- Mặc dù thừa nhận việc mình chọn nghề phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là duyên số, song nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy khẳng định, chưa bao giờ nghĩ chữa cháy là công việc chỉ dành cho nam giới. |
Vũ Thị Thu Huyền, nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC. Ảnh: NVCC. |
Vũ Thị Thu Huyền từng được nhiều bạn trẻ biết tới với danh hiệu nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC năm 2016 với điểm học tập toàn khóa là 9,19. Huyền cũng là nữ thủ khoa đầu tiên được phong quân hàm trung úy ngay sau khi tốt nghiệp trong lịch sử 40 năm đào tạo của trường này.
Chúng tôi liên hệ gặp Huyền khi cô trung úy mới 23 tuổi đang trong thời gian thực tế tại Phòng Cảnh sát PCCC số 9 (Hà Đông). Huyền cho biết, em đã chính thức được ở lại trường để trở thành một giảng viên và hiện đang trong quá trình đi thực tế tại cơ sở trước khi chính thức đứng lớp.
Huyền kể, bố và chú em đều là người trong ngành công an, tuy nhiên, không ai làm công ngành PCCC. Việc vào học tại Trường ĐH PCCC đối với Huyền là một cái duyên.
Bản thân Huyền khi học THPT cũng không biết nhiều về trường. Tới khi đi khám sức khỏe để sơ tuyển vào CAND thì em nhận được giới thiệu và nhận được lời khuyên nên thi vào Trường ĐH PCCC.
"Lúc đó, thực sự em cũng không nghĩ vào trường học sẽ vất vả và thậm chí cũng không biết là quá ít nữ" - Huyền nói. "Khóa học của em có tổng cộng 288 học sinh thì chỉ có 12 bạn là nữ".
 |
Huyền cho rằng, công việc phòng cháy chữa cháy không chỉ dành cho nam giới. |
Huyền cho biết, những ngày đầu mới vào trường học, nhớ nhà, các quy định, kỷ luật rất nghiêm khắc của nhà trường cũng như việc học tập vất vả khiến nhiều lúc em nghĩ mình đã lựa chọn sai.
"Lúc đầu, em tưởng tượng Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy chỉ làm nhiệm vụ cầm vòi phun nước khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên, mọi thứ khác xa so với tưởng tượng ban đầu. Bọn em phải tập điều lệnh, tập võ ngoại khóa, các môn học thể chất, kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy... hầu như đều thực hiện dưới trời nắng" - Huyền nói.
Thế nhưng khi hỏi Huyền rằng em có nghĩ công việc PCCC là công việc chỉ nên dành cho nam giới không thì Huyền quả quyết rằng chưa bao giờ em nghĩ đó là công việc dành cho nam giới.
Huyền cho biết, mặc dù cả khóa học chỉ có 12 học sinh nữ và cũng được các thầy cô ưu tiên, không đòi hỏi quá cao như nam giới song các bạn vẫn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu giống như các bạn nam. "Có bạn nữ từng bị ngất vì say nắng hay quá mệt khi tập luyện" - Huyền kể.
Có lẽ cũng vì tin rằng, công việc PCCC vất vả không chỉ là "đặc quyền" của nam giới, Huyền đã rất nỗ lực trong học tập trong suốt 5 năm rèn luyện tại trường.
Điểm thi đầu vào không cao và cũng tự nhận rằng mình không thông minh, ngay từ đầu, Huyền đã đặt mục tiêu học thật tốt. "Học xong học kỳ 1 thì em thấy các môn học khá hợp với sở thích và em đã có gắng để đạt điểm cao trong nhiều môn".
Sau đó, nhờ có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, các anh chị trong trường, Huyền đã cố gắng học tốt ở tất cả các môn và đặt mục tiêu các năm học sau đều là học sinh giỏi.
Ngoài thành tích học tập vào loại "khủng" ở trường, Huyền còn rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào và hoạt động của trường. Ít ai nghĩ rằng, cô gái mảnh dẻ này từng giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng võ thuật và 1 huy chương vàng bắn súng trong các hội thi toàn ngành công an.
Huyền cho biết, khi vào trường em mới tham gia câu lạc bộ võ thuật của trường và học Teakwondo. Ban đầu, em chỉ tham gia để rèn luyện sức khỏe nhưng sau đó thấy em có chút năng khiếu nên các thầy cô đã bồi dưỡng và động viên em luyện tập để tham gia các giải đấu.
 |
Huyền (thứ 2 từ trái sáng) cùng các bạn trong một giải thi đấu võ thuật của ngành công an. |
Trải nghiệm đáng nhớ nhất với Huyền là việc phải ép cân để tham gia các giải đấu. Huyền nặng 54kg mà thường tham gia các giải đấu hạng 47kg nên trước mỗi đợt thi đấu phải ép cân rất khổ sở. Tuy nhiên, Huyền khoảnh khắc đứng trên sàn đấu, giành chiến thắng trong tiếng reo hò cổ vũ của các thầy cô, bạn bè là những kỷ niệm em không bao giờ quên được.
Đối với công việc phòng cháy chữa cháy, Huyền cho biết, tới nay, em mới chỉ tham gia chữa cháy một lần trong thời gian đi thực tập ở năm học thứ 5 nhưng cũng đủ để em hình dung những khó khăn, phức tạp của các đám cháy trong thực tế.
Huyền kể, đã từng chứng kiến cũng như đọc nhiều trường hợp chiến sĩ cảnh sát chữa cháy bị thương thậm chí nguy hiểm tới tính mạng khi làm việc, có lúc, Huyền đã cảm thấy sợ.
"Tuy nhiên, tính chất công việc của chúng em là như vậy nên phải lấy tinh thần buộc phải chấp nhận rủi ro ấy thay cho nỗi sợ hãi. Hơn nữa, lúc xảy ra cháy thì những chiến sĩ cảnh sát PCCC không nghĩ tới việc bị thương mà chỉ hy vọng đám cháy nhỏ và không có người dân nào bị nguy hiểm" - Huyên khẳng định.
Huyền cũng cho biết, trong công tác phòng cháy chữa cháy thì việc trang bị kỹ năng phòng cháy và chữa cháy ban đầu cũng như trang bị các kỹ năng thoát nạn trong hỏa hoạn cũng quan trọng không kém gì việc chữa cháy của các chiến sĩ cảnh sát chuyên nghiệp.
"Chúng ta không biết khi nào sẽ xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu trang bị tốt kỹ năng để thoát nạn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Ngoài ra, có thể giúp những người khác thoát nạn cũng như hỗ trợ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong quá trình cứu chữa vụ cháy" - Huyền nói.
Lê Văn
" alt="Nữ thủ khoa PCCC: Chưa bao giờ nghĩ chữa cháy là công việc của nam giới"/>
Nữ thủ khoa PCCC: Chưa bao giờ nghĩ chữa cháy là công việc của nam giới
Mới đây, Hà Nội đã 'chốt' cho học sinh lớp 10, 11, 12 toàn thành phố đi học trực tiếp từ ngày thứ Hai (6/12) tới.Dù rất phấn khởi, song số ca F0 tăng mạnh những ngày qua khiến không ít phụ huynh lo âu.
Chị Phạm Hương (một phụ huynh ở quận Đống Đa) chia sẻ: "Con nghỉ ở nhà lâu cũng bí bách nên muốn được đi học, nhưng tình hình dịch bệnh ở Hà Nội những ngày qua khiến bố mẹ rất lo lắng".
Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh có cách nhìn khác.
Chị Nguyễn Hương chia sẻ trên một nhóm phụ huynh: “Cá nhân mình mong con được đến trường trở lại vì mình xác định Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục tồn tại, phải chung sống và thích ứng linh hoạt với nó. Giờ nếu ở nhà thêm thì sẽ ở nhà đến khi nào? Khi nào thì hết dịch Covid-19?
Bố mẹ mẹ đi làm, tiếp xúc với nhiều người, con ở nhà thì hiệu quả chống dịch được đến đâu? Mình không có câu trả lời nhưng nhìn thấy con bỏ qua những mốc, thời điểm phát triển kỹ năng quan trọng khi suốt ngày ở trong nhà, vùi mặt vào máy tính. Sống trong một thế giới ảo hầu như 24/24h thế này thực sự cũng lo lắng về sức khỏe tinh thần của con”.
 |
Rất lâu rồi học sinh Hà Nội mới được đến trường. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Trường học tất bật chuẩn bị đón học sinh
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp cho hay, đến thời điểm này, cơ bản nhà trường đã sẵn sàng cho việc đón học sinh trở lại trường.
Theo ông Tùng, vì chỉ đón học sinh khối THPT đến trường nên mọi yêu cầu phòng chống dịch càng được đảm bảo hơn.
“Tổng 3 khối lớp cấp THPT của trường là 30 lớp mà xếp vào 100 phòng học thì mức độ giãn cách giữa các lớp được xa hơn.
Trường cũng bố trí mỗi khối (10,11,12) học ở một toà nhà và cổng đi vào riêng biệt cho tiện”, ông Tùng nói.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho hay, để chuẩn bị đón học sinh trở lại từ 6/12, nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, lên các phương án đón học sinh trở lại trường, phân công đầu việc cụ thể cho từng lực lượng, bộ phận.
“Sở GD-ĐT cũng đã tập huấn cho các trường công tác đảm bảo an toàn khi cho học sinh trở lại; tập huấn cho hiệu trưởng và cán bộ y tế trường về quy trình xử lý khi có F0,...”, bà Hiền nói.
Bà Hiền cho biết thêm, đến hết ngày 25/11, hầu hết học sinh của trường đã được tiêm vắc xin. Một số học sinh diện cách ly, trong vùng phong tỏa trước đây cũng được tiêm từ hôm 2/11.
Theo thống kê, cũng có khoảng 50 học sinh trên tổng số 2.104 toàn trường không đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.
“Nhà trường cũng đã tuyên truyền sâu rộng về việc tiêm vắc xin để tăng miễn dịch, đảm bảo sức khỏe và cơ hội hoạt động xã hội nhiều hơn cho học sinh. Tuy nhiên, cân nhắc quyết định tiêm hay không là quyền của phụ huynh và học sinh”.
Trường này cũng chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất để có thể kết hợp cả dạy học trực tiếp và trực tuyến, giúp các học sinh chưa thể đến trường (nếu có) không bị chậm chương trình so với các bạn trên lớp.
Cụ thể, nhà trường đã lắp đặt thêm Webcam cho 30 phòng học với tổng chi phí lắp đặt mới khoảng 70 triệu đồng.
“Trường hợp có những học sinh diện F0 hoặc phải cách ly hay trong khu phong tỏa thì các em vẫn có thể nhìn thầy cô giáo và theo dõi bài giảng như đang ngồi trực tiếp trên lớp. Các em cũng có thể xin phát biểu, tương tác với thầy cô và bắt kịp với tiến độ của cả lớp”, bà Hiền chia sẻ.
 |
Một lớp học trực tiếp kết hợp online ở Bắc Giang. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Bà Đỗ Thị Bảy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho hay, qua nắm bắt, không ít phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc con đi học trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, theo bà Bảy, trường đã tổ chức họp với toàn thể giáo viên chủ nhiệm, để từ đó chuyển tải những thông điệp, thông tin về công tác đảm bảo phòng chống dịch để phụ huynh, học sinh yên tâm hơn.
Đến thời điểm này, trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đón học sinh từ thuốc dự phòng, nước sát khuẩn,...
Nhà trường cũng trang bị thêm các bồn rửa tay ngoài trời để phục vụ giáo viên và học trò.
“Chúng tôi đã tổ chức phun khử khuẩn toàn trường, huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên lau dọn toàn bộ khuôn viên trường”.
Nhà trường cũng đã xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết để đón học sinh ngay từ ngoài khu vực cổng, chuẩn bị những phòng cách ly nếu phát hiện học sinh có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, xây dựng phương án dạy học online khi học sinh không thể đến trường.
Bà Bảy cũng cho hay, những học sinh thuộc diện F1, F2 cũng được nhà trường yêu cầu không đến trường giai đoạn này.
“Những học sinh ở khu vực có mức độ dịch cấp độ 3,4 cũng được học online tại nhà, thay vì đến trường”, bà Bảy nói.
Theo bà Bảy, toàn Trường THPT Phan Đình Phùng chỉ còn khoảng 0,2% học sinh chưa tiêm vắc xin. Số này có cả các học sinh điều trị Covid-19, thuộc khu vực cách ly y tế và một số học sinh không được gia đình đồng thuận cho tiêm.
"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nói rõ, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường” - bà Bảy nói.
Mới đây, trong văn bản hỏa tốc về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh các trường THPT kể từ ngày 6/12, Sở GD-ĐT Hà Nội đã bỏ đi nội dung: “xã, phường, thị trấn tại 30 quận, huyện, thị xã trải qua 14 ngày tính đến thời điểm 30/11 không có F0 trong cộng đồng cho phép học sinh đi học”.
Thanh Hùng

Lớp học vừa trực tiếp vừa online của thầy giáo Bắc Giang
Thích ứng để dạy học trong điều kiện dịch Covid-19, thầy Bùi Thái Nam (giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1, Bắc Giang) đã linh hoạt với lớp học dành cho cả những học sinh đến trường và học sinh đang ở vùng giãn cách.
" alt="Trường học chuẩn bị phương án học online kết hợp trực tiếp từ 6/12"/>
Trường học chuẩn bị phương án học online kết hợp trực tiếp từ 6/12
Bàn giao căn hộ từ năm 2010, Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 (Handico 68) bị cư dân Dự án CT2 Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng và vận hành dự án nhà ở; Có dấu hiệu coi thường pháp luật đồng thời chiếm đoạt tài sản của người dân”. |
Chung cư Mễ Trì Thượng - Nam Từ Liêm |
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tầng 1 của tòa nhà CT2 được dành cho mục đích công cộng như sử dụng làm chỗ để xe, phục vụ cho bản thân công trình.
Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ diện tích tầng 1 của Tòa nhà CT2 đã được Công ty 68 đưa toàn bộ diện tích tầng 1 của Tòa nhà CT2 làm trụ sở văn phòng Công ty, không để lại một mét vuông nào làm nhà để xe. Cho dù, năm 2005 khi ký Hợp đồng bán nhà cho các hộ dân, Công ty 68 đã đính kèm sơ đồ tầng 1 được sử dụng làm nhà để xe và các kiot bán hàng phục vụ cư dân và khu vực.
Theo phản ánh của ban quản trị lâm thời, hiện tại, Công ty 68 đã thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích tầng 1 nhà CT2 từ mục đích “nhà để xe; cửa hàng; nhà bảo vệ và hành lang công cộng” sang mục đích làm “văn phòng công ty” và cả “cho thuê để đơn vị khác tổ chức kinh doanh”. Trong khi đó, hợp đồng mua bán nhà đã nói rõ tầng 1 được sử dụng vào làm các dịch vụ công cộng, phục vụ đời sống của cộng đồng cư dân sống tại nhà chung cư đó. Như vậy, việc thay đổi mục đích sử dụng diện tích tầng 1 của các nhà này sang mục đích khác không được quy định và có thể hiểu là không được phép thực hiện.
Trong văn bản gửi đến cư dân, công ty 68 giải thích, toàn bộ diện tích này đã được UBND Thành phố định giá bán cho công ty trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định.
Tuy nhiên, theo phản ánh của cư dân CT2 , hợp đồng bán nhà đã được ký từ năm 2005, trước 2 năm so với thời điểm cổ phần hóa Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (năm 2007). Vậy tại sao khi tiến hành cổ phần hóa, lại định giá cả phần tài sản đã bán cho người dân? Và, việc điều chỉnh quy hoạch tầng 1 nhà CT2 từ nhà để xe thành trụ sở văn phòng công ty như hiện nay là do ai quyết định. Công ty hay UBND thành phố?
“Sau khi phát hiện ra sự việc, chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị đi nhiều cơ quan chức năng song không bao giờ nhận được hồi đáp từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này khiến người dân vô cùng bức xúc. Chúng tôi không hiểu vì sao UBND Thành phố đã đồng ý định giá bán cả phần diện tích nhà xe nói trên theo phương án cổ phần hóa doanh nghiệp cho Công ty 68.
Không chỉ cư dân tòa nhà CT2, mà hàng trăm cư dân tòa CT3A Mễ Trì Thượng trước đó cũng vô cùng bức xúc vì những sai phạm của công ty 68 như chậm làm sổ đỏ, tăng phí quản lý vô tội vạ trong khi chất lượng quản lý tòa nhà quá kém...Thêm vào đó, bên cụm tòa nhà CT3A, chủ đầu tư cũng cơi nới thêm tầng thứ 19 tại đơn nguyên 18 tầng, cụm CT3A để cho thuê, ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn đối với đơn nguyên này.
Theo VnMedia
" alt="Cư dân chung cư Mễ Trì Thượng kêu cứu"/>
Cư dân chung cư Mễ Trì Thượng kêu cứu