chua sống, sốt cà chua và pizza - có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn do tổng lượng lycopene được hấp thụ được tối ưu hóa trong cà chua nấu chín.

Lycopene và các chất chống oxy hóa khác trong cà chua cũng có thể mang lại lợi ích cho khả năng sinh sản của nam giới bằng cách cải thiện số lượng tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng.

Giúp cân bằng lượng đường trong máu

Kearney cho biết cà chua có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ của chúng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và nhu động ruột. Loại trái cây này cũng có lượng đường huyết thấp, vì vậy nó có thể là một món ăn nhẹ tốt để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến.

Houlie nói thêm: "Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa một cách tự nhiên, vì vậy nó sẽ giúp bạn no lâu hơn. Và nó không làm tăng lượng đường trong máu, điều quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường".

Naringenin, một polyphenol có trong trái cây họ cam quýt và cà chua, cũng có thể có đặc tính chống tiểu đường. Các nhà khoa học đã nghiên cứu điều này chủ yếu ở động vật, nhưng nhiều nghiên cứu hơn có thể tiết lộ cách các hợp chất trong cà chua có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường ở người.

Thúc đẩy sự phát triển của làn da, tóc và móng khỏe mạnh

Kearney cho biết cà chua chứa axit chlorogen, một hợp chất có thể giúp khuyến khích sản xuất collagen. Vitamin C và A - cả hai đều được tìm thấy trong cà chua sống - có thể giúp làm sáng vẻ ngoài của da, tóc và móng.

Kearney cho biết, để có được những lợi ích cho làn da nhờ cà chua, bạn có thể ăn chúng như một món ăn nhẹ hoặc món salad. Ăn thực phẩm nguyên chất là cách tốt nhất để hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Như vậy, cà chua có hàm lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, khiến chúng trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng. Cà chua sống rất giàu vitamin C, giúp làm sáng da và chống viêm trong khi nấu cà chua sẽ giải phóng nhiều chất chống oxy hóa như lycopene, có thể bảo vệ chống ung thư.

">

Ăn cà chua sống hay nấu chín tốt hơn?

友情链接