您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia II vs Yantra Gabrovo, 22h00 ngày 12/8: Chưa thể ngẩng đầu
NEWS2025-01-25 07:36:57【Ngoại Hạng Anh】0人已围观
简介ậnđịnhsoikèoCSKASofiaIIvsYantraGabrovohngàyChưathểngẩngđầgia dola my Pha lê - gia dola mygia dola my、、
很赞哦!(69)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
- Bất động sản dần hồi nhịp, cơ hội để nhà đầu tư tìm giỏ hàng ‘đẹp’
- Buông lỏng quản lý đất đai, loạt cán bộ Lâm Đồng bị xem xét kỷ luật
- iPhone 13 Pro Max giảm giá 5 triệu đồng vào dịp Giáng sinh
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Baniyas, 20h05 ngày 22/1: Cửa trên thắng thế
- Cách phát hiện AirTag theo dõi lén trên iphone và các máy androi
- Siêu xe Lamborghini Revuelto ra mắt tại Singapore giá hơn 1,9 triệu USD
- Video âm nhạc được sản xuất bởi trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Abha, 20h00 ngày 21/1: Khách ‘tạch’
- Một kỹ sư cầu đường nhận hối lộ 25 triệu đồng bị khởi tố
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo San Carlos vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 21/01: Ám ảnh xa nhà
- Theo nghị quyết số 21 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND Thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 136 dự án với tổng diện tích hơn 1.183ha. Trong đó, diện tích thu hồi đất là hơn 1.023ha, diện tích chuyển mục đích đất lúa là 171,98ha.
Trong đó, nhiều khu đất thu hồi, đấu giá được dùng để xây dựng hạ tầng tại các xã Thụy Lâm, Kim Chung, Kim Nỗ, Nguyên Khê,... và nhiều tuyến đường giao thông khác.
Đông Anh là huyện có diện tích đất thu hồi lớn nhất Hà Nội năm 2021 với tổng diện tích hơn 1.183ha Một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất đấu giá như: Khu đất A7 xã Uy Nỗ thu hồi 19,8ha; Khu đất phía Tây đường Đản Dị thu hồi 15,68ha; Các khu đất nhỏ lẻ xen kẹt tại các xã, thu hồi tổng diện tích 18,55ha.
Ngoài ra còn có một số dự án khác như: Thu hồi 33,48ha đất làm dự án xây dựng khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh; Thu hồi 9,26ha xây dựng tuyến đường gom và kè sông Đào Nguyên Khê đoạn đường sắt Hà Nội – Lào Cai đến cầu Phù Lỗ…
Theo khảo sát, khu đất đấu giá như khu X3, xã Uy Nỗ, diện tích 60 - 204m2 có giá khởi điểm dao động 20 - 35 triệu đồng/m2. Tại khu đất X1, thôn Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, đất đấu giá có mức khởi điểm 25 - 32 triệu đồng/m2, diện tích 61 - 111m2.
Đất đấu giá xã Hải Bối có mức khởi điểm cao hơn nhiều. Tại khu đất X2, thôn Đồng Nhân, giá khởi điểm là 30 - 45 triệu đồng/m2, diện tích 86 - 115m2. Tại xã Việt Hùng, khu đất đấu giá X1 có giá khởi điểm 29,5 - 41 triệu đồng/m2.
Tại thị trấn Đông Anh, đất đấu giá ở mức cao ngất ngưởng. Giá đất sau khi đã đấu giá dao động 80 - 100 triệu đồng/m2.
Danh sách chi tiết các dự án sẽ thu hồi đất năm 2021 trên địa bàn huyện Đông Anh:
Minh Nhật
Giá đất sôi sục khắp nơi, loạt địa phương mạnh tay ‘cắt cơn’ sốt ảo
Giá đất đang sôi sục khắp nơi, tăng chóng mặt. Cục bộ, một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đầu tư đất.
">Hơn 1.000ha đất Đông Anh chờ đấu giá
Mưa ngập, bác sĩ bắt cua. Ảnh: BVCC Cụ thể, chiều tối 2/6, mưa lớn xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM. Cơn mưa kéo dài nhiều giờ, khiến nước tràn vào nhiều khoa phòng của bệnh viện. Đến tối cùng ngày, cơn mưa vẫn chưa dứt, nước ngập sâu lên cẳng chân và tràn vào khoa Cấp cứu. Các bác sĩ phải đeo ủng để thăm khám, chăm sóc cho bệnh nhân.
Thậm chí, bác sĩ trực cấp cứu còn bắt được cua trong dòng nước. Nhân viên y tế của đã rất quen với cảnh ngập tại đây nên có sự chuẩn bị, việc khám chữa bệnh diễn ra bình thường.
Sáng 3/6, khi nước rút hết, các y bác sĩ đã cùng nhau dọn dẹp để người dân đến khám chữa bệnh không bị ảnh hưởng, đảm bảo vệ sinh. Để xử lý tình trạng nước ngập "đến hẹn lại lên", tạm thời bệnh viện chỉ có thể nâng nền và "mòn mỏi" chờ đợi.
Hiện TP.HCM đã khởi công dự án Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn cơ sở mới, quy mô 14 tầng tại đường Bà Triệu, thị trấn Hóc Môn. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng, hiện đã tiến hành cất nóc. Dự kiến đến năm 2023 mới đi vào hoạt động, thay thế cho cơ sở cũ.
Cảnh ngập nước ở bệnh viện không chi xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn. Năm 2016, trong cơn mưa lớn kỷ lục ở TP.HCM, nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương còn bắt được lươn và cá.
Phú Sĩ
Dịch sốt xuất huyết ở Bình Dương bùng phát, 7 trường hợp tử vongSố ca mắc sốt xuất huyết ở Bình Dương vào tháng 5 tăng gấp đôi so với tháng trước, từ đầu năm đến nay đã có 7 trường hợp tử vong."> Bác sĩ bắt cua trong khoa cấp cứu ở bệnh viện Tp.HCM do mưa ngập
- Vắc xin Covid-19 sắp hết hạn có còn hiệu quả?Về thắc mắc vắc xin gần hết hạn có còn hiệu quả không, GS.TS Lân cho biết, theo nghiên cứu của các hãng sản xuất, vắc xin có hiệu quả tốt nhất là sử dụng trong 9 tháng. Như vậy, trong khoảng thời gian 9 tháng này, vắc xin có hiệu quả như nhau.">
28 địa phương, 21 bệnh viện trung ương kêu thiếu thuốc, vật tư y tế
Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
Bệnh nhân được hạ thân nhiệt xuống 33 độ C để bảo vệ não. Tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, anh N. được thở máy và thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Đây là kỹ thuật cao mà bệnh viện đã ứng dụng từ năm 2017 với nhiều trường hợp ngưng tim ngưng thở, giảm thân nhiệt của người bệnh xuống 33 độ C. Sau 24 tiếng duy trì, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân được nâng dần 0,25 độ C mỗi giờ cho đến khi đạt 37 độ C.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thông thường, các bệnh nhân ngừng tim sau khi hồi phục tuần hoàn có thể bị di chứng về thần kinh với các mức độ khác nhau. Khi đó, người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề trong sinh hoạt, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
“Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy ở 33 độ C với người bệnh hôn mê sau ngừng tim giúp bảo vệ não, giảm thiểu các di chứng về thần kinh của người bệnh”, bác sĩ Ân nói.
Sau vài ngày hồi sức tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, các bác sĩ đã ngưng máy hạ thân nhiệt, dừng thở máy, rút ống nội khí quản. Hiện tại anh N. tiếp túc tốt và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Nếu không có cầu dao điện, tuyệt đối không hoảng loạn sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện. Đồng thời, cần nhanh chóng gọi sự trợ giúp từ người xung quanh, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Linh Giao
Bị điện giật trong phòng trọ, bé trai 8 tuổi tử vongĐang nằm ngủ trong phòng trọ, bé trai 8 tuổi vô tình chạm tay vào ổ điện nên bị bất tỉnh, tử vong sau đó."> Người đàn ông 34 tuổi bị ngưng tim, tím tái vì điện giật
- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhằm hạ dần lãi suất tiền gửi VNĐ về mức 0%/năm.
Theo VAFI, hiện các nước có nền kinh tế phát triển đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm, tức thu phí tiền gửi, nhằm đảm bảo lãi suất cho vay từ 2% - 5% tuỳ thuộc đối tượng và thời hạn vay.
Việc hạ lãi suất tiền gửi xuống thấp như trên sẽ kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà, chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.
VAFI đề xuất các giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VNĐ về mức 0%/năm. Cũng theo VAFI, lãi suất tiền gửi và cho vay ở nước ta vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế phát triển.
Nguyên nhân do nước ta chưa có hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi, để hướng nó vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế. Đồng thời, ngăn chặn dòng tiền chảy vào các kênh không có lợi cho nền kinh tế như bất động sản hay ngoại tệ.
Nếu hạ lãi suất tiền gửi, VAFI cho rằng, mặt tích cực là làm cho việc gửi tiền không còn hấp dẫn như trước, từ đó dòng tiền sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, mặt hạn chế là xuất hiện dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường bất động sản, đẩy giá đất tăng mạnh, người thu nhập thấp khó có khả năng mua nhà.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Nguyên Đán – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ về những vấn đề liên quan đến việc hạ lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như đề xuất của VAFI.
Ông Trần Nguyên Đán - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Về mặt tích cực, giảng viên Trần Nguyên Đán cho rằng, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm sẽ có lợi vì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm. Khi đó, người dân dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn, bởi lãi suất cho vay chỉ còn khoảng 3%/năm - 4%/năm. Đây là điều người dân mơ ước.
Về mặt tiêu cực, nếu hạ lãi suất tiền gửi còn 0%/năm thì người dân không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng nữa.
“Khi lãi suất đầu vào thấp nhưng không ai gửi tiền thì buộc ngân hàng phải lấy các nguồn vốn khác để cho vay. Lợi tức đòi hỏi cũng cao hơn, cuối cùng lãi suất cho vay cũng phải cao chứ không còn thấp”, giảng viên Trần Nguyên Đán nói.
Nếu lãi suất tiền gửi về mức 0%, theo giảng viên Trần Nguyên Đán, người dân sẽ có xu hướng đổ tiền vào các kênh đầu tư hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Số lượng nhà đầu cơ bất động sản tăng lên.
“Thay vì gửi ngân hàng, người dân sẽ lấy tiền đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Mà thị trường bất động sản có thanh khoản tốt hay không phụ thuộc nhiều vào người mua nhà có nhu cầu thực. Trong trường hợp này, người mua thực không tiếp cận được vốn vay nhưng nhà đầu cơ tăng lên sẽ gây rủi ro cho thị trường, dễ xuất hiện bong bóng”, giảng viên Trần Nguyên Đán phân tích.
Theo giảng viên Trần Nguyên Đán, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm chỉ thực hiện được khi nguồn cung về vốn lớn. Những quốc gia áp dụng được chính sách này vì tiền tiết kiệm trong dân nhiều, lượng vốn thừa lớn.
Vì nguồn cung vốn quá lớn nên lãi suất tiền gửi giảm. Trong khi đó, dân số nước ta đa phần trong độ tuổi lao động, đang “đói vốn”. Vì vậy, nếu hạ lãi suất tiền gửi về 0%/năm thì khó thu hút người gửi tiền.
Lạm phát cũng là vấn đề khiến cho đề xuất hạ lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm khó thực hiện được. Giảng viên Trần Nguyên Đán cho biết, các quốc gia áp dụng lãi suất tiền gửi 0%/năm có mức lạm phát rất thấp. Trong khi nước ta mới kiểm soát lạm phát ở mức 3% - 4% chỉ vài năm nay. Nếu lạm phát ở mức 4%/năm người gửi tiền sẽ bị lãi suất thực âm.
Theo Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm sẽ là con dao 2 lưỡi. Lãi suất tiền gửi thấp kéo theo lãi suất cho vay cũng xuống thấp. Người dân có xu hướng đi vay để chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực là sẽ có dòng tiền lớn đổ vào thị trường bất động sản. Giá nhà đất bị đẩy lên cao, người mua nhà ở thực khó có cơ hội sở hữu nhà. Về kinh tế vĩ mô, việc hạ lãi suất tiền gửi sẽ khiến cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường.
Cẩn trọng ‘bẫy nợ’ với hình thức mua nhà 0 đồng
Không cần bỏ vốn, người mua nhà còn được hỗ trợ vay 100% giá trị căn hộ với lãi suất 0%. Hình thức vay mua nhà này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, tuy nhiên có phải khách hàng được hưởng lợi?
">Nếu lãi suất tiền gửi về mức 0%, thị trường BĐS sẽ đối mặt nhiều rủi ro
- Bảng giá đất tăng chưa phải là nguyên nhân chính tăng giá nhà đất
Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, giá BĐS vẫn tăng. Trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.
Đáng lưu ý, trước việc tăng giá trên, có ý kiến cho rằng các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá BĐS đặc biệt là BĐS nhà ở, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng như cơ hội có chỗ ở cho người thu nhập thấp.
Việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà đất Tuy nhiên, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng, đối với một dự án BĐS thì chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án. Nhưng cơ cấu, tỷ trọng chi phí về đất trong giá thành BĐS rất khác nhau đối với mỗi dự án. Bình quân, tại các khu vực đô thị tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 20-30% giá thành nhà liền kề thấp tầng; trên dưới 50% giá thành biệt thự (ở các khu vực ngoại thành, nông thôn với giá đất rất rẻ thì tỷ lệ này thấp hơn; ở các khu vực trung tâm đô thị với giá đất rất cao thì tiền sử dụng đất lại là chi phí chủ yếu trong giá thành).
Có thể thấy, vừa qua, các địa phương đã có Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trong năm 2021 để áp dụng thực hiện. Theo đó, giá đất được các địa phương ban hành có mức tăng bình quân khoảng 15-20% so với bảng giá đất giai đoạn 5 năm trước.
“Như vậy, trường hợp chi phí về đất của một dự án bất động sảnđược căn cứ trực tiếp từ giá đất trong bảng giá đất được ban hành thì việc tăng giá đất khoảng 15-20% của các địa phương cũng chỉ làm tăng giá thành BĐS nhà ở khoảng 1,5-5%” – đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết.
Còn đối với các dự án BĐS thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chi phí về đất của dự án chịu tác động bởi giá đất của thị trường (lúc đó việc điều chỉnh bảng giá đất của địa phương chỉ có tác động gián tiếp).
Cơn sốt đất bùng lên tại Hớn Quảng xì hơi chỉ sau khoảng 10 ngày Mặt khác, việc áp dụng khung giá đất, bảng giá đất mới tại các địa phương chưa lâu (sớm nhất là từ thời điểm 01/01/2020); các dự án được hoàn thành và có sản phẩm chào bán ra thị trường trong năm 2020 chủ yếu là dự án thực hiện và áp dụng giá đất theo khung giá, bảng giá đất trước đó.
“Do vậy, việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà ở, đất ở của các dự án tại các địa phương trong năm 2020 và thời gian qua. Tuy nhiên, việc tăng giá đất cũng vẫn có phần tác động làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới đặc biệt là giá nhà đất của người dân tại các khu vực hiện hữu” - Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS khẳng định.
Có hiện tượng giới đầu cơ lợi dụng “thổi giá” đất
Nhìn nhận từ thực tế trong việc tăng giá nhà đất thời gian qua, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS đánh giá hiện tượng tăng giá bất động sản tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khi dân số tăng, kinh tế phát triển, công nghiệp hóa – đô thị hóa nhưng nguồn cung chưa kịp đáp ứng dẫn đến lệch pha cung cầu; do chuyển dịch dòng vốn đầu tư để đảm bảo an toàn khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh;…
Bên cạnh đó, cũng theo Cục Quản lý còn do giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính...
Chỉ từ thông tin doanh nghiệp đề nghị xây dựng 2 khu đô thị những lô đất xanh cỏ nhiều năm tại Quan Giai, xã Đồng Trúc trước đây chỉ 5 - 8 triệu/m2 sau vài ngày đã được đẩy lên đến 12 - 15 triệu, thậm chí 18 - 21 triệu/m2 Ngoài ra, giá cả thị trường nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí đầu vào dự án bất động sản tăng cũng là nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm bất động sảntăng theo.
Ghi nhận thị trường thời gian qua cho thấy, trên nhiều phân khúc chung cư, đất nền, thổ cư… ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đều tăng giá. Đặc biệt, thị trường chứng kiến có những khu vực giá đất tăng dựng đứng tạo ra cơn sốt đất bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, những cơn sốt đất này đều chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Có thể thấy từ cơn sốt đất diễn ra tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào tháng 2/2020, sau khi có thông tin một tập đoàn lớn đề xuất thực hiện dự án quy mô hơn 800ha, cũng chỉ kéo dài khoảng 2 tuần.
Tương tự tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), vào tháng 3/2020 cũng chứng kiến cơn sốt đất trong khoảng 10 ngày với thông tin về Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Hay mới đây, một bộ phận người dân truyền tai nhau về việc sắp quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay Téc-Ních với diện thích 500ha tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước) thổi bùng lên cơn sốt đất cục bộ cũng khoảng 10 ngày tại đây.
Theo chuyên gia BĐS, việc người dân chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến việc tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế (Ảnh: Giới "cò" đất hoạt động rầm rộ tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 2/2020) Đặc điểm những cơn sốt đất “chết yểu” trên là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất.
Theo Bộ Xây dựng để quản lý, ổn định thị trường BĐS trong năm 2021 và giai đoạn tới Bộ đã và đang tích cực nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường BĐS, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường.
Được biết, Bộ đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội.
Trong năm 2021, Bộ sẽ nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS. Đồng thời nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2) để trình Chính phủ xem xét ban hành.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết, Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính.
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường BĐS, xâm phạm tới lợi ích của người dân.
“Đây là hành vi phạm tội, phải đưa vào chế tài hình sự, tức là hình sự hóa hành vi này. Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo tính kịp thời, điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống và quyền lợi của người dân”, luật sư Tú nhấn mạnh.
Thuận Phong
Nóng ruột lao vào cơn sốt đất, tiền tỷ chôn cứng đua nhau tháo chạy
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
">Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm đầu cơ thổi giá đất