Một đường cao tốc ở Mỹ (Ảnh: Guardian).
Guardianđưa tin, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) ngày 12/12 đã phát đi "thông báo trước về việc đề xuất quy định" để bắt đầu thu thập thông tin và ý kiến của công chúng nhằm triển khai công nghệ để ngăn chặn người say rượu khởi động động cơ xe hơi.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Mỹ Polly Trottenberg cho biết: "Hãy mang theo những ý tưởng hay nhất, nghiên cứu của bạn, hãy cùng nhau phát triển công nghệ để ngăn chặn tình trạng lái xe khi say rượu càng nhanh càng tốt".
Thông báo NHTSA tóm tắt những nghiên cứu hiện có và nêu chi tiết những tiến bộ công nghệ nào cần hoàn thiện nhằm buộc các nhà sản xuất ô tô phải tích hợp để ngăn tài xế say rượu điều khiển phương tiện trong tương lai.
Các công nghệ được đề cập tới bao gồm "xác định nồng độ cồn trong máu, xác định tình trạng suy giảm khả năng lái xe".
Vào năm 2021, Quốc hội Mỹ đã chỉ đạo NHTSA áp dụng công nghệ để giảm thiếu các ca tử vong vì tai nạn giao thông do chất có cồn. Vào năm 2021, có 13.384 người chết do say rượu khi lái xe, đây là số liệu thống kê gần đây nhất hiện có.
Đạo luật do cơ quan lập pháp Mỹ phê chuẩn chỉ thị rằng nước này cần phải có tiêu chuẩn an toàn công nghệ trước tháng 11/2024 nếu công nghệ đã sẵn sàng.
Một số công nghệ đang được phát triển có thể phù hợp với đạo luật trên, bao gồm cảm biến dựa trên hơi thở hoặc cảm biến để phát hiện nồng độ cồn của lái xe. Một phương án tiềm năng khác là sử dụng camera để theo dõi chuyển động của mắt nhằm xác định xem người lái xe có bị say hay không.
NHTSA cho hay cơ quan này phải được đảm bảo rằng công nghệ mới hoạt động ổn định trước khi có thể yêu cầu các nhà sản xuất ô tô thực hiện. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng sẽ được trao thời hạn ít nhất 3 năm để triển khai công nghệ sau khi các quy tắc được hoàn tất.
Theo Guardian" alt=""/>Mỹ sẽ áp dụng công nghệ mới ngăn tài xế say rượu lái xeGiá chung cư chưa giảm
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Văn Phương, ở Hà Nội, nói căn hộ ở quận Hoàng Mai được môi giới giới thiệu giảm 200 triệu đồng so với tháng trước, nhưng khi tìm hiểu, căn này giá còn cao hơn đầu năm nay là 500 triệu đồng.
"Căn hộ 76m2 tôi định mua đang được rao bán 2,9 tỷ đồng, cắt lỗ 200 triệu đồng so với tháng trước. Nhưng theo thông tin rao bán vào tháng 1 năm nay của căn hộ này, giá chỉ 2,4 tỷ đồng", anh Phương chia sẻ.
Cũng giống như anh Phương, không ít người mua nhà ở thời điểm hiện tại băn khoăn, dù thị trường căn hộ chung cư có vẻ không còn "sốt nóng", nhưng giá bất động sản này chưa hề giảm. Cá biệt, một số thông tin rao bán giảm giá căn hộ trên các kênh mua bán rất dễ nhầm lẫn, nếu không tìm hiểu kỹ.
Thị trường hạ nhiệt, nhưng giá nhà chung cư chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Theo dữ liệu từ PropertyGuru Việt Nam, từ tháng 12/2023, lượt tìm kiếm chung cư tăng trở lại, đến tháng 3 năm nay đã tiệm cận đỉnh của tháng 8/2023. Tuy nhiên, sang tháng 4 vừa qua, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội lại giảm 23% so với tháng trước.
Mặc dù lượng quan tâm đã giảm nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội không có dấu hiệu đi xuống. Theo lịch sử giá thu thập từ hệ thống của PropertyGuru Việt Nam, trong tháng 4 vừa qua, phân khúc chung cư bình dân (dưới 30 triệu đồng/m2) tăng giá 12% so với tháng trước. Căn hộ trung cấp (30-50 triệu đồng/m2) cũng tăng 5% và cao cấp (trên 50 triệu đồng/m2) tăng 3%.
Trước tình hình hiện tại, nhiều người mua và nhà đầu tư băn khoăn có nên xuống tiền "chốt" chung cư. Ông Nguyễn Quốc Anh - lãnh đạo PropertyGuru Việt Nam cho rằng - người tiêu dùng cần xác định rõ mục đích của mình, nếu mua để ở thì có thể giao dịch khi tài chính cho phép để đáp ứng ngay các nhu cầu thiết thực về an cư lạc nghiệp.
"Chờ đợi chung cư giảm giá mạnh là một điều rất khó, vì nguồn cung chưa thể cải thiện nhanh chóng, sắp tới khi Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, số lượng chủ đầu tư đáp ứng được yêu cầu để triển khai dự án sẽ còn giảm. Trong khi đó nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn luôn hiện hữu, đặc biệt là ở các đô thị lớn", ông Quốc Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, trong trường hợp mua để đầu tư, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu đầu tư trong ngắn hạn thì chưa nên "xuống" tiền vội vì giá và mức độ quan tâm chung cư giai đoạn này chưa ổn định, khi cần thanh khoản nhanh, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn.
Còn nếu đầu tư trong dài hạn và đầu tư với mục đích cho thuê lấy dòng tiền thì chung cư vẫn là một loại hình có thể cân nhắc.
Trong bối cảnh thị trường chung cư có nhiều biến động, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản nhìn nhận, việc tạo sóng, thổi giá, gây sốt ảo ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường phần lớn là do đội môi giới không chuyên nghiệp, hoạt động tự do. Những người này tung tin, tạo sốt ảo, kịch bản này diễn ra nhiều lần, do đó cần phải có biện pháp mạnh để xử lý.
Chuyên gia khuyến cáo, người mua cần tỉnh táo trước chiêu trò của môi giới (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội - cho biết, để mua nhà không bị hớ thì chủ động khảo sát và so sánh giá nhà với các căn hộ tương tự ở cùng dự án, cùng khu vực, cùng phân khúc. Nếu thấy mức giá chênh quá cao so với giá môi giới đưa ra thì cần cân nhắc trả giá hoặc tìm đến chủ nhà.
Dù vậy, liên quan tới thực trạng môi giới ăn "chênh lệch" quá nhiều, vị chuyên gia này cho rằng, hiện nay không hiếm môi giới dùng chiêu trò "lướt sóng" để ăn lợi nhuận bằng cách chỉ đặt cọc với chủ nhà, chủ đất sau đó rao bán lại, khi có khách mua thì họ sang tay ngay để ăn chênh lệch.
Nhưng theo chuyên gia này, mức chênh lệch ấy cần phù hợp, không nên quá cao so với thị trường, khiến người mua mất dần lòng tin. Do đó người mua nhà cần tỉnh táo trước các chiêu trò của môi giới.
Nhận định về việc hạ giá căn hộ chung cư trong thời gian tới, ông Phạm Đức Toản - CEO EZ Property cho rằng - nếu giảm giá chung cư không nên dùng mệnh lệnh hành chính mà phải theo quy luật kinh tế.
"Nếu muốn giảm giá mà giá vật liệu, pháp lý kéo dài sẽ bất khả thi. Có doanh nghiệp làm nhà ở xã hội năm thứ 10 chưa triển khai được. Khó giảm giá vì thuế đất cao. Nhà nước đánh thuế bằng phương án so sánh. Việc giảm giá nhà dùng mệnh lệnh hành chính áp đặt không được", ông Toản nói.
Ông Toản đề xuất, cơ quan quản lý cho phát triển song song 2 thị trường. Một là nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. Đặc biệt, nhà ở xã hội phải có bàn tay nhà nước hỗ trợ tối đa.
" alt=""/>Chung cư hạ nhiệt, người mua phàn nàn "sao giá chưa giảm"Khoảnh khắc tên lửa Iskander của Nga phá hủy tiêm kích Ukraine trong nhà chứa máy bay (Ảnh: Telegram).
Mùa hè năm nay, trong 3 ngày liên tiếp, các tên lửa của Nga đã gây ra thiệt hại cho không quân Ukraine khi phá hủy 3 tiêm kích của Kiev đậu ở căn cứ cách rất xa tiền tuyến.
Vài tháng sau, điều này lại xảy ra một lần nữa.
Cuối tuần trước, UAV trinh sát của Nga đã bay mà không bị cản trở trên căn cứ không quân Aviatorskoe-Dnipro gần thành phố Dnipro.
UAV Nga phát hiện một công trình dường như là nhà chứa máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-29 của Không quân Ukraine. Vài phút sau, một tên lửa đạn đạo Iskander lao xuống, phát nổ dữ dội, phá hủy chiếc MiG-29.
Cuộc đột kích này gợi nhớ đến cuộc tấn công vào mùa hè năm nay. Vào ngày 1/7, một máy bay không người lái của Nga đã phát hiện 6 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine đỗ ngoài trời vào ban ngày tại căn cứ không quân Mirgorod, ở phía bắc Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng 160km.
Iskander sau đó đã được triển khai nhanh chóng, phá hủy 2 tiêm kích của Ukraine.
Ngày hôm sau, kịch bản quen thuộc lại xảy ra. UAV Nga bay lảng vảng trên không trên căn cứ không quân ở Poltava, nằm sát Mirgorod ở phía đông. Sau vài giờ đồng hồ UAV theo dõi để chốt mục tiêu, Iskander lại tiếp tục khai hỏa phá hủy trực thăng chiến đấu của Ukraine.
Sự kết hợp nhịp nhàng giữa UAV trinh sát và tên lửa Iskander tạo cho Nga một cặp "song sát" uy lực. UAV có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, truyền thông tin về nhóm vận hành tên lửa, bao gồm tọa độ, vị trí và hình ảnh. Kíp Iskander nhanh chóng thực hiện vụ tấn công, tận dụng uy lực của tên lửa này là tấn công chính xác, không cho đối thủ cơ hội di tản vũ khí.
Từ mùa thu năm 2023, các cuộc tấn công của Nga vào căn cứ Ukraine đã phá hủy ít nhất 2 chiếc Su-27, 4 chiếc MiG-29, một tiêm kích Su-25, một trực thăng Mi-24. Theo Forbes, đây là tổn thất không nhỏ với Không quân Ukraine, đơn vị chỉ có chưa tới 100 máy bay quân sự đang hoạt động và 50 trực thăng chiến đấu.
Máy bay và hệ thống phòng không là những vũ khí ngăn chặn đối phương kiểm soát bầu trời hiệu quả. Việc thiếu đi những vũ khí này có thể khiến Ukraine mất đi lợi thế trước Nga.
Jack Watling, một nhà phân tích của Viện Royal United Services tại Anh, cho rằng các cuộc tấn công của Nga hiệu quả vì Moscow thực hiện hoạt động giám sát liên tục và dày đặc ở vùng không phận trên các mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine.
Mặc dù có được hàng trăm hệ thống phòng không từ các đồng minh, Ukraine vẫn không thể bảo vệ hoàn toàn không phận của mình, ít nhất là không đủ triệt để để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ không quân và máy bay chiến đấu tại đó.
Đó là tin xấu cho không quân Ukraine khi họ đang phải vật lộn để tìm nguồn cung cấp máy bay cho các lữ đoàn chiến đấu. Rất khó để Ukraine tìm nguồn cung thay thế cho Su-27, Su-25 hay MiG-29, vì đây là những máy bay từ thời Liên Xô. Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã chuyển hầu hết các mẫu máy bay này cho Ukraine.
Ukraine có một kho khung máy bay MiG và Sukhoi từ thời Liên Xô cũ, nhưng họ không thể đảm bảo chất lượng các vũ khí này, cũng như thiếu linh kiện thay thế vì các nhà máy sản xuất đặt ở Nga.
Ukraine đang tiếp nhận máy bay từ phương Tây nhưng với số lượng nhỏ giọt. Các phi công của họ cũng được đào tạo với số lượng nhỏ, chưa đủ vận hành phi đội. Để nhận đủ 100 máy bay đã được đồng minh cam kết, Ukraine phải chờ thêm vài năm nữa.
Và trừ khi Ukraine có thể nâng cấp hệ thống phòng không hiệu quả hơn để loại bỏ các UAV trinh sát của Nga, thì các tiêm kích mới được chuyển giao tiếp tục vẫn đối mặt với tình thế dễ tổn thương trước Iskander của Nga.
Theo Forbes" alt=""/>Cặp vũ khí "song sát" giúp Nga phá hủy loạt tiêm kích quý giá của Ukraine