Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
本文地址:http://web.tour-time.com/html/052a699940.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
Người dùng có đa dạng sự lựa chọn khi các dòng xe điện phân phối tại Việt Nam đang ngày một hoàn thiện, đủ chủng loại, phân khúc và giá bán. Trong đó, mẫu rẻ nhất có giá khoảng 200 triệu đồng (Wuling Mini EV), đắt nhất lên tới 18 tỷ đồng (Rolls-Royce Spectre).
Bên cạnh đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam là VinFast, các hãng xe đến từ Trung Quốc cũng gia nhập thị trường với nhiều sản phẩm. Nhưng dường như "làn sóng" thuần điện đến từ đất nước tỷ dân đã có xu thế thoái trào, dần chuyển sang xe xăng.
Xe điện Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam nhưng không tạo ra đột phá
Với lợi thế là quốc gia đang đẩy mạnh xe điện, các mẫu xe điện Trung Quốc không chỉ tấn công mạnh mẽ Việt Nam mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới. Những thương hiệu thuần điện đến từ đất nước tỷ dân đang mở bán ở nước ta có thể kể đến: Wuling, BYD và GAC Aion.
Trong đó, BYD đang là hãng xe Trung Quốc mở bán nhiều ô tô điện nhất tại Việt Nam (6 sản phẩm). Theo thống kê của trang Yiche, đây là thương hiệu bán chạy thứ 3 toàn cầu trong tháng 7 năm nay, với doanh số đạt 315.600 xe, chỉ thua Volkswagen (346.200 xe) và Toyota (651.200 xe).
Xe điện Wuling được phân phối bởi TMT Motors, với sản phẩm đầu tiên giới thiệu tới khách Việt vào năm 2023 là mẫu Mini EV. Đây là mẫu xe điện mini bán chạy nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp từ 2020 đến 2023.
Dù sở hữu doanh số "khủng" trên thị trường quốc tế, những mẫu xe điện Trung Quốc này vẫn chưa thể tạo được sự đột phá tại Việt Nam. Ví dụ như Wuling Mini EV; mẫu xe này bán được tổng cộng 731 xe trong 9 tháng đầu năm 2024, theo nguồn tin của phóng viên báo Dân trí.
Về phía BYD, hãng không công bố doanh số nhưng theo chia sẻ từ phía đại lý, tình hình kinh doanh của thương hiệu này chưa có dấu hiệu khởi sắc. Rào cản chính với BYD nói riêng và xe điện Trung Quốc nói chung là sự khuyết thiếu hệ thống trạm sạc công cộng, theo nhận định của giới chuyên gia.
Tại Việt Nam, VinFast là hãng xe điện duy nhất sở hữu hệ thống trạm sạc công cộng gần như phủ khắp toàn quốc và đang tiếp tục phát triển, nhưng chưa có ý định chia sẻ với thương hiệu khác. Một số đơn vị thứ 3 như EV One, Evercharge, Eboost… đã làm trạm sạc nhưng chưa phổ biến, chỉ tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM hay Đà Nẵng.
Tại Hà Nội, EV One chỉ có 1 trạm duy nhất hoạt động với 2 súng sạc nhanh 180kW và có chi phí sạc không rẻ: 9.999 đồng/kWh. Các trụ sạc của những đơn vị khác có phí sạc dao động trong khoảng 4.000-6.000 đồng/kWh; VinFast áp dụng mức phí sạc là 3.858 đồng/kWh nhưng đang miễn phí cho người dùng.
Bất lợi về hạ tầng trạm sạc khiến những người dùng xe điện Trung Quốc và các hãng không phải VinFast phải phụ thuộc chính vào việc sạc tại nhà. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có không gian đỗ xe tại tư gia để phục vụ việc sạc điện, nhất là ở những thành phố lớn có mật độ nhà cửa đông đúc.
Xe Trung Quốc có xu hướng chuyển sang thuần xăng hoặc hybrid
Trước những khó khăn như trên, các hãng xe Trung Quốc dường như đã có phần "dè dặt" hơn với xe điện. Thậm chí, BYD Việt Nam gần đây đã có thêm sản phẩm mới là mẫu Tang EV nhưng mở bán âm thầm theo dạng đặt hàng, thay vì làm lễ ra mắt hoành tráng.
Trong những mẫu xe Trung Quốc rục rịch ra mắt Việt Nam trong thời gian tới, hiếm thấy ô tô thuần điện, thay vào đó là xe xăng hoặc hybrid. Ví dụ như Haval Jolion, mẫu crossover cỡ B+ này nhiều khả năng sẽ được giới thiệu vào cuối tháng 11, có 2 phiên bản nhưng đều sử dụng động cơ hybrid.
Hay gần đây nhất là Omoda C5 đã cập cảng Việt. Trước đó, hãng xe này cho biết những sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam sẽ có cả xe điện là mẫu E5, phiên bản thuần điện của C5).
Thế nhưng, mẫu xe đầu tiên được chốt lịch lại là C5. Trong khi đó, E5 chưa rõ ngày mở bán, dù đã được đem về để phục vụ mục đích trưng bày và xuất hiện tại một số sự kiện lái thử dành cho giới truyền thông.
Trong thời gian tới, thương hiệu xe Trung Quốc Dongfeng sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam với 4 mẫu xe du lịch. Trong đó, 2 mẫu xe điện là Box và E70 nằm ở phân khúc hatchback cỡ B và sedan cỡ C; 2 mẫu Mage và Huge nằm ở phân hạng SUV cỡ C và D, nhưng đều là xe xăng hoặc hybrid.
Giới chuyên gia nhận định, đây là một nước đi khá an toàn của Dongfeng, khi xe điện nhắm tới thị trường "ngách", còn xe xăng/hybrid tham chiến ở nhóm xe "hot", dễ nhận được sự quan tâm của khách Việt.
Xe Trung Quốc "vừa miếng" hơn, ít sản phẩm xịn giá đắt
Bên cạnh xu thế chuyển dịch sang xe xăng/hybrid, xe Trung Quốc về Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là những sản phẩm phổ thông có giá cạnh tranh, ít mẫu cao cấp có giá đắt. Ví dụ như Haval Jolion, dù nằm ở phân khúc crossover cỡ B+ nhưng bản tiêu chuẩn được hãng xác nhận sẽ có giá dưới 700 triệu đồng, ngang các mẫu SUV cỡ B.
Omoda C5 từng có giá đồn đoán khoảng 800 triệu đồng và được cho là sẽ đối đầu trực tiếp với Honda HR-V. Tuy nhiên theo một số nguồn tin, mẫu xe này sẽ được chốt giá quanh khoảng 700 triệu đồng khi ra mắt trong thời gian tới.
Một số trường hợp khác có thể kể đến MG G50 và GAC M6 Pro, cả 2 mẫu xe này đều được "vén màn" tại triển lãm Ô tô Việt Nam (VMS) 2024. Trong đó, GAC M6 Pro đã có giá chính thức: 699-799 triệu đồng, thấp hơn 2 đối thủ là Toyota Innova Cross (810-999 triệu đồng) và Hyundai Custin (850-974 triệu đồng).
Xét về kích cỡ, MG G50 cũng nằm cùng phân khúc với GAC M6 Pro, Toyota Innova Cross hay Hyundai Custin. Tuy nhiên, xe không có hệ thống an toàn chủ động, các trang bị còn lại khá cơ bản, hướng tới khách hàng chạy dịch vụ hay người dùng có nhu cầu mua xe 7 chỗ rộng rãi nhưng tối ưu mức giá.
Giới chuyên gia lý giải, việc các hãng xe Trung Quốc dần quay trở lại xu thế xe giá rẻ có thể do các sản phẩm giá cao khó thành công. Năm 2023, Haval ra mắt khách Việt với sản phẩm đầu tiên là mẫu H6 HEV, nằm ở phân khúc SUV cỡ C nhưng có giá lên tới 1,096 tỷ đồng, do chỉ có 1 phiên bản dùng động cơ hybrid.
Giá cao, thương hiệu mới khiến Haval H6 HEV khó cạnh tranh, trong bối cảnh người dùng nghiêng về các sản phẩm có giá rẻ ở phân khúc SUV cỡ C như Mazda CX-5 (từ 749 triệu đồng). Sau khi ra mắt, H6 HEV nhanh chóng được giảm giá xuống 850 triệu đồng, nhưng vẫn khó hút khách.
Sang năm 2024, hãng xe Trung Quốc điều chỉnh giá bán lẻ đề xuất của H6 HEV xuống 986 triệu đồng còn tại đại lý, giá thực tế của mẫu xe này vẫn được hạ xuống 840 triệu đồng. Mức giá này liên tục được áp dụng trong nhiều tháng, nhưng tình hình kinh doanh vẫn không khả quan, theo chia sẻ từ phía đại lý.
">Ô tô điện Trung Quốc "dè dặt" hơn tại Việt Nam, chuyển hướng sang xe xăng
Trong khi Lê Tuấn Minh thi đấu thăng hoa thì Trần Tuấn Minh (Elo 2.434) thúc thủ trước Gawain Jones (Elo 2.623) ở bàn 4. Ở hai bàn đầu, Lê Quang Liêm (Elo 2.741) và Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Elo 2.633) lần lượt hòa Nikita Vitiugov (Elo 2.676) và Michael Adams (Elo 2.661), qua đó cầm hòa tuyển Anh với tỉ số chung cuộc 2-2.
Với kết quả này, tuyển cờ vua nam Việt Nam xuống vị trí thứ 9, gần như hết cơ hội giành huy chương khi Olympiad 2024 còn 2 vòng đấu nữa là kết thúc.
Ở bảng nữ, các cô gái Việt Nam có trận thắng ngược rất đáng khen ngợi trước hạt giống số 12 Bulgaria - đương kim vô địch đồng đội châu Âu.
Ở ván đấu này, Lương Phương Hạnh (Elo 2.225) cầm quân đen thua Viktoria Radeva (Elo 2.296), còn Võ Thị Kim Phụng (2.320) hòa Nurgyul Salimova (Elo 2.412). Hai chiến thắng của Việt Nam thuộc về Phạm Lê Thảo Nguyên (Elo 2.380) trước Antoaneta Stefanova (Elo 2.416) và Bạch Ngọc Thùy Dương (Elo 2.214) trước Beloslava Krasteva (Elo 2.295), qua đó có chiến thắng chung cuộc 2,5-1,5. Sau 3 chiến thắng liên tiếp, tuyển cờ vua nữ Việt Nam xếp hạng 11.
Tại ván thứ 10 diễn ra vào lúc 20h ngày 21/9 (giờ Việt Nam), đội nam Việt Nam gặp hạt giống số 13 Tây Ban Nha, còn đội nữ gặp chủ nhà Hungary.
Tuyển cờ vua Việt Nam hòa Anh, khó giành huy chương Olympiad 2024
Đạo diễn Huy Thành đã qua đời
Nhận định, soi kèo U20 Verona vs U20 Inter Milan, 22h00 ngày 22/1: Vóc dáng ứng viên vô địch
Kết hôn và định cư ở Nhật Bản hơn 2 năm, Hứa Đặng Thanh Trúc (SN 1988 - TP.HCM) cho biết, cô đã dần thích nghi với cuộc sống ở đây.
Hai vợ chồng cô không ở chung với bố mẹ chồng mà thuê căn hộ ở Chiba - một tỉnh giáp với thủ đô Tokyo sinh sống.
Ảnh cưới phong cách Nhật Bản của vợ chồng Thanh Trúc |
‘Gia đình chồng tôi cũng sống ở Chiba nhưng từ chỗ tôi đến đó mất khoảng 2 giờ lái xe. Mỗi khi rảnh rỗi, hai vợ chồng đều tranh thủ về thăm mọi người.
Tôi may mắn có mẹ chồng tâm lý, chưa bao giờ bà nói điều gì khiến con dâu khó xử. Phụ nữ Nhật rất đặc biệt, chăm chỉ, nấu ăn ngon, tiếp xúc cảm giác thấy dễ chịu.
Bà thích nấu ăn cho tôi, nhiều người từng hỏi tôi, người Nhật thường ăn đồ lạnh, nguội phải không? Thực tế, người Nhật cũng hay ăn đồ nóng, tôi khá dễ ăn nên thấy hợp khẩu vị với ẩm thực bên này’, Thanh Trúc nói.
Cô kể, công việc bên Nhật Bản khá áp lực nhưng bù lại cuộc sống rất chất lượng. Hàng ngày, chồng cô đi làm từ 9 giờ sáng và về nhà vào lúc 9 - 10 giờ tối, còn cô ở nhà nội trợ.
Văn phòng chồng Trúc ở Tokyo, bởi vậy, anh bắt tàu điện ngầm đi làm, mất khoảng 1 tiếng là đến nơi. Hai ngày cuối tuần, chồng Thanh Trúc được nghỉ, anh dành toàn bộ thời gian đưa vợ đi chơi, tận hưởng khoảnh khắc bình yên bên gia đình.
Thanh Trúc sống ở Chiba, tỉnh giáp ranh Tokyo |
‘Ông xã cũng như đa số người Nhật tôi từng tiếp xúc đều rất tiết kiệm. Văn hóa tiết kiệm đó thường được giáo dục từ bé, mang ý nghĩa lớn là tiết kiệm cho quốc gia từ những việc nhỏ nhất.
Ví dụ: Phòng nào không sử dụng, sẽ ngắt hết điện, nước trong bồn tắm không xả đi mà bơm qua máy giặt, giặt quần áo.
Tuy nhiên, người Nhật tiết kiệm một cách hợp lý, những thứ như đồ ăn, đồ gia dụng, nếu cần thiết, họ sẵn sàng chịu chi số tiền lớn. Trước khi mua món đồ đó, người Nhật sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, để tránh trường hợp mua về lại bỏ xó.
Từ ngày chung sống, tôi hay mùa đồ trang trí nhưng anh chưa bao giờ than phiền, vì đó là việc nên làm, giúp không gian sống thêm sạch sẽ và thoải mái’, Trúc chia sẻ.
Đồ dùng, vật dụng sinh hoạt… ở Nhật khá đắt đỏ, trừ các cửa hàng đồng giá 100 yên ra thì cái món đồ nào cũng đắt. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng cô đưa ra giải pháp là tự tay thiết kế, mua dụng cụ về làm.
‘Ban đầu tôi thuê nhà, ngoài tủ bếp được bắt dính vào tường ra thì ko có các giá kệ để gia vị nên rất bất tiện. Sau khi chồng mua cái cưa máy mini, tôi lên ý tưởng thiết kế, cải tạo lại bếp.
Tôi mua gỗ với dụng cụ ở cửa hàng đồng giá về đóng kệ. Giá 1 mảnh gỗ 7cm x 90cm x 1cm là 108 yên cả thuế (khoảng 22 nghìn đồng Việt Nam).
Hoàn thiện căn bếp này tôi dùng 24 thanh gỗ, cộng thêm sơn, decal giả gạch và một số đồ khác, chi phí khoảng 700 nghìn đồng. Thời gian làm kệ bếp mất 1 tuần nhưng nếu đủ nguyên liệu ngay từ đầu, có lẽ chỉ nửa ngày là hoàn thiện.
Cuối tuần chồng rảnh thì phụ tôi chà nhám và sơn. Công đoạn đó mất nhiều thời gian nhất’, Trúc kể.
Có khả năng thiết kế, làm đồ hanmade, Trúc đã tự cải tạo căn bếp trông gọn gàng, đẹp mắt |
Trúc cho hay, nếu đi mua kệ trong các cửa hàng gia dụng sẽ mất 2 triệu đồng, chưa kể chi phí vận chuyển, lắp đặt.
‘Vất vả một chút nhưng ngắm thành quả mình thấy vui. Chồng rất bất ngờ về khả năng của vợ, xuýt xoa khen phòng bếp đẹp không thua kém thợ chuyên nghiệp.
Chẳng ai nghĩ góc bếp này được sửa sang với giá thành rẻ đến vậy |
Khi chiên xào, tôi dùng đồ che xung quanh chảo, ngăn dầu mỡ làm bẩn kệ và chai lọ. Mỗi lần nấu bếp xong, tôi dọn dẹp ngay nên lúc nào cũng sạch bóng thơm tho. Tôi tiết kiệm như vậy nhưng không có nghĩa là sống kham khổ mà đây cũng một phần đam mê thiết kế đồ gỗ của bản thân’, cô dâu Việt vui vẻ chia sẻ.
Thanh Trúc cũng cho biết, cô không đóng hay khoan lên tường bất cứ lỗ đinh nào mà dùng eke nẹp giữ. ‘Ở Nhật thường xuyên có động đất nhưng trải qua vài trận động đất nhẹ, những chiếc kệ bếp vẫn an toàn, không bị đổ sập’, cô nói.
Không gian xanh trong căn nhà nhỏ xinh của vợ chồng Trúc |
Mong một đám cưới ở quê chồng
Cuộc sống hiện tại của Thanh Trúc ở quê hương của chồng có thể được gọi là bình yên. Điều cô mong mỏi nhất là có cơ hội tổ chức một đám cưới ở đây.
‘Vợ chồng tôi quen nhau khi chồng sang Việt Nam công tác 3 năm. Thời điểm này, Trúc đang làm quản lý cho công ty sản xuất bao bì của anh trai. Ngày ông xã chuẩn bị về nước, cả hai mới thường xuyên gặp mặt, nảy sinh tình yêu. Anh về nước được một tháng liền nhắn tin hỏi cưới tôi luôn.
Năm 2017, nhận lời cầu hôn của anh, tôi hoàn thiện thủ tục giấy tờ rồi sang Nhật đăng ký kết hôn. Sau đó, năm 2018 hai vợ chồng mới trở lại Việt Nam tổ chức đám cưới’, nàng dâu Việt nhớ lại.
Trúc hạnh phúc bên người chồng ngoại quốc |
Toàn bộ đám cưới Trúc tự lên ý tưởng, làm việc với bên thiết kế. Ngày cưới cô thay 3 bộ váy, trong đó 1 bộ là váy cưới cô mua vải về tự may, 1 bộ áo dài và 1 bộ là trang phục kimono thuê từ bên Nhật.
Tiệc nhỏ, chưa đến 100 khách nhưng cực kỳ ấm cúng. Tuy vậy, Trúc chia sẻ, cô luôn cảm thấy tiếc nuối và thương chồng vì ngày cưới, bố mẹ anh không có mặt.
‘Đám cưới Việt Nam đúng thời điểm nghỉ lễ bên Nhật, người dân đi du lịch nhiều, giá vé máy bay khá đắt. Cả gia đình chồng sang phải mất hơn 100 triệu đồng tiền vé nên chồng mình đành bảo mọi người đợi lần sau, tổ chức ở Nhật đến dự cũng được.
Vì vậy, hôm cưới, ông xã nhờ một bác lớn tuổi người Nhật đứng ra phát biểu trong buổi lễ.
Đến nay, hai vợ chồng vẫn chưa có tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống của Nhật như mong muốn vì chi phí khá đắt đỏ. Tính sơ sơ gần 1 tỷ đồng cho đám cưới 50 khách mời nên vợ chồng tôi đang đắn đo’, Trúc nói tiếp.
Khoảnh khắc lãng mạn của vợ chồng Trúc trong chuyến du lịch |
Về đời sống hôn nhân, Trúc bộc bạch, vợ chồng cô hiếm khi cãi vã: ‘Đàn ông Nhật cư xử lịch thiệp. Mỗi lần giận nhau là chúng tôi im lặng, vài hôm quên đi, lại trò chuyện bình thường. Chồng thường chủ động làm lành trước.
Đặc biệt, tôi thấy người Nhật có sự văn minh, dù đúng hay sai nhưng họ ứng xử rất hòa nhã, thường nhận lỗi về mình và sống rất có trách nhiệm. Gần như không có từ tục tĩu trong từ điển. Dù tức giận điều gì, bạn cũng khó thấy họ nổi nóng’.
Thanh Trúc làm cô dâu xinh đẹp trong chiếc váy tự may |
Cuối tuần hai vợ chồng cô ra ngoài ăn nhưng gần đây, họ muốn tiết kiệm nên nấu nướng ở nhà.
‘Ông xã thích món bánh tráng cuốn thịt nên tôi hay làm. Bánh tráng ở Việt Nam rẻ nhưng bên Nhật, bánh tráng khá đắt, 20 cái là 90 nghìn đồng. Nấu nướng ở nhà cực chút xíu nhưng bù lại tình cảm vợ chồng được hâm nóng, có thời gian gần gũi nhau nhiều hơn.
Hiện tại, hai vợ chồng tôi vẫn chưa sinh em bé. Tôi muốn dành thời gian học thêm nhiều thứ.
Tôi làm nội trợ nhưng làm thêm công việc trông trẻ và nguồn thu từ chứng khoán. Đây là khoản tôi đầu tư lúc còn chưa lấy chồng. Bởi vậy, tôi không phải phụ thuộc về kinh tế của chồng’, Thanh Trúc tiết lộ.
Sang Mỹ theo tiếng gọi tình yêu nhưng Nhạn không thể ngờ sự khác biệt về tuổi tác, văn hóa đã đẩy cô và chồng xa nhau.
">Cô gái Việt tiết lộ về cuộc sống làm dâu ở Nhật Bản
Xin giới thiệu bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam để độc giả tham khảo:
Dưới đây là nội dung văn khấn:
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam Phương
">Bài khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 năm 2019 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Dưới đây là công thức làm bánh ngô nước cốt dừa với những nguyên liệu đơn giản.
Nguyên liệu
Ngô: 2-3 bắp (khoảng 1 kg)
Bột năng 50 g
Bột gạo 50 g
Bột nếp 150 g
Nước cốt dừa 100 ml
Dầu ăn, muối, đường vàng
Cách làm
Bước 1: Sơ chế ngô
Cắt hai đầu của bắp ngô, bóc phần vỏ ra, chú ý bóc nhẹ nhàng để không làm rách vỏ vì phần vỏ này sẽ được dùng để gói bánh.
Rửa ngô qua với nước rồi dùng dao gọt hạt ngô theo chiều dọc.
Để vỏ ngô mềm và dễ gói bánh hơn, sau khi rửa sạch bạn đun sôi nồi nước, cho vỏ vào luộc khoảng 2 phút, sau đó lấy vỏ ra ngâm vào chậu nước lạnh, để nguội hẳn rồi vớt ra ráo nước.
Bước 2:Trộn bột
Chuẩn bị hỗn hợp: 50 g bột năng, 150 g bột nếp, 50 g bột gạo, 80 g đường vàng, 100 ml nước cốt dừa, 1/3 thìa cà phê muối và toàn bộ hạt ngô đã thái, trộn đều để các nguyên liệu sánh đặc.
Bọc kín miệng bát bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng một giờ.
Bước 3: Gói và hấp bánh
Xoa một lớp mỏng dầu ăn lên vỏ ngô, lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp bột bánh cho lên trên.
Gấp hai bên mép cạnh và gập hai đầu xuống bên dưới là bạn đã gói xong một chiếc bánh. Làm tương tự cho đến khi hết hỗn hợp bột bánh.
Cho khoảng 500 ml nước lọc vào nồi xửng, xếp bánh trên mặt nồi, bật bếp lửa vừa và hấp khoảng 20-25 phút tính từ lúc nước sôi, kiểm tra thấy bánh chín đều là hoàn thành.
Bánh ăn khi nóng và chấm cùng với nước cốt dừa.
Theo Zing
Làm bánh ngô nước cốt dừa thơm dẻo tại nhà
Em hiểu là luật quy định không được ly hôn khi con dưới 12 tháng, nhưng đó là trong bối cảnh con ruột của mình. Còn trường hợp của mình, em nghĩ là khác.
Em xin được tư vấn và cảm ơn!
Độc giả Đoàn Nguyên