您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Báo Mỹ ngả mũ thán phục HCV để đời của đội bơi Trung Quốc
NEWS2025-04-30 00:39:25【Giải trí】0人已围观
简介Ở Olympic 2024,áoMỹngảmũthánphụcHCVđểđờicủađộibơiTrungQuốmy đội bơi Trung Quốc đã làm nên kỳ tích. Ởmymy、、
Ở Olympic 2024,áoMỹngảmũthánphụcHCVđểđờicủađộibơiTrungQuốmy đội bơi Trung Quốc đã làm nên kỳ tích. Ở nội dung 100m tự do nam, VĐV Pan Zhanle đã làm nên điều thần kỳ khi giành tấm huy chương vàng với thành tích 46 giây 40. Đó là thành tích mà ngay cả kình ngư huyền thoại Michael Phelps cũng cảm thấy choáng váng.

4 VĐV Xu Jiayu, Qin Haiyang, Sun Jiajun và Pan Zhanle giúp đội bơi Trung Quốc giành tấm huy chương vàng lịch sử ở nội dung 4x100m hỗn hợp (Ảnh: Getty).
Thế nhưng, kỳ tích mang tên Trung Quốc ở môn bơi vẫn chưa dừng lại. Ở nội dung 4x100m hỗn hợp nam diễn ra vào hôm qua, đội tuyển bơi Trung Quốc đã thi đấu vô cùng thăng hoa. Họ đã vượt qua đội tuyển Mỹ để giành tấm huy chương vàng với thành tích 3 phút 27 giây 46, hơn đội bơi Mỹ chỉ 0,55 giây.
Với tấm huy chương vàng này, đội bơi Trung Quốc đã phá vỡ thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp. Đội Mỹ đã liên tục giành huy chương vàng ở nội dung này kể từ Olympic 1960.
Trước màn thi đấu xuất sắc đáng kinh ngạc của đội bơi Trung Quốc, trang CNN bày tỏ sự thán phục: "Người hâm mộ Trung Quốc bùng nổ niềm vui khi chứng kiến đội bơi nước này chấm dứt thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp sau nhiều thập kỷ.
Đây là một chiến thắng ngoạn mục cho đội Trung Quốc. Họ vốn bị giám sát chặt chẽ ở Olympic 2024 sau khi liên quan tới bê bối doping.

Đội bơi Trung Quốc hơn đội bơi Mỹ đúng 0,55 giây. Họ đã chấm dứt thế thống trị của đội bơi Mỹ ở nội dung 4x100m hỗn hợp trong nhiều thập kỷ qua (Ảnh: Twitter).
Vào tuần trước, Pan Zhanle đã lập kỷ lục thế giới ở nội dung 100m tự do nam. VĐV này tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp đội bơi Trung Quốc từ vị trí thứ ba lên dẫn đầu ở chặng cuối của cuộc thi tiếp sức, tạo nên màn ngược dòng kinh ngạc trước Mỹ và Pháp.
Pan đã hoàn thành chặng đua trong 45,92 giây, nhanh hơn thành tích 46,40 giây mà anh đã bơi bốn ngày trước đó ở chung kết 100m tự do nam".
Tờ CNN cho hay, những tấm huy chương quý giá ở môn bơi Olympic 2024 đã giúp các VĐV Trung Quốc xóa bỏ nghi ngờ về vấn đề doping. Trước đó, các VĐV bơi lội Trung Quốc đã bị đối thủ kỳ thị.
Tháng 3/2023, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) phát hiện 23 VĐV Trung Quốc có kết quả dương tính với chất cấm. Hơn một nửa trong đó từng thi đấu ở Olympic Tokyo vào năm 2021. Đó là giải đấu mà Trung Quốc đã giành tới 4 huy chương vàng.
Đoàn thể thao Trung Quốc cho rằng các VĐV bơi lội nước này đã bị đối xử bất công khi liên tục phải lấy mẫu xét nghiệm với lịch trình dày đặc trước Olympic 2024.
很赞哦!(6)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4
- Tòa án Pháp bác đơn kiện vụ chất độc da cam của bà Trần Tố Nga
- Sinh viên Việt đoạt 20 giải thưởng Thiết kế đồ họa quốc tế
- Hình thể nóng bỏng của mẫu nam thi Nam vương Hòa bình Quốc tế 2023
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Thanh Hóa, 18h00 ngày 27/4: Chia điểm?
- Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Xuân Hạnh: Mong khán giả tha lỗi cho tôi
- Học tiếng Anh: Những động từ thường xuyên sử dụng trong nhà bếp
- Cặp chị em 10X ở Vĩnh Long cùng khởi nghiệp, kiếm tiền tỷ mỗi năm
- Nạp và kiểm tra tài khoản của VinaPhone
- Cỗ bàn thừa mứa không ai thèm lấy, tôi xin lại bị dè bỉu, lườm nguýt
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4
Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên nhận vắc xin lớn nhất của Italia trên toàn cầu
Trước đó, trong thư cảm ơn gửi tới Thủ tướng Italia Mario Draghi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp, và sự hỗ trợ thiết thực của Italia dành cho Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đây cũng là minh chứng cho quan hệ đối tác chiến lược hai nước và tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó lâu dài giữa hai dân tộc.
Thời gian qua, Việt Nam và Italia luôn đồng hành sát cánh với nhau trong ứng phó với Covid-19. Ngay từ đầu năm 2020, khi Italia là nước châu Âu đầu tiên chịu tác động của đại dịch, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang và vật dụng y tế chuyển tới Italia. Trong khi đó, với số lượng hơn 2,8 triệu liều, Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên nhận vắc xin lớn nhất của Italia trên toàn cầu.
Italia là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho cơ chế COVAX. Tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Covid-19 ngày 22/9 vừa qua, bên cạnh đóng góp tài chính, Italia đã công bố nâng mức cam kết chia sẻ lên 45 triệu liều vắc xin cho COVAX nhằm hỗ trợ các nước đẩy lùi đại dịch.
Bảo Đức
Italia viện trợ hơn 800.000 liều vắc xin cho Việt Nam
Chính phủ Italia hôm nay đã quyết định tài trợ 801.600 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX.
">Italia trao tặng bổ sung hơn 2 triệu liều vắc xin Covid
Sự kiện trúng thầu thi công cơ điện dự án chung cư Hà Tây Millennium đã một lần nữa khẳng định vị thế và thương hiệu của Dseatech trong lĩnh vực cơ điện tại thị trường Việt Nam.
Dseatech group được lựa chọn trở thành nhà thầu thi công toàn bộ hệ thống cơ điện tại dự án Chung cư Millennium Thiên Niên Kỷ Dự án tháp Hà Tây Thiên Niên Kỷ nằm trong tổng thể chuỗi khu đô thị - chung cư tại Hà Đông bao gồm khu đô thị Văn Quán, Làng Việt Kiều Châu Âu, Dương Nội, Văn Khê, An Hưng, Xa La, Văn Phú và do đó được cộng hưởng toàn bộ các tiện ích cũng như tiềm năng kinh tế mà các khu đô thị này mang lại.
Dseatech Group Tổng thầu cơ điện thi công dự án Chung cư Hà Tây Millennium Dseatech group Tổng thầu cơ điện luôn là một trong những nhà thầu thi công cơ điện tốt nhất cho các công trình lớn, bằng quyết tâm cao và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo, sự đồng lòng của Ban cán bộ công nhân viên, Dseatech group đang dần thực hiện được mục tiêu đặt ra trở thành nhà thầu thi công cơ điện tốt nhất, tiếp tới là trở thành Tổng thầu uy tín nhất cả nước và trong khu vực.
Sự kiện trúng thầu thi công cơ điện dự án chung cư Hà Tây Millennium đã một lần nữa khẳng định vị thế và thương hiệu của Dseatech trong lĩnh vực cơ điện tại thị trường Việt Nam.
Tại dự án này, với năng lực và kinh nghiệm triển khai các gói thầu cơ điện phức hợp cao cấp, Dseatech group được lựa chọn trở thành nhà thầu thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công toàn bộ hệ thống cơ điện của dự án bao gồm: Hệ thống điện nặng, hệ thống điện nhẹ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống HVAC, Chiller, ….vv
Dseatech group cũng đã và đang áp dụng triển khai hệ thống IHCM, một trong những hệ thống quản trị doanh nghiệp (quản lý hiệu quả công việc, quản lý tiến độ, đánh giá KPI tự động) sẽ giúp Dseatech group nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và hướng tới hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Là đơn vị thi công hệ thống cơ điện tại nhiều dự án quy mô lớn và phức hợp, nhà thầu Dseatech group được kỳ vọng sẽ góp phần đưa dự án chung cư Hà Tây Millennium trở thành một trong những dự án đẳng cấp nhất của Hà Nội.
Lệ Thanh
">Dseatech trúng thầu cơ điện dự án Millennium Thiên Niên Kỷ
- Hồ sơ cấp đất cho các cá nhân bị tố cáo xẻ đất rừng tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có nhiều điều bất thường, có dấu hiệu làm trái các quy định.
Biệt thự mọc trên đất rừng: Vĩnh Phúc thu hồi hết đất
Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng
Đất “phình” ra vì… không đo đạc thực tế
Ông Nguyễn Thức (thị trấn Hương Khê) gửi đơn đến các cấp chính quyền Hà Tĩnh tố cáo một số cá nhân chiếm đoạt hàng ngàn m2 đất rừng được Nhà nước giao cho ông từ năm 1991 đem bán với giá hàng tỷ đồng.
Khu vực đất rừng của ông Thức bị xẻ cấp cho người khác Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê Phan Quốc Lập cho biết, khu vực đất ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt liên quan đến 4 hộ dân. Trong 4 hộ dân trên thì chỉ duy nhất một hộ dân được giao đất trước thời điểm ông Thức được giao rừng.
Cụ thể, vào năm 1988 UBND huyện Hương Khê giao cho ông Mai Văn Ngân 1.800m2 đất, đến năm 2013 Phòng TN&MT thực hiện đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Ngân với diện tích 1.950m2.
Vào năm 2014, Phòng TN&MT tiếp tục đo đạc lại thửa đất trên thì bất ngờ diện tích đã “phình” lên hơn 3000m2.
Ông Phan Quốc Lập, Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê “Sau lần đo đạc thứ 2 diện tích đất của ông Ngân lớn hơn trước, hiện chúng tôi vẫn chưa thực hiện cấp đổi lại GCNQSDĐ theo số liệu đo đạc mới vì phát sinh tranh chấp” – ông Lập nói.
Đáng nói, quyết định giao đất của ông Ngân 1988 có đúng là thửa đất hiện đang chồng lên đất rừng của ông Thức hay không thì cán bộ Phòng TN&MT không thể trả lời. Đặc biệt sau khi PV đưa ra dẫn chứng 4 phía tiếp giáp của quyết định 1988 khác với giấy CNQSDĐ cấp đổi sau này.
Kế bên thửa đất ông Ngân là phần đất của bà Nguyễn Thị Sâm (SN 1944, địa chỉ tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê), đây là thửa đất thứ 2 bị ông Thức tố cáo chiếm đoạt.
Theo hồ sơ, vào ngày 18/8/2003, bà Sâm được UBND huyện Hương Khê cấp GCNQSDĐ mang số hiệu S 982728 với diện tích 1.750m2, trong đó có 300m2 đất ở và 1.450m2 đất trồng cây lâu năm.
Ngày 6/2/2012, UBND xã Gia Phố lấy lý do khi cấp GCNQSDĐ lần 1 cho bà Sâm đã “không đo đạc thực tế”?, do đó xã này có tờ trình gửi UBND huyện xin cấp đổi lại GCNQSDĐ cho bà Sâm từ 1.750m2 lên 3.966m2.
Đất bà Sâm từ 1750m2 cấp từ 2003 đã tăng lên 3966m2 vào năm 2012 Việc này nhanh chóng được chấp thuận tại quyết định số 2810/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 do Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Trần Sáng ký.
Cùng năm 2003, con trai bà Sâm là ông Ngô Hồng Sơn (SN 1965, lúc đó đang trú xã Hà Linh, huyện Hương Khê) được giao thửa đất diện tích 1.750m2, kề đất bà Sâm. Trong đó có 300m2 đất ở, số còn lại là đất trồng cây lâu năm.
Năm 2011 ông Sơn “tặng” thửa đất này cho ông Ngô Tuấn Dũng (em trai ông Sơn. Đây là thửa đất thứ 3 ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt.
Thửa đất cuối cùng mà ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt, hiện nay do ông Trần Xuân Thạch đứng tên, thửa đất rừng này có diện tích lên tới 2,1ha.
Bất thường hồ sơ cấp 2,1h đất rừng
Theo đơn tố cáo của ông Thức, thửa đất rừng 2,1ha này do một người tên Tùng (trú thị trấn Hương Khê) chiếm đoạt, sau đó Tùng đã bán lại thửa đất này cho ông Thạch với giá 3,7 tỷ đồng.
28/2/2012 tại tờ trình của UBND xã Gia Phố đề nghị cấp cho ông Thạch 12103m2 9 tháng sau, ông Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch thị trấn lại đề nghị cấp cho ông Thạch 21.129m2 Trong khi đó, hồ sơ do Phòng TN&MT huyện Hương Khê lưu trữ thể hiện, ngày 28/02/2002, ông Thạch có đơn viết tay gửi chính quyền xã Gia Phố xin cấp 2 ha đất trồng rừng.
Sau khi nhận đơn, chủ tịch xã Gia Phố thời bấy giờ là Nguyễn Văn Lương “bút phê” phía dưới đơn với nội dung: “thống nhất cho làm thủ tục đảm bảo đúng luật đất đai”.
Lá đơn ghi ngày 20/8/2002 của ông Thạch là căn cứ để huyện Hương Khê cấp 2,1ha đất rừng với thời hạn 50 năm Tại hồ sơ của ông Trần Xuân Thạch, ngoài đơn xin cấp đất trồng rừng và “bút phê” của lãnh đạo xã Gia Phố từ 2002 thì trong suốt thời gian dài không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào thể hiện việc ông Thạch được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao đất.
Mãi đến năm 2011, xã Gia Phố đã thực hiện làm thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ cho ông Thạch, với diện tích 12.103m2. Tuy nhiên hồ sơ này chỉ được chấp thuận khi sáp nhập thị trấn với diện tích gần gấp đôi.
Bà Tuyết, cán bộ địa chính UBND thị trấn, người xây dựng hồ sơ cấp đất của ông Trần Xuân Thạch Theo bà Lê Thị Tuyết, cán bộ địa chính UBND thị trấn Hương Khê, thời điểm sáp nhập 1 phần địa giới xã Gia Phố về thị trấn, có tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp đất trồng rừng cho ông Thạch.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng thừa nhận, hồ sơ xin cấp 21.129m2 đất rừng của ông Thạch chỉ có duy nhất lá đơn xin giao đất trồng rừng từ 2002.
Còn ông Lập, Trưởng phòng TN&MT thì lí giải, dù thời điểm trước 2012 chưa có cấp thẩm quyền nào cấp đất cho ông Thạch nhưng lá đơn từ 2002 và việc sử dụng đất liên tục, không có tranh chấp là căn cứ để huyện xét cấp đất cho ông Thạch.
Họp xét cấp trước khi có đơn
Sau khi nhận bàn giao, ngày 25/10/2012, hội đồng tư vấn xét cấp Giấy CNQSDĐ thị trấn tiến hành họp, ngoài 8 thành viên trong hội đồng thì có thêm ông Ngô Xuân Ninh (Chủ tịch thị trấn lúc đó).
Tại biên bản họp xét cấp, hội đồng đã thống nhất đề xuất UBND huyện cấp 21.129m2 đất cho ông Trần Xuân Thạch, vị trí tại khoảnh 02, tiểu khu 221.
Biên bản hội đồng tư vấn xét cấp đất cho ông Thạch diễn ra ngày 25/10/2012 Đơn đề nghị được giao đất, giao rừng của ông Thạch ngày 27/11/2012 Đáng chú ý, hội đồng tư vấn 8 người thì chỉ có 2 người kí vào biên bản là bà Tuyết (cán bộ địa chính) và ông Trần Trí Thảo (Phó chủ tịch thị trấn). Bên cạnh đó, dù không nằm trong hội đồng tư vấn nhưng với vai trò chỉ đạo, ông Ngô Xuân Ninh đã kí và đóng dấu quốc huy vào.
Hồ sơ đất của ông Thạch do UBND thị trấn cung cấp thể hiện, đến 27/11/2012 (sau khi hội đồng tư vấn họp hơn 1 tháng), ông Trần Xuân Thạch mới có đơn đề nghị được giao đất rừng. Và chủ tịch thị trấn Ngô Xuân Ninh xác nhận ở dưới đơn “đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch”.
Hội đồng tư vấn xét cấp GCNQSDĐ cho ông Thạch gồm 8 người nhưng chỉ có 2 người kí. Hồ sơ này sau đó được chuyển lên phòng TN&MT thẩm định, và xem đó là hợp lệ Cũng trong ngày 27/12/2012, ông Ngô Xuân Ninh đã có tờ trình gửi UBND huyện, đề nghị cấp 21.129m2 đất rừng cho ông Thạch. Tờ trình này chỉ căn cứ vào biên bản hội đồng tư vấn đất họp ngày 25/10.
Hồ sơ bất thường là thế nhưng vẫn lọt qua vòng thẩm định của cơ quan tham mưu về quản lý đất đai của UBND huyện. Đúng 1 tháng sau (28/12/2011), ông Lê Trần Sáng phó chủ tịch huyện kí cấp Giấy CNQSDĐ cho ông Thạch, thời hạn đến 2062.
Lí giải với chúng tôi, bà Tuyết không thể nhớ vì sao chỉ có 2/8 thành viên hội đồng tư vấn xét cấp đất kí vào biên bản. Còn ông Phan Quốc Lập, trưởng phòng TNMT huyện thì cho rằng, xét theo quy định thì biên bản đó là sai và không hiểu sao lại xảy ra sai sót đó.
Duy Quang - Lê Minh (còn nữa)
Kiên Giang: Mở rộng lấy đất rừng làm dự án du lịch ngàn tỷ
Hàng loạt dự án du lịch khủng, quy hoạch trên đất rừng, vừa được UBND tỉnh Kiên Giang chào mời nhà đầu tư, tại “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào tỉnh Kiên Giang tại TP.HCM”, vào ngày 13/8.
">Vụ tố xẻ đất rừng bán tiền tỷ: Hé lộ nhiều thông tin bất ngờ
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Augsburg, 20h30 ngày 26/4: Cơ hội bằng không
Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi. Ảnh: HD Theo một phụ huynh tên H., vào đầu năm học 2023-2024, chị có đóng số tiền 632.000 đồng cho văn thư của trường để mua thẻ BHYT có thời hạn 1 năm cho con.
Đến tháng 7 vừa qua, con chị H. phải nhập viện điều trị nhưng phía bệnh viện thông báo thẻ BHYT của học sinh bị hết hạn 7 tháng. Lúc này, chị H. khẳng định đã nộp tiền mua thẻ BHYT đầy đủ cho nhà trường. Tuy nhiên, dù giải thích thế nào bệnh viện vẫn không chấp nhận nên chị H. phải đóng toàn bộ viện phí hơn 3 triệu đồng để con được chữa bệnh.
"Khi tôi đến trường hỏi thì nhận được thông báo do văn thư trường không đóng tiền gia hạn thẻ BHYT cho nhiều học sinh, trong đó có con tôi. Việc làm này đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các em", chị H. nói.
Trao đổi với PV VietNamNet trưa 27/9, ông Nguyễn Hữu Luật, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột xác nhận, có việc nhân viên y tế Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi "quên" đóng tiền bảo hiểm cho nhiều học sinh.
Theo ông Luật, sau khi phát hiện vụ việc, đơn vị đã chỉ đạo nhà trường yêu cầu nhân viên này phải viết bản tường trình, kiểm điểm nộp lên để nhà trường rồi báo cáo cho Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột.
"Hiện, chúng tôi đã yêu cầu trường phải giải quyết phù hợp để học sinh không bị thiệt thòi. Ngoài trường hợp học sinh nhập viện nêu trên, nhân viên y tế Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi còn "quên" mua thẻ BHYT cho nhiều em khác nữa nên phải rà soát lại toàn bộ để đưa ra hướng xử lý phù hợp ", ông Luật cho hay.
Theo thông tin, hiện có hơn 87 em học sinh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi bị nhân viên y tế "quên" mua thẻ BHYT dù đã đóng tiền.
Sau sự cố 'quên' đóng bảo hiểm cho học sinh, nhân viên xin nghỉ kiêm nhiệm
Nhân viên văn thư của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi (Đắk Lắk) vừa xin không làm kiêm nhiệm y tế học đường sau vụ 'quên' đóng bảo hiểm cho 78 học sinh dù đã thu tiền.">Đưa con đến bệnh viện, phát hiện trường chưa mua thẻ BHYT cho học sinh
Nhân dịp kỷ niệm tròn 10 năm nhận giải thưởng Fields, GS. Ngô Bảo Châu đã thực hiện bài giảng đại chúng với chủ đề “Trao đổi về nghiên cứu khoa học”. Tại đây, ông đã có những chia sẻ với các bạn trẻ về con đường làm nghiên cứu khoa học.
GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ với các bạn trẻ về con đường làm nghiên cứu khoa học.
Chủ nhân giải thưởng Fields từng nghi ngờ khả năng của mình
Trong bài giảng, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ lại những chặng đường từ khi còn là một học sinh phổ thông đến khi trở thành nhà nghiên cứu khoa học thực thụ. Theo ông, điều quan trọng nhất trên hành trình ấy chính là phương pháp và kỹ năng tư duy.
“Nhiều người hỏi, đã bao giờ tôi có ý định rời bỏ con đường nghiên cứu khoa học hay không? Về cơ bản là không, nhưng cũng có một vài thời điểm tôi thật sự nghi ngờ về khả năng của mình”, GS Châu nói.
Sau khi giành được tấm Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế vào năm lớp 11, cậu học trò Ngô Bảo Châu không còn cảm thấy thích thú với việc sẽ tiếp tục đi thi vào năm sau nữa. Cũng trong thời điểm này, ông biết được toán cao cấp có nhiều điểm khác biệt so với toán sơ cấp.
Vì thế, ông đã đến tìm gặp GS Đoàn Quỳnh, người đã từng tham gia hướng dẫn đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi IMO, đồng thời được thầy cho mượn một cuốn giáo trình về toán cao cấp. Nhưng đến khi mang về đọc, Châu bất ngờ vì thấy mình không hiểu gì cả.
“Sau đó tôi bỏ cuộc và bắt đầu nghi ngờ vào khả năng học toán lý thuyết của bản thân”, GS Châu nói.
Cảm giác đó tiếp tục lặp lại sau khi ông sang Pháp. Việc học ngày càng khó hơn khiến ông dần thấy ngợp. Nhưng rất may sau đó, ông đã gặp được người thầy là Giáo sư Gérard Laumon. Người thầy đặc biệt này hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của học trò và có cách giảng dạy dễ tiếp nhận. Nhờ đó, Ngô Bảo Châu bắt đầu làm chủ được kiến thức toán học.
GS Ngô Bảo Châu tại buổi tọa đàm
GS Ngô Bảo Châu đúc kết ra rằng, người quan trọng nhất trong hành trình theo đuổi khoa học của một người mới bước chân vào con đường nghiên cứu chính là người thầy. Việc “chọn thầy để học” cũng quan trọng không kém việc cưới vợ, cưới chồng. Cuộc đời khoa học phụ thuộc rất nhiều vào bước quyết định ban đầu này.
“Trước đó, nhiều người khuyên tôi nên lựa chọn một người thầy tên tuổi hơn. Thế nhưng tôi vẫn quyết định theo thầy giáo của tôi. Thầy tôi khi ấy còn rất trẻ, thậm chí chưa có tên tuổi gì. Nhưng tôi cảm thấy rất tin tưởng. Tôi bỏ qua những lời khuyên bên ngoài để đi theo thầy.
Sau này tôi mới nhận thấy, quả thực thầy có một tầm nhìn xa và sâu sắc. Ông luôn có cách hiểu rất mới và có cái nhìn đặc biệt về các vấn đề của toán học”, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại.
Đến thời kỳ postdoc (làm nghiên cứu sau tiến sĩ), theo GS Châu, đây là giai đoạn đặc biệt. Lúc này, nhà khoa học phải trở thành một nhà nghiên cứu độc lập, đồng thời phải tự tìm ra vấn đề và phương pháp thay vì “dựa” vào một bờ vai nào. Do đó, một trong những kỹ năng khó nhất trong nghiên cứu khoa học là luôn luôn phải đổi mới mình.
“Một nhà khoa học có tham vọng thực sự là phải đổi mới mình liên tục; không bao giờ được viết quá 2 bài báo cho một ý tưởng; đồng thời luôn luôn phải có ý thức tìm ra cái mới”, GS Châu nói.
Ông cũng kể lại câu chuyện, bản thân đã từng đưa ra quyết định đầy rủi ro khi muốn làm bổ đề cơ bản.
“Tôi không muốn mình bị phân tán bởi các vấn đề khác nữa. Vì thế tôi quyết định viết thư cho tất cả các đồng nghiệp của tôi về việc xin phép rút lui khỏi những đề tài đang làm, kể cả có bài tôi tham gia đóng góp đến 80%. Tôi quyết định rời bỏ ‘vùng an toàn’ để đến nơi đầy rủi ro, nhưng đó thực sự là điều tôi muốn làm”, GS Châu kể lại.
Mức lương luôn là thiệt thòi của người làm khoa học
Theo GS Ngô Bảo Châu, người làm khoa học luôn thiệt thòi về thu nhập. Ngoài ra, người làm khoa học cũng không có thời gian đi giao lưu xã hội, gặp gỡ bạn bè.
“Cho đến tầm tuổi 30 - 40, tôi vẫn không có khái niệm đi ăn quán. Việc giao lưu với bạn bè cũng rất hãn hữu. Tôi cảm thấy mình không có nhu cầu. Mặc dù tôi cũng nhìn thấy một xã hội rất đáng mơ ước nhưng nó vẫn như thể chẳng liên quan gì đến mình. Đó chính là cái giá phải trả nếu bạn muốn theo đuổi việc nghiên cứu khoa học”.
Về mặt thu nhập, theo GS Ngô Bảo Châu, với những nhà khoa học trẻ, bài toán kinh tế vô cùng khó khăn. Khi còn ở Pháp, bản thân ông cũng từng vài lần “sốc”, bởi lúc trẻ ông nghĩ mình không cần tiền mà chỉ cần thời gian để nghiên cứu, chỉ cần đủ ăn và có một chỗ ở.
Đến khi được bổ nhiệm làm giáo sư, ông lại nghĩ rằng, từ đây mình sẽ có một cuộc sống dư dả hơn, không cần quá lo lắng về kinh tế. Nhưng ông đã tiếp tục sốc khi nhận được tờ bảng lương đầu tiên của mình. Với số tiền này, ông còn không đủ để mua một chiếc vé máy bay về Việt Nam.
“Đó không phải do cách đối xử của người ta với tôi không tốt mà mặt bằng chung ở Pháp như thế. Hay như ở Mỹ, mức lương của người làm khoa học cũng kém xa so với những người làm nghề khác. Nhiều nghề, sinh viên vừa ra trường đã nhận được mức lương ngang với giáo sư toán học”, ông nói về những thiệt thòi của những người theo đuổi việc nghiên cứu.
Tuy vậy, GS Châu vẫn động viên những người trẻ nên sẵn sàng theo đuổi công việc này nếu thực sự có đam mê.
“Hiện nay, điều kiện nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều. Những công sức nhà khoa học bỏ ra sẽ được xã hội đền đáp xứng đáng.
Người làm khoa học giờ đây đã có thể sống bằng nghề của mình, không phải đi làm thêm ngoài giờ như trước. Ngoài các quỹ đầu tư của nhà nước, một số quỹ tư nhân cũng bắt đầu hình thành để hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học. Do đó, các nhà khoa học trẻ hoàn toàn có thể yên tâm làm nghiên cứu”, GS Ngô Bảo Châu khích lệ.
Thúy Nga
GS Ngô Bảo Châu: Cần dấy lại phong trào học toán với học sinh
Nhiều nhà toán học hàng đầu trong nước đã cùng ngồi lại, thảo luận về những vấn đề cấp thiết trong công tác đào tạo và nghiên cứu toán học tại Việt Nam.
">GS Ngô Bảo Châu: “Tôi từng sốc khi nhận được bảng lương của mình”
TS Đỗ Văn Hùng tại hội thảo Thời đại số khiến cho một số khái niệm dần xuất hiện mà các bạn trẻ thực sự cần quan tâm đến như “dấu chân số”, “danh tính số”…
“Khi mỗi chúng ta tham gia nền tảng internet, chỉ gõ một từ khoá tìm kiếm, bình luận trên mạng xã hội, hoặc xem một bức ảnh hay phim trên Youtube… thì tất cả đều được lưu lại và trở thành ‘dấu chân số’. Những ‘dấu chân số’ ấy sẽ không thể xóa bỏ và là một tập hợp tạo nên ‘danh tính số’ của bạn", ông Hùng nói.
TS Hùng cho hay, vì “dấu chân số”mà “quyền được lãng quên”không còn. Minh chứng là một số nhân vật khi bắt đầu thành danh thì bị cộng đồng mạng “đào mộ”lại quá khứ và ảnh hưởng rất nhiều.
“Ở đời thực, chúng ta có quyền được lãng quên. Nhưng trên mạng, khi chúng ta đã lưu lại dấu chân số thì dường như không còn quyền đó nữa. Vậy cần phải ứng như xử thế nào?”, TS Hùng đặt vấn đề.
TS Hùng và nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn đối với sinh viên là sự ảnh hưởng đến uy tín cá nhân trong đời sống thực, bị mạo danh, bị dụ dỗ trên mạng... Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau tốt nghiệp đại học. Bởi các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin về ứng viên trên internet, và nếu tập hợp “dấu chân số” mang lại ấn tượng xấu về “danh tính số” của ứng viên thì cơ hội được tuyển dụng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
TS Hùng cho rằng để phát triển năng lực số cho sinh viên, trường ĐH nên có những môn học chuyên biệt, tích hợp nội dung này vào chương trình đào tạo trong các môn học, trong từng học phần.
Khung năng lực số đầu tiên ở Việt Nam dành cho sinh viên do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN xây dựng. Từ năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực số cho học sinh, sinh viên”. Dự án đã tích hợp các nội dung đào tạo kỹ năng số từ chương trình của Tập đoàn Meta vào học phần “Nhập môn Năng lực thông tin”, đồng thời xây dựng khung năng lực số đầu tiên ở Việt Nam dành cho sinh viên.
Trường cũng đã thiết kế một số môn học đặc thù cho việc phát triển năng lực số như Năng lực thông tin, Nhập môn tin học ứng dụng, Năng lực số nâng cao…
PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng năng lực số của giới trẻ ngày càng trở nên thiết yếu, để thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn.
“Với chuyển đổi số, công nghệ số rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là con người. Chúng ta cần những con người có những tư duy phù hợp để sử dụng, vận hành các công nghệ số”.
Theo ông Sơn, năng lực số cần được đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc học khác nhau, với nhiều cấp độ tiếp cận khác nhau và cần thường xuyên có các chương trình khảo sát, đánh giá năng lực số dựa trên các khung năng lực số tương ứng với các nhóm đối tượng cụ thể.
">Sinh viên để lại 'dấu chân số' có thể bị ảnh hưởng cơ hội việc làm