Kể từ thời điểm Facebook được Mark Zuckerberg và các cộng sự thành lập vào năm 2004, cho đến khi mạng xã hội này chính thức được mở cửa với người dùng trên toàn thế giới vào năm 2006, tuần qua có thể xem là tuần có nhiều biến động nhất đối với Facebook khi mạng xã hội này gặp nhiều biến cố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của công ty.

Cùng nhìn tuần lễ như "sống trong địa ngục" của CEO Mark Zuckerberg và mạng xã hội Facebook.

Ngày 3/10: "Người thổi còi" tố cáo những tác hại nghiêm trọng của Facebook lần đầu lộ diện

Ngày 3/10, Frances Haugen, người từng nắm giữ chức Giám đốc sản phẩm tại Facebook từ năm 2019 đến khi rời công ty này vào tháng 5/2021, đã xuất hiện trên chương trình truyền hình "60 Minutes" của đài CBS.

"Người thổi còi" Frances Haugen lần đầu lộ diện trong một chương trình truyền hình ngày 3/10 (Ảnh: AP).

Trước đó, Haugen được biết đến như "người thổi còi" khi gửi hàng chục nghìn tài liệu nội bộ của Facebook cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cũng như tờ báo The Wall Street Journal, để vạch trần những chuyện "thâm cung bí sử" của Facebook. Chỉ đến khi xuất hiện trên chương trình của đài CBS, danh tính thực sự của "người thổi còi" mới được tiết lộ.

Trong quá trình làm việc tại Facebook, Haugen phụ trách các vấn đề liên quan tới tính liêm chính dân sự, bao gồm các lĩnh vực liên quan tới "nền dân chủ và các tin tức sai lệch". Tuy nhiên, sau thời gian làm việc ở Facebook, Haugen cho rằng, công ty này đã không đảm bảo cam kết của họ rằng các sản phẩm sẽ mang lại điều tích cực cho cộng đồng.

Haugen đã sử dụng các tài liệu mà cô thu thập được để tiết lộ mức độ mà Facebook biết về những tác hại mà mạng xã hội này gây ra, cũng như cung cấp bằng chứng cho các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và các phương tiện thông tin đại chúng.

Những tiết lộ của Haugen đã khiến nhiều người phải sốc, chẳng hạn như việc Facebook đã "đặt lợi nhuận của mình lên trên lợi ích của công chúng", hay Facebook đã tiến hành những cuộc nghiên cứu nội bộ và nhận thấy rằng mạng xã hội Instagram, nơi tràn ngập những bức ảnh về cơ thể gọn gàng, săn chắc… được người dùng chia sẻ, gây nên những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đến những cô gái trẻ, khiến họ cảm thấy tự ti về cơ thể và bản thân. Nghiên cứu của Facebook cho thấy rằng Instagram đã làm gia tăng tỷ lệ lo lắng và trầm cảm ở giới trẻ. Tuy nhiên, CEO Mark Zuckerberg và Facebook đã giấu kín kết quả nghiên cứu này.

Tiết lộ của Haugen được xem là đáng chú ý trong bối cảnh các nghị sĩ, các nhà hoạt động, các cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang gia tăng chỉ trích Facebook vì thiếu các bước đi nhằm bảo vệ hàng tỷ người dùng.

Ngày 4/10: Toàn bộ dịch vụ của Facebook sập trên toàn cầu trong hơn 7 tiếng

Tối 4/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook đã gặp phải một trong những sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử của mạng xã hội này, khi Facebook và toàn bộ các dịch vụ của hãng, bao gồm Messenger, Instagram, WhatsApp và Oculus VR đồng loạt bị "sập" trên phạm vi toàn cầu .  Người dùng không thể truy cập và sử dụng các dịch vụ của Facebook dù thông qua trang web hoặc trên ứng dụng di động.

Tất cả các dịch vụ của Facebook bị

Tất cả các dịch vụ của Facebook bị "sập" trong hơn 7 giờ đồng hồ tối 4/10, ảnh hưởng hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.

Sự cố kéo dài trong hơn 7 giờ đồng hồ mới được khắc phục, ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Nguyên do của sự cố sau đó được xác định là vì một thiết lập sai trên các bộ định tuyến chính, có nhiệm vụ điều phối lưu lượng giữa các trung tâm dữ liệu của Facebook, khiến các dịch vụ của hãng "biến mất" hoàn toàn khỏi Internet.

Sau khi sự cố xảy ra, CEO Mark Zuckerberg đã phải gửi lời xin lỗi đến những người dùng bị ảnh hưởng trong một bài đăng trên trang cá nhân của mình.

Ngày 5/10: Frances Haugen điều trần và "vạch mặt" Facebook trước Quốc hội Mỹ

Một ngày sau khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên toàn cầu, Facebook lại tiếp tục phải "đau đầu" khi Frances Haugen có phiên điều trần trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để nói về những vấn đề gây quan ngại của Facebook.

"Hôm nay tôi có mặt ở đây bởi vì tôi tin rằng các sản phẩm của Facebook có hại cho trẻ em, gây chia rẽ và làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta. Ban lãnh đạo của công ty biết cách để giúp Facebook và Instagram an toàn hơn nhưng không thay đổi bởi vì họ đặt lợi nhuận của mình lên trên lợi ích của cộng đồng", Frances Haugen nói.

Frances Haugen xuất hiện trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để

Frances Haugen xuất hiện trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để "vạch trần" Facebook.

Cô ví các sản phẩm của Facebook giống như chất gây nghiện. "Facebook biết họ dẫn dắt người dùng trẻ tuổi đến các nội dung lôi cuốn... Nó giống như thuốc lá. Trẻ vị thành niên không có bất cứ sự tự kiểm soát nào. Chúng ta cần bảo vệ trẻ em", Haugen tuyên bố thêm.

Trong phiên điều trần này, Frances Haugen nhấn mạnh rằng cơ chế kiểm duyệt của Facebook cho phép lan truyền các thông tin sai lệch, miễn là thông tin đó vẫn "câu" được sự tương tác từ người dùng.

Tại phiên điều trần, nhiều Thượng nghị sĩ đã đồng loạt nêu quan điểm khẳng định rằng Quốc hội Mỹ cần phải can thiệp để ngăn chặn "sức mạnh vô hình" của Facebook.

Ngày 9/10: Facebook lại gặp sự cố

Chỉ ít ngày sau khi gặp "sự cố lịch sử" kéo dài hơn 7 giờ đồng hồ vào tối 4/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook một lần nữa lại gặp sự cố, lần này xảy ra vào rạng sáng 9/10 (theo giờ Việt Nam). Khác với sự cố hôm 4/10, sự cố lần này được khắc phục sau khoảng hơn 2 giờ đồng hồ và chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến Facebook, Instagram, thay vì toàn bộ dịch vụ của hãng.

Facebook 2 lần gặp sự cố nghiêm trọng trong tuần qua.

Facebook 2 lần gặp sự cố nghiêm trọng trong tuần qua.

"Chúng tôi biết được một vài người dùng gặp vấn đề khi truy cập vào các ứng dụng và sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc để mọi thứ trở lại bình thường nhanh nhất có thể và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này", Facebook đăng tải lời xin lỗi về sự cố xảy ra hôm 9/10 trên trang Twitter chính thức của hãng.

Việc Facebook phải sử dụng Twitter, nền tảng mạng xã hội được xem là đối thủ, để thông báo về sự cố của hãng do Facebook không thể truy cập được, đã bị giới công nghệ và người dùng chê cười.

Facebook không đưa ra lời giải thích về sự cố xảy ra lần này, nhưng việc liên tục xảy ra sự cố nghiêm trọng chỉ trong vòng một thời gian ngắn cho thấy những vấn đề đang tồn tại của mạng xã hội này.

Theo Dantri/Insider

Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên

Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên

Bài đăng trên trang cá nhân của CEO Facebook cố tình né tránh sự thật rằng mạng xã hội này là nơi dung dưỡng cho nội dung thù địch, bạo lực và xâm hại trẻ em.

" />

Nhìn lại tuần lễ đầy thảm họa của Facebook

Nhìn lại tuần lễ đầy thảm họa của Facebook

Facebook vừa trải qua một trong những "cơn ác mộng" kinh hoàng nhất khi hàng loạt biến cố nghiêm trọng xảy ra với mạng xã hội này trong tuần qua.

Kể từ thời điểm Facebook được Mark Zuckerberg và các cộng sự thành lập vào năm 2004,ìnlạituầnlễđầythảmhọacủlịch thi đấu pháp cho đến khi mạng xã hội này chính thức được mở cửa với người dùng trên toàn thế giới vào năm 2006, tuần qua có thể xem là tuần có nhiều biến động nhất đối với Facebook khi mạng xã hội này gặp nhiều biến cố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của công ty.

Cùng nhìn tuần lễ như "sống trong địa ngục" của CEO Mark Zuckerberg và mạng xã hội Facebook.

Ngày 3/10: "Người thổi còi" tố cáo những tác hại nghiêm trọng của Facebook lần đầu lộ diện

Ngày 3/10, Frances Haugen, người từng nắm giữ chức Giám đốc sản phẩm tại Facebook từ năm 2019 đến khi rời công ty này vào tháng 5/2021, đã xuất hiện trên chương trình truyền hình "60 Minutes" của đài CBS.

"Người thổi còi" Frances Haugen lần đầu lộ diện trong một chương trình truyền hình ngày 3/10 (Ảnh: AP).

Trước đó, Haugen được biết đến như "người thổi còi" khi gửi hàng chục nghìn tài liệu nội bộ của Facebook cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cũng như tờ báo The Wall Street Journal, để vạch trần những chuyện "thâm cung bí sử" của Facebook. Chỉ đến khi xuất hiện trên chương trình của đài CBS, danh tính thực sự của "người thổi còi" mới được tiết lộ.

Trong quá trình làm việc tại Facebook, Haugen phụ trách các vấn đề liên quan tới tính liêm chính dân sự, bao gồm các lĩnh vực liên quan tới "nền dân chủ và các tin tức sai lệch". Tuy nhiên, sau thời gian làm việc ở Facebook, Haugen cho rằng, công ty này đã không đảm bảo cam kết của họ rằng các sản phẩm sẽ mang lại điều tích cực cho cộng đồng.

Haugen đã sử dụng các tài liệu mà cô thu thập được để tiết lộ mức độ mà Facebook biết về những tác hại mà mạng xã hội này gây ra, cũng như cung cấp bằng chứng cho các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và các phương tiện thông tin đại chúng.

Những tiết lộ của Haugen đã khiến nhiều người phải sốc, chẳng hạn như việc Facebook đã "đặt lợi nhuận của mình lên trên lợi ích của công chúng", hay Facebook đã tiến hành những cuộc nghiên cứu nội bộ và nhận thấy rằng mạng xã hội Instagram, nơi tràn ngập những bức ảnh về cơ thể gọn gàng, săn chắc… được người dùng chia sẻ, gây nên những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đến những cô gái trẻ, khiến họ cảm thấy tự ti về cơ thể và bản thân. Nghiên cứu của Facebook cho thấy rằng Instagram đã làm gia tăng tỷ lệ lo lắng và trầm cảm ở giới trẻ. Tuy nhiên, CEO Mark Zuckerberg và Facebook đã giấu kín kết quả nghiên cứu này.

Tiết lộ của Haugen được xem là đáng chú ý trong bối cảnh các nghị sĩ, các nhà hoạt động, các cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang gia tăng chỉ trích Facebook vì thiếu các bước đi nhằm bảo vệ hàng tỷ người dùng.

Ngày 4/10: Toàn bộ dịch vụ của Facebook sập trên toàn cầu trong hơn 7 tiếng

Tối 4/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook đã gặp phải một trong những sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử của mạng xã hội này, khi Facebook và toàn bộ các dịch vụ của hãng, bao gồm Messenger, Instagram, WhatsApp và Oculus VR đồng loạt bị "sập" trên phạm vi toàn cầu .  Người dùng không thể truy cập và sử dụng các dịch vụ của Facebook dù thông qua trang web hoặc trên ứng dụng di động.

Tất cả các dịch vụ của Facebook bị

Tất cả các dịch vụ của Facebook bị "sập" trong hơn 7 giờ đồng hồ tối 4/10, ảnh hưởng hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.

Sự cố kéo dài trong hơn 7 giờ đồng hồ mới được khắc phục, ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Nguyên do của sự cố sau đó được xác định là vì một thiết lập sai trên các bộ định tuyến chính, có nhiệm vụ điều phối lưu lượng giữa các trung tâm dữ liệu của Facebook, khiến các dịch vụ của hãng "biến mất" hoàn toàn khỏi Internet.

Sau khi sự cố xảy ra, CEO Mark Zuckerberg đã phải gửi lời xin lỗi đến những người dùng bị ảnh hưởng trong một bài đăng trên trang cá nhân của mình.

Ngày 5/10: Frances Haugen điều trần và "vạch mặt" Facebook trước Quốc hội Mỹ

Một ngày sau khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên toàn cầu, Facebook lại tiếp tục phải "đau đầu" khi Frances Haugen có phiên điều trần trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để nói về những vấn đề gây quan ngại của Facebook.

"Hôm nay tôi có mặt ở đây bởi vì tôi tin rằng các sản phẩm của Facebook có hại cho trẻ em, gây chia rẽ và làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta. Ban lãnh đạo của công ty biết cách để giúp Facebook và Instagram an toàn hơn nhưng không thay đổi bởi vì họ đặt lợi nhuận của mình lên trên lợi ích của cộng đồng", Frances Haugen nói.

Frances Haugen xuất hiện trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để

Frances Haugen xuất hiện trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ để "vạch trần" Facebook.

Cô ví các sản phẩm của Facebook giống như chất gây nghiện. "Facebook biết họ dẫn dắt người dùng trẻ tuổi đến các nội dung lôi cuốn... Nó giống như thuốc lá. Trẻ vị thành niên không có bất cứ sự tự kiểm soát nào. Chúng ta cần bảo vệ trẻ em", Haugen tuyên bố thêm.

Trong phiên điều trần này, Frances Haugen nhấn mạnh rằng cơ chế kiểm duyệt của Facebook cho phép lan truyền các thông tin sai lệch, miễn là thông tin đó vẫn "câu" được sự tương tác từ người dùng.

Tại phiên điều trần, nhiều Thượng nghị sĩ đã đồng loạt nêu quan điểm khẳng định rằng Quốc hội Mỹ cần phải can thiệp để ngăn chặn "sức mạnh vô hình" của Facebook.

Ngày 9/10: Facebook lại gặp sự cố

Chỉ ít ngày sau khi gặp "sự cố lịch sử" kéo dài hơn 7 giờ đồng hồ vào tối 4/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook một lần nữa lại gặp sự cố, lần này xảy ra vào rạng sáng 9/10 (theo giờ Việt Nam). Khác với sự cố hôm 4/10, sự cố lần này được khắc phục sau khoảng hơn 2 giờ đồng hồ và chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến Facebook, Instagram, thay vì toàn bộ dịch vụ của hãng.

Facebook 2 lần gặp sự cố nghiêm trọng trong tuần qua.

Facebook 2 lần gặp sự cố nghiêm trọng trong tuần qua.

"Chúng tôi biết được một vài người dùng gặp vấn đề khi truy cập vào các ứng dụng và sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc để mọi thứ trở lại bình thường nhanh nhất có thể và chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này", Facebook đăng tải lời xin lỗi về sự cố xảy ra hôm 9/10 trên trang Twitter chính thức của hãng.

Việc Facebook phải sử dụng Twitter, nền tảng mạng xã hội được xem là đối thủ, để thông báo về sự cố của hãng do Facebook không thể truy cập được, đã bị giới công nghệ và người dùng chê cười.

Facebook không đưa ra lời giải thích về sự cố xảy ra lần này, nhưng việc liên tục xảy ra sự cố nghiêm trọng chỉ trong vòng một thời gian ngắn cho thấy những vấn đề đang tồn tại của mạng xã hội này.

Theo Dantri/Insider

Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên

Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên

Bài đăng trên trang cá nhân của CEO Facebook cố tình né tránh sự thật rằng mạng xã hội này là nơi dung dưỡng cho nội dung thù địch, bạo lực và xâm hại trẻ em.