Việt Nam tìm người nhiễm Covid
Như VietNamNet đã từng thông tin,ệtNamtìmngườinhiễtruc tiep bong một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã triển khai dự án dùng AI để phân tích tiếng ho. Khi người nghi nhiễm ho vào bộ thu tiếng trên điện thoại, AI sẽ phân tích tiếng ho và đưa ra chẩn đoán xem họ có bị mắc Covid-19 hay không.
Giải pháp của họ sẽ giúp phân loại, tìm ra người nhiễm Covid-19 nhanh chóng và không cần thông qua xét nghiệm. Phương pháp trên cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực xét nghiệm khi phải tập trung đông người. Vậy đây liệu có phải giải pháp khả thi nhằm chống lại sự lây lan của Covid-19?
Phân tích tiếng ho có thể tìm ra bệnh tật
Một người thợ máy giỏi có thể nghe tiếng xe và tìm ra chỗ hỏng hóc. Điều này cũng đúng với ngành y khi tiếng ho là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thực tế này đã được chứng minh khi rất nhiều công trình trên thế giới ứng dụng việc nghiên cứu, phân tích tiếng ho để tìm ra bệnh tật.
Từ năm 2012, các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Úc) đã có công trình nghiên cứu được cấp bằng sáng chế về việc sử dụng công nghệ để phân tích tiếng ho, từ đó áp dụng cho việc chẩn đoán sức khỏe.
Nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư Udantha Abeyratne (Đại học Queensland) đã phát triển một công cụ chẩn đoán sử dụng smartphone để tìm ra các căn bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chỉ bằng cách lắng nghe tiếng ho của người bệnh.
![]() |
Tiếng ho có thể được ghi lại và dùng máy tính để phân tích, từ đó tìm ra những đặc điểm riêng biệt để chẩn đoán bệnh về đường hô hấp. |
Theo Phó Giáo sư Udantha Abeyratne, các bác sĩ thường coi ho là một triệu chứng hơn là những dấu hiệu mô tả bệnh tật. Tuy nhiên, có nhiều dạng ho khác nhau, ho có thể ướt hoặc khô, khàn khàn, khò khè hoặc kêu lên thành tiếng,...
Với những biểu hiện đó, người ta gọi chung đó là triệu chứng ho. Tuy nhiên, những mô tả này vẫn chỉ rất chung chung. Đó là lý do các nhà khoa học muốn sử dụng các công nghệ xử lý tín hiệu và học máy để đọc được ý nghĩa của những tiếng ho đó.
Với công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland, việc sử dụng smartphone thu tiếng ho dùng cho chẩn đoán có thể hỗ trợ công tác y tế tại những vùng sâu vùng xa, nơi người dân khó có thể tiếp cận với các cơ sơ y tế.
Chẩn đoán bệnh bằng tiếng ho được thực hiện thế nào?
Một chiếc ống nghe đơn thuần có thể nhận biết được âm thanh khoảng 3kHz. Trong khi đó, tiếng ho có thể bao gồm những âm thanh với tần số lên tới 60 kHz, vượt xa phạm vi nghe được của con người. Đó là lý do cùng một âm thanh ho đó nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin khác nhau mà tai của con người không thể nhận biết được.
Ngoài ra, tiếng ho cũng bao gồm những thông tin về tốc độ hơi thở, sự co thắt của lồng ngực. Ví dụ với người bị bệnh hen suyễn, sự co thắt của phế quản sẽ hạn chế tốc độ dòng khí trong cơn ho và cũng tạo ra những âm thanh cộng hưởng đặc trưng khác.
Trong bệnh viêm phổi, các mô phổi có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sự tích tụ dịch tiết trong phế quản và các túi khí (phế nang). Điều này làm hạn chế tổng thể tích, tốc độ luồng khí và gây ra những âm thanh cụ thể. Đây là thông tin đầu vào quan trọng để nhận biết và tìm ra căn bệnh.
![]() |
Trong tiếng ho có chứa những âm thanh mà tai người không thể nghe thấy được. Tuy nhiên những khác biệt này có thể dễ dàng được nhận ra bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. |
Để phân tích tiếng ho, việc đầu tiên, công cụ chẩn đoán sẽ cho phép ghi lại tiếng ho bằng điện thoại. Sau đó, công cụ này sẽ tự động trích xuất âm thanh tiếng ho, phân tích nó bằng các thuật toán máy học để xem những âm thanh đó giống với các triệu chứng của căn bệnh nào nhất.
Ở dạng đơn giản nhất, công nghệ này có thể được phát triển thành một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Người dùng có thể tải về và sử dụng ứng dụng mà không cần đến phụ kiện, các cảm biến đi kèm hay thậm chí cả kết nối mạng.
Với công trình nghiên cứu của Đại học Queensland, công nghệ của họ có thể cung cấp như một công cụ tại các phòng khoa chuyên môn về phổi trong các bệnh viện. Thành quả của nhóm nghiên cứu này giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi với độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp của WHO. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cách làm này có thể áp dụng cho các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp khác như hen suyễn, viêm phế quản,...
Cách Việt Nam dùng tiếng ho tìm người nhiễm Covid-19
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Hưng - điều phối viên dự án dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19 (AICOVIDVN) cho biết, nhóm nghiên cứu Việt Nam sẽ tận dụng các kết quả từng được công bố của các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ).
Theo đó, khác với tiếng ho của người thường, tiếng ho của người mắc Covid-19 có thể được phát hiện ra thông qua 4 dấu ấn sinh học.
Các dấu ấn này bao gồm sự loạn dưỡng cơ bắp, thoái hóa, nhão cơ (Muscular degradation), sự thay đổi về âm thanh được phát ra từ dây thanh quản (Changes in vocal cords), sự thay đổi về sự diễn cảm/ biểu đạt trạng thái cảm xúc (Changes in sentiment/mood) và sự thay đổi về âm thanh từ phổi cùng đường hô hấp (Changes in the lungs and respiratory tract).
![]() |
Việc phân tích tiếng ho hoàn toàn có thể giúp tìm ra người nhiễm Covid-19. |
Để tìm ra người mắc Covid-19, nhóm nghiên cứu Việt Nam sẽ sử dụng thuật toán AI để phân tích hàng ngàn mẫu tiếng ho của người dương tính với Covid-19. Ngoài ra, còn cả hàng ngàn mẫu ho của người không bị bệnh hay bị các bệnh gây tổn thương phối khác.
Hệ thống sẽ tự động nhận diện các đặc điểm tổn thương chỉ do Covid-19 gây ra. Đó là những dấu hiệu thương tổn mà tai người không thể phát hiện được. Đây là sức mạnh của công nghệ AI.
Tất nhiên, để ra được kết quả chính xác, nhóm nghiên cứu cần sử dụng phương pháp AI phù hợp, cùng với đó là nhiều bộ lọc phức tạp, ông Hưng cho biết.
Nhóm nghiên cứu của dự án AICOVIDVN cũng đang cần thêm rất nhiều mẫu tiếng ho của người Việt, kèm theo thông tin người cho mẫu dương tính hay âm tính với Covid-19.
AICOVIDVN kêu gọi mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng F0, F1, F2,F3 có thu âm mẫu tiếng ho, sau đó gửi file vào Nhóm Zalo cổng tiếp nhận dữ liệu: bit.ly/dulieutiengho hoặc Messenger của trang thông tin chính thức của dự án: m.me/aicovn
Đây là biện pháp đơn giản nhưng ý nghĩa để chung tay cùng các nhà khoa học Việt Nam phát triển công cụ tìm người mắc Covid-19 bằng công nghệ.
Trọng Đạt

Việt Nam nghiên cứu dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19
Dự án này sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm người mắc Covid-19. Đây là công trình nghiên cứu có sự tham gia, đóng góp tập thể của nhiều nhà khoa học Việt Nam.
-
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Tiếp tục chìm sâuChuẩn thưởng bia cho quý ông dịp cuối nămHoàng Bách làm Đại sứ Du lịch Singapore tại Việt NamCuộc sống của nữ MC xinh đẹp, tài năng sau khi ly hônNhận định, soi kèo Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Tiếp tục chìm sâuKhoảnh khắc khỉ con sà vào lòng mẹ khi được trả tự do gây xúc độngVì yêu mà đến tập 18: Lá thư bí ẩn của nữ biên kịch khiến nam thần lặng người trên sân khấuNhạc kịch 'Chuyện tình nàng Giáng Hương' khiến khán giả xúc độngNhận định, soi kèo Medeama vs Basake Holy Stars, 22h00 ngày 1/4: Khách thất thếẤn vàng hồi hương được đề cử sự kiện văn hóa, thể thao tiêu biểu nhất 2023
下一篇:Nhận định, soi kèo Akron vs FC Rostov, 22h30 ngày 31/3: Cửa trên đáng tin
- ·Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
- ·Quảng Ninh chuẩn bị cho Năm du lịch quốc gia 2018
- ·Kết quả xét nghiệm ADN và cái giá 'một tỷ đô' khiến khách sững sờ
- ·Mẹo vặt giúp tìm lại smartphone bị đánh cắp nhanh nhất
- ·Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
- ·Chú rể Hải Phòng mặc đồ hầm hố, đón dâu bằng 50 xe bán tải
- ·Hội ngộ Đinh Mạnh Ninh, Ngọc Vân ấn tượng trên 'ghế nóng'
- ·Bạn muốn hẹn hò: 3 cô gái xinh đẹp vẫn bị từ chối phũ phàng vì lý do không ngờ
- ·Nhận định, soi kèo Preston North End vs Aston Villa, 19h30 ngày 30/3: Đẳng cấp lên tiếng
- ·Nàng dâu vô tư kể chuyện biếu mẹ đẻ tiền khiến mẹ chồng tủi thân
- ·Ai bảo Tết nhạt, hãy tự rắc muối vào đầu mình!
- ·Quan tham Trung Quốc gây sửng sốt vì sở hữu hơn 300 căn nhà
- ·Nhận định, soi kèo Sochi vs Yenisey, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên thắng thế
- ·7 quy tắc xoay tiền mua nhà khi còn trẻ
- ·Bị Angela Phương Trinh tránh mặt, 'tình cũ' Chiêm Quốc Thái nói gì?
- ·Mẹo trị vết thương do côn trùng cắn
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Lens, 01h45 ngày 31/3: Ghìm chân nhau
- ·Đố ông nào chiều vợ như Hoàng Bách
- ·Đại gia ô tô 10 năm tranh biệt thự ven biển triệu đô với chị gái
- ·Bí quyết biến việc nhà thành bài tập lợi tim vui nhộn
- ·Nhận định, soi kèo U21 Charlton Athletic vs U21 Sheffield United, 20h00 ngày 1/4: Tin vào đội khách
- ·Hướng dẫn viên kể chuyện: Giục lái xe đón khách, nữ hướng dẫn viên bị tát 'cháy' mặt
- ·Hòa nhạc 'Điều còn mãi' trở lại vào ngày Quốc khánh
- ·Siêu mẫu Võ Hoàng Yến catwalk ngay trên tàu bay Vietjet
- ·Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Brondby, 23h00 ngày 30/3: Tiếng vọng từ quá khứ
- ·Cơ hội vàng cho nghề đầu bếp chuyên nghiệp
- ·Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
- ·HDBank xây cầu, tặng bò giống cho người dân Miền Tây
- ·Chuyên gia mách nước 3 chiêu trị trẻ biếng ăn
- ·Thương hiệu vang Việt chiêu đãi Nguyên thủ tại APEC 2017
- ·Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Perth Glory, 11h00 ngày 30/3: Những người khốn khổ
- ·Sự cố nhớ đời khiến mỹ nhân bẽ bàng trên sóng trực tiếp
- ·Những tỷ phú nông dân: Siêu giàu từ trồng củ cải, chăn lợn, nuôi gà
- ·8 mẹo hay trị mất ngủ
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
- ·LPBank ủng hộ 100 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, dột nát ở Đắk Lắk