- Điểm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế,ộtrưởngNguyễnKimSơnNghềgiáokhôngđượcthiếtkếđểlàmgiàbo dao nha điểm nghẽn của thể chế là con người, vậy điểm nghẽn của con người trong ngành giáo dục là gì thưa ông?
- Điểm nghẽn của con người trong ngành giáo dục hiện nay là thu nhập và đời sống giáo viên. Mỗi giáo viên có hệ số lương khác nhau tùy theo bậc, cấp, và thâm niên công tác. Sau khi được điều chỉnh từ ngày 1/7, giáo viên nhận khoảng 4,9-15,87 triệu đồng một tháng tùy bậc học và thâm niên nghề nghiệp, chưa gồm phụ cấp. Trong đó, giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng một tháng. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận cao nhất, trong đó người có hệ số lương 6,78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng.
Thống kê cho thấy giáo viên mầm non, phổ thông mới vào nghề (hạng III, bậc 1) chỉ nhận 6,6 đến 7,4 triệu đồng một tháng, gồm phụ cấp. Mức này thấp hơn thu nhập trung bình của người lao động cả nước trong quý III năm nay (7,6 triệu đồng). Để được nhận mức lương cứng 10 triệu đồng, giáo viên phải cống hiến khoảng 19 năm trong nghề. Hiện số giáo viên mầm non và tiểu học có thu nhập 6-8 triệu đồng chiếm gần 50%. Thu nhập của giáo viên tập sự, thử việc, hợp đồng còn thấp hơn nhiều.
Hiện nay cả nước có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, bao gồm cả hai khối công và tư, ở tất cả cấp học, cả phổ thông, đại học và dạy nghề. Đội ngũ nhà giáo đang có khoảng 6.000 giáo sư và phó giáo sư, gần 60.000 người trình độ tiến sĩ. Có trên 600 nhà giáo được phong tặng nhà giáo nhân dân và trên 10.000 nhà giáo ưu tú. Trải qua công cuộc phổ cập giáo dục, đổi mới giáo dục phổ thông, việc thực hiện tự chủ đại học, phát triển các trường đại học, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ nhà giáo được nâng lên rất nhiều, dần đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát triển giáo dục.
Trong xã hội hiện đại, nghề giáo không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng mềm, sự sáng tạo và cập nhật liên tục. Tuy nhiên, với mức lương hiện tại, nhiều giáo viên trẻ có năng lực đã chọn chuyển sang những ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Điều này không chỉ gây thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục mà còn làm giảm sự hấp dẫn của nghề giáo đối với thế hệ trẻ.
Lực lượng nhà giáo hiện tại say nghề, yêu trò, nỗ lực tu dưỡng, hết mình vì sự nghiệp trồng người, số không nhỏ hy sinh cả tuổi thanh xuân nơi những vùng xa xôi để đem con chữ tới cho trẻ em. Nhưng mức lương thấp, không đủ trang trải khiến nhiều người muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề. Nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc để kiếm sống.