Các nghệ sĩ được cấp mỗi người một phòng để ở. Trong mỗi phòng ở khu dưỡng lão này, những tấm hình thuở vàng son của họ được treo đầy trên vách. Những nụ cười, những ánh mắt của một thời vang bóng được lưu giữ như báu vật.

Tiếng nổ sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim" />

Cuối đời cô đơn của nghệ sĩ lừng lẫy Sài thành

Công nghệ 2025-04-12 00:17:24 4

Các nghệ sĩ được cấp mỗi người một phòng để ở. Trong mỗi phòng ở khu dưỡng lão này,ốiđờicôđơncủanghệsĩlừnglẫySàithàgiá vàng 9999 hiện tại những tấm hình thuở vàng son của họ được treo đầy trên vách. Những nụ cười, những ánh mắt của một thời vang bóng được lưu giữ như báu vật.

Tiếng nổ sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim
本文地址:http://web.tour-time.com/html/094d899620.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nữ Áo vs Nữ Hà Lan, 23h15 ngày 8/4: Đắng cấp vượt trội

Blake Bargatze, đến từ Georgia, Mỹ không có bệnh nền nhưng anh phải điều trị trong khoa hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện địa phương hồi tháng 4 sau khi nhiễm Covid-19.

{keywords}
Bargatze hồi phục sau khi được cấy ghép phổi. Ảnh: Business Insider

Trong thời gian nằm viện, tình trạng của Bargatze ngày càng xấu đi. Các bác sĩ nói để có thể sống sót, anh cần có hai lá phổi mới. Đến tháng 6, người đàn ông này đã được phẫu thuật cấy ghép phổi như mong muốn.

Bargatze chia sẻ với báo Business Insider rằng, anh đã sốc nặng về cách Covid-19 tấn công cơ thể mình nhanh tới mức nào.

"Virus đã ăn sạch các lá phổi của tôi. Khi các bác sĩ lấy các lá phổi ra ngoài, chúng thực sự trông giống như bã kẹo cao su với đầy các lỗ thủng. Tôi đã rất may mắn khi không bị suy đa tạng", chàng trai trẻ kể.

Bargatze nằm trong số ít người nhiễm virus được ghép cả hai lá phổi thành công. Đến nay, mầm bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của hơn 687.000 người Mỹ, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Bargatze tin rằng anh bị mắc Covid-19 tại một buổi hòa nhạc ở bang Florida hồi tháng 3 và rất lấy làm tiếc vì điều này. Mặc dù đeo khẩu trang nhưng khi đó anh chưa tiêm chủng. Theo mẹ của Bargatze, điều đó một phần vì anh chưa tới lượt tiêm vắc xin và cũng vì anh lo lắng về các tác dụng phụ của việc chủng ngừa.

Mặc dù đang phải uống tới 50 viên thuốc mỗi ngày nhưng Bargate cảm thấy vui khi có thể đi lại một lần nữa và "biết ơn vì vẫn còn sống". Kể từ khi hồi phục, anh đã tiêm đủ cả hai liều vắc xin Covid-19. Anh dự kiến sẽ quay trở lại làm việc trong tuần này.

Sau biến cố nhớ đời, chàng trai trẻ kêu gọi mọi người tiêm phòng càng sớm càng tốt. Theo Bargatze, nhiều người vẫn tỏ ra "liều lĩnh" ngay cả khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao tiếp tục làm gia tăng số ca nhập viện tại Mỹ, đặc biệt là ở những người chưa được chủng ngừa.

"Tôi đang cố gắng làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về những gì thực sự có thể xảy ra với loại virus này. Chúng ta không đáng phải trải qua rủi ro", Bargatze nhấn mạnh.

Tuấn Anh

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Cuba bắt đầu tái mở cửa, Singapore siết chặt hạn chế chống Covid-19

Cuba bắt đầu tái mở cửa, Singapore siết chặt hạn chế chống Covid-19

Chính phủ Singapore quyết định siết chặt trở lại các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn virus lây lan. Trong khi đó, Cuba bắt đầu tái mở cửa đất nước.

">

Chàng trai kể chuyện thoát chết sau khi bị Covid

Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng

Sinh viên học ngành Công nghệ sinh học thực hành phòng thí nghiệm

Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể làm ở vị trí đảm bảo và quản lý chất lượng tại các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, nhân sự thực hiện hoạt động kiểm nghiệm và xét nghiệm tại bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và doanh nghiệp; điều hành và thực hiện kỹ thuật sản xuất tại nhà máy; nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phát triển và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học…

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho hay sinh viên học ngành Môi trường được tham gia thực tập chuyên ngành trực tiếp ở những nhà máy, cơ sở có các hệ thống xử lý và quản lý chất thải. Hệ thống phòng thí nghiệm kỹ thuật môi trường sắp được đưa vào hoạt động, giúp sinh viên có điều kiện thực hiện các nghiên cứu về nước thải, khí thải và chất thải rắn, nâng cao kỹ năng và hiểu biết gắn liền với thực tiễn. Đối với ngành Công nghệ sinh học trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên học tại các phòng thí nghiệm công nghệ cao phục vụ nghiên cứu, đào tạo ngành được đầu tư với nhiều thiết bị hiện đại, đủ năng lực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ mới của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất thực phẩm, nuôi trồng, chế biến thủy sản, phân tích đánh giá môi trường, y dược, thú y...

Về phương thức tuyển sinh 2022 Đại học Nha Trang, ông Phương cho biết, năm 2022, Trường tiếp tục tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển ngành Công nghệ sinh học, Kỹ thuật môi trường. Những thí sinh tham gia cuộc thi Môi trường xanh do Trường ĐH Nha Trang phối hợp với Sở GD-ĐT 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận tổ chức sẽ được ưu tiên tuyển thẳng.

Ngoài ra, Trường ĐH Nha Trang tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển học sinh của 82 Trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, các tỉnh thành trên toàn quốc ở tất cả các ngành với điều kiện về học lực loại giỏi, hạnh kiểm loại tốt trong 3 năm học hoặc từng tham dự kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia/ đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi KHKT cấp tỉnh). Riêng các thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứng chỉ tin học quốc tế cũng là đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đối với tất cả các ngành, trong đó có ngành Kỹ thuật Môi trường và ngành Công nghệ sinh học. Những sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Môi trường và Công nghệ sinh học được hỗ trợ ký túc xá sinh viên, học bổng cho thủ khoa đầu vào, học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ học phí, có cơ hội tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp từ mối quan hệ hợp tác của nhà trường với hàng trăm doanh nghiệp là đối tác của trường.

Lê Huyền

Bộ GD-ĐT công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Bộ GD-ĐT công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, trong đó thông báo rõ lịch thi từng buổi.">

Học ngành Môi trường và Công nghệ sinh học sinh viên ra làm gì?

Phổ điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội kỳ I năm 2022

Mức điểm này được đánh giá không khác biệt nhiều so với năm 2021. Năm ngoái, điểm thi cũng trải rộng từ 46 - 122 điểm, trong đó tập trung nhiều nhất quanh mức trung bình từ 75 - 105 điểm.

Điểm trung bình năm ngoái là 86,83. Chỉ có khoảng 11% thí sinh đạt từ 105 điểm trở lên.

Trong khi mức điểm cao nhất thí sinh đạt được năm 2021 là 122 điểm thì tại các đợt thi của kỳ 1 năm 2022, mức điểm cao nhất thí sinh đạt được khoảng 127 – 128 điểm.

Các chuyên gia tuyển sinh đánh giá, nhìn vào phổ điểm thi đánh giá năng lực của kỳ 1 năm nay cho thấy, đề thi đã phân loại được các mức năng lực của thí sinh, có độ tin cậy tốt và có thể sử dụng vào công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau cũng như đánh giá được năng lực học tập của học sinh THPT.

Tuy nhiên, trong đợt 1 năm 2022 chưa có điểm ở mức xuất sắc, tối đa. Vì vậy, trong thời gian tới, khi số lượng thí sinh tham dự lớn hơn, kỳ vọng sẽ có những điểm số đạt được ở mức cao hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức 5 đợt thi đầu tiên (201 – 205) với quy mô gần 20.000 thí sinh. Thời gian tới, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục mở đăng ký cho 7 đợt còn lại với quy mô khoảng 50.000 thí sinh. Tùy theo nhu cầu, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ cân nhắc kế hoạch tiếp tục tổ chức thi vào tháng 8.

Ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, một điểm mới bắt đầu được triển khai từ năm nay là trong phiếu báo điểm thi đánh giá năng lực, ngoài điểm số của bài thi sẽ có thêm thông tin về thứ hạng điểm thi. Thứ hạng này sẽ phản ánh phần trăm thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong cùng đợt thi đó.

Do đó, đây có thể là tham số hữu ích cho cán bộ tuyển sinh xét tuyển, chọn lựa các thí sinh chất lượng bên cạnh việc căn cứ vào điểm thi và phổ điểm như trước đây.

Thúy Nga

">

Phổ điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội 2 năm qua như thế nào?

Từ ngày 5/5 tới đây, Trường ĐH Mở TP.HCM sẽ không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong tất cả các cuộc họp tại trường. 10 ngày sau, cán bộ giảng viên nhà trường dùng bình nước cá nhân hoặc bình do trường cấp để lấy nước uống tại phòng. Với sinh viên, nhà trường khuyến khích không sử dụng chai, ống hút nhựa…

Đây được coi là quy định tiến bộ, khi trường thống kê mỗi năm từng thải ra 125.000 chai nhựa từ các sự kiện, hội họp, lớp học…

Sáng 17/4, phóng viên VietNamNet đã tới Trường ĐH Mở TP.HCM để tìm hiểu về quy định này cũng như ghi nhận ý kiến của sinh viên, giảng viên lãnh đạo nhà trường.

Sinh viên: Quy định thiết thực nhưng khó khả quan

“Em nghĩ quy định này là tốt, tuy nhiên sẽ không khả quan cho lắm”- Thu Dung, sinh viên năm thứ 4, nói.


Theo Dung, ống hút, chai nước đã quá thông dụng trong đời sống hằng ngày. Do vậy, việc khuyến khích không sử dụng chỉ mang tính lý thuyết, thực tiễn rất khó thực hiện.

“Thực tế là trường đã áp dụng không sử dụng ống hút nhựa nhưng mọi người vẫn đang sử dụng. Trong các lớp học, vẫn rất nhiều ống hút và chai nước. Em nghĩ rất khó để làm theo, bởi khi mua nước uống thì người bán vẫn sử dụng những vật liệu này. Từ trường học tới đời sống hiện nay ở đâu cũng sử dụng chai, ống hút nhựa” – Dung quả quyết.

Một sinh viên năm thứ 3 (khoa Đào tạo đặc biệt) cũng cho rằng để thực hiện quy định trên diện rộng hơi khó. “Rõ ràng đây là việc thân thiện với môi trường nhưng sẽ có bất lợi. Sinh viên không thể khi nào cũng nhớ để cầm theo chai nước, hơn nữa mua chai nước ở ngoài sẽ tiện hơn là mang theo”- em cho hay.

Tuy nhiên, nữ sinh này khẳng định sẽ cố gắng thực hiện quy định, bởi từ lâu em đã hạn chế sử dụng ông hút, chai nhựa ở ngoài. “Em đã có ống hút riêng cho mình để thân thiện môi trường hơn".

Sinh viên Ngọc Quyến, sinh viên lớp Luật - Kinh tế, nhìn nhận đây là việc tốt. Tuy nhiên "nói ra rất dễ, thực hiện thì không đơn giản, bởi ai cũng nghĩ mua chai nhựa, ông hút ở ngoài sẽ tiện và đơn giản”.

Quyến mới nghĩ đến việc sẽ hạn chế sử dụng chai, ông hút nhựa chứ chưa thể dừng ngay. “Em cần thời gian để thực hiện việc này. Bạn bè của em cũng vậy".

Cùng nhận định việc không sử dụng chai, ống hút nhựa sẽ rất tốt cho môi trường, giảm số lượng rác thải, Bảo Ngọc - sinh viên năm 3 thông tin, hiện nay nhiều bạn trong lớp đã bắt đầu mang chai nhựa hoặc chai thủy tinh có thể sử dụng được nhiều lần tới trường. Với nữ sinh này, lâu nay đi học vẫn mang chai nước để uống vì tiện lợi vừa sạch sẽ. Em cũng tự làm những chai nước detox để bảo vệ sức khỏe.

Giảng viên: Từ lâu tôi đã không sử dụng ống hút và chai nhựa

Theo cô Nguyễn Thị Diệu Linh, Giảng viên kiêm Phó phòng Công tác sinh viên, quy định mới của nhà trường chỉ để thúc đẩy hoạt động hạn chế sử dụng chai, ống hút nhựa vì thực tế giảng viên đã tự trang bị cho mình một chai nước cá nhân, không phải tới lúc trường có quy định mới áp dụng. 

{keywords}
Cô Nguyễn Thị Diệu Linh, Giảng viên kiêm Phó phòng Công tác sinh viên: Quy định này chỉ để thúc đẩy còn giảng viên đã không dùng ống hút, chai nhựa...

“Tôi đã thực hiện từ lâu và không cảm thấy bất tiện hay khó khăn gì”- cô Linh nói. Không chỉ ở trường, ở nhà cô cũng không sử dụng túi nhựa, ống hút nhựa.

“Tôi sử dụng túi vải nhưng bất tiện là nó thường hay bị ướt nên dễ rã. Ngoài ra tôi cũng có một bình nước mang theo khi đi làm. Niềm vui của tôi là sưu tập rất nhiều bình để sử dụng nên khi đi dạy hoặc đi chơi đều mang theo. Khi mua đồ ăn sáng, tôi cũng đưa hộp của mình để người bán bỏ thức ăn vào và thấy cũng thấy tiện”- cô Linh kể.

Cô Linh cho rằng để thực hiện không sử dụng chai, ống hút nhựa, đầu tiên người dùng cần biết từ chối. Khi người dùng nói không thì bên cung cấp sản phẩm sẽ phải suy nghĩ lại. Dẫn chứng từ trường hợp của mình cô Linh kể rằng: “Khi tôi khi cầm hộp để mua thức ăn người bán từng rất ngạc nhiên. Ý của họ là cầm sẵn hộp của họ thì tiện hơn. Lúc đầu, họ cũng khí chịu nhưng lâu dần thành quen. Sau này khi thấy tôi dừng xe người bán sẽ biết ra lấy hộp để đựng thức ăn”

Về khuyến khích sinh viên thực hiện, ở vai trò giảng viên cô Linh, cho hay trong những môn học đã có phần sinh viên chọn sản phầm tùy ý và làm đề tài trên sản phẩm đó. Giảng viên luôn định hướng sinh viên chọn sản phẩm thân thiện môi trường như ống hút tre, cốc tre, hộp làm từ bã mía hay vật dụng từ vải…Khi sinh viên trình bày sẽ nói rõ tại sao chọn sản phẩm thân thiện môi trường, thông điệp là gì…như vậy là vừa học vừa thực hành.

Cuộc “cách mạng” trị giá 90 triệu

Ông Vũ Hữu Đức, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Mở TP.HCM, khẳng định từ lâu cán bộ giảng viên của trường đã có phong cách: "Nếu đi hội nghị uống không hết chai nước thì cầm về để tránh phí nước, nay sẽ cầm không phải vì nước nữa mà vì cái vỏ đựng".

Theo ông Đức, không sử dụng chai nước, ống hút nhựa không phải là hành động trước mắt mà trường hướng tới hành vi lâu dài.

Thứ nhất, hành vi này xuất phát từ nhận thức – người dùng, hiểu được tác hại ghê gớm của chai nhựa, ống hút nhựa. Thứ hai, chính thầy cô sẽ làm gương, khi vào lớp mang theo chai nước và nói với sinh viên để tạo cho các em thói quen. Thứ ba, cá nhân phải từ bỏ thói quen thuận lợi tiện cho mình nhưng có hại cho người khác, do vậy trường sẽ đưa điều này vào bộ quy tắc ứng xử. Thứ 4 ở phía quản trị nhà trưởng bảo đảm thực hiện dễ dàng do vậy sẽ trang bị nguồn nước, cung cấp chai nước sử dụng lâu dài cho cán bộ giảng viên.

{keywords}
Ông Vũ Hữu Đức, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho hay kinh phí để thực hiện khoảng 90 triệu đồng

Mỗi giảng viên Trường ĐH Mở được trang bị một bình nước sử dụng lâu dài. Các nhân ở các phòng ban được tặng một cái ly. Nguồn kinh phí mua bình và ly khoảng 90 triệu đồng. "Tôi nghĩ đây là kinh phí hợp lý, không quá tốn kém"- ông Đức nhìn nhận.

Đối với sinh viên theo ông Đức nhà trường sẽ cung cấp nguồn nước uống, đồng thời sẽ dùng biện pháp tuyên truyền.

Trước ý kiến việc làm hay nhưng sẽ khó thực hiện, ông Đức khẳng định sẽ thực hiện được, bởi đây là ý kiến của sinh viên và giảng viên.

“Chính họ viết thư cho tôi và nói rằng, thầy ơi phải làm thế này nên tôi mới đưa ra ban giám hiệu để bàn bạc. Chúng tôi quyết tâm rất cao nên chắc chắn sẽ làm được".

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM cho hay, ở góc độ vĩ mô, ông mong nhà nước có những chính sách hỗ trợ (vì không thể cấm) người dân không dùng chai nhựa như giảm thuế, phí, còn cộng đồng người dân tự ý thức, cân nhắc khi sử dụng.

Cũng theo vị phó hiệu trưởng,  không chỉ ở trường, gia đình ông từ lâu đã không dùng chai nhựa, ống hút .

"Trừ trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải dùng thì mới dùng.Tôi và bà xã đi làm đều bỏ chai nước vào balo. Vì vậy mong xã hội có nhiều loại sản phẩm thân thiện như bao bì, chai, ống hút bằng giấy hoặc chất thân thiện môi trường để người dân sử dụng”- ông nói.

Cuộc cự cãi ở nhà sách

Một câu chuyện vui được cô Linh kể là người em gái của mình đã từ chối sử dụng túi nilon khi nào nhà sách.

"Em tôi khăng khăng nói với nhân viên tính tiền rằng chỉ mua 2 quyển sách, không cần bỏ túi nilon. Họ tính tiền còn em cầm ra cho vào giỏ là được. Nhưng phía nhà sách nhất quyết không chịu. Theo quy trình, họ bỏ vào túi nilon, sau đó lấy biên lai ghim lại. Hai bên xảy ra cự cãi, cuối cùng nhân viên nhà sách cũng nhượng bộ. Nhân viên khi tính tiền đã cầm hai quyển sách lên nói với anh bảo vệ của họ rằng: “Anh bảo vệ, chị này không dùng “bao”- (túi nilon - PV) nhé”. Lúc đó, nhiều người quay lại ngạc nhiên và cười ồ, còn em thì thản nhiên cầm hai quyển sách ra bỏ giỏ xe mang về” - cô kể.

 

 

Lê Huyền

Huy chương vàng Thế vận hội làm từ rác thải

Huy chương vàng Thế vận hội làm từ rác thải

Theo Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, tất cả các huy chương kim loại sẽ được từ tái chế chất thải điện tử.

">

Không sử dụng chai, ly bằng nhựa: Cuộc “cách mạng” 90 triệu từ trường đại học

友情链接