Giải trí

Hồng Nhung tự tình về Hà Nội bằng âm nhạc

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-14 03:34:05 我要评论(0)

Hồng Nhung hát về Hà Nội- chỉ riêng cái tên chương trình cũng đủ hút những ai yêu tiếng hát cô Bống ket qua bong da hôm nayket qua bong da hôm nay、、

Hồng Nhung hát về Hà Nội- chỉ riêng cái tên chương trình cũng đủ hút những ai yêu tiếng hát cô Bống và yêu mảnh đất thủ đô. Một ca sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội,ồngNhungtựtìnhvềHàNộibằngâmnhạket qua bong da hôm nay thành danh với nhiều bài hát gắn với quê hương, nay trở lại với một đêm nhạc tri ân mảnh đất này. Liveshow của Hồng Nhung tối 30/11 vì thế hút nhiều khán giả tuổi trung niên, những người muốn hoài niệm, chiêm nghiệm về Hà Nội "một thời đạn bom, một thời hòa bình" (lời bài hát Nhớ về Hà Nội).

Ca sĩ Hồng Nhung hát trên nền nhạc là tiếng piano của nhạc sĩ Hoài Sa. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Một vốn bốn lời

Hai vợ chồng chị Mỹ Duyên đều là dân tỉnh lên Hà Nội làm việc, tổng thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng, trừ đi tiền thuê nhà, ăn uống sinh hoạt, khoản tiền tiết kiệm để ra chẳng được bao nhiêu. Cuộc sống cứ bình lặng như vậy suốt 2 năm, vợ chồng chị Duyên không bao giờ dám nghĩ tới chuyện đầu tư đất đai, bởi suy nghĩ đầu tư đất đai cần một khoản tiền lớn, trong khi đó vợ chồng chị lại chưa có gì trong tay, hai bên gia đình cũng chẳng có điều kiện để hỗ trợ.

Cái “duyên” đất cát đến với chị Duyên trong thời gian gần đây, khi đất ở Hà Nam - quê chị lên cơn sốt. Một số khu đất được đưa ra đấu thầu, một số khu chuẩn bị ra sổ đỏ. Một số người làng “lướt cọc” đất, sau một đêm đã tiền tươi đút túi. Có được thông tin từ người thân ở quê, vợ chồng chị cũng dốc sạch tiền tiết kiệm 100 triệu đồng, đặt cọc một lô đất 700 triệu. Chỉ sau vài ngày, lô đất có người mua, chị sang cọc, chốt lời luôn 80 triệu.

{keywords}
Những câu chuyện kiếm bạc tỷ trong thời sốt đất luôn là chủ đề nóng nhưng cũng có người lâm cảnh tay trắng

Với lợi thế có nguồn tin, chị nắm được một số thông tin tốt. Biết có mảnh đất khác “ngon”, chị rót luôn 100 triệu vốn cũ và 80 triệu tiền lời, đặt cọc luôn lô đất đó giá hơn 1 tỷ. Hôm trước vừa xuống cọc, hôm sau đã có người trả giá lãi 70 triệu nhưng chị không bán. Sau một tuần, chị mới chốt sang cọc, lời đến 200 triệu.

Sau 2 lần lướt cọc thành công, tổng vốn của chị đã thành 380 triệu. Chị chia vốn ra, đặt cọc 2 lô đất nhỏ và cũng nhanh chóng có lời 70 triệu/lô.

Chỉ trong thời gian ngắn, chị đã khiếm được cả nửa tỷ đồng, một số tiền trong mơ chị cũng không dám nghĩ tới. “Những mảnh mà tôi bán lướt, tôi lãi như vậy nhưng so với nhiều người thì cũng là ít thôi. Có người nhiều vốn, họ lướt mảnh to, hoặc có người dày vốn mua đứt luôn mảnh đất, lãi cả tỷ bạc. Nhưng tôi chấp nhận “ăn non”, vốn ít mà trong thời gian ngắn kiếm được mức lãi như vậy là quá ổn rồi”, chị Duyên tâm sự.

Vợ chồng anh Hoàng Tuân cũng “đi lên” từ số vốn nhỏ 100 – 200 triệu đồng như vậy. Vợ chồng anh sống ở Hà Nội nhưng chủ yếu đầu tư đất ở Quảng Ninh. Vợ chồng anh chủ yếu “săn” các dự án hot mở bán qua các sàn bất động sản. Có cậu em làm sale nên khi được sale thông báo có dự án, vợ chồng anh Tuân lại sắp xếp lên đường xem thực tế vị trí, đường sá, chủ đầu tư, dự kiến quy hoạch…

“Hàng nào tốt mở bán là dân đầu cơ chờ đông lắm. Thường thì ban đầu mình sẽ phải đặt cọc từ 50-100 triệu, sau 7-10 ngày đóng tiếp 20%. Nếu chọn đúng dự án tốt, thì gần như mình cọc xong là đã có người hỏi mua lại rồi, thông thường cứ lãi khoảng 50 – 70 triệu là tôi bán”, anh Tuân kể.

Do biết phân tích thông tin, chọn được dự án tốt và gặp được sale người nhà có tâm nên nhờ những vụ “lướt cọc” như vậy, hiện vợ chồng anh Tuân đã mua được chung cư ở Hà Nội.

Mất ngủ, mất tình thân, ôm nợ...

Trong bối cảnh nhiều địa phương sốt đất, nhiều người kiếm tiền từ đất bằng cách “lướt cọc” vì vốn bỏ ra thấp, thu lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, đuổi theo “sóng” cũng đi kèm với những đêm trắng, mất ăn mất ngủ bởi biến động thị trường. Anh Tuân thú nhận: “Nhiều buổi tối hai vợ chồng tôi đau đầu bàn bạc cân nhắc xem chọn mua cái nào, không mua cái nào. Vợ chồng tôi đều tính thận trọng, phân tích rất kỹ dự án mới xuống tiền nhưng đâu phải nhận định nào của mình cũng đúng. Cũng có dự án vợ chồng tôi phải đóng tiền đến đợt 3 mới bán được, chấp nhận lỗ”.

{keywords}
Lao theo sốt đất không chỉ là cuộc chơi của những người lắm tiền mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn chỉ một vài trăm triệu cũng tham gia 

Còn chị Duyên tâm sự, tuy chị kiếm được khoản tiền lớn từ “lướt cọc” đất nhưng cũng đã phải đánh đổi một mối quan hệ tình thân. Vì không trực tiếp ở Hà Nam, nên khi đặt cọc mua mảnh thứ 2, thứ 3, chị nhờ một người em họ bán giúp, hoa hồng 20 triệu đồng. Về sau, chị phát hiện ra, cậu em này còn “ăn chênh” mỗi mảnh vài chục triệu. Khi chị về quê hỏi chuyện này thì hai bên xảy ra cãi vã, giờ khó mà nhìn mặt nhau.

Anh Minh Tiến, một môi giới cho biết, nếu lướt sóng nhà đầu tư sau khi bỏ ra một khoản tiền, căn cứ diễn biến thị trường sẽ tìm cách đẩy hàng trong khoảng thời gian dưới 6 tháng thì lướt cọc tại các dự án đất nền, căn hộ có biên độ thời gian “lướt” ngắn hơn, thường dưới chục ngày. Đây thường là khoảng thời gian quy định theo hợp đồng trước khi vào tiền đợt 1 hoặc đóng toàn bộ giá trị sản phẩm bất động sản.

“Số tiền người mua phải bỏ ra để cọc thường tương đương từ 5-10% giá trị sản phẩm bất động sản. Lướt cọc mạo hiểm hơn lướt sóng và cũng như lướt sóng, không phải nhà đầu tư nào cũng thành công khi “lao” vào trò chơi mạo hiểm này. Sau khi hết thời hạn cọc, nếu chưa đẩy được hàng, nhà đầu tư có tiềm lực tài chính có thể xuống tiền tiếp. Nhưng nhà đầu tư không có tiềm lực, không xoay được tiền, sẽ phải xác định mất cọc” – anh Tiến nói.

Chị Ngọc Linh (Hà Nội) kể, trước đó được một môi giới chơi thân giới thiệu một dự án đất ven biển miền Trung ra hàng sau khi xem xét thị trường, dự án chị đã quyết định cọc thiện chí 10 triệu để giữ lô đẹp rồi xuống cọc chính thức 50 triệu cho 1 lô đất.

Theo quy định của hợp đồng, 7 ngày sau khi xuống cọc, chị sẽ phải vào tiền đợt 1 lô đất này. Thế nhưng không như tính toán trong một tuần trước khi vào tiền đợt 1, chị không đẩy được hàng và cũng không xoay được tiền để vào đợt 1 nên cuối cùng chấp nhận mất 50 triệu tiền cọc.

Anh Trần Minh (Ninh Bình) cho biết, vốn chưa bao giờ đầu tư lướt sóng hay lướt cọc nhưng sau Tết thấy đất sốt khắp nơi anh được một người bạn rủ đầu tư. Tin tưởng bạn đã kiếm được cả tỷ đồng nhờ lướt sóng thời gian vừa rồi. Tháng 3/2021, anh dốc vốn 100 triệu vay thêm 100 triệu cùng bạn đặt cọc để “lướt sóng” 8 lô đất, 50 triệu/lô ở dự án ven khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Những mong sẽ lướt được luôn nhưng dự án còn khá nhiều hàng trong khi khách lại không quá nhiều. Cơn sốt đất cũng đã dần hạ nhiệt.

Gần một tháng trôi qua vẫn chưa tìm được khách để “đẩy” hàng, chưa tháo được hàng, có nghĩa nhà đầu tư phải đóng tiền theo tiến độ, nếu không sẽ phải mất cọc. Nếu quyết định theo tiếp anh Minh phải vay thêm tiền. Tính đi tính lại anh chấp nhận mất cọc 4 lô, tay trắng quay về ôm nợ 100 triệu.

Thời gian qua, những cơn sốt đất xảy ra khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Lao theo sốt đất không chỉ là cuộc chơi của những người lắm tiền mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn chỉ một vài trăm triệu cũng tham gia cuộc đua, đặt cọc nhanh, chốt lời nhanh rồi sang cọc.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường đất nền ở nhiều địa phương thời gian qua có hiện tượng tăng giá mạnh. Ngoài nguyên nhân đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể thì cũng có một số hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để “thổi giá”.

Ở góc độ nào đó, những nhà đầu tư lướt cọc, lướt sóng cũng chính là một trong những nguyên nhân làm khuấy đảo thị trường, gây nên các cơn sốt đất. Lướt sóng hay lướt cọc là những phương thức đầu tư mạo hiểm trong đầu tư bất động sản bằng cách bỏ ra số vốn ít và thu lời bằng việc bán chênh. Diễn biến khó lường của thị trường bất động sản trong các cơn sốt đất sẽ khiến nhiều người trở tay không kịp, nhà đầu tư dù giàu kinh nghiệm đến mấy vẫn có thể thất bại.

Hà An

Sốt đất gãy sóng, ‘choáng váng’ căn hộ 400 triệu/m2 cho dân siêu giàu ra hàng

Sốt đất gãy sóng, ‘choáng váng’ căn hộ 400 triệu/m2 cho dân siêu giàu ra hàng

Dù cơn sốt đất đã hạ nhiệt, lắng xuống nhưng giá đất nhiều khu vực vẫn neo ở mức cao, trong khi đó giá chung cư vẫn tăng xuyên dịch thậm chí có dự án ở vị trí “vàng” có mức giá 300- 400 triệu đồng/m2. 

" alt="100 triệu lướt cọc buôn đất chốt lãi sau một đêm người gánh nợ" width="90" height="59"/>

100 triệu lướt cọc buôn đất chốt lãi sau một đêm người gánh nợ

Các phương án xử lý dự án “treo”

Trước thực trạng dự án “treo” ôm đất bỏ hoang nhiều năm không chỉ gây lãng phí đất đai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân gặp khó khăn, cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ TN&MT cho biết, các dự án quy hoạch treo có rất nhiều nguyên nhân như: tổ chức triển khai đầu tư xây dựng chậm hoặc không thực hiện theo quy hoạch; dự án chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý; dự án có tranh chấp hoặc có vi phạm…

{keywords}
Tại Mê Linh (Hà Nội) có những dự án "ôm" đất cả thập kỷ 

Để xử lý các quy hoạch treo, Bộ đã trình Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi các quy định về quy hoạch trong Luật Đất đai năm 2013.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cho biết, trong Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định để xử lý vấn đề quy hoạch treo cụ thể: Đối với trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền.

{keywords}
Dự án Sông Hồng City đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 1995 dự tính sẽ là một quần thể công trình bao gồm khu nhà ở, khu văn phòng thương mại, khách sạn... nhưng đến nay vẫn nằm trên giấy

Bộ TN&MT cũng chỉ ra trách nhiệm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh doanh bất động sản trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn để thực hiện việc thu hồi, đình chỉ, tạm dừng hoặc điều chỉnh, chuyển đổi, chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản; báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn.

“Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các dự án cụ thể tại các địa phương thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể hoặc trong các trường hợp cần thiết, Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc hoặc vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật” – Bộ TN-MT thông tin

Loạt dự án treo ở Hà Nội liệu “đắp chiếu” cả thập kỷ

Theo báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố của UBND TP Hà Nội mới đây, qua rà soát có 383 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Trong đó, 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.

Được biết, từ tháng 7/2018 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.

{keywords}
Dự án 131 Thái Hà nằm ở vị trí đắc địa khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010 tuy nhiên dự án sau khi thi công phần thô vẫn nằm phơi sương, phơi nắng cả thập kỷ chưa hẹn ngày về đích

Kết quả cho thấy, có 35 dự án với tổng diện tích 57ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND TP quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn. Hết thời hạn thu hồi đất mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền trên đất.

Đáng chú ý có 29 dự án với tổng diện tích hơn 1.840ha kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư.

Thực tế cho thấy, từ các quận, huyện ngoại thành Hà Nội cho đến các khu vực quận nội đô đều xuất hiện các dự án “treo”. Thời gian qua, cử tri Hà Nội đã có kiến nghị đề nghị thành phố chỉ đạo Công ty CP Bất động sản AIC đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khu đô thị mới AIC (huyện Mê Linh) đã được phê duyệt cách đây 13 năm.

Mới đây, trả lời kiến nghị của cử tri về dự án này, UBND TP Hà Nội cho biết dự án có quy mô hơn 94ha đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 633 ngày 29/2/2008, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào tháng 7/2008.

Cũng theo UBND TP Hà Nội tháng 9/2011, UBND TP đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị. Đến nay dự án đã giải phóng mặt bằng hơn 35ha, đã thực hiện hoàn thành thi công hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với diện tích khoảng 30ha.

“Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành đôn đốc, kiểm tra đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo quy định” – UBND TP Hà Nội thông tin.

Một dự án khác là dự án xây dựng khu nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn và các công trình tiện ích công cộng để cho thuê (Dự án Sông Hồng City) tại khu vực hồ Nghĩa Dũng với diện tích 51.300m2 được cấp Giấy phép đầu tư năm 1994 cho phép Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Antara Koh Development (V) Pte, Ltd (Singapore) thành lập Công ty liên doanh có tên là Công ty Phát triển đô thị để thực hiện dự án trong vòng 8 năm.

Theo đó, nhà đầu tư đã ký hợp đồng thuê đất, và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995, tuy nhiên, từ đó đến nay, sau 25 năm dự án Sông Hồng City vẫn chỉ nằm "trên giấy”.

Ngay trung tâm Thủ đô, công trình Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh số 131 Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) do Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng làm chủ đầu tư được cấp phép xây dựng vào năm 2005. Theo dự kiến, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn “trơ trọi” phần thô, đang “đắp chiếu”, không hẹn ngày hoàn thành.

Dự án 131 Thái Hà nằm trong danh sách dự án có chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ đề nghị cấp “sổ đỏ” cho người mua nhà mà Sở TN&MT Hà Nội từng công bố năm 2014. Dự án cũng nằm trong danh sách các dự án Sở Xây dựng Hà Nội từng kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư vào năm 2015.

Hoài Nam

Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án bỏ hoang ở Hà Nội

Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án bỏ hoang ở Hà Nội

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung báo chí phản ánh hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở Hà Nội gây lãng phí tài nguyên đất.

" alt="Liên bộ sẽ vào cuộc thanh kiểm tra xử lý dự án treo ôm đất" width="90" height="59"/>

Liên bộ sẽ vào cuộc thanh kiểm tra xử lý dự án treo ôm đất