Những bức thư cảm ơn của phụ huynh học sinh gửi đến thầy giáo Nguyễn Duy Trình, giáo viên trường Tiểu học Hùng Thành, huyện Yên Thành. |
Thầy giáo nhảy xuống giếng sâu cứu học sinh
Trong bức thư gửi Ban giám hiệu và các thầy, cô trường Tiểu học xã Hùng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vào những ngày cuối tháng 10/2019, ông Nguyễn Văn Phong (trú tại xóm Sơn Thành, xã Hùng Thành) bày tỏ: Năm 2009, con trai ông là Nguyễn Văn Lưu (học sinh lớp 3) không may bị rơi xuống giếng nước của nhà trường. Lúc đó, thầy Nguyễn Duy Trình (giáo viên dạy thể dục thể thao) phát hiện sự việc, đã không một chút chần chừ nhảy xuống giếng sâu cứu em Lưu thoát chết.
“Nhớ ơn thầy và nhà trường, gia đình tôi viết thư này xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ cháu Lưu thoát nạn. Rất mong nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ để thầy Trình luôn hoàn thành tốt công việc, xứng đáng người giáo viên nhân dân gương mẫu”, bức thư của ông Phong bày tỏ xúc động.
|
Giếng nước sâu hơn 6 mét, nơi thầy Trình cứu em Lưu thoát khỏi đuối nước 10 năm trước. |
Xúc động nhớ lại giây phút đó, em Nguyễn Văn Lưu (hiện đang học tại một trường dạy nghề ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay: “Ngày ấy là mùa đông, trời rất lạnh. Khi em đứng ở thành giếng múc nước để tưới cây, do chiếc đài (gàu múc – PV) nặng nên kéo cả người em xuống giếng. Rất may sau đó em được thầy giáo Nguyễn Duy Trình cứu vớt”.
“Em cảm ơn thầy vì ngày xưa đã không quản ngại nguy hiểm đã lao xuống giếng nước giữa mùa đông lạnh giá để cứu em. Em cũng mong muốn với những đóng góp của mình, thầy sẽ sớm được vào biên chế trong ngành giáo dục”, em Lưu chia sẻ.
Nói về trường hợp cứu em Lưu thoát khỏi đuối nước, thầy Nguyễn Duy Trình cho biết: Tôi rất bất ngờ và xúc động về bức thư của gia đình em Lưu, vì thời gian đã qua 10 năm rồi.
|
Thầy Trình luôn dành tình yêu mến rất lớn với các thế hệ học trò. |
Thầy Trình kể lại: “Tháng 12/2019, trong lúc đang giảng dạy ở nhà trường, tôi nghe thấy các em học sinh kêu cứu thất thanh vì có bạn rơi xuống giếng nước. Chạy ra tới nơi tôi thấy em đã chìm hẳn, không kịp cởi quần áo tôi nhảy xuống ầm xuống giếng để cứu vớt em ấy lên ở độ sâu khoảng 3-4m”.
“Khi đưa được lên trên, người em Lưu đã tím tái nhưng rất may vẫn đang còn thở. Tôi cố gắng dốc người em ấy cho nước chảy ra và tiến hành sơ cứu tại chỗ. Sau đó, em được đưa xuống phòng y tế để lau khô, thay quần áo, rất may em đã tỉnh táo và bình phục trở lại”, thầy Trình nhớ lại.
|
Thầy giáo Nguyễn Duy Trình kể lại những giây phút cứu học sinh, sinh viên thoát khỏi đuối nước với PV Infonet. |
Đến cứu sinh viên thoát khỏi lưỡi hái tử thần
Mới đây, chị Ma Thị Bích Thu (mẹ em Phạm Việt Hùng, sinh viên năm thứ 3, Đại học Y Hà Nội, hiện đang giảng dạy tại trường Tiểu học Phù Lỗ A, huyện Sóc Sơn) đã có bức tâm thư gửi thầy giáo Nguyễn Duy Trình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy vì đã cứu con trai chị thoát khỏi đuối nước.
Trong thư chị Bích Thu chia sẻ: Vào ngày 22/9/2019, con trai chị cùng một nhóm sinh viên về thăm quê bạn và đến tham quan tại thác 7 tầng (thuộc xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An).
Khi đang tham quan chụp ảnh, bỗng nghe bạn cùng đoàn kêu cứu, cháu Hùng đã cùng nhóm bạn nhảy xuống cứu bạn thì không may bị ngã xuống vùng thác sâu.
Trước tình huống đó, khi nghe nhóm các bạn trẻ kêu cứu, bất chấp nguy hiểm, thầy giáo Nguyễn Duy Trình và Đồng Văn Nhân (giáo viên trường THPT Phan Thúc Trực) đã lao mình xuống dòng nước chảy xiết, tìm vị trí và cứu được cháu Hùng đưa lên bờ.
Chị Thu bày tỏ: Thật hạnh phúc khi trong cơn hoạn nạn, khi cháu gặp hoàn cảnh hết sức nguy hiểm, cháu đã gặp thầy, được thầy giúp đỡ. Nhờ tình yêu thương, lòng dũng cảm của thầy, con tôi đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Thật may mắn cho con trai tôi, cho đại gia đình chúng tôi; với những nỗ lực của thầy cùng những nghiệp vụ sơ cứu nạn nhân đuối nước khoa học, cháu đã được các thầy sinh ra con tôi lần thứ 2.
|
Buổi gặp mặt đặc biệt giữa mẹ con chị Ma Thị Bích Thu (Hà Nội) với các thầy giáo cứu con trai thoát khỏi đuối nước. |
“Thật cảm động, tôi cùng toàn thể gia đình xin bày tỏ lòng biết ơn vô bờ bên, lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy. Cảm ơn thầy, người đã mang đến điều may mắn cho con trai tôi, gia đình tôi. Được hạnh phúc gặp thầy, chắc chắn thầy sẽ là một hình ảnh người thầy có tâm có đức. Để khi con trai trưởng thành hơn sẽ học tập được bài học quý giá mà các thầy đã tặng cho con và gia đình. Là tấm gương cho lớp lớp thể hệ học sinh noi theo”, chị Bích Thu bày tỏ.
Nói về những lần cứu các em thoát khỏi đuối nước, thầy Trình chia sẻ giản dị "khi thấy người bị đuối nước thì ai cũng sẽ làm như vậy thôi. Quan trọng là phải cứu vớt nạn nhân lên thật nhanh chóng và tiến hành các biện pháp sơ cứu kịp thời".
Qua tìm hiểu của PV, mặc dù công tác trong ngành đã 16 năm (từ năm 2004 đến nay) nhưng thầy Nguyễn Duy Trình vẫn chưa được vào biên chế. Đó cũng là những trăn trở của cá nhân thầy và nhiều người khác.
Mặc dù vợ chồng đều là giáo viên, tuy nhiên để trang trải thêm cuộc sống cho gia đình, nuôi các con ăn học. Những lúc rãnh rỗi, thầy Trình phải đi dạy bơi, làm thêm để tăng thêm thu nhập.
Nguyện vọng của thầy Trình là mong muốn sớm được vào biên chế để tương lai ổn định hơn, tiếp tục gắn bó với mái trường và các em học sinh.
Cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Thành (huyện Yên Thành) chia sẻ, trong quá trình công tác thầy luôn nhiệt tình, năng nổ. Dám nghĩ, dám làm những việc khó khăn nhất.
“Nguyện vọng của tập thể anh, chị em và mọi người đều mong muốn thầy sớm được đứng vào hàng ngũ biên chế của ngành giáo dục”, cô Nga mong muốn.
Việt Hoà
Cô giáo nghẹn ngào vì trở về con không nhận ra mẹ
- Sinh con được tròn 6 tháng, cô Khoàng Hà Pơ phải nén lòng cai sữa rồi gửi lại con thơ còn chưa biết bò cho bố mẹ và chồng chăm sóc. Đến nay, con gái đã gần 2 tuổi nhưng cô mới chỉ về nhà với con được vài lần.
" alt="Người thầy từng lao mình xuống giếng sâu cứu học trò và 'món quà đặc biệt' sau 10 năm"/>
Người thầy từng lao mình xuống giếng sâu cứu học trò và 'món quà đặc biệt' sau 10 năm
Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trò chuyện với VietNamNet về hiệu quả của việc đổi mới đề thi Ngữ văn đến cách dạy và học trong trường phổ thông. |
Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, Giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM những năm gần đây được đánh giá cao. Từ góc độ chuyên môn, ông nhìn nhận thế nào?
Quả thật đề thi của Sở GD- ĐT TP.HCM trong khoảng 5 – 6 năm gần đây đã nhận được sự đánh giá rất tích cực, từ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đến đề thi chọn học sinh giỏi thành phố.
Gắn đề thi với thực tiễn là điều mà nhiều nơi, nhiều giáo viên đã làm được, nhưng hiệu quả cao thấp khác nhau. So sánh với những hiện tượng gượng ép, thậm chí phản cảm (đưa vào đề thi các nhân vật giang hồ mạng xã hội, những chuyện không có ý nghĩa giáo dục) hoặc gây tranh cãi về chuyên môn (đưa lời bài hát vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu) thì đề thi của TP.HCM đã thực hiện rất tốt yêu cầu trên.
Chắt lọc được những nội dung thực tế hợp lý, uyển chuyển gắn kết với thực tế đời sống, phù hợp với tâm thế tiếp nhận của học sinh, vấn đề đặt ra khơi gợi được suy nghĩ và cả cảm xúc cho các em – đó là những điều mà đề thi của Sở GD-ĐT TP.HCM đã làm được.
|
Học sinh trước giờ thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng |
Do đề thi học sinh giỏi quốc gia vẫn chưa có sự thay đổi về cấu trúc nên đề thi chọn học sinh giỏi thành phố vẫn theo đó tiến hành.
Nhưng với đề thi vào lớp 10, thực sự Sở GD- ĐT TP.HCM đã có những đổi mới ấn tượng. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm Sở GD- ĐT TP.HCM đều thay đổi cấu trúc đề thi. Số lượng văn bản ngữ liệu trong phần đọc hiểu thay đổi tùy theo mục đích của đề thi, vấn đề đặt ra trong phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học gợi mở nhiều lựa chọn và luôn hướng đến yêu cầu liên hệ so sánh để khắc sâu thêm hiểu biết. Đặc biệt, trong năm 2020, ngữ liệu đọc hiểu kết hợp với vấn đề trong phần nghị luận xã hội, yêu cầu trong phần nghị luận văn học hình thành một trục chủ đề xuyên suốt, phù hợp với định hướng dạy học theo chủ đề đang được khuyến khích hiện nay.
Sự đổi mới này theo ông có tác động thế nào đến cách dạy, cách học?
Dù quan niệm “Học để thi/ Học gì thi nấy” được dư luận gán ghép tiêu cực như là triết lí giáo dục của Việt Nam, chúng ta vẫn không thể phủ nhận việc đổi mới kiểm tra đánh giá, nhất là những thay đổi trong đề thi các lớp cuối cấp, đã tác động sâu sắc đến cách dạy và học của giáo viên, học sinh.
Đối với giáo viên, việc thay đổi đề thi bắt buộc họ phải chú ý đến việc gắn nội dung bài học với thực tiễn đời sống. Ngoài cung cấp kiến thức của bài học phải có câu hỏi/ bài tập theo hướng vận dụng tăng cơ hội cho học sinh rèn kĩ năng giải quyết vấn đề. Hơn thế, giáo viên cần đẩy mạnh việc dạy học theo chủ đề, xây dựng hệ thống đề tham khảo mô phỏng chính xác cấu trúc đề thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT... để có thể ôn luyện cho học sinh.
Đối với học sinh, các em phải chú ý đến phương pháp học và kĩ thuật làm bài. Việc ghi nhớ máy móc kiến thức dần được thay thế bởi khả năng hiểu để từ đó thực hành, vận dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể. Vấn đề kiểm tra đánh giá đang chuyển nhanh theo xu hướng sử dụng trắc nghiệm khách quan để cho kết quả nhanh, khá chính xác và dễ dàng triển khai trên diện rộng. Do vậy bên cạnh việc củng cố kĩ năng làm bài tự luận, ngay từ cấp THCS học sinh cần được thực tập và làm quen dần với hình thức kiểm tra đánh giá này để tránh bỡ ngỡ trước những thay đổi có thể xuất hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá.
Sự đổi mới đề thi Ngữ văn đã diễn ra thậm chí trước khi có chương trình Ngữ văn theo định hướng Phát triển năng lực được công bố vào năm 2018. Theo ông, vì sao Sở GD-ĐT TP.HCM có thể 'đi trước, đón đầu' như vậy?
Thứ nhất, chúng ta thường hay khen địa phương triển khai sáng tạo mà quên mất vai trò định hướng đúng đắn của Bộ GD-ĐT. Không có cơ sở từ Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng ban hành ngày 8/10/2014), Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khó có thể đi trước, đón đầu.
Sự ra đời của Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH (ban hành kèm thông tư về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT ngày 27/8/2020) càng khẳng định hướng đi mà TP.HCM đã thực hiện. Những công văn này không chỉ tạo “bước đệm” để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới mà còn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong dạy học ở nước ta chứ không riêng TP.HCM.
Thứ hai, bên cạnh việc trân trọng tinh thần đổi mới mạnh mẽ, những ý tưởng táo bạo và sự quyết đoán trong triển khai, cần nhắc đến áp lực tuyển sinh rất căng thẳng, trình độ học sinh ngày một cao, năng động, sáng tạo hơn đã tạo một động lực mạnh mẽ buộc người ra đề nói riêng và Sở GD-ĐT TP.HCM phải không ngừng đổi mới.
|
Năm 2020, đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM được đánh giá 'lạ nhất từ trước đến nay'. Ảnh: Thanh Tùng |
Theo ông, sự kết nối giữa giới nghiên cứu và thực tiễn giáo dục có ý nghĩa đối với việc đổi mới dạy, học Ngữ văn như thế nào?
Đây là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau, thúc đẩy sự phát triển, đổi mới giáo dục.
Tiếc thay, hiện nay đang tồn tại xu hướng phủ nhận vai trò của nhau giữa hai đối tượng này. Giáo viên phổ thông quan niệm nhà khoa học giáo dục thường xa rời thực tế, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn dạy và học.
Giới nghiên cứu lại chê trách giáo viên phổ thông bám vào kinh nghiệm chủ nghĩa, không chịu đổi mới để bắt nhịp với những chuyển biến mạnh mẽ của giáo dục quốc tế. Giải quyết được mâu thuẫn này, chúng tôi tin sẽ phát huy được thế mạnh của sự gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn trong đổi mới giáo dục.
Phê phán sâu sắc cách ra đề Ngữ văn ‘an toàn’ Về cấu trúc đề thi:Nhiều tỉnh, thành phố chọn cách bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để xây dựng đề thi tuyển sinh lớp 10. Đây là một con đường khá an toàn nhưng cách ra đề này nhiều khả năng xóa đi đặc trưng mang tính địa phương, chối bỏ cơ hội được tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển sinh lớp 10 mà Bộ GD-ĐT đã cho phép các tỉnh, thành. Một số ít xây dựng ma trận riêng, có cấu trúc hoàn toàn mới mẻ. Cách làm này tiếp thêm động lực cho việc đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung, tác động sâu sắc đến cách dạy và học. Tuy nhiên, đã khác biệt tất sẽ gây chú ý, tạo áp lực với người ra đề. Về ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi:Một số ít tỉnh, thành phố lựa chọn giải pháp an toàn khi vẫn sử dụng ngữ liệu đọc hiểu trong sách giáo khoa. Tôi phê phán sâu sắc cách làm này. Điều này khiến đề thi không đáp ứng được định hướng đánh giá năng lực đã và đang được khuyến khích hơn 5 năm nay. Tuy người ra đề thoát được áp lực dư luận, dễ dàng bảo vệ được bản thân nhưng đã giới hạn nội dung kiến thức, góp phần đẩy mạnh việc dạy tủ – học tủ và dạy thêm – học thêm. Đa số đã thực hiện đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT khi lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa. Ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi của một số địa phương như TP.HCM, Khánh Hòa còn có khả năng kết hợp với câu nghị luận xã hội, nghị luận văn học để hình thành một trục chủ đề chặt chẽ, gửi gắm những thông điệp tích cực về nhân sinh. Vấn đề đặt ra là tư duy đổi mới, sự sáng tạo của người ra đề cần đi kèm với sự nhạy bén về chuyên môn, khả năng cảm thụ thẩm mĩ tốt cũng như hiểu biết sâu sắc về tâm lí lứa tuổi của học sinh để có thể tạo được cơ hội cho các em tiếp xúc với những tác phẩm hay, thực sự giá trị. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Lê Huyền (thực hiện)
Tra cứu điểm thi lớp 10 năm 2021 của 63 tỉnh, thành
Tính đến thời điểm hiện tại, gần 20 tỉnh thành trên cả nước đã hoàn thành xong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 và bắt đầu công bố điểm thi.
" alt="Vì sao đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM đột phá ấn tượng?"/>
Vì sao đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM đột phá ấn tượng?