- Dù chưa từng thừa nhận đang tìm hiểu nhau, nhưng cả Cường Đô la và Đàm Thu Trang có những hành động khiến dư luận tò mò về mối quan hệ tình cảm.
  • Cường Đô La và Đàm Thu Trang đồng loạt chia sẻ 'đã đính hôn'" />

    Tin sao Việt 27/09: Cường Đô

    Công nghệ 2025-04-22 06:27:14 9
    1.  - Dù chưa từng thừa nhận đang tìm hiểu nhau,ệtCườngĐôbayern đấu với leverkusen nhưng cả Cường Đô la và Đàm Thu Trang có những hành động khiến dư luận tò mò về mối quan hệ tình cảm.
    2. Cường Đô La và Đàm Thu Trang đồng loạt chia sẻ 'đã đính hôn'
      本文地址:http://web.tour-time.com/html/085a699429.html
      版权声明

      本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
      本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

    全站热门

    Nhận định, soi kèo Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4: Bước ngoặt của cuộc đua top 5

    Một đời tảo tần

    Cứ mỗi độ đông về rét mướt, lại đến ngày giỗ mẹ kính yêu (8/11 Âm lịch).

    Mẹ tôi, 1 phụ nữ nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh, SN 1941 tại vùng quê chiêm trũng, thôn Đại Đồng, xã Liên Hòa, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). 

    Sau đó, ông bà ngoại chuyển cả nhà lên sinh sống ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. 

    {keywords}
    Bố mẹ và mấy chị em tôi lúc còn nhỏ.

    Năm 1956, tuổi 15, mẹ trở thành 1 thiếu nữ duyên dáng, tinh khôi. Nhưng rồi vâng lời bố mẹ về cuộc hôn nhân sắp đặt, mẹ trở thành vợ của chàng trai 19 tuổi, đẹp nhất làng Đại Đồng (Phú Xuyên) khi ấy. 

    Từ việc chỉ quen với phố xá đông vui náo nhiệt, đèn điện rực sáng khắp nơi, hàng ngày đi học và vui chơi múa hát, về nhà ngồi học thêu do bố mình hướng dẫn, thì nay mẹ trở thành 1 cô gái thôn quê đích thực, làm dâu trong gia đình thuần nông.

    Mẹ dần làm quen rồi thành thạo từ việc nhà như xay lúa, giã gạo, bế em đến việc đồng áng như cấy gặt, chăn trâu, cắt cỏ, tát nước, kéo vó tôm, mò cua, bắt ốc, …

    Nhưng dù công việc vất vả, mưa nắng dãi dầu thế nào mẹ vẫn luôn vui vẻ hòa nhập, tận tụy, chăm chỉ vì bên cạnh mẹ luôn có người chồng hết lòng yêu thương, cùng gánh vác trách nhiệm.

    Mẹ yêu chồng, yêu gia đình nhà chồng. Tính nết mẹ hiền hòa, thơm thảo nên mẹ được chồng, bố mẹ chồng, các em và họ hàng vô cùng ưng ý và yêu thương.

    Thời gian cứ êm đềm trôi đi như thế, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn người vợ trẻ ở quê vẫn luôn đong đầy tình cảm nhớ thương bố mẹ và các em mình, lòng bồi hồi khi nhớ về những ký ức tươi đẹp của tuổi mới lớn chưa xa.

    Thấy vợ mình vất vả việc nhà nông ở thôn quê và nỗi buồn xa bố mẹ, đầu năm 1958, bố xin phép ông bà nội cho 2 vợ chồng lên Thủ đô sinh sống cùng với bố mẹ vợ, đồng thời kiếm tìm 1 tương lai rộng mở hơn cho gia đình nhỏ của mình.

    Sau 1 thời gian khảo sát, bố chọn nghề hớt tóc tại hè phố Ô Chợ Dừa. Với hình thức đẹp, nụ cười duyên khoe chiếc răng khểnh, lại khéo tay khéo nói nên bố rất đông khách. Còn mẹ thì làm công việc nhà và phụ giúp bà ngoại buôn bán nhỏ những mặt hàng thực phẩm như mớ rau, con cá, lạng tôm, cùng với các loại bánh trái, mua đầu chợ, bán cuối chợ. Từ những công việc ấy, 2 vợ chồng bước đầu cũng có 1 chút thu nhập nhưng chủ yếu vẫn phải dựa vào ông bà ngoại nuôi dưỡng.

    Đến tháng 12/1958, khi tròn 17 tuổi, mẹ sinh con gái đầu lòng đặt tên Thanh Xuân để mong sao cuộc đời con gái sau này luôn gặp may mắn và tươi trẻ như mùa xuân.

    Đầu năm 1959, bố nhập ngũ, trở thành anh bộ đội xa nhà. Nhưng đến năm 60, bố bị gãy xương bả vai trong khi đang làm nhiệm vụ nên quân đội cho bố xuất ngũ và được sắp xếp vào làm việc tại UBND quận Đống Đa. Tháng 11/1960, mẹ sinh con gái thứ 2 đặt tên Thu Lan, tên của 1 loài hoa quý. 

    Đến tháng 8/1963, mẹ sinh con trai út đặt tên Xuân Thanh, tên gọi thể hiện sự mạnh mẽ và kết nối với tên chị gái Thanh Xuân. 

    Khi các con lớn hơn 1 chút, mẹ đi học bổ túc văn hóa để có trình độ văn hóa cấp 3. Tốt nghiệp, bố xin cho mẹ vào làm cơ quan Nhà nước.

    Nơi đầu tiên mẹ làm là xí nghiệp quản lý nhà, đi thu tiền thuê nhà của các gia đình. Một thời gian sau mẹ được điều động về phụ trách công tác tổ chức của Trường Đào tạo cô nuôi dạy trẻ, 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em Hà Nội.

    Tiếp nối về sự nghiệp của bố, năm 1981, bố được phân công làm Trưởng phòng kiêm Đội trưởng quản lý thị trường. Từ năm 1997, bố giữ chức Chánh thanh tra Sở và Hội thẩm Tòa án nhân dân Hà Nội 2 nhiệm kỳ cho đến khi nghỉ hưu.

    {keywords}
    Ảnh mẹ lúc 41 tuổi

    Cả quá trình công tác của bố và mẹ trong những năm đầu sự nghiệp như thế nhưng với đồng lương ít ỏi, thời kỳ bao cấp muôn vàn khó khăn thiếu thốn, cuộc sống vẫn không đủ miếng cơm, manh áo, lại còn việc học hành của các con, nên không còn con đường nào khác là "phải tự cứu mình trước khi trời cứu". Vì vậy mẹ bắt tay vào việc làm thêm ngoài giờ.

    Đầu tiên mẹ nuôi gà tây, nuôi thỏ để bán, rồi nhận may gia công, đan áo len thuê. Mẹ vừa đan vừa hướng dẫn 2 con gái cùng đan nhưng chỉ có Thu Lan là khéo tay và chăm chỉ giống mẹ, còn tôi thì vừa ngại vừa vụng nên đan rất chậm và xấu, mẹ gần như phải tháo ra đan lại mất nhiều thời gian. Cuối cùng mẹ không khiến tôi đan nữa (lúc đó tôi rất thích nhưng sau này khi đã làm mẹ, tôi thấy ân hận và thương mẹ mình vô cùng).

    Rồi những công việc làm thêm ấy, thu nhập cũng chẳng được là bao. Không biết được ai giới thiệu, mẹ lại đi cất buôn bánh mì trực tiếp ở lò bánh rồi mang tận vào thị xã Hà Đông (tỉnh Hà tây cũ) giao cho các hàng bán lẻ. Việc phải đi xa như vậy là do những quy định lúc bấy giờ, CBCNV Nhà nước không được buôn bán, làm kinh tế tư nhân. Nếu bị phát hiện sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp.

    Đến năm 1986, khi mẹ 45 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu non theo chế độ, mẹ làm thủ tục nghỉ hưu để tập trung thời gian vào công cuộc mưu sinh, lao động, dịch vụ kiếm đồng tiền được nhiều hơn, lo cho các con có cuộc sống tốt hơn.

    Mẹ vẫn đi giao bánh mì, lại thêm bánh quẩy, bánh rán cho các hàng nước (3 chị em tôi, kể cả khi 2 chị em gái đã có gia đình riêng và em Thanh học ĐH Luật ở Liên Xô về cũng đi giao bánh phụ mẹ trong 1 thời gian dài). Rồi mẹ nghiên cứu thêm thị trường tiêu dùng, đi mua các loại quạt điện, các loại tủ lạnh (phổ biến nhất là loại xaratop) đã cũ hỏng về thuê thợ sửa chữa động cơ hoặc thay lốc, làm mới lại rồi đem bán với giá cao hơn.

    Nhưng dù vất vả lao động kiếm tiền, lo toan cuộc sống vật chất và việc học hành của các con nhưng bố mẹ vẫn luôn chú trọng đến đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, dành thời gian đưa các con đi thưởng thức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Hàng tuần cứ đến tối thứ 7, bố mẹ lại đưa chúng tôi đi xem, lúc thì vở kịch nói, vở chèo hay 1 vở cải lương, hoặc xem phim, xem múa rối, xem xiếc.

    Mấy mẹ con lại có chung sở thích là cứ đến 10h mỗi tối, nghe chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam và đặc biệt ngưỡng mộ giọng ngâm của nghệ sỹ Trần Thị Tuyết.

    Sáng Chủ nhật, mẹ mua sắm đủ các loại bánh mì, bánh ngọt, pate, thịt hộp, hoa quả, nước uống để cả nhà đi chơi công viên Thống Nhất, vườn Bách Thảo, rồi đi thăm quan phố xá, Hồ Gươm, ăn kem Tràng tiền, đi thăm viện bảo tàng, sinh hoạt nhà văn hóa thiếu niên thành phố hoặc thăm ông bà ngoại, về quê thăm ông bà nội và họ hàng.

    Cứ thế theo thời gian, bằng sự miệt mài lo toan, bươn chải kiếm từng đồng tiền của mẹ cùng với sự nghiệp phát triển của bố, cuộc sống gia đình dần ổn định và được cải thiện. Nhà tôi đã mua được ti vi đen trắng, xe đạp phượng hoàng, sắm thêm nội thất...

    Năm 1992, bố lại được thành phố phân 1 mảnh đất chia lô ở ngõ 91 phố Nguyễn Chí Thanh, bố mẹ xây lên 3 tầng và chuyển về ở cho đến cuối đời.

    Tình yêu của mẹ

    Cả cuộc đời mẹ, tình yêu đối với bố là sự thủy chung, ngưỡng mộ và niềm tự hào. Bố đẹp trai, phong độ, tài ăn nói thu hút, hùng biện giỏi. Trong đầu bố đầy ắp những áng văn hay, những vần thơ đẹp, những câu tục ngữ ca dao ý nghĩa, những tích xưa chuyện cũ.

    Bố là "fan" ruột của sách truyện lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc, say mê đồ gốm sứ, đồ trang trí truyền thống, đặc biệt yêu thích cỏ cây hoa lá. Giọng hát bố truyền cảm, vũ đạo đẹp (bố đã từng giành giải Đôi giày vàng của 1 cuộc thi nhảy).

    Bố lại công tác trong môi trường quản lý văn hóa nghệ thuật, xung quanh toàn giới văn nghệ sỹ với tâm hồn bay bổng, lãng mạn, bên cạnh luôn có những bóng hồng xinh đẹp (bố đã vài lần đưa các đoàn người đẹp Thủ đô sang nước bạn Trung Quốc thi hoa hậu).

    Nhưng với mẹ và gia đình, bố chưa bao giờ vơi đi niềm tin, tình yêu và trách nhiệm. Bố càng say sưa công việc, mẹ càng ngưỡng mộ và ủng hộ, càng vun vén cửa nhà, chăm lo nuôi dạy con cái để bố yên tâm phát triển sự nghiệp.

    Tôi nhớ mãi năm 1971, thời kỳ bố phụ trách công tác phát triển thư viện. Hàng tuần, Thư viện Hà Nội (ở phố Bà Triệu) tổ chức giới thiệu 1 cuốn sách hay và ý nghĩa hoặc tác phẩm văn học tiêu biểu phục vụ độc giả Thủ đô.

    Vào 1 buổi tối như thế, bố đưa mấy mẹ con đến nghe bố giới thiệu cuốn sách nói về người anh hùng Nguyễn Hoàng Tôn (tôi không còn nhớ tên tác giả). Trong hội trường cả trăm người ngồi dưới lặng im phăng phắc nghe bố nói. Bố giới thiệu sách chính trị mà như đang diễn thuyết về 1 tác phẩm văn học nghệ thuật hấp dẫn.

    Giọng nói ấm áp, truyền cảm; diễn đạt hùng biện nhưng vẫn dễ hiểu, phân tích nổi bật hình tượng nhân vật, làm dâng lên niềm tự hào và ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho độc giả, thỉnh thoảng hội trường lại vang lên những tràng pháo tay nồng nhiệt dành tặng bố.

    Tôi quay sang nhìn mẹ, thấy mẹ lặng người nghe bố nói như nuốt từng lời, đôi mắt rưng rưng vì ngỡ ngàng và cảm phục người chồng thân yêu của mình, rồi mẹ nói với các con: mong sao sau này có con nào đi theo được nghề của bố. Nhưng rồi cuối cùng không có con nào theo cả.

    Con gái lớn giữ 1 chức danh cấp vụ trong ngành Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, con gái thứ thì theo nghề kế toán (nay đều đã nghỉ hưu), con trai út học luật quốc tế ở Liên Xô vẫn đang công tác và giữ 1 vị trí quan trọng trong ngành Hàng không. Khi bố mẹ còn sống đã rất hài lòng, yên tâm và hãnh diện vì sự nghiệp của các con mình.

    Khi bố được nghỉ hưu, bố mẹ từng ngày, từng tháng, từng năm luôn trọn vẹn bên nhau, sống 1 cuộc sống bình dị và vui với hạnh phúc của từng gia đình nhỏ của các con.Vợ chồng em trai út luôn tận tụy chăm sóc bố mẹ, thường xuyên đưa bố mẹ đi thăm quan du lịch, nghỉ dưỡng ở nhiều nơi, tận hưởng niềm vui tuổi già.

    Đến năm 2004, bố bị tai biến, mẹ lại cùng các con hết lòng chăm sóc, đưa bố đến những cơ sở điều trị tốt nhất để cứu chữa. Dần dần bố hồi phục được phần nhiều, vẫn yêu đời, lạc quan và sáng suốt như xưa. Rồi 2 ông bà hàng ngày lại đưa nhau ra công viên hồ Thành Công gần nhà để tập thể dục, phục hồi chức năng, hưởng không khí thiên nhiên, đón những tia nắng ban mai buổi sáng hay ngắm giọt nắng chiều nhẹ buông phía cuối hồ. Cùng nhau ôn lại chuyện ngày xưa, chuyện gia đình con cái, cháu chắt. Cao hứng ông lại xuất khẩu 1 vài câu thơ tặng bà, bà hiền hậu nhìn ông. Cả 1 quá khứ dài đằng đẵng bao năm chỉ còn lại niềm vui và sự bình yên.

    Cả cuộc đời mẹ đã cùng với bố xây dựng một gia đình yên ấm, bình dị, cùng nhau nuôi dạy các con khôn lớn, khỏe mạnh, được học hành. Theo truyền thống gia đình hai bên nội ngoại, ông bà làm tấm gương cho bố mẹ, bố mẹ lại làm tấm gương để các con noi theo và giáo dục chúng con trở thành những người sống lương thiện, biết đùm bọc sẻ chia, có lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, chân thành và trọn vẹn nghĩa tình. 

    Đối với gia đình 2 bên nội ngoại, mẹ là người con tuyệt vời, vô cùng hiếu thảo, tận tụy, hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ 2 bên. Mẹ được họ hàng, anh em, bạn bè vô cùng yêu quý và trân trọng.

    {keywords}
    Mẹ và con gái

    Năm 2010, mẹ lâm trọng bệnh 1 thời gian rồi ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bố và chúng con, các cháu và gia đình. Trong giờ phút chia xa cuối cùng ấy, bố đã tiễn biệt mẹ bằng 1 bài thơ tự tay bố viết, trong đó có 4 câu đã nói lên tất cả cuộc đời và con người của mẹ:

    Suốt đời nhường nhịn sẻ chia

    Chồng con cháu chắt họ hàng gần xa

    Nghĩa nhân lan tỏa mọi nhà

    Ngàn năm thơm thảo vẹn toàn em ơi.

    Đến năm 2012, bố thân yêu cũng đã rời xa chúng con để về với người vợ tào khang và ông bà tổ tiên.Thế là bố mẹ lại bên nhau sum họp nơi bồng lai tiên cảnh.

    {keywords}
    Bố mẹ tôi

    Giỗ mẹ năm nay, con gái đầu lòng của bố mẹ viết những dòng tâm huyết để ghi tạc công lao trời bể của bố mẹ. Cầu mong trên trời cao, bố mẹ nở nụ cười mãn nguyện và yên tâm về chị em chúng con.

    Thanh Xuân

    Ngày tôi đến hỏi vợ và cuộc 'thẩm vấn' thót tim của bố

    Ngày tôi đến hỏi vợ và cuộc 'thẩm vấn' thót tim của bố

    Đang ngủ, nghe tiếng gọi giật, tôi choàng tỉnh và nhìn thấy bố vợ tương lai đang tốc màn đứng ngay đầu giường, khuôn mặt lộ vẻ giận dữ.

    ">

    Mẹ tôi, người đàn bà một đời tần tảo, bình dị, thủy chung

    'Ngạt thở' vì mẹ chồng quá… yêu con dâu!

    Nhận định, soi kèo Lecce vs Como, 20h00 ngày 19/4: Trụ hạng thành công

    'Ngạt thở' vì mẹ chồng quá… yêu con dâu!

    Chỉ ước bán được 9 ly chè/ngày

    Vừa qua, cộng đồng mạng lan truyền câu chuyện xúc động về ông bán chè tên Nhơn. Mỗi ngày, ông Nhơn chỉ nấu 9 ly chè đậu xanh rồi chở ra ngã tư Cách Mạng Tháng Tám- Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3, TP.HCM) đứng bán để mưu sinh.

    Tuy vậy, không ngày nào ông bán hết số chè trên. Nhiều hôm, ông bán không được một nửa số chè đã nấu và phải chở ngược về nhà, ăn thay cơm. Câu chuyện trên được một cô gái phát hiện, đăng tải lên mạng xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của mọi người.

    Ngay sau đó, “quán chè dã chiến” của ông bất ngờ đông khách. Thậm chí, dù đã nấu gấp 4 lần những ngày trước đó, ông vẫn không có đủ chè để phục vụ thực khách. Chỉ trong 1 giờ đồng hồ, ông đã bán hết veo 36 ly chè đậu xanh mới nấu.

    {keywords}
    Ông Nhơn và xe chè đậu xanh của mình trong lần xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người xúc động.

    Người đàn ông trong câu chuyện trên là ông Bùi Trung Nhơn (56 tuổi, Quận 3, TP.HCM). Ông Nhơn chỉ mới bán chè đậu xanh được khoảng 2 tháng nay. Trước đó, vợ chồng ông bán đồ chơi trẻ em trên vỉa hè để nuôi thân và 2 người con ăn học.

    Thế nhưng, ba năm trước, vợ ông lâm trọng bệnh rồi qua đời. Vợ mất, ông cũng hết duyên với nghề buôn bán đồ chơi trẻ em. Ông buôn bán ế ẩm đến độ phải vay mượn để có tiền trang trải.

    Không thể vực dậy cái nghề đã gắn bó 18 năm, ông đau đớn đề nghị 2 con nghỉ học vì không có tiền đóng học phí. May thay, trong lúc thắt ngặt, bà con của ông kịp thời giúp đỡ. Họ thay ông đóng học phí cho 2  con.

    {keywords}
    Những ngày trước đó, ông chỉ dám nấu và bán đúng 9 ly chè/ngày.

    Dẫu vậy, ông vẫy chạy ăn từng bữa. Mùa dịch, ông càng khốn khó, phải vay đầu này đắp đổi đầu kia. Nhận thấy không thể gắn bó thêm với nghề bán đồ chơi, ông quyết định nấu chè đậu xanh để bán.

    Chưa từng một lần nấu món chè tưởng chừng đơn giản và gần gũi này, ông vẫn tự tin mua đậu xanh về chế biến. Thế nhưng, suốt trong 99 ngày, ông chỉ nhận về những thất bại. Chè đậu ông nấu lúc nát, lúc sống, lúc lại khô khốc, không mùi, không vị…

    Đến ngày thứ 100, ông Nhơn bắt đầu tìm ra công thức nấu chè đậu xanh của riêng mình. Ông kể: “Việc ngâm đậu cũng khiến tôi mất nhiều thời gian thử nghiệm”.

    {keywords}
    Ông từng ước ao có thể bán hết 9 ly chè/ngày nhưng chưa một lần thành công.

    “Sau cùng, tôi nhận ra rằng, phải ngâm đúng 60 phút, hạt đậu xanh mới nở đủ độ. Khi nấu lên, hạt đậu mềm, dẻo, giữ được vị bùi, ngọt tự nhiên”, ông nói thêm.

    Đậu sau khi ngâm được ông đổ vào thau và dùng tay trộn, bóp 80 cái. Sau đó, ông đổ nước sạch vào rồi nghiêng thau cho các chất bẩn, rác trôi ra.

    Sau đó, ông đổ đậu đã được làm sạch vào nồi nấu với một lượng nước nhất định. Suốt quá trình nấu đậu, ông luôn đậy vung và chỉ nấu với lượng nước này, tuyệt đối không đổ thêm hoặc chắt nước bớt ra.

    Lo lắng vì khách quá đông

    {keywords}
    Sau khi được cộng đồng mạng biết đến, chỉ trong 1 giờ đồng hồ, ông đã bán hết 36 ly chè tự nấu.

    Quá trình ước lượng lượng nước nấu đậu xanh của ông khá phức tạp. Ban đầu, ông Nhơn cứ đổ nước tùy ý vào nồi để nấu đậu. Sau những lần như thế đậu thường quá nát hoặc chưa đủ độ chín, độ mềm, dẻo cần thiết.

    Cuối cùng, sau 100 ngày với 11 lần thất bại, ông cũng tự tìm ra được công thức canh lượng nước nấu đậu xanh cho riêng mình. Để tìm ra công thức, ông đổ đậu vừa được nấu ra rổ đặt trên một cái thau.

    Lúc này, nước trong đậu sẽ nhỏ xuống thau bên dưới. Nếu lượng nước trong thau được 2/3 chén ăn cơm là đậu chín đạt chuẩn. Nếu lượng nước này ít hơn con số trên, hạt đậu xanh sẽ không đủ độ mềm. Nhiều hơn, đậu sẽ chín quá, không còn vị ngọt, béo tự nhiên.

    {keywords}
    Ly chè được ông nấu từ những hạt đậu xanh theo công thức của riêng mình.

    Ông cứ căn vào lượng nước này để thêm hoặc bớt nước khi bắt đầu nấu đậu. Cuối cùng, công thức trên giúp ông có được món chè có thành phần chính là những hạt đậu xanh chín dẻo, ngọt, thơm, bùi.  

    Công đoạn cuối cùng trong món chè nấu theo công thức riêng của ông Nhơn là chế biến nước đường. Việc này cũng khiến ông “đau đầu”. Pha chế, nấu đến lần thứ tư, ông mới có được loại nước đường trong vắt, ngọt dịu.

    Ly chè thành phẩm sẽ có đậu xanh, rong biển, nước đường, nước cốt dừa, vài giọt dầu dừa và đá lạnh. Khi ăn, chè có độ ngọt rất dịu, vị bùi tự nhiên của đậu xanh, vị béo của nước cốt dừa, thanh mát từ rong biển và hương đậu hòa quyện cùng mùi dầu dừa.

    {keywords}
    Để có được lọ nước đường trong vắt và có độ ngọt dịu, không gắt cổ, ông Nhơn phải trải qua 4 lần thất bại.

    Mỗi ly chè, ông bán với giá 15.000 đồng. Bởi, trong mỗi công đoạn chế biến, ông Nhơn luôn tỉ mẩn từng chút một. Ông luôn khát khao mỗi người sau khi ăn ly chè của mình lần đầu sẽ quay lại ăn lần thứ hai.

    Thế nhưng, suốt gần 2 tháng, ông Nhơn chỉ dám nấu đúng 9 ly chè và chưa bao giờ bán hết số chè đã nấu. Đến ngày 8/12, sau khi được cộng đồng mạng “giải cứu”, xe chè của ông luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

    {keywords}
    Ông cũng có bí quyết riêng trong việc chế biến rong biển, một thành phần không thể thiếu trong ly chè đậu xanh.

    Đông khách một cách bất ngờ khiến ông choáng ngợp rồi trở nên lo lắng. Ông chia sẻ: “Tôi rất vui vì được nhiều người ủng hộ. Cô gái quay clip và giới thiệu xe chè của tôi đến cộng đồng mạng nói tôi nấu 100 ly chè để mọi người mua”.

    “Thế nhưng, dù đã cố gắng hết sức, tôi cũng chỉ nấu được 36 ly/ngày. Xe chè được nhiều người ủng hộ tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì có thêm thu nhập nhưng tôi lo lắng và buồn vì chưa thể nấu nhiều chè, bán hết cho những người thương mình”, ông nói thêm.

    Bài, ảnh: Nguyễn Sơn

    Ông lão vá xe đêm xúc động vì lần đầu được người dưng tặng áo, cho tiền

    Ông lão vá xe đêm xúc động vì lần đầu được người dưng tặng áo, cho tiền

    Nhận chiếc áo ấm cùng số tiền nhỏ từ nhóm bạn trẻ, ông lão vá xe đêm rưng rưng xúc động. Sống cơ cực đến gần hết đời người, đây là lần đầu tiên ông được người dưng tặng áo, cho tiền.

    ">

    Ông chú ngày chỉ dám bán 9 ly chè lo lắng sau khi bất ngờ được ‘giải cứu’

    Biết vậy, nhưng cũng chẳng ai hơi đâu lên án hay trách cứ chị em nếu họ có "đàn bà tính". Vai trò, thiên chức, trách nhiệm phải tổ chức, cất đặt từng li từng tí, tỉ mẩn vun vén cho tổ ấm mặc định họ được quyền như vậy. Thành thử, một khi các ông phạm phải "vùng" tính cách ấy, nhiều hay ít đều không tránh khỏi cái bĩu môi ngán ngẩm, chê bai... tầm thường.

    {keywords} 

    Mình em làm vợ được rồi!

    "Trăm bữa cơm như một, nếu không chê món này, chồng cũng bảo món kia phải chế biến "vầy nè, vầy nè" mới ngon. Đàn ông sao lại quá quan tâm đến chuyện ăn uống. Cái tính hay chê của chồng khiến tôi phiền lắm. Đơn cử, một bữa nghe anh quát con: "Nó bẩn thỉu, con không được chơi với nó". Hỏi, anh bảo con bé hàng xóm sang chơi, nhìn nó mũi dãi lòng thòng, đi chân đất dơ dáy nên không muốn con làm bạn. Tôi hỏi anh, vậy phải cho con chơi với người nào? Anh cao giọng: "Ít nhất phải người dạy cho con điều hay. Mình đã trầy trật chỉ bảo, con mới có thói quen mang dép, biết hỉ mũi, giữ quần áo sạch thì không thể để con chơi với bạn vệ sinh kém".

    Chưa hết, anh còn cực kỳ... nhiều chuyện. Có lần, anh đưa con ra ngõ chơi, lát sau quay vào, bảo: "Bà Tám ve chai, quanh năm lam lũ, vất vả, người gầy đét; hôm nay đi ăn cưới mặc cái váy sang trọng vẫn chẳng "cứu vớt" được; còn trông lạc điệu, kỳ kỳ sao đó". Tôi chỉ biết... há mồm.

    Cạnh nhà tôi là gia đình anh Thẩm sửa xe. Một trưa đang ngủ, chồng bị đánh thức bởi tiếng ồn. Bực mình, anh chạy sang mắng vốn, sau đó mang chuyện mách lên tổ dân phố. Vậy là hai nhà không ngó nhau. Tôi biết chồng quá đáng, muốn anh sang giảng hòa nhưng anh nhất định "tội gì phải hạ mình". "Chiến tranh lạnh" kéo dài đã nửa năm, chưa biết bao giờ chấm dứt.

    Người ngoài anh đã vậy, tôi thì khỏi nói. Quần áo vừa giặt xong, nếu không mang đi phơi liền bị anh nhăn nhó "để lâu nhàu đồ hết"; tôi quét nhà xong, thể nào anh cũng... quét lại. Bi kịch nhất, thi thoảng tôi dắt xe, anh sẽ... dòm dòm xem liệu bánh xe có giẫm lên đôi dép? Đàn bà quá phải không? Ngán ngẩm! Bao lần tôi nửa đùa nửa thật "ở nhà này, mình em làm vợ là được rồi"; nhưng tình hình vẫn chẳng khá hơn" - chị Ngọc Oanh, H.Củ Chi nói một hơi.

    Bần hơn đàn bà!

    "Còn tôi, hiện tại ý nghĩ muốn thoát khỏi ông chồng "bần hơn đàn bà" cứ lởn vởn trong đầu. Cuộc sống gia đình không đến nỗi, nhưng cách anh ứng xử với đồng tiền khiến tôi nghẹt thở.

    Chồng tôi thích đi chợ, nấu ăn. Phải chăng, thường phải chi tiêu từng chút một biến anh thành kẻ chi li, tính toán đến bần tiện? Có lần anh sai con: "Ra bà Liên mua cho ba nửa ký cà chua, phải là bà Liên nha". Khổ nỗi, cà chua thì mua đâu chẳng được; thằng nhỏ vừa về, anh lôi mấy quả cà ra càm ràm: "Con không nghe lời ba phải không?". Anh bảo, cà chua bà Liên ngon nhất chợ, trái mọng, vừa chín tới. Xong anh tuyên bố: "Chợ Cầu Mé này anh lạ gì ai, người nào bán gì ngon anh nắm hết. Cũng chẳng ai lạ gì anh mà dám bán thứ tệ hại". Chồng lạ gì ai thì tôi không biết, riêng khoản "ai lạ gì anh" thì tôi đã... mục sở thị.

    Hôm đó nhà có tiệc, cùng nhau đi chợ, thấy anh hùng hổ ngã giá mà tôi ái ngại vô cùng. "Cũng là dưa leo, sao hàng kia bán rẻ hơn của chị 500 đồng, bớt đi rồi tôi mua" - anh kỳ kèo. Người bán đáp: "Tôi biết tính anh mà, hàng tuyển anh mới ưng; bên đó rẻ nhưng anh vẫn bỏ sang tôi đó thôi". Hay, mỗi lần có người đến giao nước, thu tiền điện, tiền rác... nếu đưa dư tiền, anh sẵn lòng chờ thối, dù chỉ một ngàn đồng; ai quên, anh níu tay vặn hỏi, quy kết họ... gian.

    Riêng tôi, thi thoảng mua sắm vài thứ cho mình, như bộ váy dành ăn cưới mới đây, là gặp ngay cái nhíu mày khó chịu: "Sắp tới phải bóp miệng, bóp bụng may ra đủ ăn". "Cơn nghẹt thở" khiến tôi tức nước, vỡ bờ, có ý nghĩ muốn thoát khỏi anh, thoát khỏi tính bần tiện này. Cậu em vào công tác, vợ chồng tôi đến khách sạn thăm em. Tại đó, tôi "lạt miệng", mở bịch snack của khách sạn ra ăn, anh thấy vậy, nhăn mặt: "Coi giá đi, của khách sạn mà". Tôi chưa hết bẽ mặt thì bị nghe phán tiếp: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng là tính luôn những trường hợp như vậy đấy!". Không còn khả năng chịu đựng, tôi xin phép ra ngoài rồi đón taxi về" - chị Bích Vân, Q.Tân Phú kết thúc bài ca thán chồng trong tiếng thở dài.

    Sao mới đáng mặt đàn ông?

    Các ông chồng có hiểu cho nỗi chán nản chất chứa của các bà? Ai sống nổi nếu các ông "đàn bà tính" quá mức? Họa hoằn lắm, chị em chỉ có thể khép hờ mắt cho qua; hoặc tập thích nghi, sống chung với lũ. Nhưng, kiểu gì thì cuộc chung sống cũng dẫn đến bi kịch bởi những tính cách ấy như "vòng kim cô" trên đầu mỗi ngày một siết chặt; khi mà nó diễn ra hàng ngày, va chạm trong mọi sinh hoạt.

    Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, thời cuộc đã khiến chồng vợ ít nhiều "đổi vai" nhau. Đàn ông đi chợ, ngã giá hay giữ sổ thu chi là chuyện bình thường; nhất là khi xu hướng mới đòi hỏi người đàn ông hiện đại vừa có chỗ đứng trong xã hội mà vẫn chu đáo, biết lo toan, chăm sóc, thu vén cho gia đình. Nhiều ông còn cảm thấy hạnh phúc bởi được thể hiện tình thương yêu vợ con, ở sự lo toan vụn vặt, chi tiết, biết tiết kiệm, dành dụm từng đồng. Tội gì không để họ hạnh phúc? Lẽ đó, phụ nữ, nên chăng bớt bận tâm, xét nét đến những tiểu tiết của chồng - bởi sự xét nét đó cũng một cách tự thân chị em gián tiếp phô bày "đàn bà tính".

    Sau cùng, chẳng ông nào muốn mang những đặc tính mà "phe kia" còn muốn chối bỏ. Hai bên phải hiểu rằng, mọi sự đều có ngưỡng; mà, vợ chồng bao giờ chẳng canh lề, giữ lối cho nhau. Dưới đôi mắt tỉ mẩn, nhạy cảm có sẵn, các bà hãy là người góp ý, khuyên nhắc, động viên chồng trở về đúng vị thế, tư cách nếu thấy ông sa đà. Ngược lại, các ông tự kiểm kê, rà soát, xem ngó chính mình sao cho không chệch ray... tay đàn ông chính hiệu! Đừng để "đàn bà tính" - chẳng riêng gì các ông - ở thế không cứu chữa được, ngôi nhà như có hai bà vợ; sớm muộn cũng mất vui.

    (Theo Phunuonline)

    ">

    Chồng... đàn bà

    友情链接