Điện thoại thông minh (smartphone) đã trở nên nhàm chán trong vài năm qua,ĐiệnthoạiNokiaEricssonsẽhồisinhnếuđượccậpnhậtxuhướgiá vang 9999 khi các công ty có xu hướng chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ cho thiết bị và phần lớn vẫn giữ nguyên.
Một số cải tiến phần mềm trong khi những người khác sử dụng phần cứng mới nhất. Nhưng có một thứ ít thay đổi, đó là thiết kế.
Hầu hết các smartphone ở mọi phân khúc trông giống hệt nhau với sự khác biệt nhỏ không thực sự quan trọng. Tình hình hoàn toàn khác vào những năm 2000. Mỗi mẫu điện thoại của Nokia hay Motorola dù ở phân khúc cao cấp hay phổ thông đều có những thiết kế khác nhau hoàn toàn, khiến thị trường thú vị và nhiều sáng tạo hơn.
Điều đáng tiếc là những cái tên lừng lẫy một thời trên thị trường di động như Blackberry và Nokia đã thua trong cuộc đua smartphone, khi họ không cập nhật thông số kỹ thuật hiện đại cho sản phẩm cổ điển của mình. Song điều đó không có nghĩa là bất khả thi, khi chính Nokia đang phát hành lại một số dòng điện thoại cổ điển của họ và chúng được đón nhận khá tích cực.
Cùng nhìn lại một số mẫu điện thoại cũ mà khách hàng và giới mộ điệu sẽ chọn mua nếu chúng được phát triển với các thông số kỹ thuật hiện đại, vì chúng đã đột phá nhiều giới hạn và thể hiện sự đổi mới sáng tạo thực sự.
Nokia 7710
là một chiếc smartphone trước khi thuật ngữ này xuất hiện. Nó được phát triển lần đầu tiên vào năm 2004 và sở hữu thiết kế khá độc lạ. Nokia 7710 đi kèm với màn hình cảm ứng có thể sử dụng bút điện tử (stylus), các nút vật lý ở góc cùng viền màn hình và được sử dụng mặc định ở chế độ xem ngang (landscape).
Vào thời điểm ra mắt, mẫu điện thoại này hỗ trợ bộ nhớ mở rộng lên đến 2GB và cung cấp khả năng quay video nhiều định dạng nhờ máy ảnh tích hợp. Nó cũng hỗ trợ các định dạng âm thanh khác nhau như MP3, AAC, RealAudio 7-8, WAV, MIDI và AMR.
Không nói quá rằng nếu Nokia cập nhật thông số kỹ thuật cho chiếc điện thoại với thiết kế độc đáo này, nhiều người dùng sẽ đổ xô mua ngay khi hãng chính thức mở bán.
Sony Ericsson P900
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) đúng nghĩa đầu tiên của Sony Ericsson được giới chuyên gia đánh giá rất cao. P900 cũng là chiếc điện thoại hiện đại bậc nhất thế giới vào giai đoạn đầu những năm 2000.
Mẫu điện thoại này có thiết kế rất độc đáo và sáng tạo ở thời điểm nó ra mắt, với màn hình lớn (2,9 inch) nhưng được che bớt bởi một bàn phím QWERTY tiêu chuẩn.
P900 có màn hình cảm ứng hoạt động với bút stylus, bộ điều hướng bằng con lăn và ứng dụng soạn thảo email tuyệt vời. Tuy là người tiên phong nhưng P900 đã có 1 hệ điều hành khá tân tiến so với các điện thoại cùng thời, đó là Symbian OS v7.0 UIQ.
Điểm trừ của máy là bộ nhớ hạn chế: bộ nhớ trong của P900 chỉ 16MB và hỗ trợ thẻ ngoài tối đa là 128MB. Ngoài ra, điện thoại chỉ hỗ trợ quay video và chụp hình với độ phân giải thấp là 0,3mpx.
Dù vậy, nếu được cập nhật các thông số kỹ thuật, Sony Ericsson P900 vẫn có thể cạnh tranh với các smartphone ngày nay, cụ thể là dòng Galaxy Note của Samsung.
Nokia N-Gage QD
Nhiều chuyên gia công nghệ vẫn nhắc N-Gage QD tới tận ngày nay khi đề cập tới dòng thiết bị chơi game cầm tay. Các sản phẩm smartphone dành riêng cho chơi game (gaming phone) có tồn tại và phát triển khá ổn định, nhưng nhiều game thủ vẫn ưa thích cảm giác của nút bấm vật lý hơn là khi chơi bằng màn hình cảm ứng.
Nokia hoàn toàn có thể tung ra một sản phẩm tương tự như N-Gage QD để “đánh chiếm” thị trường thiết bị chơi game cầm tay hiện đại. Sự nổi tiếng của máy chơi game Nintendo là minh chứng cho thấy thị trường này còn rất nhiều tiềm năng phát triển, và N-Gage QD hoàn toàn có thể tạo nên cú hích lớn khi vừa là thiết bị di động vừa là máy chơi game.
Motorola Aura
Chiếc điện thoại này của Motorola là một tác phẩm nghệ thuật khi nó ra mắt vào năm 2008. Thiết kế xoay của Aura là một điểm nhấn quan trọng vào cuối những năm 2000 và Motorola đã cho cả thế giới thấy các vật liệu chất lượng có thể tạo ra một chiếc điện thoại cao cấp như thế nào. Ngay cả cơ cấu xoay của Aura cũng có tới 200 bộ phận riêng lẻ, trong đó 130 bộ phận là ổ bi. Có những bánh răng thép được làm từ tungsten carbide (một hợp kim có các thành phần chính là wolfram và cacbon) vốn được dùng trong động cơ xe đua.
Nếu Motorola có thể làm lại chiếc điện thoại này với thông số kỹ thuật hiện đại và màn hình lớn hơn nữa, thế giới công nghệ có thể “phát cuồng” vì nó một lần nữa.
Nokia 5800 XpressMusic
Nokia đã từng thử nghiệm với chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng đi kèm bút stylus này vào năm 2008, nhưng không nhận được thành công lớn như kỳ vọng. Tuy nhiên, nếu chiếc 5800 XpressMusic được phát hành vào một thời điểm sau này với các thông số nâng cao, nó có thể thu hút rất nhiều người vẫn hâm mộ sản phẩm của Nokia.
5800 XpressMusic đi kèm với ống kính Carl Zeiss 3,1 megapixel ở phía sau và phím “Media Bar” chuyên dụng để truy cập nhạc, thư viện ảnh và trình duyệt web. Màn hình của máy có độ phân giải 640 x 360 pixels nHD. Điện thoại hỗ trợ thẻ nhớ 8GB MicroSD và có thể mở rộng tới 16GB.
Nhìn lại giai đoạn trước khi smartphone trở thành tiêu chuẩn trên thị trường điện thoại di động, sự cạnh tranh gay gắt khiến các công ty phải liên tục đổi mới về mặt thiết kế - điều mà các công ty điện thoại ngày nay khó có thể làm.
Tuy nhiên, với sự trở lại của thiết kế điện thoại gập cùng nhiều công nghệ tân tiến hơn, thị trường vẫn có thể hướng tới một tương lai nơi các thiết kế đột phá, sáng tạo một lần nữa xuất hiện./.
(Theo Vietnamplus)
Nếu bạn đang tìm kiếm chiếc điện thoại với những tính năng cao cấp mà có mức giá hấp dẫn, có thể tham khảo những smartphone “đời cũ” rất đáng xuống tiền dưới đây.