Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Khởi động Sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (sáng kiến SHiFT) vào sáng 24/6,ỷlệbéophìởphụnữViệtNamtăngnhanhnhấtthếgiớbang diem ngoai hang anh do Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT) phối hợp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN)… tổ chức
Theo CIAT, trên toàn cầu và tại Việt Nam, chế độ ăn kém chất lượng có mối tương quan đến tất cả các thể suy dinh dưỡng khác nhau. Tại Việt Nam, 26,6% dân số hiện không thể chi trả cho chế độ ăn lành mạnh.
Cũng tại hội thảo này, các chuyên gia thông tin về thống kê trong vòng 20 năm qua, Việt Nam là nước có tỷ lệ béo phì ở phụ nữ tăng nhanh nhất trên thế giới. Ở trẻ em (5-19 tuổi), tình trạng thừa cân và béo phì đã tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020).
Các chính sách về chế độ ăn lành mạnh được xây dựng ở Việt Nam từ lâu nhưng việc thực thi còn hạn chế do nhận thức, thu nhập, khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm đủ dinh dưỡng chưa đồng đều tại các vùng miền.
TS Lê Đức Thịnh, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNN), cho biết, mặc dù Việt Nam đã được những tiên bộ lớn trong việc giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế trong khoảng 30 năm trở lại đây tuy nhiên hệ thống lương thực thực phẩm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vậy, phân bón hóa học, thuốc thú y…
“Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn chúng ta có nhiều giải pháp chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng “minh bạch, trách nhiệm, bền vững” đặc biệt chú trọng vào nội dung đẩy mạnh thông tin truyền thông tốt về việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, tiếp tục rà soát, tham mưu cơ chế chính sách về sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm…”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đất đai, nước trong bối cảnh đối mặt với các thách thức của biến đổi khí hậu, Mạng lưới đổi mới sáng tạo nông nghiệp lớn nhất toàn cầu (CGIAR) đã giới thiệu 9 sáng kiến mới tại Việt Nam.
Trong đó, chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm (SHiFT) là sáng kiến tập trung vào đảm bảo chế độ ăn lành mạnh bền vững cho tất cả mọi người thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm.
Mục tiêu của SHiFT là giúp người dân tiếp cận với nguồn cung thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, giá cả phải chăng và sản xuất bền vững, đồng thời cải thiện sinh kế, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong tất cả các lĩnh vực của hệ thống thực phẩm. Sáng kiến này được dự kiến triển khai tại Việt Nam trong thời gian từ 2022 đến 2024.
TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, thông tin thêm: "Không chỉ ăn đủ, ăn ngon, người dân cần quan tâm đến cả ăn đúng. Do đó bên cạnh việc thay đổi tư duy từ sản xuất đến tiêu dùng, chúng ta cần thay đổi tư duy của cả hệ thống lương thực thực phẩm”.
Ngọc Trang