Ông Bùi Xuân Duyên, Giám đốc Cứu hộ 116 cho biết, trong ngày hôm nay có tới hơn 10 cuộc gọi của khách hàng. “Loại xe cần cứu hộ rất đa dạng, từ xe tai nạn, xe bị hỏng cần sửa chữa đến xe công trường đưa đi bảo dưỡng. Dịp cuối năm, mật độ giao thông tăng cao nên liên tiếp xảy ra tai nạn, nhu cầu cứu hộ giao thông cũng tăng lên gấp 2 - 3 lần”, ông Duyên cho biết.
Đang trao đổi với PV, đường dây nóng của Cứu hộ 116 lại đổ chuông, cần tới sự trợ giúp của cứu hộ giao thông. Qua trao đổi nắm thông tin, ông Duyên nhận thấy khách hàng có thể tự khắc phục nên đã hướng dẫn cách xử lý tình huống mà không cần cử nhân viên cứu hộ tới.
Theo ông Duyên, thời điểm này, bình quân mỗi ngày có từ 12 - 15 cuộc gọi yêu cầu trợ giúp đến tổng đài công ty. Cuối năm nhiều lái xe có xu hướng uống rượu, bia nhiều nên số vụ TNGT xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Tại Công ty Cứu hộ ABC trên phố Nhân Hoà (Thanh Xuân, Hà Nội), ông Trần Văn Minh, Giám đốc cho biết, dịp cận Tết này, không chỉ số vụ TNGT cần đến cứu hộ cao hơn mà còn có tính chất nghiêm trọng hơn so với ngày thường. ”Số vụ cứu hộ giao thông thường không diễn ra tại các thành phố như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh mà lại xảy ra ở các tỉnh”, Giám đốc Cứu hộ ABC chia sẻ.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, trao đổi với PV, ông Lâm Quốc Khanh, Giám đốc Cứu hộ Rạng Đông cho biết, các trường hợp cần đến cứu hộ giao thông gọi tới dịp cận Tết này tăng không nhiều, tương đương so với ngày thường. Khách hàng gọi tới phần lớn là các chủ xe cần dịch vụ cứu hộ đưa xe đi sửa chữa trước Tết.
Cách nào để không bị chặt chém khi gọi cứu hộ?
Trong dịp Tết, tuy mọi người đều nghỉ lễ nhưng theo khảo sát của PV, nhiều đơn vị cứu hộ giao thông uy tín không tăng giá, vẫn giữ nguyên như ngày thường. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp phản ánh về tình trạng cứu hộ giao thông chặt chém khi xe bị tai nạn.
Đối với Cứu hộ 116, ông Duyên cho biết, vào ngày Tết, công ty bố trí nhân lực hài hòa để ai cũng vừa được ăn Tết nhưng vẫn phải đảm bảo công việc cứu hộ. Tết Nguyên đán tới đây, quân số “trực chiến” tại Cứu hộ 116 khoảng từ 50 - 70% so với ngày thường.
Về giá cứu hộ, thông thường, đơn vị có một mức giá chung không thay đổi trong dịp Tết. Như cứu hộ một chiếc xe con, xe du lịch 16 chỗ trong khu vực nội thành Hà Nội (bên này sông Hồng) có giá từ 600.000 - 700.000 đồng. Còn đối với khu vực ngoại thành sẽ tính theo kilomet. Kilomet đầu tiên sẽ đắt hơn, kilomet tiếp theo rẻ hơn.
Ví dụ, cần cứu hộ đưa xe từ Hà Nội đi Hải Phòng thì kilomet đầu tiên khoảng 300.000 - 400.000 đồng và kilomet tiếp theo tầm 20.000 đồng/km. Hoặc tính bình quân 23.000 đồng/km. “Trên đường cao tốc, bắt buộc đi vào và ra ở những nút giao chứ không thể rẽ ngang được. Cộng thêm phí vé lượt đi, lượt về thành ra chi phí bị cao hơn”.
Giám đốc Cứu hộ ABC cũng cho biết, gần 10 năm nay, giá dịch vụ cứu hộ trong ngày Tết không khác so với ngày thường, kể cả khi xe bị ngập nước. Ví dụ sang phía bên kia sông Hồng như Gia Lâm, giá cứu hộ sẽ là khoảng 700.000 đồng. Còn cứu hộ ngoại thành như từ Hải Phòng về Hà Nội, giá cứu hộ sẽ tính theo km khoảng từ 20.000 - 22.000 đồng/km.
Tuy nhiên, cũng không thể máy móc trong việc tính giá cứu hộ bởi nếu như cần cứu hộ ở những khu vực như Thường Tín hay Sơn Tây, nếu tính theo kilomet thì không được mà còn phải tính thêm các chi phí như tắc đường, thời gian vào. Khi đó, giá cứu hộ sẽ được tính theo chuyến.
Tương tự, đại diện Công ty Cứu hộ Rạng Đông (TP Hồ Chí Minh) cho biết, không tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán. Giá cứu hộ trong khu vực nội đô TP Hồ Chí Minh sẽ có giá từ 550.000 - 600.000 đồng và hoạt động xuyên Tết với khoảng 50% quân số (khoảng 4 người và 2 xe chạy chính).
Tuy nhiên, theo các đơn vị cứu hộ này, mức giá trên chỉ dành cho các trường hợp kéo xe bình thường. Tùy vào từng tính chất vụ việc hay tai nạn, giá cứu hộ sẽ khác nhau.
“Mình đã là người dùng ô tô thì nên chuẩn bị trước các tình huống xấu có thể xảy ra. Đầu tiên phải chú ý bảo dưỡng chiếc xe thật tốt để giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh đó, phải biết được những lỗi nhỏ có thể tự khắc phục được chứ không phải lúc nào cũng cần gọi cứu hộ”, Giám đốc Cứu hộ 116 - Chi hội trưởng Chi hội Cứu hộ giao thông đường bộ Việt Nam đưa ra lời khuyên.
Bên cạnh đó, khi không may chiếc xe gặp sự cố hay tai nạn cần tới cứu hộ giao thông, điều khách hàng cần làm là diễn tả chi tiết tình trạng sự cố, thông tin của chiếc xe hay hiện trường vụ tai nạn, địa điểm, vị trí để từ đó đơn vị cứu hộ sẽ báo giá và thời gian chuẩn nhất, cử người cũng như loại xe phù hợp đến để thực hiện công tác cứu hộ.
Thời gian cứu hộ chuẩn cũng là một trong những tiêu chí đánh giá uy tín của đơn vị cứu hộ bởi không thể để khách hàng phải chờ đợi lâu mà không biết bao giờ xe cứu hộ mới tới.
Ngoài ra, khách hàng có thể thông qua một số kênh như garage quen thường lui tới sửa xe, đơn vị bảo hiểm (nếu có) hay chính nơi mua xe để tìm được dịch vụ cứu hộ uy tín. Đây là những nơi khi xe không may gặp sự cố sẽ được kéo về sửa chữa nên tránh được tình trạng bị chặt chém, báo giá quá cao khi gọi cứu hộ giao thông.
Cuối cùng, đại diện Chi hội Cứu hộ giao thông đường bộ Việt Nam đưa ra lời khuyên với khách hàng khi gọi cứu hộ giao thông nên nắm bắt mặt bằng giá chung của dịch vụ cứu hộ để từ đó đàm phán giá, tránh bị chặt chém. Hãy yêu cầu đơn vị cứu hộ báo giá trước, tránh để xảy ra tình trạng cứu hộ xong mới hỏi tới giá tiền dịch vụ.
Một vài địa chỉ cứu hộ giao thông uy tín: Miền Bắc: Miền Trung: Miền Nam: |
(Theo Báo Giao thông)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: [email protected]. Xin cảm ơn!
- Nhu cầu thuê xe tự lái đang tăng dần tại Việt Nam, đặc biệt trong dịp cận Tết. Song không phải ai cũng nắm rõ quy trình thuê xe nên rất dễ mất tiền oan.
" alt=""/>Ngày Tết, xe gặp sự cố gọi cứu hộ như thế nào để không bị chặt chémÍt ngày qua, cư dân mạng được dịp xôn xao về việc một hội nhóm anti bôi xấu diễn viên, ca sĩ, hoa hậu Hương Giang được lập ra thu hút hơn 100.000 người trên Facebook. Sự việc được đẩy lên cao trào khi Hương Giang mời công an đến tận nhà người này để làm việc, buộc nhóm anti trên Facebook bị đưa về trạng thái lưu trữ (archived) .
Tạm chưa bàn đến cách xử lý của người trong cuộc, thực tế Hương Giang không phải nạn nhân đầu tiên và có lẽ cũng không phải cuối cùng của việc bị bôi xấu, công kích trên mạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ nở rộ khi mạng xã hội Facebook cho ra đời tính năng hội nhóm (group) giúp việc tập hợp những người có cùng quan điểm yêu ghét trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những ngôi sao đầu tiên 'vinh dự' có hội nhóm antifan ở Việt Nam phải kể đến ca sĩ Bảo Thy và Sơn Tùng M-TP. Thậm chí, một kênh YouTube bôi xấu Sơn Tùng M-TP ra đời từ 6 năm trước có tới 165.000 subscribers và đến giờ vẫn có người xem.
Đó là câu chuyện trước khi có Facebook và hội nhóm ra đời. Với cơ chế lập nhóm dễ dàng mà không bắt buộc điều kiện gì, thời đại group mọc lên nhan nhản kéo theo nhiều hội nhóm xấu độc ở Việt Nam.
Tiêu biểu trong số này phải kể đến hội anti nhà văn Gào (tên thật Vũ Phương Thanh) với hơn 140.000 thành viên, anti hoa hậu Phạm Hương (50.000 thành viên), anti ca sĩ Chi Pu (15.000 thành viên), anti cặp đôi Quang Hải Huỳnh Anh (14.000 thành viên)...
Đặc biệt, có hẳn một hội nhóm chuyên bóc phốt người nổi tiếng trên Facebook với hơn 280.000 thành viên. Dù nhiều lần bị truy quét, hội nhóm Phu*** vẫn là thiên đường để các thành viên mặc sức bôi xấu người nổi tiếng mà không hề kiểm chứng. Trong khi đó, Facebook cũng không có cách gì để kiểm soát những nội dung như vậy.
Do dựa phần lớn vào AI, công cụ của Facebook không quét được các group nói xấu nếu hội nhóm đó sử dụng từ lóng hoặc viết tắt như ‘HHHG’ (hoa hậu Hương Giang), ‘chị X’ (nhà văn Gào), ‘anh tôi’ (MC Phan Anh)... Và thực tế, nếu áp dụng quét từ lóng kiểu này, hội nhóm Facebook sẽ chẳng còn lại gì.
Thực tế hội nhóm anti người nổi tiếng đã tồn tại từ lâu trên Facebook |
Vì thế, Hương Giang hay bất cứ ai bị bôi xấu trên Facebook khó lòng yêu cầu mạng xã hội này giải quyết triệt để. Thay vào đó, những cách xử lý thường được áp dụng là nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng trên cơ sở Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Tuy nhiên, việc xử lý antifan là không hề dễ dàng, như chuyên gia Nguyễn Ngọc Long (Blackmoon) lên tiếng cảnh báo “điều đó không khiến những người đang anti sẽ quay lại yêu thương và ủng hộ cô [Hương Giang]. Họ [các antifan] chỉ chuyển từ thấy ghét, không ưa qua thành căm thù và tức giận. Và hệ quả của điều đó là gì? Họ sẽ ‘cẩn thận’ hơn và bài bản hơn trong việc anti và tấn công cô trên nhiều mặt trận”.
Phương Nguyễn
Nếu hỏi 10 người làm công việc liên quan đến Facebook, chắc hẳn có đến 9 người trong số đó nói rằng checkpoint là thứ khó lường nhất.
" alt=""/>Facebook: Thiên đường cho hội nhóm anti, bôi xấu người khác