当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo ASEC Mimosas vs SOL FC, 22h30 ngày 14/4: Điểm tựa sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Beitar Jerusalem, 23h45 ngày 14/4: Rượt đuổi hấp dẫn
Trao đổi với VietNamNet, TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho hay thực tế việc xếp hạng đại học đã được thế giới làm từ lâu nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh tương đối giữa các cơ sở giáo dục đại học, giúp các đối tượng khác nhau ra các quyết định nhất định.
Mỗi một bảng xếp hạng sẽ có mục đích khác nhau. “Thường các bảng xếp hạng xuất phát từ mục đích gì thì sẽ quyết định kết quả tương ứng”.
Cũng theo ông Phương, vì thế, mỗi một đối tượng, hoàn cảnh sẽ có những cách nhìn nhận những bảng xếp hạng khác nhau. “Ví dụ, có thể học sinh muốn có, nhưng các trường thì chưa hẳn. Bởi khi kết quả xếp hạng lệch đi khỏi ý tưởng của trường thì điều đó không hẳn là hay”.
TS Phương chia sẻ, việc đưa ra các bảng xếp hạng thường vấp phải câu chuyện “nhằm mục đích gì và sử dụng dữ liệu nào”. “Một điểm vướng nữa ở Việt Nam là khi một kết quả đưa ra mà không phù hợp với ý định của một đối tượng nào đấy thì ngay lập tức bị chê, cho rằng là sai”.
Theo ông Phương, cho đến nay, dù đã có những bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam song không có gì đảm bảo rằng cách làm và số liệu được dùng là chính xác.
“Cách đây 5 năm, có một nhóm cũng công bố bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam, nhưng sau đó cũng dừng lại.
Rồi đến bảng xếp hạng theo hình thức gắn sao (star rating) áp dụng cho các trường đại học của Việt Nam - UPM. UPM có đặc điểm là trường nào có mong muốn tham gia và phải đóng góp kinh phí thì mới xếp hạng, ngược lại sẽ không có tên. Sau gần 3 năm, hiện cũng mới khoảng 30-40 trường tham gia.
Mới đây, bảng xếp hạng VNUR công bố xếp thứ tự các trường đại học, theo hướng khá quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam. Bảng xếp hạng này theo một cách làm khác, tuyệt đối không dính đến các trường mà chỉ căn cứ thông tin do các trường cung cấp chính thức, công khai trên website.
Việc này cũng có khách quan nhất định là số liệu từ các trường đưa ra. Tuy nhiên, lại vướng vào câu hỏi là mục đích gì và liệu nguồn dữ liệu có đúng và đủ. Như vậy, điểm hạn chế là thông tin do chính chủ cung cấp nhưng chính xác hay không thì không kiểm soát được”.
Ông Phương lấy dẫn chứng, có 2 trường đại học được xếp hạng khá cao trong danh sách 100 trường của VNUR , tuy nhiên, “cả 2 trường này đều dính vào những vụ tai tiếng trong những năm gần đây về mua bán bài báo, thuê đội ngũ từ nước ngoài viết báo",...
Nhấn mạnh mỗi bảng xếp hạng có tiêu chuẩn riêng cho từng yếu tố đánh giá, ông Phương cho rằng, không thể đánh đồng các bảng khác nhau, hoặc coi bảng nào đó là đại diện cho chất lượng tổng thể của các trường. Do đó, ông Phương cho rằng, thời điểm này không nhất thiết phải có một bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam.
“Trước đây, có những thông tin rất đơn giản nhưng ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có được, hoặc mất nhiều thời gian để liên hệ. Nhưng giờ đây, việc tra cứu thông tin dễ dàng và hầu hết bản thân các trường đại học cũng có ý thức công khai các số liệu”, ông Phương nói.
PGS.TS Nguyễn Viết Thái, giảng viên Trường ĐH Thương mại, cho rằng đến nay vẫn khó có một bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam đủ uy tín, bởi khó có nền dữ liệu tổng thể khách quan, chính xác.
“Mới đây, có một bảng xếp hạng các trường đại học trong nước được công bố, về cơ bản cũng đã tiếp cận theo các tiêu chí của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phương pháp đánh giá và chất lượng nguồn thông tin, số liệu được thu thập để xét các tiêu chí đó có đảm bảo”.
Thậm chí, theo ông Thái, kể cả khi nguồn dữ liệu lấy trên website của các trường cũng chưa chắc đã cập nhật một cách chính xác, thậm chí có nhiều sai sót.
Ông Thái lấy ví dụ ở một bảng xếp hạng mới đây, khi ĐH Quốc gia Hà Nội có gần 60.000 sinh viên, nhưng con số mà bảng xếp hạng lấy vào chưa đến 50.000 em. “Như vậy, rõ ràng các tiêu chí tính trên đầu sinh viên sẽ được tính cao hẳn so với thực tế. Hay như số lượng giảng viên, có thể thực tế rất ít nhưng các trường khai báo “vống” vì tính cả số hợp đồng. Khi không thể kiểm soát được con số giảng viên cơ hữu của các trường thì không ngoại trừ khả năng một giảng viên được tính đăng ký cho mấy trường. Còn nếu chỉ điểm mặt có tên nhưng thực tế không phục vụ giảng dạy cho trường đó thì xếp hạng gần như cũng chẳng có ý nghĩa.
Đó là chưa kể đến việc thực hiện đánh giá số lượng trích dẫn, bài báo quốc tế của một trường đại học”, ông Thái nói - “Nếu chỉ dựa vào công bố thông tin trên website của các trường thì thực sự không ổn, bởi câu chuyện là con số đó có đúng hay không”.
Để có được xếp hạng các trường đại học Việt Nam, theo ông Thái, cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc tốt và phải liên thông, cập nhật được với dữ liệu của các trường. “Cũng giống như hệ thống tuyển sinh đại học, khi soos học sinh thực tế nhập học bao nhiêu sẽ hiện lên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT và các trường không thể báo cáo sai”.
Ông Thái cho rằng, nếu không giải quyết được vấn đề này, việc xếp hạng lại khiến các trường sa vào cuộc chạy đua tốn kém và vô bổ, chỉ làm giàu cho các tổ chức xếp hạng.
Bài 2: Cần xếp hạng ĐH vì uy tín và “cuộc chiến” tuyển sinh
Đây là chủ trương được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII (Nghị quyết 19-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.
![]() |
Nhiều tổ chức khoa học công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được đưa về các doanh nghiệp hoặc các trường đại học. Ảnh minh họa. |
Trong chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Nghị quyết 19 cũng nêu rõ, về cơ bản, chỉ nên tổ chức một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, Nghị quyết khẳng định, sẽ lựa chọn để tập trung đầu tư một số tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới.
Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ngoài ra, Nghị quyết 19 cũng chủ trương chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động nghiên cứu ứng dụng mà sản phẩm khoa học có khả năng thương mại hoá thành doanh nghiệp hoặc chuyển về trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Có cơ chế tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp để gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh.
Song song đó, nghiên cứu chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các trường đại học, học viện để thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo.
Lê Văn
" alt="Rà soát, sắp xếp lại các tổ chức khoa học công nghệ tất cả các cấp"/>Rà soát, sắp xếp lại các tổ chức khoa học công nghệ tất cả các cấp
Thí sinh Lý Thu Thảo, Nguyễn Hoàng Dung (từ trái qua).
![]() | ![]() | ![]() |
Các thí sinh Phương Tâm, Ngọc Hương, Mỹ Huyền (từ trái qua).
Sau khi đóng cổng bình chọn, ban tổ chức cũng chính thức công bố 5 ứng viên chiến thắng và giành vé vào thẳng chung kết, gồm Lý Thu Thảo (quê Thanh Hóa, cao 1,60m, số đo ba vòng 82-58-96cm), Nguyễn Hoàng Dung (Đà Nẵng, cao 1,59m, số đo ba vòng 80-65-90cm), Đoàn Thị Phương Tâm (TP.HCM, cao 1,59m, số đo ba vòng 83-60-87cm), Lê Ngọc Hương (Vĩnh Long, cao 1,55m, số đo ba vòng 70-58-88cm) và Trần Mỹ Huyền (Hà Nội, cao 1,65m, số đo ba vòng 83-60-89cm).
Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng công bố top 5+1. Thí sinh Vũ Quang Ngọc Bảo ghi tên mình vào vòng chung kết khi là người có số lượng bình chọn nhiều nhất. Cô gái quê Lâm Đồng cao 1,62m, số đo ba vòng 86-63-93cm. Ngay từ đầu cuộc thi, Bảo Ngọc đã gây ấn tượng bởi gương mặt sắc sảo cùng vóc dáng nóng bỏng.
Ban tổ chức và hội đồng giám khảo sẽ có buổi gặp mặt trực tiếp Top 100 các thí sinh vòng chung khảo Miss Petite Vietnam 2023 được tổ chức trong tháng 7/2023 tại Hà Nội và TP.HCM để tìm ra những cô gái xuất sắc nhất vào chung kết. Đêm tranh tài cuối cùng sẽ diễn ra ở TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Thành phần ban giám khảo gồm Thạc sĩ BS CK2 Phan Thị Hồng Vinh (giám khảo nhân trắc học), ca sĩ Phương Thanh, diễn viên Trương Ngọc Ánh, Phước Sang, ông Nickson Sim (nhà sáng lập cuộc thi Miss Petite Global) và ông Vương Duy Biên (Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).
Miss Petite Vietnam - Hoa hậu Nhân ái Việt Nam 2023 nhận được sự quan tâm từ khi công bố vì đây là cuộc thi nhan sắc dành cho các cô gái có chiều cao từ 1,45m đến 1,65m.
Cuộc thi được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép tổ chức. Bên cạnh các hoạt động chính, cuộc thi còn chú trọng các hoạt động góp phần quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam và các công tác xã hội.
Với thông điệp lan tỏa tính nhân văn, lòng nhân ái, ban tổ chức mong muốn tìm kiếm một cô gái không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình mà còn có vẻ đẹp tri thức, tâm thiện nguyện để góp phần truyền tải những điều tốt đẹp đến xã hội.
Lộ diện 6 cô gái được đặc cách vào chung kết Hoa hậu Nhân ái Việt Nam 2023
Nhận định, soi kèo Zeleznicar vs Jedinstvo, 23h00 ngày 14/4: Khó tin cửa dưới
Điêu đứng vì cái tên Vi Tran
Những ngày qua, cộng đồng mạng du học sinh Việt tại Úc hoang mang trước sự việc hơn 300 bạn đã thông báo bị một tài khoản Facebook có tên Vi Tran lừa mua vé máy bay giả để về quê ăn Tết.
![]() |
Facebook Vi Tran hiện đã đóng tài khoản. |
Tổng số tiền các du học sinh bị lừa hiện ước tính khoảng hơn 500.00 AUD (tiền Úc).
Theo ông Hoàng Anh, Chủ tịch Hội SVVN tại Sydney (Úc) hiện hội đã đứng ra làm đầu mối, thu thập thông tin những trường hợp đã trả tiền mua vé nhưng không nhận được vé thật để thông báo cho cơ quan chức năng phía Úc xử lý.
“Mọi chứng cứ liên quan đến các giao dịch của người bị hại với Vi Tran được chúng tôi chuyển ngay cho phía cảnh sát. Bước đầu kiểm tra cho thấy nhiều trường hợp đã xác minh đúng là bị lừa mua vé máy bay giả.
Những giao dịch này thực hiện qua ngân hàng nên chúng tôi tin cảnh sát sẽ sớm lần ra người đã lừa các bạn du học sinh là ai” – ông Hoàng Anh cho biết.
Theo một số nạn nhân, do tin tưởng bạn bè, thấy nhiều người nói tốt về Vi Tran nên yên tâm chuyển tiền cho ngời này dù thực sự không nắm được tên tuổi của Vi Tran
Hiện hàng trăm nạn nhân khác của Vi Tran đang như ngồi trên lửa khi không chỉ đối mặt với việc mất hàng ngàn đô la Úc (AUD) mà còn phải hủy kế hoạch về Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.
Đại sứ Việt Nam tại Úc đề nghị Cảnh sát Liêng bang khẩn trương điều tra sự việc
Ngày 8/1, đại sứ Việt Nam tại Úc ông Lương Thanh Nghị đã có thư gửi các sinh viên Việt Nam tại đây.
Thư có đoạn: “Trong những ngày qua, cộng đồng sinh viên Việt Nam chúng ta tại Australia, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Sydney và Melbourne, trải qua nhiều hoang mang, lo lắng do Facebook Vi Tran lừa đảo vé máy bay gây ra. Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng và đáng tiếc xảy ra với sinh viên Việt Nam tại Australia đồng thời cũng là bài học cho tất cả chúng ta.
![]() |
Hai thám tử thuộc Sở cảnh sát bang NSW đến lấy lời khai, thông tin từ đại diện Vietnam Airlines, Chủ tịch VDS và các du học sinh tại Văn phòng Vietnam Airlines ở Sydney (Ảnh: Khánh Linh/Vietnam+) |
Trong hoàn cảnh này, Đại Sứ quán rất mong các bạn sinh viên bình tĩnh, đoàn kết, tuân thủ pháp luật của sở tại đồng thời hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng của Australia. Hiện cảnh sát Bang New South Wales đã vào cuộc, đang tiến hành điều tra vụ việc. Các bạn sinh viên là nạn nhân của vụ lừa đảo cần tuân thủ sự hướng dẫn của cảnh sát”.
Đại sứ quán Việt Nam tại Australia cũng đã đề nghị Cảnh sát Liên bang và các cơ quan chức năng Australia hỗ trợ, phối hợp cùng cảnh sát bang New South Wales và Victoria khẩn trương điều tra để đưa ra ánh sáng kẻ lừa đảo, mang lại công bằng cho các bạn sinh viên.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Văn phòng Đại diện Hàng không Việt Nam tại Australia cũng đang hết sức nỗ lực để thúc đẩy quá trình điều tra và hỗ trợ các bạn sinh viên gặp nạn trong khả năng của mình.
Ông Nghị cũng chia sẻ: “Australia là đất nước có thương mại điện tử phát triển mạnh. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, có những tổ chức cá nhân đã và đang lợi dụng môi trường cởi mở này để làm hại người tiêu dùng, mưu lợi bất chính.
Cộng đồng chúng ta cần hỗ trợ nhau, tăng cường chia sẻ thông tin, và nêu cao cảnh giác. Cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, bảo mật thông tin cá nhân, không nên giao dịch thông qua mạng xã hội khi chưa rõ danh tính và tính hợp pháp của các cá nhân, tổ chức”.
Đại sứ quán chia sẻ âu lo, luôn đồng hành và làm hết sức trong phận sự của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Australia.
XEM THÊM
Du học sinh VN ở Úc bị lừa vé máy bay: "Vụ việc nghiêm trọng"" alt="Người Việt ở Úc bị lừa mua vé máy bay giả"/>Mỗi ngày làm việc, Hiệp nhận được 1.000 - 1.200 rúp (khoảng 300.000 đến 600.000 đồng), khá cao so với những nghề khác. Tuy nhiên, đây là công việc rất vất vả, đi làm lúc 7h sáng, có khi đến 20h mới về nhà. Đôi lúc, nam sinh này phải vác cuộn vật liệu nặng 50 - 60 kg trèo lên thang. Làm việc với ga lửa, đốt chảy vật liệu để trải lên mái dễ bị bỏng vì đồ bảo hộ sơ sài.
Ban đầu, hơn 10 sinh viên Việt Nam cùng làm việc với Hiệp, nhưng vì công việc vất vả, họ bỏ dần. "Sau mỗi buổi lao động như vậy, mình về phòng chỉ kịp ăn uống qua loa rồi ngủ luôn, sáng hôm sau lại chuẩn bị đồ ăn rồi đi làm", Bá Hiệp chia sẻ.
![]() |
Chợ người Việt tại Nga là nơi Ngọc Anh làm thêm khi dịp hè. Ảnh: Ngọc Anh. |
Cũng là du học sinh tại Nga, nhưng Phan Ngọc Anh lại thích công việc tại khu chợ người Việt. "Nói là buôn bán cho oai, thực ra mình hay tiếp xúc với các cô chú ở chợ người Việt. Họ bán hàng bận rộn nên nhờ mình đi nhập hàng giúp và trả thù lao", Ngọc Anh nói.
Có những ngày mùa đông, chàng sinh viên phải ôm thùng hàng chạy dưới tuyết lạnh âm 30 độ C để kịp giao cho khách. Nam sinh phải nắm rõ lịch tàu hoặc xe bus để đi một vòng cho tiện.
Thu nhập một mùa có khi chỉ đủ mua chiếc đồng hồ hoặc làm một năm đủ tiền thay chiếc điện thoại mới, tuy nhiên Ngọc Anh thích công việc này vì được sống gần gũi với cộng đồng người Việt.
Làm nông trại tại xứ sở chuột túi
Theo chia sẻ của Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide (Australia), những bạn trẻ muốn có thu nhập cao thường chọn “làm farm”: Thu hoạch hoa quả thuê trên các nông trại.
![]() |
Quang cảnh một nông trại ở bang Nam Úc. Ảnh: Ngọc Vinh. |
Nếu chăm chỉ làm khoảng một tháng, bạn có thể kiếm được trên 4.000 AUD, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt cho khoảng 4 đến 5 tháng sau đó. Tuy nhiên, một tháng trời làm việc quần quật trên nông trại trong điều kiện thời tiết 40 độ C là thách thức không nhỏ với những người chỉ quen cầm sách, bút.
Du học sinh làm công việc này phải ra đường từ 4h sáng, cả ngày phơi mặt ngoài trời trên các luống dâu tây, nho, táo. Không muốn phải đi xa, nhiều bạn dọn đồ đạc đến trọ ngay tại nông trại.
Vinh cho biết, nhìn chung, du học sinh Việt Nam thường được các công ty chọn vì ưu điểm thật thà, lại có đầu óc làm việc khoa học, cẩn thận. Tuy nhiên, nhược điểm là sức khỏe có hạn, không thể làm việc liên tục như người bản xứ.
Lương cao cũng lắm chuyện bi hài
Lương một ngày đủ tiền ăn cho cả tuần, nhưng Nguyễn Bá Hiệp gặp không ít sự cố trong quá trình làm việc. 9X bức xúc nhớ lại: "Tháng 6 và 7, họ trả lương bình thường, nhưng tháng 8, khi mình chuẩn bị nghỉ để đi học, họ chỉ trả rất ít". Không có cách nào đòi lại được, nhóm của Hiệp đành rút kinh nghiệm, yêu cầu công ty trả lương theo ngày.
Công việc vất vả và nhiều rủi ro, niềm vui lớn nhất với Hiệp là đến ngày về thăm gia đình, tiền tiết kiệm đủ trả vé máy bay.
Với công việc làm nông trại tại xứ sở chuột túi, Ngọc Vinh cho biết, đôi khi cũng có những "lời qua tiếng lại" giữa sinh viên và chủ lao động. Chuyện nhầm lẫn tiền lương hay việc mất công vượt hàng trăm km đến nơi chỉ làm 3 - 4 tiếng rồi về là điều đã xảy ra.
Còn với Phan Ngọc Anh, mỗi lần mua được lô đồ điện tử là chạy như ma đuổi cho kịp xe bus để đi giao hàng. Nhiều hôm về muộn không còn xe, tiền công không đủ trả taxi.
Cũng có khi gặp khách hàng vui tính, chàng sinh viên lại được trả công bằng bữa ăn. "Như thế vui lắm, cơm 'nhà' khác cơm sinh viên, có nhiều món nữa. Bữa ăn có đông người cũng vui hơn là ăn một mình trong phòng trọ", Ngọc Anh chia sẻ.
Nhờ biết cân đối thời gian học và làm thêm, Ngọc Anh vẫn tốt nghiệp loại khá Đại học Tổng hợp Irkutsk, đồng thời việc đi làm cũng giúp cậu có thêm rất nhiều hiểu biết về xã hội, luật lệ, cách kê khai giấy tờ, giá cả các mặt hàng tại Nga.
(Theo Ngọc Tân/ Zing)
" alt="Du học sinh hái nho, làm thợ xây nơi xứ người"/>Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nam đã yêu cầu kiểm tra, rà soát việc trang bị sách giáo khoa, sách bài tập trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, báo cáo của Phòng GD-ĐT thị xã Duy Tiên cho thấy đã phát hiện lỗi thiếu số trang trong một số ít (7) cuốn sách Hướng dẫn học (sách giáo khoa) mô hình trường học mới tại Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến. Nhà trường đã thu hồi và đổi sách cho học sinh.
Tại Trường THCS Châu Giang và THCS Mộc Nam, học sinh sử dụng một số vở bài tập được cung cấp bởi Công ty TNHH Vnbooks (trụ sở tại 864 đường Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Trước đó, 2 trường học này đã tổng hợp số lượng đăng ký từ phụ huynh học sinh, gửi về cho ông Trần Văn Dũng (là viên chức phụ trách công tác thống kê, kế hoạch, sách - thiết bị trường học của Phòng GD-ĐT thị xã Duy Tiên). Ông Dũng đã gửi số liệu này cho công ty TNHH Vnbooks.
Công ty TNHH Vnbooks thừa nhận có cung ứng số vở bài tập nói trên nhưng công ty không tự sản xuất mà nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
Hiện, Trường THCS Châu Giang và THCS Mộc Nam đã tạm dừng sử dụng, lập biên bản thu hồi toàn bộ số vở bài tập này, tiến hành lưu kho và niêm phong tại chỗ, bàn giao lại cho công ty TNHH Vnbooks có trách nhiệm giải quyết.
Qua báo cáo của 5 phòng GD-ĐT còn lại và 23/23 trường THPT cho thấy, SGK, tài liệu tham khảo tại các đơn vị đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có sách giả, sách lậu.
Hà Nam nói về việc vở bài tập không rõ nguồn gốc vào trường học |
Đối với SGK, tài liệu tham khảo cấp tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nam cho hay các trường đã nghiêm túc thực hiện quy trình lựa chọn SGK lớp 1 đúng quy định. Ngoài ra, tuyên truyền, công khai các đầu sách sử dụng tại nhà trường, hướng dẫn cha mẹ học sinh tự nguyện đăng ký đầu sách theo nhu cầu. 100% SGK cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành, không có sách giả, sách lậu.
Trả lời VietNamNet, ông Tạ Văn Thao, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nam nói: “Những việc thuộc phạm vi chức năng của Sở GD-ĐT thì chúng tôi cũng đã có chỉ đạo và báo cáo. Còn những việc ngoài phạm vi chức năng của Sở thì các cơ quan chức năng của tỉnh đang tham gia”.
Ông Thao cho hay, hiện Sở GD-ĐT đang phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam và Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) điều tra, làm rõ việc đưa vở bài tập không rõ nguồn gốc vào trường học.
Thanh Hùng
Hàng loạt lỗi khác nhau trong các bộ SGK lớp 1: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, đang được NXB Giáo dục Việt Nam xin chỉnh sửa.
" alt="Nghi vấn sách giả vào trường học ở Hà Nam"/>