您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Không phải cứ học thêm mới vào được cấp 3 công lập
NEWS2025-01-25 07:37:51【Thế giới】0人已围观
简介-Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và KĐCL khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của VietNgiá vàng nhẫn pnjgiá vàng nhẫn pnj、、
- Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và KĐCL khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của VietNamNetvề việc liệu các học sinh không học thêm có thể hoàn thành tốt bài thi để đỗ vào các trường THPT công lập hay không.
Theo ông Chất, hiện tại, việc chấm thi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vẫn đang được tiến hành, vẫn chưa có kết quả nên chưa thể khẳng định về kết quả bài làm của các em học sinh trong kỳ thi năm nay.
Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và KĐCL. (Ảnh: Lê Văn) |
Tuy nhiên, ông Chất cũng khẳng định, khi ra đề thi, Sở GD-ĐT Hà Nội đã bám chắc vào quy định lấy chuẩn kiến thức THCS và chủ yếu là kiến thức lớp 9.
"Như vậy, các em đã học ở trường THCS theo đúng chương trình quy định, được ôn tập ở các nhà trường thì có thể đảm bảo chất lượng bài thi" - ông Chất khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Chất cũng cho rằng, khi đăng ký chọn trường, các em học sinh cũng đã căn cứ trên năng lực học tập của mình. Vì thế, ông Chất cho rằng, nếu lựa chọn đúng thì không nhất thiết phải học thêm mới đỗ vào công lập.
Thông tin thêm về thời gian công bố kết quả kỳ thi vào lớp 10, ông Chất cho biết, theo lịch đã được Sở GD-ĐT công bố thì vào 21/6 tới Sở sẽ công bố điểm xét tuyển vào trường PT Công lập.
Sau đó 22/6 Sở công bố điểm chuẩn vào phổ thông chuyên và sau đó tuyển sinh chuyên.
Tới ngày 23/6 Sở sẽ công bố điểm chuẩn vào trường THPT công lập và tuyển sinh công lập từ 23-25. Trường còn thiếu cần bổ sung thì tuyển bổ sung.
Theo số liệu của Sở GD-ĐT, năm nay, toàn thành phố dự kiến tuyển sinh 54.050 học sinh vào các trường THPT công lập và công lập tự chủ, 14.880 học sinh vào trường THPT ngoài công lập. Các cơ sở giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp sẽ tuyển sinh khoảng hơn 13 ngàn học sinh.
Không có quy định nào cấm dạy thêm, học thêm Nói về vấn đề dạy thêm, học thêm trong nhà trường, ông Hoàng Cơ Chính, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về việc dạy thêm học thêm không có quy định nào cấm việc dạy thêm học thêm trong nhà trường. Sở GD-ĐT đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 22/2013 về vấn đề dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố.Các quy định tại Quyết định này là rất rõ ràng. |
- Lê Văn
很赞哦!(59979)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1: Vẫn chưa thể thắng
- Chuẩn bị gì cho điện hạt nhân?
- Chiêu trò cân điêu của tiểu thương
- Ca sĩ tranh tài: Fan Đan Trường bật khóc vì khàn giọng do hát quá nhiều
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1: Hết động lực thi đấu
- Vợ NSND Công Lý lên tiếng phản pháo tin đồn rạn nứt hôn nhân
- Chàng trai bán trà đá bất ngờ giàu có sau một đêm nhờ dòng trạng thái trên mạng
- 30 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 8 hoạ sĩ nổi tiếng
- Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 20/1: Tin vào cửa trên
- Báo Anh danh tiếng giới thiệu 12 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Estrela vs Braga, 1h00 ngày 20/1: Không dễ bắt nạt
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và Hà Nội trao bằng Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn. Tại lễ khai hội đền Kim Liên và đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, ông Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhấn mạnh, cùng với các di tích thuộc "Thăng Long tứ trấn", đền Kim Liên và sự tích về thần Cao Sơn Đại Vương là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đấu tranh, lao động bền bỉ, để chinh phục, cải tạo thiên nhiên của cha ông ta vào buổi đầu định đô, mở nước; góp phần cung cấp nhiều thông tin giá trị về phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân và quy mô của kinh đô Thăng Long xưa.
Việc cụm di tích "Thăng Long tứ trấn", trong đó có đền Kim Liên, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt là niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đi liền với đó là trách nhiệm, những nỗ lực không ngừng để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Đền Kim Liên là một trong “Thăng Long tứ trấn” - trấn phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa. Tại đền còn lưu giữ nhiều di vật, như: 33 bản sắc phong các thời Lê, Nguyễn; tấm bia đá "Cao Sơn Đại Vương Thần Từ Bi Minh" năm 1510..., đều là những bảo vật quý hiếm, không chỉ có giá trị chứa đựng cứ liệu lịch sử liên quan đến di tích nói riêng, lịch sử các triều đại phong kiến nói chung, mà còn chứa đựng nhiều thông tin khoa học quý giá về thư pháp, ngôn ngữ học, mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
Hàng năm, Lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch (ngày sinh của Đức thần Cao Sơn), nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với nước được nhân dân tôn thờ. Sau phần nghi lễ, rước kiệu, hội đền Kim Liên có nhiều trò chơi dân gian truyền thống thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được các thế hệ con người nơi đây trân trọng, giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ nối tiếp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và giữ gìn thuần phong mỹ tục của vùng đất phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa.
Tình Lê
">Đền Kim Liên đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
- Chúng tôi xử lý cấp cứu rồi chụp cắt lớp sọ não. Kết quả là có xuất huyết thân não. Đây là một dạng xuất huyết não nguy hiểm, do thân não có các trung tâm điều khiển tim mạch và hô hấp, người bệnh có thể tử vong bất kỳ lúc nào.
Chúng tôi giải thích với người nhà rồi cho chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến tỉnh. Hôm sau người nhà xin đưa ra Hà Nội. Đến trưa thì tình trạng bệnh nhân nặng lên, chìm vào hôn mê sâu. Bác sĩ ở bệnh viện trung ương giải thích với gia đình và đặt ống để bệnh nhân thở máy rồi cho về.
Trên đường về, mấy người con thương mẹ, không ai dám tự tay rút ống thở, nên đưa thẳng tới bệnh viện chúng tôi để bà được thở máy tiếp, khi nào mất mới đem về nhà. Thế là sau một ngày đi lên tỉnh rồi trung ương, bệnh nhân lại quay về với chúng tôi.
Tuy người nhà chỉ gửi để "chờ", nhưng chúng tôi tiếp nhận với sự khẩn trương nhất, triển khai tất cả biện pháp điều trị có trong tay. Gia đình người bệnh cũng không mấy hy vọng. Người quen, họ hàng kéo đến thăm, rồi bàn bạc về tang lễ. Chúng tôi vẫn lặng lẽ theo sát bệnh tình.
Bất ngờ đến vào ngày thứ sáu, cô con gái thảng thốt gọi tôi: "Bác sĩ ơi, mẹ em mở mắt". Tôi chạy tới thì đúng vậy, người bệnh đã tỉnh, có đáp ứng khi cấu véo. Khi tỉnh lại bà phục hồi rất nhanh, chỉ ngày hôm sau đã nhận biết, làm theo y lệnh. Gia đình vui mừng, người mẹ cũng ứa nước mắt khi nhìn thấy người thân.
Chúng tôi tiếp tục kết hợp với bệnh viện tuyến trên điều trị thành công ca này. Sau hơn 20 ngày, bệnh nhân phục hồi tốt, tỉnh táo, có một ít di chứng vận động, được ra viện về nhà trị liệu thêm.
Câu chuyện trên là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời hành nghề y của tôi. Và tôi biết bác sĩ nào trong đời cũng có ít nhiều kỷ niệm đẹp như thế. Bạn đọc chắc cũng từng nghe thấy nhiều câu chuyện tương tự về những người bị bệnh viện trả về chờ chết sau đó lại sống mạnh khỏe.
Vì thế khi theo dõi cuộc bàn luận về quyền được chết gần đây, dù rất tôn trọng nguyện vọng cá nhân trong một số trường hợp cụ thể, tôi thấy vẫn nên có sự thận trọng cao với vấn đề an tử.
Sống là bản năng mạnh nhất của sinh vật. Chỉ nói riêng ở động vật, khi đứng trước hiểm họa, chúng lập tức có phản ứng chạy trốn, tự vệ. Thậm chí ngay lúc cận kề cái chết, cơ thể chúng vẫn có những phản ứng tuyệt vọng để kháng cự như giãy giụa, tăng nhịp thở, tăng nhịp tim...
Thời gian sống dài ngắn của một sinh vật, nói dân dã, là do "số trời". Ngày nay khoa học khám phá ra cái đồng hồ quy định thời gian sống của mỗi sinh vật nằm trong bộ gen của cá thể đó. Ở phần cuối của một nhiễm sắc thể, có một bộ phận gọi là telomere, mỗi khi tế bào phân chia thì phần telomere này ngắn đi một chút, đến khi phần telomere này hết thì tế bào không phân chia được nữa và sinh vật sẽ chết. Năm 1984, Elizabeth Blackburn và Carol Greider phát hiện ra telomerase, một enzym giúp kéo dài đoạn telomere, từ đó giúp hiểu sâu hơn về quá trình lão hóa. Nhờ nghiên cứu này, hai người cùng với Jack W. Szostak được trao giải Nobel Y Sinh năm 2009.
Lý tưởng nhất là mỗi người được sống hết quãng thời gian mà tự nhiên ban tặng. Nhưng do chiến tranh, tai nạn, bệnh tật mà không phải ai cũng có thể hưởng hết số tuổi trời cho. Nâng cao tuổi thọ người dân là mục tiêu phấn đấu của xã hội và tuổi thọ trung bình cao là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội.
Đứng về góc độ sinh học thì không nên có "quyền được chết". Nhưng thực tiễn có những trường hợp đặc biệt, khi cái chết được coi như một sự giải thoát. Vì vậy, luôn có một bộ phận đấu tranh để được an tử, gián tiếp công nhận "quyền được chết". Tuy nhiên đến nay, vẫn chỉ một số ít quốc gia cho phép an tử và trợ tử. Tại sao hầu hết các nước lại thận trọng?
Vì sự sống là quý giá và mỗi người chỉ có một lần được sống, nên các quy định về an tử cần phải rất chặt chẽ. Đến nay, vẫn có nhiều cách hiểu về an tử, nhưng nhìn chung các chuyên gia cho rằng an tử bao gồm những điều kiện sau:
Thứ nhất, việc chấm dứt cuộc sống phải là ý chí chủ quan của bệnh nhân, không bị ép buộc bởi bất cứ chủ thể nào khác. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của quyền an tử.
Thứ hai, đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa. Yếu tố này sẽ giúp phân biệt hành vi an tử và tự tử, cũng như phân biệt an tử và việc trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Bệnh nhân phải ở trong tình trạng không còn khả năng cứu chữa, do hội đồng bác sĩ kết luận.
Thứ ba,cách thực hiện ít hoặc không gây đau đớn.An tử tức là cái chết nhẹ nhàng, êm ái, là cái chết nhân đạo. Vì thế cách thức thực hiện cũng phải hạn chế đến mức thấp nhất đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ ra đi một cách thanh thản, chấm dứt cuộc sống đau đớn đã kéo dài.
Thứ tư, vì lợi ích của người được an tử. An tử trên hết phải với mục đích đem lại sự thanh thản cho người bệnh, giúp họ không phải chịu đựng những ngày tháng đau đớn, chứ không phải vì bất kỳ lợi ích kinh tế hay nguyên nhân từ chủ thể nào khác (gia đình, xã hội).
Nếu không soi xét đến đầy đủ các điều kiện trên, việc ủng hộ an tử có thể rơi vào cảm tính. Và nếu không thận trọng, hợp thức hóa an tử sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy về pháp luật và đạo đức, ảnh hưởng đến quyền cơ bản nhất của con người, là quyền được sống.
Hippocrates, ông tổ ngành y phương Tây, được cho là người đầu tiên chống đối trợ tử. Trong lời thề Hippocrates, ông kêu gọi thầy thuốc "không bao giờ cho ai một liều thuốc độc dù người đó yêu cầu, và không bao giờ gợi ý về điều đó".
Nhưng từ thực tiễn chữa bệnh, tôi thấy thống kê số bệnh nhân tử vong ở bệnh viện luôn ở mức thấp, vì người bệnh đã phần lớn về chết ở nhà. Đó chính là hiện tượng "xin về, cho về" đang diễn ra hàng ngày. Bệnh nặng, già yếu, hết tiền, không có người chăm sóc... là những lý do để đưa người bệnh về nhà chờ chết. Và trong điều kiện ở nhà không có trợ giúp y tế, những giờ phút cuối đời mới thật khủng khiếp.
Chính từ thực tế này tôi ủng hộ việc đưa ra bàn luận về luật an tử, để người dân có kiến thức rõ ràng, giúp phân biệt khi nào gọi là "an tử", khi nào là "tự tử", thậm chí khi nào là "bức tử".
Nhưng an tử không phải là cách duy nhất để ra đi bình an. Y học hiện đại cũng đã có đủ thuốc men giúp làm dịu các cơn đau cuối đời. Chính việc phát triển chuyên ngành chăm sóc giảm nhẹ mới là giải pháp nhân văn và khả thi, thay vì luật hóa khi chưa đảm bảo giám sát tốt các điều kiện cần và đủ của an tử.
Sự sống luôn không dễ dàng nhưng xứng đáng để phấn đấu.
Quan Thế Dân
">Thận trọng với 'quyền được chết'
Ảnh minh họa Đầu tiên, tôi cắt giảm gần như toàn bộ việc mua sắm quần áo, giày dép… theo sở thích. Thật may mắn là ở thời điểm đó, thời tiết cũng dần nắng lên, công ty tôi làm việc yêu cầu mặc đồng phục toàn thời gian, chỉ thứ 7 được diện đồ thoải mái hơn. Tôi xếp cho mình 3 chiếc quần short, 2 jeans dài, 2 chiếc quần vải, 5 áo pull, và đôi ba chiếc áo sơ-mi thoải mái. Còn lại tất cả quần áo trái mùa và đồ dư thì cất gọn trong vali và nhét gầm giường. Cứ luân phiên mặc hết đám đồ nêu trên, tôi thấy cũng thoải mái lắm rồi. Mà lạ hơn, ít đồ, tôi chẳng còn phải tốn thời gian suy nghĩ, lựa chọn trước khi ra đường nữa.
Việc bớt quần áo, phụ kiện khiến nhà bỗng dưng gọn gàng, thoáng đãng vô cùng. Đi làm thì thôi, chứ về nhà, tôi thấy tinh thần thoải mái hơn khi sống trong không gian chật như nêm bởi đồ với đạc, nhiều lúc còn “tự kỷ ám thị” hết không khí để thở rồi.
Tôi cũng xếp gọn xe máy vào góc sân ở nhà trọ và phủ bạt kín mít. Chỉ cuối tuần hay khi có hẹn với bạn bè, tôi mới đi xe máy đi làm. Đợt này tôi đi tàu điện và xe buýt là chủ yếu. Một chuyến tàu điện từ bến cuối tới Cát Linh, tôi leo lên xe bus là tới thẳng công ty. Bạn bè hay trêu “mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu”, tôi thấy đúng thật. Từ dạo đi tàu điện và xe bus, tôi thấy da dẻ như mịn màng, hồng hào hơn hẳn. Không kể việc tiết kiệm được khoản tiền xăng và gửi xe kha khá hàng tháng, tôi còn học được cách sinh hoạt có kỷ luật. Tối nghỉ sớm, sáng dậy sớm… để kịp chuyến xe đầu, sức khoẻ ổn định hơn nhiều.
Đi làm sớm và về muộn cũng giúp tôi tiết kiệm tiền điện điều hoà hay quạt. Quả thật, tôi sợ nóng nên khó có thể để tới 35 độ mới mở điều hoà như chị Loan đã chia sẻ. Tới công ty sớm và “ngồi cố” vừa giúp tôi hoàn thành KPI sếp giao sớm hơn thời hạn lại đỡ tốn tiền điện ở nhà. Mà đi đường, tôi cũng tránh được cảnh chen chúc đông người. Đúng là tiện cả đôi đường, các chị ạ.
Riêng về chuyện ăn uống, tôi giảm bớt cá thịt để tránh “cháy túi”. Thay vào đó, tôi tăng cường các loại rau và hoa quả. Thỉnh thoảng, tôi cũng “xin viện trợ” từ bố mẹ, con cá, con gà hay chục trứng, mớ rau… Bí xanh, bí đỏ… mẹ tôi cất đầy gầm giường, mang lên thành phố ăn dần cũng tiện. Tôi ăn sáng ở nhà và mang cơm trưa đi làm. Bữa tối thì chủ yếu là ăn rau và các loại quả theo mùa cho giá cả phải chăng. Hạn chế ăn hàng hay đi cafe…, tôi thấy mình cũng tiết kiệm được một khoản kha khá! Chưa kể là sức khoẻ được cải thiện, vóc dáng cũng thon thả, xinh đẹp hơn chứ!
Tôi không cổ vũ lối sống ki bo, “vắt cổ chày ra nước” nhưng tối giản là rất văn minh và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Mọi người có thể góp ý thêm giúp tôi về cách chi tiêu chứ xin đừng… “ném đá”!
Nguyễn Thị Hằng Nga(Hà Đông - Hà Nội)
">
Chi tiêu ‘thời bão giá’: Tranh thủ ăn lành mạnh, quyết sống tối giản
Nhận định, soi kèo Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1: Vẫn chưa thể thắng
- MTV là một trong nhiều nhóm nhạc được yêu mến của âm nhạc Việt Nam nói chung và phong trào ban nhóm đặc biệt là các nhóm nhạc trẻ nói riêng. Trải qua 20 năm với một vài giai đoạn có hưng thịnh, có thoái trào, các ban nhóm đã buộc phải nói lời chia tay và vào năm 2007, MTV cũng từng nói lời tạm biệt.
Tuy mỗi người khi tách ra đều có những định hướng riêng nhưng đến năm 2011, MTV với 3 thành viên Lê Minh, Anh Tuấn, Thiên Vương đã quyết định tái hợp bởi họ nhận ra “không thể sống thiếu nhau”.
">Nhóm MTV trở lại với 'Âm nhạc không giới hạn'
Trúng độc đắc nhờ mua vé số… ế
Giữa tháng 11/2011, anh Đỗ Tuấn (SN 1967, ngụ Bến Lức, Long An) - hay còn gọi là Bôn "ba gác" làm nghề chở xe ba gác đang ngồi buồn chán vì cả ngày không kiếm được cuốc xe chở hàng nào thì thấy điện thoại reo lên. Anh mừng rỡ, cứ ngỡ có khách gọi xe, ngờ đâu lại là chị Lành bán vé số - người đàn bà hay nài nỉ anh mua vé số ế giúp.
"Tôi biết cô ấy kiểu gì cũng gọi mời mua vé số nên tắt điện thoại đi luôn. Nhưng cô ấy cứ gọi đi gọi lại, tôi đành miễn cưỡng nghe cô ấy than thở chuyện hàng ế ẩm. Thế rồi chẳng hiểu sao tôi lại gật đầu đồng ý mua chịu 20 tờ vé số ế", anh Tuấn từng cho hay.
Mua 20 tờ vé số chưa được bao lâu, anh Tuấn tiếp tục nhận được cuộc gọi của chị Lành. Anh định bụng mắng tại sao đã gọi điện đòi tiền rồi? Song vừa ấn nghe, chị Lành đã xối xả đòi anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai trả cho chị. Đồng thời chị thông báo anh đã trúng độc đắc. Tuy nhiên anh không tin: "Tôi làm sao tin được chứ, vì thế đã gạt phắt đi bảo đừng có xạo, muốn lấy tiền vé cứ nói đại đi. Sau đó tôi hứa giao hàng xong, lấy được tiền của người ta sẽ tới đem trả rồi tắt máy, tiếp tục công việc".
Anh Tuấn hoàn thành công việc đã được khách bo thêm 300.000 đồng. Anh mừng rỡ vì có tiền trả nợ vé số mới mua nên chạy xe một mạch đến quán cà phê gặp chị Lành. Anh kể vừa tới cửa quán, đã có hàng chục người chạy lại nói lời chúc mừng anh trở thành tỷ phú. Anh vẫn không tin và nghĩ họ đùa, vì thế đã giỡn lại nếu trúng thật sẽ bao cả xóm đi du lịch Châu Đốc (An Giang).
"Tôi chưa nói xong, cô Lành đã tiến lại gần rồi mở túi lấy tệp vé số ra trả không thiếu tờ nào cả. Thậm chí cô ấy còn giải thích tệp này có 10 tờ đuôi 07 đều trúng hết, trong đó có 4 tờ trúng độc đắc, còn lại là giải an ủi.
Tôi bán tín bán nghi nên cầm lên dò xem sao? Và tôi đã không tin vào mắt mình, những lời cô ấy nói hoàn toàn là thật. Tôi còn bỏ điện thoại ra nhắn tin tra kết quả của tổng đài để chắc chắn hơn. Kết quả trùng khớp với dãy số trên tay khiến tôi bật khóc vì quá sung sướng", anh Tuấn tâm sự.
Biết mình trở thành tỷ phú, anh Tuấn ba gác rút ngay một tờ vé độc đắc trị giá hơn 1 tỷ đồng kèm 200.000 đồng đưa cho chị Lành. Anh bảo đó là tiền trả nợ mua vé của chị và tặng thêm một tờ. "Tôi bảo với cô ấy là hai anh em có phước thì cùng chia nhau hưởng. Người ta cho rằng tôi tặng một tờ độc đắc là quá nhiều, chỉ cần tờ an ủi là đủ. Nhưng tôi không nghĩ vậy, nếu cô ấy giấu nhẹm mấy tờ đó đi thì tôi đâu có được diễm phúc thành đại gia chứ", người đàn ông vui vẻ nói.
Sống cuộc đời bình dị đến ngỡ ngàng
Nhiều người sau khi "lên đời" nhờ trúng số sẽ bắt đầu một cuộc sống hưởng thụ thì anh Tuấn lại khác. Anh có trong tay hơn 6 tỷ đồng nhưng vẫn giản dị không khác lúc chạy xe ba gác là bao. Thậm chí anh vẫn làm nghề chạy xe ba gác chở hàng thuê cho bà con trong chợ. Anh bảo đã quá quen với công việc đó nên không nghỉ được. Hơn nữa anh sợ ở nhà vì không làm gì sẽ buồn bực chân tay.
"Tôi sinh ra và lớn lên trong nghèo đói. Khi lập gia đình cũng phải chạy ăn từng bữa với bao món nợ nần. Trong lần chở hàng, tôi không may bị miếng tôn sắc như dao cắt gần như lìa cánh tay trái khiến phải nằm viện mấy tháng trời. Nếu không có sự giúp đỡ của chị gái thì có lẽ cánh tay phải cắt bỏ rồi.
Hồi đó, chị lo toàn bộ tiền viện phí, thuốc men gần 50 triệu đồng lận. Khi khỏe lại, vợ chồng tôi lo từng bữa cơm, có hôm phải nhịn đói để nhường cơm cho con", anh Tuấn nhớ lại quá khứ cơ cực.
Biết ơn những người đã cưu mang mình, vì vậy khi có tiền trong tay, anh Tuấn đã trích một phần giúp người thân sửa sang nhà cửa và trang trải cuộc sống. Ngoài ra anh còn bỏ tiền mua gạo, thịt… giúp hàng xóm, nhất là người già neo đơn. Số còn lại anh đem gửi ngân hàng lấy lãi, chứ không dám tiêu pha linh tinh.
Đến nay khi về thị trấn Bến Lức hỏi anh Tuấn ba gác, bà con vẫn nhớ vanh vách câu chuyện trúng số của anh. Ai cũng khen ngợi đức tính trung thực của chị Lành và tấm lòng biết ơn của anh Tuấn.
Theo Gia đình & Xã hội
">Người đàn ông chạy xe ba gác trúng độc đắc, bỗng dưng có tiền tỷ
- - Muaốc, lươn, cá vàng, ba ba, rùa cốm… để phóng sinh trong ngày Rằm tháng giêng lànét đẹp trong văn hóa tâm linh nhiều năm nay. Việc buôn bán các loài phục vụ mụcđích phóng sinh cũng trở thành một việc làm thời vụ kiếm bội tiền của nhiềungười.Những mâm cỗ cúng Rằm nức lòng người xem">
Kiếm bạc triệu nhờ bán ốc, lươn phóng sinh ngày Rằm