Cụ thể, Vũ Như Quyền (18 tuổi) khai nhận xin vào làm phục vụ tại nhà hàng Bimone (phường Hồng Hải) từ ngày 7/5. Thử việc được 1 tuần thì Quyền bị cho nghỉ.
Quá trình làm ở đây, Quyền biết tại khu vực quầy thu ngân trong nhà hàng thường để nhiều tiền và cửa phụ phía sau thường không khóa.
Khoảng 23h ngày 16/5, Quyền trèo lên tường của một nhà dân gần đó, men theo tường đi vào vườn phía sau nhà hàng rồi theo lối cửa sau vào khu bếp lấy 1 chiếc giẻ phủ lên đầu rồi đi tới quầy thu ngân, lấy toàn bộ cọc tiền khoảng 80 triệu đồng.
![]() |
Tám đối tượng bị bắt quả tang khi đang sử dụng ma tuý |
Ngày 17/5, Quyền dùng số tiền trên để mua 1 chiếc xe máy nhãn hiệu Exciter BKS 14U1-397.06 với giá gần 30 triệu đồng và mua ma túy để chiêu đãi bạn bè thì bị lực lượng công an phát hiện, tạm giữ.
Các đối tượng gồm cùng sử dụng ma túy với Quyền là Nguyễn Thái Bảo (19 tuổi), Lại Tiến Chung (23 tuổi), Lương Khánh Huyền (17 tuổi, đều trú tại Quảng Ninh), Nguyễn Thị Chinh (21 tuổi, trú tại Hải Dương), Hoàng Thảo Ly (19 tuổi, trú tại Tuyên Quang), Hà Khánh Duy (17 tuổi, trú tại Thanh Hóa) và Nguyễn Thị Phương (24 tuổi, trú tại Bắc Giang).
Tại hiện trường, cơ quan công an còn thu giữ nhiều dụng cụ để sử dụng ma túy.
Phạm Công
Cả nhóm thuê căn villa sát bờ biển Cửa Lò (Nghệ An) để tá túc rồi mở tiệc chơi ma tuý thì bị Công an bắt quả tang.
" alt=""/>Trộm 80 triệu đồng rồi mua ma tuý 'chiêu đãi' bạn bèKế hoạch triển khai nền tảng Hue-S liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng và hình thành thói quen, văn hóa trong giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số hướng đến xã hội số của tỉnh.
Bên cạnh mục tiêu 100% cơ sở giáo dục triển khai thu nộp học phí và các khoản thu, nộp khác trên nền tảng Hue-S, kế hoạch mới của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề ra hàng loạt mục tiêu đầy tham vọng khác như: 100% cán bộ, công chức, viên chức triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Hue-S trong các dịch vụ phổ biến như: thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông, đóng nộp các quỹ của đơn vị.
Cùng với đó, 100% đơn vị khám, chữa bệnh tuyến tỉnh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích các đơn vị còn lại; 100% Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã đảm bảo điều kiện hạ tầng phục vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công không dùng tiền mặt.
Kế hoạch cũng kỳ vọng trong năm 2021 tối thiểu 50% giao dịch thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công thực hiện qua Hue-S hoặc dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã; 100% các điểm tham quan, di tích tại tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống vé điện tử.
Đồng thời, phấn đấu 100% dịch vụ taxi, xe bus triển khai hệ thống thanh toán vé, phí qua hình thức QR hoặc quẹt thẻ điện tử; 100% các cơ sở lưu trú triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức phổ biến triển khai thẻ du lịch điện tử.
Cũng theo kế hoạch, năm nay, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% cơ sở kinh doanh và phấn đấu 45% các cơ sở kinh doanh trên địa bàn triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong việc cung cấp dịch vụ hàng hóa; hỗ trợ công cụ cho các cơ sở kinh doanh bán lẻ, tiểu thương tại chợ tiếp cận nền tảng thanh toán QR và chủ động trong việc ứng dụng...
Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp với các tổ chức ngân hàng, tài chính, các doanh nghiệp ví điện tử tích hợp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S. Hình thành công cụ thanh toán trung gian có khả năng liên kết với dịch vụ trực tuyến của các tổ chức ngân hàng và liên kết tài khoản đảm bảo thuận tiện trong việc sử dụng.
Bên cạnh đó, sẽ tích hợp hệ thống EKYC trong việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tạo thuận lợi cho việc đăng ký của người dân. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tiểu thương chủ động quản lý dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua hình thức QR.
Việc xây dựng công cụ thanh toán dịch vụ giao thông qua hình thức quét QR hoặc chạm thẻ, tích hợp trên Hue-S và hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông triển khai hệ thống cũng là nhiệm vụ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới.
Các nhiệm vụ khác cũng được Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới như cấp phát thẻ điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để triển khai nền tảng thanh toán trên Hue-S; triển khai hệ thống vé điện tử liên thông với các hệ thống của các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng thống nhất tại các cơ sở tham quan, du lịch có bán vé của tỉnh...
Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì kết nối với các ngành thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả.
Hue-S hiện là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Đến nay, các dịch vụ đô thị thông minh cho người dân đã được tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành gồm có: phản ánh hiện trường, thông tin cảnh báo, giám sát đô thị qua cảm biến camera, giám sát hồ đập và môi trường, giám sát tàu cá." alt=""/>Huế sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ thanh toán trên nền tảng HueS“Đỡ được một mối lo rồi, nhưng còn số tiền hơn 7 triệu đồng cho Chiến đi chạy thận, mua thuốc, chúng tôi không biết phải làm sao. Chồng tôi thất nghiệp đã 2 tháng nay rồi”, chị Hạnh nghẹn ngào.
![]() |
Đỗ Việt Chiến đã phải chạy thận suốt 12 năm nay. |
Ở cạnh chị, Đỗ Việt Chiến teo tóp, nhỏ thó như một đứa trẻ mới 6 tuổi. Nhìn con, nhiều người chẳng thể tin là thiếu niên đã 17 tuổi. Thấy có người lạ, cậu bé né tránh ánh nhìn, giục mẹ cõng vào nhà.
Gạt dòng nước mắt, chị Hạnh đau xót kể, khi mới sinh ra, Chiến cũng bụ bẫm như những em bé bình thường khác. Tới khi con hơn 4 tuổi, chuẩn bị đi học mẫu giáo thì bất ngờ lên cơn co giật, chảy dãi. Vợ chồng chị hớt hải đưa con đi bệnh viện, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khuyên gia đình đưa con đi điều trị gấp, nếu không tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.
“Nghe bác sĩ nói mà tôi đờ đẫn hồi lâu. Tôi cứ nghĩ con chỉ bị trúng gió thôi, không ngờ rằng cuộc đời con trải dài những năm tháng gắn với bệnh viện sau này”, người mẹ cố kìm xúc động.
Chiến được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau những ngày cầm cự bằng thuốc, con bắt đầu chạy thận khi mới 5 tuổi. Sức khỏe đứa trẻ suy yếu nhanh chóng. Ngày nào đi chạy thận, chị Hạnh cũng phải cõng con trên lưng rồi bắt 2 chặng xe buýt lên bệnh viện, sau đó lại bắt xe về.
6 tháng sau, bệnh suy thận của Chiến bị biến chứng dẫn đến suy tim, nhiễm trùng máu, áp xe não, động kinh. Từng có thời điểm thập tử nhất sinh, bác sĩ chẳng còn thấy hy vọng nhưng người mẹ kiên trì cầu xin cứu giúp. May mắn, cậu bé đã vượt qua.
![]() |
Dù bệnh tật giày vò, nhưng lúc nào Chiến cũng hiếu thuận và không muốn cha mẹ lo lắng. |
Bệnh tật giày vò đến đau đớn, khổ sở nhưng Chiến vẫn cố gắng tự mình chịu đựng. Những đêm dài không ngủ được, con tự kê gối để ngồi dậy, hễ thấy mẹ thức giấc, cậu bé lại an ủi:“Mẹ ngủ tiếp đi, tự con ngồi được. Nếu mẹ cũng ốm thì lấy ai chăm con bây giờ”. Chị Hạnh đành phải giả vờ nhắm mắt và cố để không bật ra tiếng khóc.
Trước khi Chiến đổ bệnh không lâu, gia đình chị đã phải bán căn nhà nhỏ ở tỉnh Long An để chữa bệnh ung thư cho người chị gái. Tiền bạc đều hết nhẵn. Đến lúc con trai cũng đổ bệnh hiểm nghèo, trong nhà chẳng có nổi một đồng giắt túi. Chồng chị cố gắng đi phụ hồ, lúc không có việc lại tranh thủ làm mướn để có tiền cho con chữa bệnh.
Hơn một năm nay, Chiến hết tuổi nhi đồng, phải chuyển về Bệnh viện Hóc Môn để tiếp tục chạy thận, chi phí ngày càng tốn kém, mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Cũng bởi 2 năm dịch bệnh hoành hành, chồng chị Hạnh đi làm bữa có bữa không, số nợ của gia đình đến nay lãi mẹ đẻ lãi con chẳng thể tính xuể, mà cũng không còn ai dám cho anh chị vay tiền.
![]() |
Chiến không thể tự đi bằng đôi chân của mình, chị Hạnh phải cõng hoặc đẩy con trên xe lăn. |
Vào tháng 6, căn nhà trọ của gia đình chị nằm trong vùng bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, cuộc sống càng rơi vào bế tắc. May mắn được chủ nhà giảm tiền thuê trọ, thỉnh thoảng có nhà hảo tâm tặng cho thùng mì tôm, vài ký gạo đủ để cầm hơi. Điều vợ chồng chị lo lắng nhất lúc này là khoản chi phí cho con trai đáng thương đi chạy thận.
“Có đêm, vợ chồng tôi nghĩ con ngủ rồi nên nhỏ giọng nói với nhau nỗi lo lắng trong lòng, bất chợt nghe con nói: “Cha mẹ đừng cố nữa, chạy thận mệt lắm, con không đi nữa đâu”. Mà thực tình là không đi chạy thận con mới bị mệt, vì khi ấy chất độc ngấm vào cơ thể, thậm chí là tử vong”, chị Hạnh bần thần.
Giờ đây, chị không biết tìm đâu lối ra cho con trai của mình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, mà bệnh của con trai lại chẳng thể chờ đợi, người mẹ nghèo đã nhiều đêm thức trắng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: