
Phát ngôn của ông Nhậm chỉ là một phần trong những thông tin mà Reutersvừa đăng tải, trích từ một ghi chú nội bộ của Huawei. Tài liệu này cũng cho thấy Huawei sẽ đặt trọng tâm vào phần mềm thay vì phần cứng như trước.
 |
Nhậm Chính Phi cho rằng giới trẻ ngày nay yếu kém về mặt cảm xúc và tâm lý chưa trưởng thành. Ảnh: Reuters. |
Cụ thể, Huawei sẽ công bố hệ điều hành Harmony mới cho smartphone vào ngày 2/6. Đây được coi là bước đi quan trọng để Huawei giảm thiệt hại đối với ngành hàng smartphone của hãng.
Việc Huawei chuyển sang sử dụng hệ điều hành Harmony đồng nghĩa hãng này sẽ không còn phụ thuộc vào Android và gói dịch vụ Google Mobile Services. Từ năm 2019, Google đã ngừng hợp tác với hãng điện thoại Trung Quốc, khiến Huawei từ vị trí hãng smartphone lớn thứ hai thế giới, trong quý gần nhất chỉ đạt 4% thị phần, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các hãng smartphone lớn nhất.
Tài liệu nội bộ cũng cho thấy ông Nhậm Chính Phi đã kêu gọi nhân viên tập trung phát triển mảng phần mềm, với định hướng công ty sẽ tự chủ và độc lập hơn trong tương lai nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Lệnh trừng phạt của chính quyền Mỹ đã buộc các công ty như Huawei phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Tuyên bố của ông Nhậm Chính Phi là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Huawei đã và đang chuyển trọng tâm khỏi mảng di động, vốn từng là chủ lực của hãng. Huawei sẽ tập trung vào phần mềm vì lĩnh vực này nằm ngoài tầm chi phối của Mỹ.
 |
Không chỉ phần mềm, Huawei sẽ tập trung thêm vào mảng xe thông minh, vốn là lĩnh vực đang được dẫn dắt bởi các thương hiệu đến từ Mỹ như Tesla. Ảnh: China Daily. |
"Một khi chúng ta thống trị châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Phi, nếu các tiêu chuẩn của Mỹ không phù hợp với tiêu chuẩn của chúng ta và chúng ta không thể vào Mỹ, thì Mỹ cũng không thể vào lãnh thổ của chúng ta", ông Nhậm nói.
Theo ông Nhậm, bộ phận phần mềm cần phải tìm ra hướng kinh doanh phù hợp để có thể cạnh tranh trên thị trường. Ông khuyên các nhân viên nên tiếp thu "chất dinh dưỡng" từ các cộng đồng công nghệ mở và áp dụng đúng đắn với điều kiện của công ty.
Ngoài phần mềm, CEO luân phiên của Huawei, Eric Xu, vào tháng 4 cũng từng tuyên bố công ty sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho mảng xe thông minh, và đang mở rộng hợp tác với Changan, một hãng sản xuất ôtô thuộc sở hữu nhà nước, để phát triển thiết kế và chất bán dẫn tự động.
TheoZing/Reuters

Huawei hướng tới tương lai không cần nước Mỹ
“Nếu chúng ta không thể vào Mỹ, Mỹ cũng không thể tiến vào lãnh thổ của chúng ta”, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định trong thông báo nội bộ gửi nhân viên.
" alt="Sếp Huawei: 'Thanh niên thời nay IQ cao nhưng EQ thấp'"/>
Sếp Huawei: 'Thanh niên thời nay IQ cao nhưng EQ thấp'
Hãng gọi xe và giao hàng Gojek (trụ sở tại Indonesia) và công ty thương mại điện tử Tokopedia đã chính thức sáp nhập để tạo ra công ty công nghệ mới với tên gọi GoTo Group.
Trong khi đó, Shopee mang lại cho công ty mẹ Sea (Singapore) doanh thu hơn 922 triệu USD (tương đương khoảng 21.200 tỷ đồng) trong quý 1/2021, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý đầu năm 2021, Tập đoàn Sea công bố doanh thu tăng 147% so với cùng kỳ năm trước, là quý thứ 11 liên tiếp đạt mức tăng trưởng doanh thu 3 con số.
Gojek hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với hãng đặt xe công nghệ Grab. Còn đối thủ của Tokopedia lại là Shopee (công ty con của Sea). Mới đây, Grab đã tuyên bố thực hiện IPO ở Mỹ thông qua sáp nhập với một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC). Việc sáp nhập này đẩy giá trị của "gã khổng lồ" về dịch vụ gọi xe này chạm mốc gần 40 tỷ USD, trở thành thương vụ liên quan tới công ty SPAC lớn nhất từ trước tới nay.
GoTo cũng đặt mục tiêu IPO tại Mỹ cuối năm nay. Ông Patrick Cao, Chủ tịch Tokopedia và tới đây sẽ là chủ tịch của GoTo, khẳng định, GoTo theo đuổi kế hoạch IPO để có thêm vốn cho hoạt động phục vụ khách hàng và mở rộng.
Brendan Ahern, Giám đốc đầu tư Quỹ ETF KraneShares cho hay: "Về cơ bản, loạt 'ông lớn' này đang tập trung sản phẩm của họ với cùng khung sandbox (khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới). Đây có thể coi là một cuộc chiến sinh tồn".
Tiềm năng mà thương vụ sáp nhập Gojek - Tokopedia tại Indonesia có thể được ví như khi công ty thương mại điện tử Amazon, công ty giao đồ ăn DoorDash và công ty gọi xe Uber sáp nhập ở Mỹ. Đặc biệt khi Indonesia là một trong những nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất.
 |
Nguồn: Nikkei Asia |
Thị trường kinh doanh trên nền tảng tại Trung Quốc là một ví dụ điển hình nhất trong nhiều năm đối với các thị trường mới nổi. Hơn 30% hoạt động mua sắm tại quốc gia này diễn ra trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu của Alibaba tăng gần 40% trong quý gần nhất. Andy Tian, CEO của Asia Innovations Group cho biết: "Thị trường Trung Quốc phát triển ở mức ổn định. Trong khi đó, nhiều thị trường khác vẫn đang nổi lên".
Điều này chính là lý do dư địa phát triển kinh doanh số ở các thị trường khác cũng "rộng mở" hơn so với Trung Quốc, chưa kể đến những thị trường phát triển khác. Đối với một thị trường mới nổi, nơi tiền mặt vẫn đang phổ biến, các siêu ứng dụng này có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội trong việc thanh toán không tiền mặt và nhiều dịch vụ tài chính khác.
Jerry Goh, Giám đốc đầu tư tại Aberdeen Standard Investments nhấn mạnh: "Tất cả các doanh nghiệp hiện đang cạnh tranh trên thị trường thanh toán số. 'Cuộc chiến này' sẽ ngày càng trở nên phức tạp".
Đại diện Asia Innovations Group nhận định, hiện tại Sea là một trong các công ty công nghệ hàng đầu với hoạt động tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.. với vốn hoá thị trường hiện tại lên đến 137 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Sea cũng tăng nhanh. Chỉ riêng trong 10 tháng gần nhất, cổ phiếu của ông lớn công nghệ Singapore đã tăng 5 lần.
Việc Gojek và Tokopedia sáp nhập thành GoTo sẽ làm tăng tính cạnh tranh với Sea và cả Grab - công ty trước đó tuyên bố sẽ mua lại Gojek. Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research thông tin, cổ phiếu Altimeter Growth - công ty mua lại có mục đích đặc biệt của Altimeter Capital Management đã giảm 1/4 kể từ khi thoả thuận được công bố vào ngày 13/4.
Nhìn chung, khi còn là công ty tư nhân, Grab, Gojek và Tokopedia đã có thể dựa vào các nhà đầu tư dài hạn, có nguồn vốn mạnh và không ngại rủi ro như SoftBank. Song, một khi đã IPO đồng nghĩa với việc các tập đoàn này sẽ phải đáp ứng một loạt tiêu chí khác để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Câu hỏi cơ bản, hiển nhiên nhất bây giờ là: Khi nào thì các công ty này có lãi?
Trước đó, do tập trung vào mục tiêu tăng thị phần và tăng trưởng doanh thu, Grab, Gojek, Tokopedia và thậm chí Sea cũng chưa tạo ra lợi nhuận. Grab nêu rõ, hãng sẽ không có lãi cho đến năm 2023. Hay đối với Sea, năm 2020, khoản lỗ ròng của tập đoàn này tăng lên 1,62 tỷ USD từ con số 1,46 tỷ USD một năm trước đó.
Việc thực hiện IPO theo kế hoạch của Grab hay GoTo sẽ là một bài kiểm tra về cách các nhà đầu tư đánh giá triển vọng tăng trưởng và rủi ro của mỗi công ty. Khi Grab và GoTo thực hiện IPO, các nhà đầu tư sẽ có thể so sánh hiệu quả hoạt động của từng công ty mỗi quý, từ đó đánh giá của nhà đầu tư được phán ánh thông qua biến động giá cổ phiếu.
Cơ cấu cổ phần của GoTo được đánh giá là phức tạp hơn cả. Sau khi sáp nhập, cổ đông Gojek sẽ nắm giữ khoảng 58% cổ phần công ty mới, trong khi đó cổ đông của Tokopedia có 42%. SoftBank và Alibaba, những cổ đông lớn nhất của Tokopedia trước sáp nhập, sẽ là những cổ đông lớn nhất của GoTo với cổ phần lần lượt là 15,3% và 12,6%.
Đáng chú ý, sự cạnh tranh đã có từ lâu giữa một số cổ đông của GoTo, chẳng hạn như Alibaba và Tencent, hay Facebook và Google, cũng có thể cản trở công ty mới đưa ra các quyết định nhanh chóng.
Khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và nhiều quốc gia khác nữa được đánh giá là thị trường tiềm năng, với hơn 600 triệu người dùng. Các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đang tăng trước với tốc độ 5%/năm hoặc hơn, đồng thời đang bắt đầu quá trình đi tắt đón đầu đối với các giao dịch không tiền mặt.
Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain & Co, tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế internet Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ tăng 3 lần để chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, Barron's, Nikkei Asia)

Grab và Gojek: Hơn cả cuộc chiến của những chiếc xe
Cuộc đối đầu giữa hai siêu ứng dụng Grab và GoJek, nay là GoTo, ngày càng căng thẳng với định hướng fintech (công nghệ tài chính) rõ ràng hơn.
" alt="Cuộc đua công nghệ tại Đông Nam Á sẽ ra sao khi xuất hiện công ty công nghệ mới GoTo?"/>
Cuộc đua công nghệ tại Đông Nam Á sẽ ra sao khi xuất hiện công ty công nghệ mới GoTo?

Cách họp video qua Skype trên mọi thiết bị không cần tài khoản MicrosoftNhận thấy điều này, Microsoft vừa bổ sung vào ứng dụng gọi video của hãng tính năng mới cho phép người dùng tổ chức và tham gia cuộc họp không cần tài khoản. Điểm khác biệt của tính năng này so với Zoom là cả người tổ chức và người tham gia đều không cần tài khoản, trong khi với Zoom người tổ chức cần phải có tài khoản miễn phí hoặc có phí. Ngoài ra, người dùng có thể tạo cuộc họp chỉ với một cú nhấp chuột duy nhất. Người dùng có thể sử dụng tính năng Skype mới trên mọi thiết bị và nền tảng hỗ trợ Skype.
Tải và cài đặt ứng dụng Skype
Skype mới cho phép bạn tạo và tham gia cuộc họp không cần tài khoản, nhưng nó vẫn cần ứng dụng để hoạt động. Bởi vậy, trước hết bạn cần tải và cài đặt ứng dụng Skype cho thiết bị bằng cách truy cập vào địa chỉ sau và bấm lên logo tương ứng.
Cách tổ chức cuộc họp video qua Skype không cần tài khoản
Để tổ chức cuộc họp Skype không cần tài khoản, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập vào địa chỉ sau và bấm nút Create a free meeting.
Skype sẽ tạo cho bạn một liên kết (link) và bạn có thể mời người khác tham gia vào cuộc họp bằng cách sao chép liên kết này, sau đó gửi nó cho những người liên quan qua tin nhắn, email,...
Sau khi đã mời tất cả mọi người, bạn bấm nút Start call. Ngay lập tức, hộp thoại Open Skype sẽ xuất hiện. Tại đây, bạn bấm nút Open Skype để mở ứng dụng Skype đã cài đặt trước đó.
Từ màn hình ứng dụng Skype, nếu bạn đã có tài khoản Skype, hãy chọn tài khoản trong danh sách. Nếu không thấy tài khoản trong danh sách, bạn bấm nút Use another account và đăng nhập vào tài khoản bạn muốn sử dụng.
Trường hợp bạn chưa có tài khoản Skype và muốn tổ chức cuộc họp nhanh, không muốn tạo tài khoản, hãy chọn tùy chọn Join as guest. Skype sẽ yêu cầu bạn nhập tên để tạo tài khoản khách (guest account). Lưu ý, bạn chỉ có thể sử dụng tài khoản khách trong 24 giờ. Hãy nhập tên và bấm nút Join a conversation.
Cuối cùng, bạn bấm nút Start call ở phía trên góc phải, sau đó bấm nút Join call để bắt đầu cuộc họp.
Cách tham gia cuộc họp video Skype không cần tài khoản
Để tham gia cuộc họp Skype không cần tài khoản, bạn bấm lên liên kết do người tổ chức gửi cho bạn từ thiết bị bất kỳ, chẳng hạn máy tính, smartphone, tablet,...
Ở trang hiện ra, bạn chọn Join conversation. Tiếp theo, nếu bạn đã có tài khoản Skype hoặc muốn tạo tài khoản Skype mới, bạn chọn Sign in or create (Đăng nhập hoặc tạo mới). Ngược lại, bạn chọn Join as guest (Tham gia với tư cách khách).
Vì chúng tôi muốn tham gia cuộc họp không cần tài khoản, chúng tôi sẽ chọn tùy chọn Join as guest (Tham gia với tư cách khách). Bấm lên tùy chọn này, sau đó nhập tên và bấm nút Join conversation (Tham gia cuộc trò chuyện).
Trường hợp cuộc họp không tự động bắt đầu, bạn chỉ cần bấm nút Start call (Bắt đầu cuộc gọi), sau đó bấm nút Join call (Tham gia cuộc gọi).
Khi muốn kết thúc cuộc họp, người dùng chỉ cần bấm nút Leave group (Rời khỏi nhóm) hai lần.
Microsoft rất biết cách chọn thời điểm tung ra tính năng mới. Đây là lúc hầu hết mọi người đều làm việc ở nhà và nhu cầu họp video từ xa hiện rất lớn. Bên cạnh đó, đối thủ Zoom đang vướng phải rất nhiều chỉ trích liên quan đến quyền riêng tư và khả năng bảo mật.
Ca Tiếu (theo iPhone Hacks)

Cách chia sẻ màn hình smartphone Android hoặc iOS bằng Skype
Chia sẻ màn hình (screen sharing) là một trong những tính năng phổ biến nhất của ứng dụng Skype phiên bản desktop. Trong bản cập nhật gần đây, Skype đã cho phép người dùng thực hiện việc này trên smartphone.
" alt="Cách họp video qua Skype trên mọi thiết bị không cần tài khoản Microsoft"/>
Cách họp video qua Skype trên mọi thiết bị không cần tài khoản Microsoft