您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Dùng máy khoan ăn ngô, thiếu nữ bị xén bay tóc
NEWS2025-02-02 17:00:59【Kinh doanh】3人已围观
简介Một thiếu nữ Trung Quốc đã bị xén mất một mảng tóc trên trán khi sử dụng một chiếc máy khoan để ăn nam lịch hôm nayam lịch hôm nay、、
Một thiếu nữ Trung Quốc đã bị xén mất một mảng tóc trên trán khi sử dụng một chiếc máy khoan để ăn ngô.
Vợ ung thư,ùngmáykhoanănngôthiếunữbịxénbaytóam lịch hôm nay chồng cuỗm sạch tiền, xách con trốn很赞哦!(88)
相关文章
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
- ‘Những chiêm nghiệm của một Bộ trưởng Giáo dục đang ở cuối nhiệm kỳ gửi tới người kế nhiệm’
- GS.TS Lê Quân được bầu vào Hội đồng Quản trị Tổ chức Đại học Pháp ngữ
- Sao Việt 11/2/2024: Thu Phương bên chồng và 4 con, Hồng Diễm trẻ đẹp tuổi 41
- Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách
- Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2021
- Hà Nội đổi quảng cáo lấy hàng loạt nhà vệ sinh công cộng
- Rộn ràng lễ khai giảng ở trường mầm non Họa My
- Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
- Nhiều thí sinh ở Quảng Trị uống thuốc Berberin trước khi vào thi môn văn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint
Ăn tối muộn khiến cơ thể đốt ít chất béo hơn trong khi hấp thụ nhiều đường hơn là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, tim mạch
Kết quả cho thấy, bữa ăn tối muộn thực sự có tác động đến quá trình trao đổi chất, làm tăng cân và tăng hấp thụ đường trong máu ngay cả khi bạn không tăng lượng calo tiêu thụ
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tình nguyện viên ăn tối vào 22h, đi ngủ lúc 23h. Lượng calo từ thức ăn nạp vào được kiểm soát rất chặt. Tất cả đều được đeo máy theo dõi hoạt động, quét mỡ cơ thể, đo tốc độ chuyển hoá chất béo, lấy máu xét nghiệm, trải qua các nghiên cứu về giấc ngủ trong suốt 2 tuần trước khi họ chuyển vào ở trong phòng thí nghiệm để xét nghiệm máu 1 lần/giờ.
“Kết quả cho thấy, những người ăn tối muộn có lượng đường trong máu cao gần 20% và lượng chất béo bị đốt cháy giảm 10% so với những người ăn tối lúc 18h”, TS Jun nói.
Đồng nghĩa, nếu bạn ăn tối sớm hơn, cùng lượng thức ăn như vậy, cơ thể sẽ đốt được được chất béo nhiều hơn hơn và hấp thụ đường ít hơn, giúp giảm cân.
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa K. Diewald, ĐH Villanova M. Louise Fitzpatrick nhìn nhận, nghiên cứu này thực sự rất hữu ích để xây dựng hướng dẫn thói quen ăn uống cho người dân và đặc biệt có ý nghĩa trong việc phòng chống bệnh tật.
“Nghiên cứu cho thấy, không chỉ khối lượng bữa ăn, thời gian ăn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, béo phì”, bà Diewald chia sẻ.
Theo bà Diewald, với hầu hết người trẻ, bữa tối thường là bữa lớn nhất trong ngày và họ thường ăn muộn vì quá bận rộn. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể khó chuyển hoá glucose và chất béo.
Do vậy, bà khuyên tất cả mọi người không thể ăn tối trước 18h, có thể ăn nhẹ vào cuối chiều bằng sữa chua và các loại hạt để hạn chế sự thèm ăn cho bữa tối muộn. Thói quen này sẽ rất tốt cho những người muốn giảm cân.
Thay vào đó, khi trở về nhà, bạn chỉ cần ăn tối nhẹ nhàng với món salad gà nướng, 1/2 bánh sanwich cùng trái cây hoặc một chén soup rau củ và một ly sữa ít béo.
Bà cũng khuyên mọi người không nên dồn bữa chính về bữa tối, nên san sẻ thêm cho bữa sáng và bữa trưa.
Minh Anh (theo Heathline)
4 hiểu lầm tai hại khiến bạn mãi không thể giảm cân
Uống nước chanh, kiêng ăn đường, tinh bột và chất béo có thể giúp bạn giảm cân? Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ sự thật.
">Không cần làm gì, chỉ thay đổi giờ ăn cũng giúp bạn giảm cân
- Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quý Khiêm, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết, trước đó, Sở GD-ĐT đã phân công Thanh tra Sở xác minh, làm rõ vụ việc để lộ đoạn chat chứa clip nhạy cảm khi dạy trực tuyến tại Trường THPT TP Cao Lãnh.
Phó hiệu trưởng chia sẻ đoạn clip phụ nữ đang tắm cho thầy giáo dạy tiếng Anh
Theo báo của Sở GD-ĐT Đồng Tháp, có việc ông C., Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lãnh đã chia sẻ đoạn video có hình ảnh phụ nữ tắm trong khu nhà tắm chung cho ông H. - giáo viên môn tiếng Anh, cũng như việc ông H. xử lý thông tin trên mạng xã hội không cẩn thận, để màn hình laptop (đang sử dụng để dạy trực tuyến) xuất hiện hình ảnh phản cảm từ tin nhắn của ông C.
Ngoài ra, ông H. cũng được xác định có nhắn tin trên gruop Zalo của lớp 11A5 yêu cầu học sinh không chia sẻ thông tin liên quan.
Theo báo cáo Sở GD-ĐT, về đoạn clip, thanh tra Sở đã phối hợp cùng Công an tỉnh kiểm tra đoạn clip do ông C. giao nộp. Qua đó, đoạn clip dài 1 phút 22 giây, hình ảnh phản ánh một số phụ nữ đang tắm tại khu nhà tắm chung, có lời thuyết minh.
Đến nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc của đoạn clip này.
Trường THPT TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Tháp Vẫn theo Sở GD-ĐT Đồng Tháp, việc ông C. chia sẻ đoạn clip chưa rõ nguồn, nội dung nhạy cảm và chưa được kiểm chứng cho ông H. đã có biểu hiện vi phạm khoản 4 Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo quyết định 874 ngày 17/6/2021 của Bộ TT&TT; khoản 7, 9 Điều 4 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đồng thời, hành vi trên của ông C. không phù hợp đối với vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục, Bí thư Đảng ủy cơ sở và gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của nhà giáo và uy tín của đơn vị, ngành.
Trong quá trình làm việc với Thanh tra Sở GD-ĐT, Phó Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh có thái độ thành khẩn, tiếp thu khuyết điểm và đã bước đầu khắc phục hậu quả vụ việc. Cụ thể đã nhận khuyết điểm và xin lỗi học sinh, cha mẹ học sinh vào chiều 1/11.
“Tuy nhiên, mức độ vi phạm và hậu quả việc làm của ông C. đến mức phải xem xét, thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo phân cấp quản lý công chức, viên chức”, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp khẳng định.
Gây bức xúc cho học sinh và phụ huynh
Còn đối với ông H., trong khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, dù trong giờ giải lao nhưng nam giáo viên này chưa thực hiện đúng quy định về dạy học trực tuyến của ngành, để màn hình xuất hiện nội dung nhạy cảm.
Ông H. có biểu hiện vi phạm quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 4; khoản 1 Điều 6 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
“Sau khi sự việc xảy ra, việc giải quyết tình huống của ông H. chưa thật chuẩn, thay vì xử lý tình huống sư phạm khéo léo, phù hợp để trấn an tâm lý học sinh nhưng lại nhắn tin trên group Zalo của lớp có dấu hiệu đe dọa, làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây bức xúc cho học sinh và cha mẹ các em”, Sở GD-ĐT báo cáo.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp, hành vi trên của ông H. không phù hợp đối với vai trò của người giáo viên, cán bộ công đoàn và gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của nhà giáo và uy tín của đơn vị, ngành.
Trong quá trình làm việc với Thanh tra Sở GD-ĐT, ông H. có thái độ thành khẩn, tiếp thu khuyết điểm và khắc phục hậu quả vụ việc. Ông H. đã xin lỗi học sinh và cha mẹ các em vào ngày 1/11.
“Tuy nhiên, mức độ vi phạm và hậu quả việc làm của ông H. đến mức phải xem xét, thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo phân cấp quản lý công chức, viên chức”, Sở GD-ĐT Đồng Tháp khẳng định.
Theo báo cáo, Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh đã chưa kịp thời nắm bắt thông tin dư luận, chưa có biện pháp kịp thời để trấn an tâm lý học sinh khi xảy ra sự việc thuộc phạm vi quản lý làm phụ huynh lo lắng phải phản ánh cơ quan quản lý cấp trên, ảnh hưởng đến uy tín đơn vị, ngành.
Sở GD-ĐT đề xuất gì?
Về xử lý đối với cá nhân liên quan, Sở GD-ĐT Đồng Tháp sẽ tiến hành quy trình xem xét xử lý kỷ luật đối với ông C, Phó Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh. Đồng thời đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Cao Lãnh xem xét xử lý của Đảng.
Còn đối với ông H., Sở giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh thực hiện quy trình xem xét xử lý kỷ luật và báo cáo kết quả về Sở trước ngày 15/11.
Ngoài ra, đề nghị Đảng ủy Trường THPT TP Cao Lãnh xem xét xử lý về Đảng đối với ông H., đề nghị Ban Thường vụ Công đoàn ngành giáo dục tỉnh xem xét xử lý về đoàn thể theo mức độ vi phạm và quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Sở GD-ĐT Đồng Tháp phê bình Hiệu trưởng Trường THPT TP Cao Lãnh với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục do chưa kịp thời nắm bắt thông tin có liên quan và chưa có biện pháp xử lý nhanh chóng và dứt điểm vụ việc.
Ngày 1/11, Sở GD-ĐT Đồng Tháp có văn bản gửi cầu Trưởng phòng các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở về viêc chấn chính các biểu hiện chưa chuẩn mực khi sử dụng mạng xã hội.
Theo đó, thời gian qua, Sở đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động và học sinh, học viên thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng mạng xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra không ít trường hợp vi phạm, ứng xử chưa chuẩn mực khi sử dụng mạng xã hội. Các vi phạm trên tuy chỉ là hành vi cá biệt của một số ít nhà giáo, học sinh, học viên nhưng đã làm ảnh hưởng đến toàn ngành, gây dư luận không tốt trong nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng.
Từ đó, Sở yêu cầu các đơn vị nói trên phổ biến rộng rãi đến cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh, học viên bằng hình thức phù hợp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội để quán triệt và thực hiện nghiêm túc.
Thường xuyên quán triệt, phổ biến, giáo dục về ý thức trách nhiệm của cá nhân, của công dân trong việc sử dụng mạng xã hội; không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị và ngành. Có trách nhiệm thông báo đến cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật trên mạng xã hội.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về bảo mật, kỹ thuật dạy học trực tuyến theo các văn bản hướng dẫn của Sở và các cơ quan chức năng; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở, không để từ bức xúc cá nhân, công việc phát triển thành hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, vi phạm quy định về sử dụng mạng xã hội… ">Sở GD báo cáo gì vụ thầy giáo làm lộ đoạn chat chứa clip nhạy cảm?
NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ kết hôn năm 1987. Mới đây, khi làm phim ở Đà Lạt tôi có chụp một bức ảnh đi qua những bậc thềm. Trong đầu nghĩ mình sẽ đăng những ảnh bản thân đã trải qua nhiều cung đường cũng như cuộc đời của một người nghệ sĩ đã làm qua các vai diễn từ vai khổ đến vai sướng, từ người ác đến người hiền.
Trong cuộc sống, vợ chồng tôi cũng như vậy khi hai người xa lạ gắn bó với nhau thì không chỉ là yêu thương nhau mà còn phải chịu đựng cả những điều không hay của nhau nữa. Bởi vì không ai hoàn hảo.
Các cụ có câu: Yêu nhau thì củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông. Tôi và anh Kỷ không phải quá yêu mà lấy nhau. Chúng tôi chơi và yêu nhau khoảng 9 năm. Thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Khi cưới tôi đã 27 tuổi, cái tuổi gọi là già rồi.
Thực ra tôi và anh Kỷ cũng không có những câu tỏ tình lãng mạn gì mà quay sang nói với nhau:Có khi cũng phải cưới đi chứ, không thành ra ế à?Ừ thế thì cưới và chúng tôi quyết định kết hôn trong sự giao lưu rất đơn giản và mộc mạc như thế. Chúng tôi cưới năm 1987 và đến năm 1989, khi 29 tuổi tôi mới sinh con đầu lòng. Tất cả những khó khăn bây giờ so với thời tôi và anh Kỷ mới lấy nhau thì không là gì cả. Khi về ở chung, chúng tôi nằm trên 1 cái gác xép lợp mái tôn đã bị dột.
Mỗi lần mưa phải treo luôn cái xô vào móc trên xà nhà để hứng nước. Nhưng chính cái thời nằm dưới mái tôn đó để lại bao kỷ niệm.
Từng hụt hẫng khi mới cưới nhau
- Quyết định cưới vì đã yêu nhau lâu và nghĩ mình lớn tuổi, vậy khi về cùng một nhà chị có bị hụt hẫng vì cuộc sống hôn nhân khác với khi còn yêu?
Tất cả những ai mới bước vào hôn nhân, nhất là trong lúc khó khăn như thời chúng tôi thì sự hẫng hụt là không tránh khỏi. Khi chung sống, mỗi cá nhân sẽ có nhiều thói quen khác nhau. Có thói quen mình chấp nhận được nhưng có thói quen rất ngạc nhiên, thậm chí không thể chịu đựng được.
Tôi thì lo toan và hay cẩn thận, ví dụ đưa anh Kỷ món đồ mang xuống bà ngoại sẽ dặn dò rất kỹ. Tôi lo là vì nhà anh Kỷ không có con gái và mọi người sống đơn giản, trong khi nhà tôi lại thuần Hà Nội, tinh tế và nhiều phụ nữ, nữ công gia chánh ai cũng tốt. Hai hoàn cảnh thật sự khác biệt.
Một ngày đẹp trời anh Kỷ nói có cảm giác lấy vợ về không còn được tự do và thoải mái, chẳng lẽ mang đồ xuống bà ngoại lại không biết nói gì hay sao mà vợ phải dặn. Khi anh nói thì tôi nhận ra không nên như thế và chấp nhận rằng chồng mình sẽ vụng về khi đến nơi này nơi kia. Tôi đợi khi sự việc qua đi một thời gian và xảy ra hậu quả mới góp ý. Đôi khi phải vấp thực sự, gánh chịu thiệt hại để tìm đến sự bền vững.
Khi mới về làm dâu tôi không thể hòa hợp ngay với mẹ chồng
- Chị dùng từ "chịu đựng", đôi khi phải mềm mỏng, phải thay đổi nhưng trong cuộc sống có những thời điểm vì stress quá mà người ta theo lẽ thường muốn buông tất cả. Chị có từng rơi vào trạng thái này trong suốt cuộc hôn nhân của mình?
Tôi không có suy nghĩ đó nhưng thực sự cũng có lúc không giải tỏa được tâm lý. Chẳng hạn khi mới về làm dâu tôi không thể hòa hợp ngay với mẹ chồng. Đôi lúc tôi thấy vô lý khi bà nội bắt bẻ mình điều gì đó nên giận. Nhưng tôi được giáo dục rằng khi về nhà chồng phải luôn biết kính trọng người lớn.
Thời điểm mới sinh được 3 tháng, tôi bế con ra phòng khách ngồi. Khi đó một người bạn của bà đến chơi nên tôi chào và đi vào trong. Tôi nghe thấy người khách nói: Bà có cô con dâu xinh thế. Mẹ chồng tôi lúc đó đáp: Tôi không cần cái mặt đẹp, tôi chỉ cần nết đẹp. Lúc đó tôi chạnh lòng kinh khủng. Nhưng phải biết tìm cách để giải tỏa. Những lúc buồn có khi tôi xách xe đạp đi vài vòng quanh hồ Ha Le gần nhà chồng hoặc về thăm mẹ đẻ.
Tôi tự tìm cách giải tỏa bức xúc nhưng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc không bao giờ cãi mẹ chồng. Khi phàn nàn với chồng, anh Kỷ chỉ nói: Sao bà chán thế ai lại nói như thế. Rõ ràng tôi biết anh cũng không đồng ý với quan điểm của bà nhưng hiểu bà nói không có ác ý.
Khi càng ở cùng tôi càng hiểu bà chỉ nói chung thế thôi chứ không nhắm vào tôi. Vì thế, sau này tôi phải sống cởi mở, hòa đồng hơn với mọi người và học ở người lớn sự bao dung giống như mẹ.
Trong hôn nhân, cuộc sống của tôi và anh Kỷ không lãng mạn, không tặng hoa tặng quà gì cả. Chẳng may vào ngày lễ nào đó anh ấy ở nhà và nhớ ra mua quà, còn khi bận hay đi công tác thì thôi.
Tôi từng bực tức cả đêm không thể ngủ được
- Dù làm quen với chuyện đó nhưng có tủi thân vì chồng mình quá thiếu sự lãng mạn?
Lúc trẻ tôi rất tủi thân và thậm chí còn nghĩ: Mình có xấu gì đâu mà sao khổ thế này? Lúc mới lấy chồng có suy nghĩ buồn cười như vậy. Và khi giận hai người quay lưng lại với nhau, vừa lời qua tiếng lại một lúc tôi đã thấy anh ngáy khò khò. Thế là tôi tức cả đêm không thể ngủ được.
Sau này tôi nhận ra nếu thế chỉ mình thiệt nên dần dần cuộc sống dung hòa và tôi tự biết cách điều chỉnh. Con người không ai hoàn hảo, cái chính là nhìn ra lỗi và sửa không.
Tôi muốn tâm sự để các bạn trẻ thấy rằng mọi thứ ban đầu không phải là màu hồng. Quan điểm của tôi đến giờ vẫn thấy đúng. Hạnh phúc là cái cây và cả hai phải tưới tắm nó hằng ngày. Đồng nghĩa với việc vợ chồng phải chung sức vượt khó, càng khó khăn càng biết chia sẻ thì tình yêu thêm bền vững.
Tôi và anh Kỷ đến với nhau không có gì, phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái đến những sự cố trong lúc tôi và anh ấy làm việc, bao nhiêu điều tiếng, bao nhiêu sự ghen ghét đố kỵ, bao người muốn hại mình.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ tìm cách phản kháng và luôn chọn cách đi đường vòng để vượt qua sự cố. Thời điểm vừa rồi khi anh Kỷ trượt NSND, có lẽ vì nghĩ thôi cuối đời rồi, cả hai nên lên tiếng một lần, đầu tiên và duy nhất. Hy vọng thế hệ đi trước là chúng tôi sẽ thành tấm gương cho thế hệ trẻ tin tưởng vào sự thật và tránh xa điều xấu. Khi xuất phát từ cái xấu thì việc làm không bao giờ hay và không bao giờ đúng cả. Nếu xuất phát điểm là sự xây dựng sẽ có kết quả tốt.
Giống như trong đoàn phim mới đây của tôi, khi làm quá lâu và mọi người đã mệt mỏi, các bộ phận bắt đầu trục trặc và đổ lỗi cho nhau. Tôi lên tiếng góp ý mọi người nên đối thoại với nhau và mắng các bạn làm việc ngày càng thiếu chuyên nghiệp, muốn nhanh muốn hiệu quả thì phải tập trung vào. Nhưng hôm sau quay tôi lại tươi tắn bình thường.
Khi các bạn thắc mắc tôi có trả lời rằng vì hôm qua chỉ có đoàn phim còn hôm nay có nhiều diễn viên, quần chúng rất đông nên không bao giờ tôi lại vạch áo cho người xem lưng. Hôm nay, mọi thứ lại đâu vào đấy, mọi người sửa sai rồi cớ gì mà tôi không vui vẻ bình thường.
Tôi nói các bạn không được tự ái, đặc biệt trong công việc không phải cứ không thích là bỏ hay dỗi không làm nữa. Nếu nhận việc thì chết cũng phải hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải vì khó quá mà bỏ ngang, điều đó sẽ ngáng đường các bạn đi tới thành công.
Ảnh & Video:Quỳnh An
NSƯT Đỗ Kỷ nói về tin đồn là đại gia, kể chuyện 'ở rể' nhà NSND Lan HươngNSƯT Đỗ Kỷ đến quán cà phê trên phố Trần Quang Diệu (Hà Nội) với phong cách giản dị. Ngoài đời, anh là một người ít nói nhưng sâu sắc, chân thành.">NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ cùng cuộc hôn nhân gần 40 năm
Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên
- Oon-Seng Tan là nhà nghiên cứu thỉnh giảng của chương trình Chen Yidan tại Trường sau đại học về Giáo dục Harvard (HGSE) vào năm 2019. Ông là Giáo sư về Giáo dục tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Phát triển trẻ em, từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc Viện Giáo dục Quốc gia Singapore (2014-2018).
VietNamNettrân trọng giới thiệu bài viết của ông có nhan đề: "Vài bài học từ Singapore và những chú sư tử", trích từ cuốn sách "Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục".
Giáo sư Oon-Seng Tan
Kể từ năm 2008, bởi vai trò Trưởng khoa và sau đó là Giám đốc Viện Giáo dục Quốc gia (NIE), tôi đã rất vinh dự được quan sát tỉ mỉ sự lãnh đạo của một số Bộ trưởng Giáo dục rất có năng lực ở Singapore. Tôi đã học được rất nhiều từ những hiểu biết sâu sắc và quá trình ra quyết định của họ.
Mặc dù là một tổ chức tự chủ của một trường đại học nghiên cứu đẳng cấp thế giới, NIE có quan hệ đối tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục Singapore. Trong suốt thập kỷ qua, hệ thống giáo dục của Singapore đã nhận được mối quan tâm chưa từng có trên quy mô toàn cầu, vì nó luôn đạt thành tích cao trong các kỳ đánh giá xuyên quốc gia về kiến thức và kỹ năng của học sinh, chẳng hạn như Xu hướng Học tập Khoa học và Toán học (TIMSS) và Đánh giá Quốc tế về tiến bộ trong năng lực đọc hiểu (PIRLS), đều được quản lý bởi Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá Thành tích Giáo dục; hay mới đây nhất là Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD. Chính thành tích cao mà học sinh Singapore đạt được trong các chương trình đánh giá đó đã châm ngòi, khiến các đoàn Bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm Singapore và NIE. Bởi vậy, tôi đã có vinh dự được gặp gỡ nhiều bộ trưởng giáo dục từ Châu Á, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ.
Thông thường, các Bộ trưởng đến thăm sẽ trao đổi với tôi về nhiều vấn đề, chẳng hạn như đưa ra các chính sách phù hợp về quy mô lớp học, xác định các đòn bẩy để nâng cao thành tích của học sinh, tạo ra những giáo viên hiệu quả và trang bị cho học sinh các kỹ năng của thế kỷ 21. Nhờ các báo cáo của OECD về giáo dục, tôi cũng đã có vinh dự được gặp nhiều Bộ trưởng giáo dục tại các hội nghị cấp cao quốc tế để chia sẻ quan điểm học thuật của tôi về trường hợp Singapore.
Gần đây nhất, tôi gặp một chính trị gia giáo dục từ Châu Âu, người đã hỏi tôi rằng: “Người ta sẽ bắt đầu từ đâu nếu có quá nhiều vấn đề giáo dục cần được chỉnh đốn?”. Trong văn bản ngắn gọn này, tôi tổng hợp những lời khuyên mà tôi dành cho một Tân Bộ trưởng Giáo dục.
Giáo dục là một chặng đường dài
Giáo dục là một chặng đường dài, và chất lượng giáo dục tác động đến việc xây dựng quốc gia, bảo tồn các giá trị, và phát huy năng lực của con người trong việc thích ứng, đổi mới, và tạo ra giá trị mới.
Bộ trưởng thân mến, xin cho phép tôi được khuyến nghị ngài đọc cuốn Di sản Giáo dục của Lý Quang Diệu (Tan, Low và Hung, 2017). Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, các nhà lãnh đạo phải đương đầu với nhiệm vụ xây dựng một đất nước nghèo đói với hầu như không có tài nguyên thiên nhiên và bị cản trở bởi các căng thẳng liên quan đến vấn đề đứt gãy và xung đột sắc tộc. Năm 1966, Lý Quang Diệu đã tập hợp một nhóm các nhà giáo dục và nói với họ: “Tôi thực sự đến để thảo luận một vấn đề với các bạn, một vấn đề chỉ có thể được giải quyết, nếu như suy đến cùng, người phải hiểu nó không phải tôi, các quan chức Bộ hoặc các bạn, mà là các giáo viên. Bởi, thành tố quan trọng nhất trong tất cả những gì chúng ta đang cố gắng thực thi, chính là giáo viên. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến việc định hình cuộc sống của một chàng trai hay một cô gái: điều thứ nhất nằm ở nhà; và điều còn lại nằm ở trường. Chúng ta không thể làm gì nhiều với những thứ diễn ra ở nhà, nhưng chúng ta có thể làm gì đó với các nhà trường” (Lee, 1966). Cố Thủ tướng sáng lập Singapore Lý Quang Diệu từng nhận xét rằng vị trí Bộ trưởng Giáo dục “không phải là công việc phổ biến nhất trong danh mục đầu tư” và là “công việc mà các thiên thần cũng sợ hãi không dám đảm nhận” (Lee, 1977). Không phải những khẩu hiệu hoành tráng về xóa đói giảm nghèo hay những tuyên bố lôi cuốn về công bằng xã hội và nhân quyền sẽ khiến xã hội xoay chuyển tình thế, mà chính sự nhẫn nại, bền bỉ có chủ đích, và ngoan cường mới mang lại sự tiến bộ của quốc gia.
Các giá trị đảm bảo tốc độ tăng trưởng đều đặn của Singapore không nhất thiết phải là những giá trị độc nhất. Mới đây, tôi đã đến Stavanger, một thành phố ở Na Uy, nơi từng là một làng chài chịu thời tiết khắc nghiệt của Bắc Âu. Ngày nay mọi người nghĩ về Na Uy như một quốc gia giàu có về dầu mỏ, ấy là còn chưa kể đến những vịnh hẹp, những ngọn núi tuyệt đẹp và mặt trời lúc nửa đêm. Nếu không có dầu mỏ, đất nước này sẽ không có đủ nguồn lực để đem những kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kia đến với mọi người. Thế nhưng, thu nhập từ dầu mỏ không chỉ đến một cách dễ dàng mỗi khi phát hiện ra các vỉa dầu ngoài khơi. Vào mùa thu năm 1969, giàn khoan Ocean Viking đã phát hiện ra dầu thô ở thềm lục địa Na Uy. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc sản xuất dầu trong điều kiện biển động là một thách thức gần như bất khả thi đối với con người. Mọi người cần phải cùng nhau đưa ra tầm nhìn về lợi ích lâu dài từ việc khám phá ra dầu mỏ. Người Na Uy đã thực sự may mắn bởi họ có những người tiên phong chính trực, thông minh và đổi mới. Ví dụ, họ đã cương quyết phát triển các công nghệ mới, như việc xây dựng các bệ bê tông khổng lồ, lắp đặt các công trình dưới nước, và các đường ống dẫn rộng ở vùng nước sâu.
Cũng giống như những người Na Uy thuở ban đầu, những người Singapore tiên phong đã bắt đầu với sự lãnh đạo đúng đắn và các giá trị cộng tác, tập trung vào mục tiêu phát triển dài hạn. Giáo dục cần phải được vận hạnh dựa trên các giá trị, và không bao giờ được phép trở nên thiển cận.
Trong trường hợp của Singapore, khả năng đáp ứng với những thay đổi địa phương và toàn cầu, và sự cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất là điều cốt lõi. Chúng tôi cần học hỏi tính hiệu năng cao của người Na Uy. Tại Bảo tàng Dầu mỏ Stavanger, tôi được biết về bản chất của việc khai thác dầu ngoài khơi, rằng chỉ một phần nhỏ dầu có thể được khai thác qua nhiều tầng đáy biển. Trên toàn thế giới, tỷ lệ khai thác trung bình cho các dự án tương tự là 25-30%. Để có hiệu suất tốt hơn, người ta cần sử dụng công nghệ một cách tinh vi và hiệu quả, cũng như những người lao động được đào tạo và có động lực cao, bao gồm các kỹ sư, các nhà hóa học và cả các thợ lặn. Đối với Na Uy, hệ số thu hồi dầu vượt xa nhiều nước với tỷ lệ 46%. Người Na Uy đánh giá cao giá trị của việc chiết xuất thêm chỉ 1%, như thể cứ 1% tăng thêm thì sẽ tạo thêm giá trị tương đương 300 tỷ NOK (30 tỷ USD)! Cũng như vậy, giáo dục phải tạo ra những con người có tư duy xuất sắc, ví như những guồng máy tốt nhất với những khát khao nhân bản nhất.
Tương tự như trên, khi hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu kinh tế và xã hội của người dân, sự phát triển giáo dục phải liên tục bắt nhịp với những đổi mới công nghệ mới nhất. Đồng thời, chúng ta cũng nên đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có thể học được nhiều điều trong từng giờ học ở trường. Các giáo viên của chúng ta nên hiểu cách mỗi học sinh học tốt nhất, và có các hành động có chủ đích để đem lại hoạt động học tập có ý nghĩa, thúc đẩy học sinh hướng tới sự hiểu biết sâu sắc, đi cùng với đó là hình thành năng lực tự học. Còn hơn cả các lợi ích về mặt kinh tế, cần phải duy trì hệ thống giáo dục với một khung tiếp cận toàn diện, bảo tồn các giá trị văn hoá, căn tính dân tộc, cùng với các hệ giá trị gốc rễ trong từng gia đình và cả xã hội.
Tôi xin dành tặng ba lời khuyên cho vị tân Bộ trưởng Giáo dục: Di sản, Con người, và Tương lai.
Tôi tin rằng các Bộ trưởng Giáo dục tốt sẽ chú ý đến điểm mạnh của hệ thống và tiến hành xây dựng từng khối nền móng căn bản; đồng thời cải cách và chuyển hoá các cấu thành khác của hệ thống. Có 3 chữ P mà các nhà lãnh đạo giáo dục cần suy ngẫm: Paradigms (Hệ hình – Thế giới quan và các quan điểm), Philosophy (Triết lý – Những niềm tin), và Practicality (Tính thực hành – Đâu là điều mà bạn muốn làm?). Một cách tự nhiên, cách chúng ta nhìn nhận thế giới phải là sự kết hợp của “kính thiên văn” và “máy bay trực thăng”. “Kính thiên văn”, ý tôi là chúng ta cần hiểu quá khứ (chúng ta từ đâu đến, và chúng ta đã tới hiện tại bằng cách nào) và nhìn vào tương lai (phép ngoại suy chính xác). Chúng ta cũng cần một cái nhìn trực diện (từ trên máy bay trực thăng) về mọi thứ: vượt lên trên các vấn đề vi mô và rời rạc để có một bức tranh toàn cảnh. Các hệ hình đề cập đến sự hiểu biết của chúng ta về các thế giới quan đối lập, từ đó thay đổi các giả định cơ bản. Tất cả các cá nhân, tổ chức liên quan tới giáo dục đều có những giả định của riêng họ. Đâu là tầm nhìn của bạn về tương lai của giáo dục? Bạn có tin rằng giáo dục có thể thay đổi số phận của nhiều người, đặc biệt là những người đang luẩn quẩn trong vòng nghèo đói? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em bất kể xuất thân? Chúng ta có đang phân bổ đúng các nguồn lực hạn chế của mình giữa đầu tư vào giáo dục đại học và đầu tư vào giáo dục mầm non không?
Giáo dục cần phải được định hướng dựa vào tương lai. Các nhà lãnh đạo giáo dục cần phải nhận thức được bản chất thay đổi của kiến thức, quá trình học tập và các bối cảnh xung quanh. Giáo viên phải là người điều phối việc học và thiết kế môi trường học tập. Ví dụ, giáo viên cần tiếp thu các phương pháp sư phạm mới và chuyển đổi các thực hành sư phạm, để tìm ra những cách thức mới mà người học thu nhận thông tin thông qua công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội. Giáo viên phải đánh giá cao vai trò của họ trong việc trau dồi các năng lực của thế kỷ 21, bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, hợp tác, sáng tạo và giao tiếp liên cá nhân. Những điều trên không hề khó – chỉ cần nghĩ LỚN (BIG) và ĐIÊN CUỒNG (MAD).
Cụ thể, hãy khuyến khích thay đổi chương trình giảng dạy nhằm thúc đẩy (i) Big-picture thinking – Tư duy toàn cảnh (đã có rất nhiều phương pháp sư phạm cho việc này, từ Học tập qua Dự án đến Học tập dựa trên Vấn đề); (ii) Inquiry – Tìm tòi (khơi dậy cảm giác tò mò ở học sinh); và (iii) Grit – Bền chí (Cần trau dồi thực hành cảm xúc tích cực và khả năng phục hồi khi đối mặt với khó khăn). Thúc đẩy (i) Multiple perspective-taking – Tiếp cận đa chiều; (ii) Accomplishments more than assessment – Nhìn vào thành quả hơn là nhìn vào việc đánh giá (ví dụ, các hoạt động học tập trong thế giới thực và những thành tựu có tác động đến con người và xã hội), và (iii) Dialogue – Đối thoại (các tương tác để làm tư duy của học sinh trở nên rõ nét hơn, thay vì chỉ tập trung tới tư duy của giáo viên).
Tin tưởng ở giáo viên: Mười điều răn về Chính sách dành cho Nhà giáo
Thưa Bộ trưởng, tôi thường hỏi học sinh rằng những giáo viên giỏi nhất ở trường của các em trông như thế nào. Câu trả lời mà tôi nhận được thường xuyên nhất là "những giáo viên biết quan tâm". Một hệ thống giáo dục tốt được tạo nên từ những giáo viên có tâm. Khi các giáo viên được hỏi điều họ mong muốn nhất ở Bộ, câu trả lời luôn xuất hiện là “sự tin tưởng”. Chúng ta cần tin tưởng vào giáo viên và phát triển các chính sách dành cho giáo viên để niềm tin đó trở thành hiện thực.
Xin vui lòng cho phép tôi được chia sẻ “Mười Điều Răn” về các chính sách hiệu quả dành cho giáo viên.
Điều răn thứ nhất: Hãy tuyển những ứng viên chất lượng. Hãy thu hút những người có sự cân bằng, hài hoà giữa trình độ và thái độ. Trình độ bao gồm việc thông thạo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tốt, và thái độ phải được đặc trưng bởi tình yêu thực sự về công việc với thanh, thiếu niên, nhi đồng. Hãy cho những ứng viên này đi thực tập hoặc trải qua những kinh nghiệm tương tự để họ có thể hưởng lợi từ các trải nghiệm đích thực trên lớp học.
Điều răn thứ hai: Hãy thấu hiểu những lý do khiến người ta không muốn trở thành giáo viên. Hãy mổ xẻ một cách vị tha, cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Hãy đảm bảo mức lương thực sự cạnh tranh cho giáo viên. Đây là điều hết sức cần thiết, và các nhà hoạch định chính sách nên xây dựng các tiêu chuẩn tham chiếu mức lương một cách hợp lý. Việc tăng lương cao hơn mức trung bình của thị trường lao động không hẳn sẽ dẫn tới sự cải thiện về chất lượng. Tốt hơn là hãy thiết lập những mức lương thực sự cạnh tranh, và tạo không gian để những người giỏi nhất nỗ lực hướng tới các nấc thang đãi ngộ cao hơn qua quá trình liên tục trau dồi sự ưu tú. Bên cạnh đó, hãy cung cấp các đãi ngộ khác, như chế độ nghỉ làm để dành thời gian phát triển chuyên môn và phát triển bản thân.
Điều răn thứ ba: Xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên mới có chất lượng, kết hợp với các tiêu chí đánh giá và kiểm định giáo viên nghiêm ngặt. Những chương trình đào tạo giáo viên tốt nhất đều là những chương trình hài hoà về mặt tổng thể, bao gồm cả các kiến thức chung và các nội dung chuyên biệt, với trọng tâm đáng kể dành cho các hoạt động sư phạm dựa trên nền tảng nghiên cứu. Các chương trình này cũng tích hợp lý thuyết và thực hành một cách hiệu quả, từ đó tạo điều kiện phát triển các cộng đồng học tập mạnh mẽ. Hơn nữa, chúng thường đi liền với những hoạt động kèm cặp, với sự cộng tác cố vấn từ các giáo viên có kinh nghiệm, và những nhà huấn luyện giáo viên – những người lành nghề trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục.
Điều răn thứ tư: Trao cho giáo viên một tầm nhìn về lộ trình nghề nghiệp của họ. Giáo dục đang trở thành một lĩnh vực ngày càng phức tạp, với sự đòi hỏi chuyên môn ngày càng cao để phát triển năng lực sư phạm, chương trình giảng dạy, cũng như lãnh đạo các đơn vị giáo dục. Thúc đẩy việc khởi tạo các lộ trình nghề nghiệp khác nhau, chính là đem lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và phân bổ các tài năng. Cần phải có những lộ trình chuyên biệt để giáo viên có thể trở thành giáo viên lành nghề, chuyên gia chương trình, và lãnh đạo nhà trường. Các lộ trình chuyên môn rõ ràng hơn cũng chính là chỉ báo về vai trò chuyên môn và quyền tự chủ chuyên môn của giáo viên.
Điều răn thứ năm: Hỗ trợ giáo viên không ngừng học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Giáo viên phải luôn cập nhật những kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy mới. Các hoạt động phát triển chuyên môn vượt ra ngoài các hội thảo và các đào tạo, bao gồm phát triển chuyên môn gắn với trường học, các chương trình nhập môn và kèm cặp kỹ lưỡng, các mạng lưới giáo viên cộng tác và các dự án nghiên cứu, tìm tòi để cải thiện thực tiễn giảng dạy và kết quả học tập.
Điều răn thứ sáu: Thiết lập tư duy tiến về trách nhiệm giải trình và đánh giá. Chúng ta muốn giáo viên tự đánh giá chuyên môn với quan điểm rằng, bằng cách nào đó, họ có thể làm việc tốt hơn nữa để tác động đến sự phát triển toàn diện và kết quả học tập của học sinh.
Điều răn thứ bảy: Thiết lập đội ngũ lãnh đạo trường học kế cận vững vàng. Lãnh đạo nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi môi trường mà giáo viên và học sinh cùng hoạt động. Hãy chú ý đến việc lựa chọn các nhà lãnh đạo trường học, thúc đẩy các phương pháp lãnh đạo hiệu quả và phát triển năng lực lãnh đạo nhà trường. Trong đó, việc chủ động tiếp cận và việc lập kế hoạch cho đội ngũ kế cận đóng vai trò cốt yếu.
Điều răn thứ tám: Quảng bá hình ảnh nhà giáo. Tầm nhìn của chúng ta về giáo viên phải vượt ra ngoài việc chỉ coi họ là những người truyền đạt nội dung. Chúng ta cần một tầm nhìn mà trong đó, vai trò của giáo viên như những nhà lãnh đạo về tư duy sư phạm, những hình mẫu truyền cảm hứng, những nhà chuyên môn được kính trọng và những người bảo vệ các giá trị xã hội. Các yếu tố chính sách chính trong việc nâng cao hình ảnh nhà giáo bao gồm: (i) xây dựng văn hóa tôn trọng đối với giáo viên; (ii) tạo không gian cho sự tự chủ và tin cậy về chuyên môn; (iii) công bố các việc làm tốt của giáo viên; (iv) quản lý khối lượng công việc và môi trường làm việc chung; (v) có sự công nhận quốc gia cho thành tích của các chuyên gia giảng dạy; và (vi) sử dụng các chiến dịch truyền thông và quảng bá để nâng cao sức hấp dẫn của nghề giáo
Điều răn thứ chín: Đảm bảo tính gắn kết để quá trình triển khai được hiệu quả. Nếu muốn thực thi các chính sách một cách hiệu quả, hãy nhớ rằng tổng thể không chỉ là đơn thuần là phép tính cộng các phần của nó. Các hệ thống giáo dục hiệu quả đều có góc nhìn “toàn cảnh” để từ đó phối hợp với các chính sách nhằm tạo ra các tác động lâu dài. Các chiến lược chính sách chính bao gồm: (i) các cấu trúc quản trị đảm bảo sự nhất quán các hoạt động và tối ưu hóa các nguồn lực; (ii) sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan; và (iii) sự hiện diện của các tầng lớp, mạng lưới trung gian để tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách.
Điều răn thứ mười: Hãy nghe tiếng nói của các giáo viên. Giáo viên là những người ở tiền tuyến của các thách thức giáo dục. Yếu tố giáo viên vượt trội mọi thứ khác trong việc đảm bảo kết quả học tập của học sinh. Họ cũng thường cảm nhận được nhịp đập của thế hệ tiếp theo. Hãy vượt lên cả những dữ liệu giáo dục và đối thoại trực tiếp với giáo viên. Những giáo viên tận tâm thường bỏ nhiều công sức hơn để phát hiện những học sinh tụt hậu vì các khó khăn trong học tập. Yếu tố giáo viên không giống như các yếu tố mang tính hệ thống khác. Nó khác hoàn toàn, vì đó là yếu tố con người. Hơn nữa, giáo viên đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc đảm bảo nền tảng học thuật vững chắc về lĩnh vực cơ bản như năng lực ngôn ngữ, các kỹ năng định lượng và khả năng lập luận, mà còn trong việc truyền cảm hứng, động viên, dẫn dắt và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi học sinh có thể tự kiếm tìm các kiến thức của riêng mình. Giáo viên cũng là những người đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các đặc tính và giá trị của xã hội. Theo một cách rất thực tế và hữu hình, giáo viên - dù tốt hơn hay tệ hơn – đều là những tấm gương mà học sinh hướng tới, vì họ là những người trưởng thành mà thanh niên, thiếu niên và nhi đồng ở cùng trong phần lớn quãng đời học sinh, bên ngoài bối cảnh gia đình.
Bài học từ những chú sư tử
Cái tên “Singapore” có gốc gác từ “Singa-pura”, có nghĩa là “Thành phố Sư tử”.
Truyền thuyết đó là một câu chuyện dài, nên bạn cần phải đến thăm Singapore để có thể hiểu được các điều bí ẩn xoay quanh nó. Thế nhưng, lời khuyên của tôi là mọi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục nên đi thăm các khu bảo tồn hoang dã ở Châu Phi để học hỏi từ các chú sư tử thực thụ. Tôi đã tới Nam Phi để thuyết trình tại một hội nghị và tham gia “bài học sư tử” của mình. Các khu bảo tồn sinh thái hoang dã ở châu Phi cung cấp những hiểu biết lí thú về cách loài sư tử tồn tại, và những bài học song song có thể được rút ra cho giáo dục. Tôi đã học được rằng sư tử phải tập trung khi săn con mồi; mỗi lần sư tử ra ngoài kiếm thức ăn, nó phải đảm bảo bắt được mục tiêu vì nó không thể tổn hao năng lượng cho một chuyến đi săn không có kết quả. Hãy tưởng tượng nếu mỗi lần sư tử đi kiếm linh dương nhưng nó lại bỏ lỡ con mồi của mình. Điều này không chỉ đem lại cơn đói mà còn khiến nó trở nên yếu ớt vì các cơ bắp của nó sẽ bị teo tóp sau mỗi lần săn mồi thất bại. Sư tử không thể sống sót trên thảm thực vật - chúng là loài ăn thịt. Sự thực là, khi sư tử yếu và không thể chạy, chúng sẽ trở thành mục tiêu cho những kẻ săn mồi khác.
Tương tự như vậy, các Bộ trưởng Giáo dục cần phải hết sức tập trung vào những gì họ muốn đạt được để phân bổ năng lượng và những nguồn lực hạn chế của mình, nhằm “chiến đấu những trận chiến đúng đắn” và “đảm bảo những điều trọng tâm luôn là những điều trọng tâm”. Các Bộ trưởng Giáo dục cần có sự khôn ngoan để quyết định xem họ có thể đạt được những gì trong nhiệm kỳ của mình, và kiên trì quan sát việc hiện thực hoá những mục đích đó. Sư tử chỉ là vua bởi nó có tính chiến lược cao!
Tôi cũng thu thập được một cái nhìn sâu sắc khác từ hành vi của loài sư tử. Trong các chuyến tham quan khu bảo tồn hoang dã có hướng dẫn viên của chúng tôi, các nhân viên kiểm lâm đã đưa chúng tôi đi qua địa hình rộng lớn bằng những chiếc xe địa hình dẫn động 4 bánh (4x4 Open Game Drive) chắc chắn. Chúng tôi được yêu cầu không bao giờ được lấp ló ra ngoài xe. Miễn là chúng tôi vẫn ngồi yên, con vật sẽ không bao giờ tấn công chúng tôi mặc dù nó có thể đến gần xe của chúng tôi. Điều này là do tầm nhìn của sư tử khác với tầm nhìn của con người. Sư tử không nhìn mọi thứ theo cách chúng ta làm. Hãy nhớ rằng mọi bên liên quan như giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, phụ huynh…không nhìn mọi thứ từ góc độ của bạn. Khi bạn ngồi trong xe của khu bảo tồn, sư tử không thể nhìn thấy các cá thể trong xe. Trong mắt chúng, chỉ nhìn thấy một cỗ xe đồ sộ trước mặt. Là người có chiến lược với việc sử dụng tài nguyên của mình, sư tử sẽ không đối đầu với một con vật to lớn và cứng rắn hơn, vì vậy nó thậm chí sẽ không bận tâm đến chiếc xe. Tất nhiên, đó là nếu chúng ta vẫn còn ngồi trên xe. Nhưng khoảnh khắc bất kỳ cá nhân nào chọn tách mình ra khỏi chiếc xe, con sư tử sẽ tóm lấy người đó – như điều đã xảy ra gần đây với một khách du lịch, người đã bỏ qua lời nhắc nhở của kiểm lâm, nhảy ra khỏi xe để chụp ảnh. Tương tự, các Bộ trưởng Giáo dục cần xem mình là một phần của cộng đồng lớn hơn. Sẽ không có chỗ cho cái tôi cá nhân hay các chương trình nghị sự, mà là lợi ích của học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh và xã hội nói chung, những người đều là những bên liên quan tới giáo dục, cùng với bạn.
Xin cảm ơn vì bạn đã đọc. Tôi chúc bạn điều tốt đẹp nhất.
Tài liệu tham khảo
Lee, K.Y. (1966). Diễn văn của Thủ tướng tại cuộc gặp các hiệu trưởng ở Nhà hát Victoria, ngày 29 tháng 8 năm 1966. Cục lưu trữ Quốc gia Singapore, Singapore.
Lee, K.Y. (1977). Diễn văn của Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Quốc hội, ngày 23 tháng 2 năm 1977. Cục lưu trữ Quốc gia Singapore, Singapore.
Tan, O.S., Low, E.L. và Hung, D. (2017). Di sản Giáo dục của Lý Quang Diệu: Các thách thức của sự thành công. NXB Springer Nature, Singapore.
Oon-Seng Tan
Trích "Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục" - Tác giả: GS: Fernando M. Reimers.
Dịch giả: Hoàng Anh Đức, Lê Anh Vinh
Bản quyền: Công ty Cổ phần Xuất bản và Dữ liệu ETS
'Những chiêm nghiệm của một Bộ trưởng Giáo dục đang ở cuối nhiệm kỳ gửi người kế nhiệm'
"... nếu bạn vừa đảm nhận vai trò mới của mình trong Bộ Giáo dục, hãy cố gắng và đặt câu hỏi đúng về các vấn đề như tuyển sinh, chất lượng giáo dục hoặc các điều kiện ảnh hưởng đến sự biến động xã hội và kinh tế".
">Giáo dục: Vài bài học từ Singapore và những chú sư tử
- 37 tỉnh, thành công bố điểm thi lớp 10 năm 2023Nhiều tỉnh thành trên cả nước bắt đầu công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2023.">
Tra cứu điểm thi lớp 10 năm 2022 tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước
- Trong đồng phục là những chiếc váy đen ngắn, nhóm nam sinh Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) đã thực hiện một tiết mục nhảy gây sốt cộng đồng mạng.
Cụ thể, clip ghi lại cảnh 8 nam sinh vận áo sơ mi trắng, váy đen nhảy trên nền nhạc sôi động. Trong tiếng hò reo, cổ vũ của bạn bè, các nam sinh này không ngần ngại thể hiện những động tác gợi cảm, uyển chuyển, đầy nữ tính.
Em N.A, người chia sẻ clip này cho biết, đây là tiết mục văn nghệ của lớp 12A6 Trường THPT Cao Bá Quát (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội), biểu diễn ngày 9/10 với chủ đề Bình đẳng giới do nhà trường tổ chức.
Theo N.A, các thành viên trong lớp đều ủng hộ tiết mục này bởi các bạn nam nhảy khá đẹp và điều quan trọng là tự tin và không ngại trước đám đông. Để có tiết mục này, các bạn nam lên ý tưởng mặc váy giả nữ cho phù hợp với chủ đề bình đẳng giới.
Play">Nhóm nam sinh mặc váy ngắn nhảy cực nhộn ở sân trường