Apple là một trong những công ty thành công nhất thế giới. Ngay cả trong những thời kỳ khó khăn,ímậtgiúpApplethànhmộtthươnghiệuđộcnhấtvônhịvàthuvềhàngtỷlịch thi đấu bong đá hôm nay Apple vẫn không ngừng phát triển và đổi mới. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Apple bắt đầu vươn lên thống trị một loạt các lĩnh vực công nghệ và khẳng định được mình là người dẫn đầu mảng thiết bị di động.
Điều gì khiến Apple đặc biệt đến vậy? Làm thế nào để công ty giữ được vị thế của mình trong nhiều thập kỷ như vậy? Và Apple có gì mà có thể khiến khách hàng tin dùng sản phẩm của họ đến thế? Tiếp theo đây tôi sẽ phân tích về một số khía cạnh khiến Apple trở nên khác biệt so với đối thủ của mình.
Thương hiệu Steve Jobs
Nhắc đến Apple, người ta sẽ ngay lập tức nhớ đến Steve Job, cha đẻ của Apple. Jobs không chỉ trở thành biểu tượng của công ty mà thậm chí ông còn nổi tiếng hơn cả thương hiệu mà ông đã tạo ra. Ông đã giúp công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp âm nhạc và đặc biệt là điện thoại di động. Steve Jobs có một sở trường rất đặc biệt, đó là dự đoán được mong muốn, nguyện vọng và thị hiếu trước cả khách hàng.
Jobs không chỉ là người truyền cảm hứng thúc đẩy sáng tạo ra sản phẩm mới trên thị trường, mà ông còn tích cực đi đầu thực hiện việc này. Khi trở lại vị trí CEO của Apple vào năm 1997, ông đã đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh sang thị trường công nghệ di động và cho khách hàng thấy một khía cạnh hoàn toàn khác về trải nghiệm mua hàng.
Sau khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy, Tim Cook đã tiếp quản vị trí CEO tại Apple. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi không có Jobs cho dù Apple đã có chiến lược và sản phẩm để tung ra thị trường trước khi Jobs qua đời. Tuy nhiên trong lúc các đối thủ cạnh tranh tỏ ra "thương tiếc" vì sự ra đi của Steve Jobs, thì Apple vẫn tiếp tục lớn mạnh.
Sản phẩm đa dạng
Có thể nhiều người không biết nhưng thực tế nơi khai sinh ra Apple là một gara nhỏ ở Los Altos, California. Khi mới thành lập, Apple đã bắt đầu tung ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng như máy tính cá nhân Apple II, Macintosh. Và nhiều năm sau, iPod, iPhone, iPad và Apple Watch lần lượt ra đời và được nhiều người săn đón.
Các sản phẩm mới, thậm chí cả các phiên bản nâng cấp hệ điều hành, không chỉ truyền cảm hứng cho khách hàng mà còn cho toàn ngành công nghệ. Mặc dù một số khía cạnh của Apple không được tốt như trước kia, nhưng với sự quan tâm và kỳ vọng mà khách hàng dành cho công ty thì chắc chắn Apple sẽ không ngừng cố gắng và phát triển.
Sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh
Một lý do quan trọng trong thành công của Apple là sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh. Jobs rất chăm chỉ nghiên cứu thị trường và cố gắng xác định và nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Apple ban đầu chỉ là một công ty máy tính như bao công ty máy tính khác. Chính vì thế Jobs luôn biết rằng nếu Apple muốn tồn tại và phát triển thì công ty phải làm nhiều hơn những gì các công ty cùng ngành đã làm.
Apple phải mở rộng các dịch vụ của mình nếu muốn phát triển. Do đó, công ty đã thay đổi kế hoạch kinh doanh nhằm tung ra nhiều loại sản phẩm hơn bắt đầu với việc phát hành Final Cut Pro. Ngoài máy tính để bàn, công ty đã thử nghiệm với rất nhiều sản phẩm khác như máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ, trợ lý ảo (Siri),...
Jobs cũng đã đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple để cho mọi người thấy Apple là một tập đoàn đa ngành chứ không chỉ chuyên về máy tính.
Cửa hàng bán lẻ và trải nghiệm khách hàng
Apple cảm thấy rằng các cửa hàng bán lẻ truyền thống không cung cấp dịch vụ trải nghiệm sản phẩm. Apple biết rằng dịch vụ này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp khách hàng tin dùng sản phẩm của mình. Vậy nên Apple đã quyết định mở cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Apple đã một bước ngoặt lớn đối với công ty.
Tính đến năm 2015, Apple có hơn 460 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh trên thị trường di động.
Quan hệ đối tác
Có một sự kiện khá bất ngờ đã xảy ra vào năm 1997. Đó là Steve Jobs tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft và Bill Gates sẽ đảm bảo khoản đầu tư 150.000.000 USD vào Apple. Đồng thời, với thỏa thuận này, Microsoft sẽ được phép cung cấp bộ công cụ Microsoft Office trên các dòng máy Mac. Jobs tuyên bố: "Chúng ta phải bỏ ngay quan niệm Apple thắng thì Microsoft phải thua. Việc hợp tác với Microsoft đã tạo ra rất nhiều lợi ích cho chúng ta vào những năm 1990. Đồng thời thỏa thuận này giúp danh tiếng của chúng ta ổn định và đứng vững trở lại."
Sau đó, Jobs cũng hợp tác với Samsung trong việc sản xuất linh kiện cho các công ty đối thủ. Điều này càng nâng cao lợi nhuận và danh tiếng của công ty với tư cách là nhà cung cấp linh kiện di động.
Mở ra cơ hội việc làm
Khi thâm nhập thị trường châu Á và châu Phi, Apple đã mở ra cơ hội việc làm mới cho các nhà phát triển ứng dụng iPhone ở các châu lục đó. Ngoài ra, công ty đã thuê nhân viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sử học,... và nhờ đó Apple có thẻ truyền tải văn hóa của công ty một cách rộng rãi. Người ta ước tính được, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, Apple đã tạo ra khoảng hai triệu việc làm và con số đó còn chưa bao gồm những nhân viên sản xuất linh kiện cho iPhone trên toàn thế giới.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Nếu bạn từng mua và sử dụng một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại trong vòng 5 năm qua, có thể bạn đã từng phải dùng một loại dây chuyển đổi nào đó.
Từ khi nào, một thế giới tràn đầy hy vọng như Internet lại dễ dàng trở thành chiếc cũi sắt, chi phối một nền tảng chứa đựng khoa học, tri thức và nghệ thuật và biến thành sân chơi của các tổ chức chỉ chú tâm đến sự giàu có.
Một thế giới khắc nghiệt, không khoan dung
Internet giờ đây đang trở thành tâm điểm của bạo lực, đồi trụy, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.
![]() |
Phải chăng, những vấn đề chúng ta gặp phải trong ngành công nghệ hiện nay, bao gồm thiếu quyền riêng tư, quyền làm chủ dữ liệu và sự phổ biến của các sản phẩm, dịch vụ công nghệ xâm phạm sự tự do, dân chủ được hình thành nên bởi một hệ thống kinh tế chỉ dựa trên khả năng khai thác giá trị, bất bình đẳng và phi nhân hóa?
Luật lao động vẫn phải chịu nhiều tác động bởi các luật sư nắm quyền lực trong tay, đứng đằng sau là các công ty công nghệ. Bất kỳ khiếu nại nào của nhân viên đều có khả năng hứng chịu rủi ro, họ có thể bị bắt nạt hoặc trả thù, hay đơn giản là bị đuổi việc.
Đơn cử như tại Hội nghị Quỹ sáng lập Phụ nữ diễn ra vào tháng 7/2019, một nữ CEO giấu tên đã tuyên bố rằng cô sẽ không ký hợp đồng với một lao động nữ có quá khứ từng lên tiếng chống lại sự phân biệt đối xử hoặc quấy rối tình dục vì sợ “rủi ro” cho công ty.
Ví dụ này phần nào miêu tả sự khắc nghiệt trong văn hóa ngành công nghệ hiện nay, bạn sẽ hoàn toàn bị cấm cửa khỏi Thung lũng Silicon nếu đã từng có lịch sử chống lại sự bất công.
“Thà xin tha thứ còn hơn xin phép”
Cả hai công ty của ông trùm Elon Musk là SpaceX và Tesla đã nhiều lần dính bê bối bỏ qua các quy định về môi trường và lao động để theo đuổi mục tiêu đặt chân lên Sao Hỏa và bán xe điện, nhưng lại đồng thời nghiên cứu về biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường.
Nếu một cá nhân hoặc tổ chức không thể quan tâm đến cộng đồng và hành tinh của họ, điều gì chứng minh họ sẽ quan tâm đến một cộng đồng và hành tinh mới?
![]() |
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty công nghệ tiếp tục sử dụng chiêu bài “Tôi thà xin tha thứ còn hơn xin phép” làm cơ sở cho chiến lược tăng trưởng.
Nếu kế hoạch đó giúp các nhà đầu tư và nhà sáng lập có lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục sử dụng nó.
Ngay cả khi chứng kiến sự lên tiếng gia tăng gần đây của người lao động, các công ty công nghệ đã tận dụng sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật và ngân hàng của giới chức để dễ dàng lách luật, khiến Quốc hội khó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Vận động hành lang và ngăn chặn luật thông qua cũng là một mục tiêu được nhiều gã khổng lồ công nghệ đầu tư “tâm huyết”.
Từ năm 2010-2019, Facebook đã chi 81 triệu USD. Tính riêng năm 2019, Amazon bỏ ra 16 triệu USD. Riêng công cụ tìm kiếm nổi tiếng Google đã mạnh tay rút ví 150 triệu USD trong thập kỷ vận động hành lang để tránh bị giám sát, mở rộng biên lợi nhuận.
Điều này giải thích lý do vì sao Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua luật điều chỉnh trong khi Facebook có hành vi làm ngơ trước một cuộc diệt chủng tại Myanmar, thao túng bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, hay Google tiết lộ thông tin cá nhân người dùng trên internet.
Internet cần về đúng với giá trị cốt lõi
Nhiều nhà lãnh đạo công nghệ đang có động thái rút lui khỏi các vấn đề vi phạm nhân quyền hay phân biệt chủng tộc, công khai từ chối xây dựng các sản phẩm hoặc cấu trúc gây hại. Nhiều nhân viên đang lựa chọn từ bỏ công việc tại môi trường mà họ tin là phi đạo đức.
![]() |
Ngày nay, văn hóa của các công ty công nghệ đều đòi hỏi sự trung thành, dẫn đến sự mờ ám trong hệ thống, tạo ra các cấu trúc giám sát dự trên nỗi sợ hãi.
Các nhân viên hoạt động trong ngành công nghệ nên tự khuấy động, tham gia hành động có tổ chức để duy trì và đấu tranh giải phóng một không gian Internet bình đẳng.
(Theo Zing)
Quốc hội Pháp vừa thông qua luật phát ngôn thù địch hôm 13/5, có thể phạt các công ty mạng xã hội nếu không xóa một số nội dung bất hợp pháp trong vòng 24 giờ. Trong một số trường hợp khẩn, thời hạn là 1 giờ.