您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Khi nào miền Bắc có mưa?
NEWS2025-01-24 05:07:07【Bóng đá】8人已围观
简介Điểm tin thời tiết nổi bật ngày 13/11/2024Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết,àomikết quả bóng dakết quả bóng da、、
Điểm tin thời tiết nổi bật ngày 13/11/2024
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết,àomiềnBắccómưkết quả bóng da ngày 13/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi sương mù. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Hình thái này còn kéo dài trong nhiều ngày tới ở Bắc Bộ. Từ khoảng 17/11, khu vực này có mưa vài nơi.
Các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác. Từ đêm 13/11, khu vực này mưa rào và dông vài nơi.
Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi, trong đó Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng và Nam Tây Nguyên mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 13/11/2024
Hà Nộiđêm không mưa, sáng sớm có nơi sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, nơi trên 32 độ C.
Phía Tây Bắc Bộđêm không mưa, sáng sớm có nơi sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, nơi dưới 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C.
Phía Đông Bắc Bộđêm không mưa, sáng sớm có nơi sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huếphía Bắc đêm không mưa, sáng sớm có nơi sương mù, ngày nắng. Phía Nam mưa rào và dông vài nơi. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3, vùng ven biển phía Nam đêm cấp 3-4. Phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuậnphía Bắc ngày mưa rào và dông rải rác. Phía Nam mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ, phía Bắc gió cấp 2-3, vùng ven biển đêm cấp 3-4. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C, phía Nam có nơi trên 32 độ C.
Tây Nguyênphía Bắc ngày mưa rào và dông rải rác. Phía Nam mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.
Nam Bộđêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
Nguyễn Huệ很赞哦!(7519)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Nở rộ dịch vụ 'alo sex' cho quý ông thích 'của lạ'
- Nhận chiếc kẹo từ người lạ, bé gái 4 tuổi lạc mẹ suốt 18 năm
- 12 nhà tạo mẫu tóc thế giới hội ngộ tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Santos Laguna, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
- Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm mang rối nước sang Mỹ
- Những cô nàng xinh đẹp, sexy và yêu người nổi tiếng
- Những người có cuộc sống lạ lùng nhất Việt Nam
- Soi kèo góc Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
- Bị tẩy chay, 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' vẫn được giải yêu thích nhất
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Khaleej vs Al Nassr, 21h50 ngày 21/1: Cửa trên ‘tạch’
Bằng sự thông minh và trí nhớ cực siêu, cậu bé Hoàng Long khiến giám khảo John Huy Trần thua trắng. Không chỉ vậy, cậu bé còn nhận diện được quốc kỳ của các nước và nêu đặc điểm khác biệt giữa chúng.
MC Đại Nghĩa gặp rắc rối với hơn 800 triệu tiền từ thiện">Người hùng tí hon tập 1: Cậu bé 5 tuổi có trí nhớ cực siêu
- Tôi về Gò Công cuối tuần rồi. Lúa đang cong trái me. Nhưng cánh đồng đã hẹp đi rất nhiều. Chen ngang các thửa lúa bắt đầu ngả vàng là màu xám xịt của những đám ruộng chuyển sang đất vườn. Việc chuyển đổi chắc mới diễn ra gần đây, đất còn xám xịt và lấm tấm muối đọng lại; trên một mảnh ruộng, chiếc Kobe xúc đất vẫn đang nằm đó.
Tôi đến nhà bác Sáu, một "lão nông tri điền" hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành làm lúa. Bên tách trà nóng trong cơn mưa chiều, bác Sáu nói dân vùng này bây giờ ít trồng lúa, đa số chuyển sang trồng hoa màu vì trồng lúa khá lắm cũng chỉ đủ ăn, chứ không thể giàu. Giá lúa không tăng suốt nhiều năm qua, trong khi các chi phí khác tăng vùn vụt. Một vụ lúa hơn ba tháng, sau khi thu hoạch, trừ chi phí, người trồng lúa không còn lời lãi được bao nhiêu.
Nông dân như bác Sáu đúc rút bằng kinh nghiệm, bằng sự loay hoay năm này sang năm nọ trên cánh đồng. Nhà nghiên cứu nói bằng số liệu, khảo cứu. Kết luận vẫn vậy. Nhiều năm trước, PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ĐBSCL từng phân tích, hạt gạo bị "cắn làm tám phần", khiến cho nông dân không còn tích lũy. Bốn phần đầu chi cho các nhà: Nhà băng (do phải vay vốn, trả lãi); nhà vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu); nhà mình (chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành cho con cái); nhà hàng xóm (giỗ chạp, hiếu hỉ đều trông chờ vào hạt lúa). Phần thứ năm dành cho các nhà xuất khẩu gạo - yếu tố sẽ gần như quyết định giá lúa hàng năm. Phần thứ sáu làm nhiệm vụ bình ổn giá tiêu dùng. Phần thứ bảy liên quan đến vai trò ngoại giao trong chiến lược an ninh lương thực. Phần thứ tám là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Một đòn gánh nhiều mối đè nặng lên vai, người trồng lúa phải cố giữ thăng bằng trong khi những thứ đè trên vai thì luôn "nhảy múa".
Bác Sáu nói, làm nông giờ cũng nhàn, máy móc cơ giới hóa hết, không còn vất vả như trước. Mà kể cả thế, lớp trẻ vẫn không muốn trồng lúa nữa. Con cháu trong xóm lớn lên rồi đi Sài Gòn. Đứa học xong thì ở lại thành phố luôn, đứa học ít thì đi làm công nhân, vài đứa lái xe ôm công nghệ. Chỉ còn người già bám ruộng. Nhưng số ít này cũng nhả cây lúa, chuyển sang trồng hoa màu. Trồng màu thu nhập cao hơn, xoay vòng nhanh hơn, trồng được nhiều loại, thất cây này còn cây khác.
Tôi rẽ ngang, nói đến giá lúa đang tăng, bác hỏi lại: "Nhưng rồi tăng được bao lâu? Giá lúa tăng, nhưng các chi phí vật tư có chịu nằm yên hay cũng tăng theo, để rồi đâu lại vào đấy. Năm nay tăng, rồi sang năm thì sao?". Bác thấy người ta giải cứu cây này, trái nọ, sao không nghe ai nói giải cứu cây lúa bao giờ.
Giá lúa đang tăng từng ngày do nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Đó là hậu quả của những tác động tiêu cực từ El Nino. Nhưng Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng của El Nino. Các điều kiện thời tiết bất lợi đang xuất hiện nhiều hơn, mà việc trồng lúa bị ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết. Bên cạnh đó, sản xuất lúa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún và sẽ càng manh mún nữa khi diện tích đất ngày càng chia nhỏ do dân số tăng; trong khi để đạt được lợi nhuận tối ưu từ cây lúa, phải cần diện tích canh tác lớn.
Các quốc gia cấm xuất khẩu lúa gạo, tạo lợi thế trước mắt cho gạo Việt Nam. Nhưng làm thế nào để tận dụng tốt cơ hội và duy trì lợi thế đó dài lâu?
Tôi thấy ngành nông nghiệp vẫn đang nợ cây lúa, và nợ những người nông dân. Xuất khẩu nhiều, giá trị tăng, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, nhưng tôi ít thấy nói đến việc người nông dân hưởng lợi thế nào, bao nhiêu, và bao lâu. Bên cạnh niềm hân hoan vì giá lúa tăng, vẫn còn rất nhiều thứ để làm, trong đó có những vấn đề quan trọng như: tạo giá trị bền vững cho cây lúa, cho người nông dân; mở rộng quy mô sản xuất để tránh manh mún, tránh vòng luẩn quẩn chuyển từ cây lúa sang hoa màu, rồi lại từ hoa màu về cây lúa; phát triển liên kết doanh nghiệp với người nông dân để tạo chuỗi giá trị cũng như thương hiệu cho hạt gạo và sau hạt gạo.
Muốn đảm bảo an ninh lương thực, tăng trữ lượng xuất khẩu, vấn đề tiên quyết là giúp người trồng lúa bớt đi gánh nặng trên chiếc đòn gánh, để có thể sống và làm giàu từ cây lúa.
Lời than thở của bác Sáu dài như cơn mưa vẫn chưa dứt. "Mưa vầy là bất thường. Năm nay lại khó hơn năm trước một chút. Nhưng bao nhiêu khó khăn đã vượt qua nhờ cây lúa. Ai phụ cây lúa chứ tui thì không", cuối cùng bác Sáu vẫn nói vậy.
Minh Kha
">Hạt gạo cắn làm tám
Cánh đồng rau nhút chưa thu hoạch tại “làng rau nhút” phường Thới An, Quận 12, TP.HCM. Trầm mình thâu đêm dưới nước hái rau
Ngày mới của vợ chồng bà Lê Thị Ngọc (57 tuổi, ngụ Quận 12, TP.HCM) bắt đầu từ 3h sáng. Trong lúc bà lúi húi rửa những bó rau vừa hái hôm qua, chồng bà mặc vội chiếc quần chống nước rồi trầm mình xuống ruộng rau nhút xanh rì.
Bà Ngọc kể, toàn bộ khu vực đất trống trong phường Thới An (Quận 12, TP.HCM) này đều được người dân thuê để trồng rau nhút. Hình thành theo kiểu người đi trước chỉ cho người đi sau, dần dần nơi đây trở thành “làng rau nhút”.
Dịp cận Tết, nhu cầu rau xanh tăng cao nên từ khi mặt trời chưa ló rạng, trên những cánh đồng trồng rau nhút đã vang lên tiếng gọi nhau của người làm nghề hái rau thuê. Họ phải thu hoạch rau thật sớm để kịp giao cho thương lái, buổi chợ.
Trên ruộng rau, người nông dân căng dây để cố định, phân rau thành từng luống để tiện việc thu hoạch. “Làm thân” với cây rau nhút từ 21 năm trước, bà Ngọc hiểu hết nỗi khổ cực của cái nghề trầm người dưới nước, đầu phơi nắng trời. Bà nói: “Hơn 20 năm trước, tôi và chồng vào đây, làm thuê cho ông chủ đất. Lúc đó, ông ấy cũng trồng rau nhút. Sau này, ông bán đất, chúng tôi mua lại và trồng rau đến tận bây giờ”.
“Nghề này cực lắm, hầu như phải trầm mình trong nước. Mỗi ngày, chúng tôi phải cúi gằm mặt xuống mặt nước, đầu phơi ra giữa cái nắng như đổ lửa. Rau này chỉ tốt khi trời nắng gắt nên chúng tôi hầu như làm việc trong mùa nắng cháy da”, bà kể thêm.
Trước đây, khi lưng chưa còng, bà và chồng vẫn tự thân trầm mình dưới nước cả ngày lẫn đêm để hái rau. Bây giờ, sức không còn, bà phải thuê thêm người chuyên hái rau cho mình. Một trong những “thợ hái” bà ưng ý nhất là anh Tuấn ở gần nhà.
Anh Tuấn là “thợ hái” rau nhút chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Mỗi khi thu hoạch rau, anh phải trầm mình dưới nước cả ngày lẫn đêm. Bà Ngọc kể, Tuấn còn trẻ nhưng đã có thâm niên 20 năm trồng rau nhút. Đặc biệt, anh có kỹ thuật hái rau điêu luyện nên trở thành khách hàng của hầu hết những người trồng rau nhút tại khu vực này.
“Hái rau cũng phải có kỹ thuật. Nếu không biết cách, cây rau sẽ hỏng, không phát triển thậm chí thối, chết cây. Tuấn hái vừa nhanh lại vừa nắm tốt kỹ thuật nên chỉ ít ngày sau kỳ thu hoạch, rau lại ra đọt non mơn mởn, chúng tôi có thể hái thêm lần nữa. Tuấn đắt khách đến nỗi, có khi phải ngủ ngoài chòi, trầm mình hái thâu đêm mới kịp giao rau cho người ta”, bà Ngọc nói thêm.
Bà Ngọc thường thuê Tuấn thu hoạch rau cho mình theo luống. Mỗi luống, anh được trả công 40.000 đồng. Và, anh chỉ mất 20 phút để thu hoạch xong một luống rau nhút dài cả vài trăm mét.
Thu hoạch hết luống rau, anh đưa rau lên bờ để những người phụ nữ phân loại, bó lại thành bó. Thu nhập ổn định
Trên ruộng trồng rau nhút, người nông dân căng dây cước sát mặt nước tạo thành từng luống rộng khoảng 2m. Các dây nhựa này có nhiệm vụ cố định, không cho rau chìm, trôi, xô lại với nhau. Người “thợ hái” trầm mình dưới nước, đứng giữa các luống rau, dùng tay không để bẻ ngọn rau, thả trôi trên mặt nước.
Vừa hái, người này vừa kéo những ngọn rau vừa thu hoạch đang nổi trên mặt nước về phía sau mình. Hái vào đến bờ, “thợ hái” đưa rau lên vệ đường, nơi có sẵn những người phụ nữ làm nhiệm vụ phân loại, bó lại thành từng bó.
Đứng trên bờ phân loại, bó rau, chị Nguyễn Thị Hoa (38 tuổi, quê Bắc Giang) liên tục đưa mắt nhìn chồng đang trầm mình giữa ruộng mênh mông nước. Chị nói, ở quê khó kiếm được đồng tiền nên vợ chồng chị dắt díu nhau vào đây thuê đất trồng rau nhút. Năm nay là năm thứ 8 chị làm nghề này.
Bà Ngọc (đội nón lá) thuê anh Tuấn hái rau rồi tự mình ngồi phân loại, bó rau trên bờ. “Công việc vất vả lắm, trầm mình dưới nước liên tục khiến da tay, chân, người rộp cả lên. Nếu mặc quần chống thấm nước thì nóng kinh khủng lại còn bị phơi dưới nắng nóng. Thế nên, việc hái rau chỉ người đàn ông khỏe mạnh mới làm được. Ở đây, ít có chị, em phụ nữ nào trầm mình hái rau lắm”, chị Hoa nói.
Khẳng định công việc rất vất vả nhưng chị cho biết, nghề trồng rau nhút vẫn mang lại thu nhập ổn định. Trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình chị vẫn lãi trên dưới 9 triệu đồng. Chị nói, do ít vốn nên chị chỉ thuê được một diện tích nhỏ đất ruộng để trồng rau.
Chị Hoa cung cấp rau cho một tiểu thương ngay tại ruộng với giá ưu đãi. Thu nhập của gia đình cũng bấp bênh theo giá cả loại rau này trên thị trường. Chị cho biết, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá rau sụt giảm thê thảm. Những tháng sau Tết Nguyên đán 2019, rau xanh tốt nhưng thương lái không thu mua.
“Rau này chủ yếu được bán vào các nhà hàng. Nhưng, đợt dịch vừa qua, nhà hàng vắng khách, họ hạn chế mua rau khiến rau ế ẩm. Đến khi tình hình dịch bệnh tạm lắng, giá rau nhích lên thì lại trúng mùa mưa bão. Mưa nhiều khiến rau thối, chết hết cả”, chị Hoa tâm sự.
Bà Ngọc cũng cho biết, người làm nông luôn rơi vào hoàn cảnh được mùa mất giá. Thời điểm này, giá rau đang tăng trở lại. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại đang thất mùa.
Mỗi bó rau như thế này có giá dao động ở mức 40.000 đồng. Bà lý giải: “Vừa qua, khí hậu thành phố trở lạnh, rau co lại, không ra đọt nên bây giờ thị trường thiếu rau. Giá đang cao mà chúng tôi không có rau để cung cấp”. Tại ruộng, sau khi thu hoạch, rau sẽ được những phụ nữ phân loại tại chỗ rồi bó thành từng bó khoảng 40 cọng.
Bà Ngọc nói, rau phân thành 2 loại. Loại rau cọng đều, đẹp… sẽ được đưa đến các nhà hàng. Loại còn lại sẽ được người trồng đem ra chợ hoặc bỏ mối cho các sạp bán rau. Giá rau tại ruộng hiện dao động ở mức 40.000 đồng/bó nặng khoảng 3-4kg.
Chi 6 triệu đồng, gia đình Hà Nội có vườn rau xanh mướt
Năm 2014, anh Huỳnh bỏ ra 6 triệu đồng để thiết kế vườn rau trên sân thượng rộng 35m2. Sáu năm sau, gia đình anh có đủ các loại rau ăn trong bốn mùa.
">Trầm mình dưới nước ngày đêm, rộp người hái rau kịp giao thương lái
Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Xem video:
Shop quần áo 0 đồng
Sáng Chủ nhật, dù phải đi họp phụ huynh cho con, chị Vũ Thị Lan (49 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) vẫn cố gắng ghé vào điểm sinh hoạt văn hóa của khu phố 10, phường 15, quận Tân Bình. Chị nói, tại đây, chị có thể tìm cho mình những bộ quần áo đẹp, hợp thời trang với giá 0 đồng.
Chị Lan cho biết: “Thường ngày, tôi đi thu nhặt ve chai mưu sinh. Mấy ngày qua, tôi nghe ở đây có shop quần áo 0 đồng nhưng chưa tin. Sau đó, thấy nhiều người nói, tôi đến thử. Không ngờ, quần áo ở đây nhiều, đẹp và mới như vậy”.
Được bà Đỗ Thị Hoa (69 tuổi, ngụ khu phố 10, phường 15, quận Tân Bình), người tình nguyện treo, móc quần áo tại shop tận tình hướng dẫn, chị Lan bước vào gian hàng quần áo dành cho trẻ em. Chị muốn tìm cho 2 đứa con của mình vài bộ để các bé có đồ đi chơi Tết.
Shop quần áo 0 đồng được bài trí trong trụ sở điểm sinh hoạt văn hóa của khu phố 10, phường 15, quận Tân Bình. Năm nay khó khăn, dù quyết định không về Phú Thọ để tiết kiệm, chị cũng phải chắt chiu từng đồng để mua quần áo Tết cho các con. Shop quần áo 0 đồng tại khu phố 10 bỗng chốc trở nên hữu ích khi chỉ ít phút, chị đã chọn được 4 bộ quần áo mới, đẹp cho 2 con của mình.
Cùng đến shop tìm, chọn quần áo, một cô gái trẻ cho biết, nhà trọ của cô ở gần điểm sinh hoạt văn hóa của khu phố 10. Do đó, mỗi khi nơi đây có quần áo mới, cô đều ghé để chọn lựa những bộ trang phục phù hợp với mình.
Sau khi chọn được 2 chiếc áo, cô gái xin phép bà Hoa được mở thêm những túi quần áo mới được chuyển đến để tìm thêm. Bà Hoa đồng ý, cô mở túi nilon, lấy ra những chiếc quần Jean mang phong cách trẻ trung, năng động.
Quần áo tại shop phần lớn đều là hàng mới, còn rất tốt, đẹp, hợp thời trang. Bà Hoa cho biết, shop quần áo 0 đồng này hoạt động từ tháng 8/2020, đặt tại điểm sinh hoạt văn hóa của khu phố 10. Ban đầu, shop chỉ bán quần áo cho người dân với giá 0 đồng vào mỗi sáng Chủ nhật. Tuy nhiên, sau này, tại đây còn hỗ trợ thêm sữa, gạo, giày dép, cặp học sinh…
Các loại quần áo tại shop 0 đồng được phân thành 3 gian hàng gồm: quần áo trẻ em, quần áo dành cho nam và quần áo dành cho nữ. Các loại trang phục được treo lên các giá, kệ như trong shop quần áo, siêu thị.
“Shop này do chính quyền khu phố nghĩ ra, thực hiện. Nguồn quần áo được cơ quan đoàn thể khu phố vận động từ người dân, mạnh thường quân. Sau khi shop mở cửa, tôi phụ giúp bằng cách đến sắp xếp, phân loại, treo quần áo lên giá. Quần áo ở đây đa số là hàng mới và rất đẹp chứ không phải đồ cũ, rách, bẩn…”, bà Hoa nói.
Nhiều người đến shop lựa chọn, “mua” quần áo với giá 0 đồng. Lan tỏa hơi ấm sau đại dịch
Cũng theo bà, bằng cách mở shop quần áo 0 đồng, người dân khu phố nơi bà sinh sống đã “lan tỏa hơi ấm, tình yêu thương giữa con người với nhau” sau đại dịch Covid-19. Sau khi shop đi vào hoạt động, rất nhiều người dân lao động nghèo, người thất nghiệp… đến lấy quần áo trong niềm hạnh phúc.
Bà Hoa kể, có nhiều hôm, người dân đến shop đứng chật kín. “Đặc biệt là những hôm shop có giày dép, cặp học sinh,.. nhiều bậc phụ huynh còn dẫn con, em mình đến chọn", bà Hoa nói thêm.
Chị Lan đến gian hàng quần áo nữ để tìm cho mình những bộ trang phục phù hợp. Trao đổi với VietNamNet, anh Trần Minh Hiếu - Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố 10 cho biết, shop quần áo 0 đồng ra đời sau khi cơ quan đoàn thể khu phố nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương.
Anh Hiếu nói: “Sau đại dịch, chúng tôi nhận thấy địa bàn khu phố nhiều người có nhu cầu sử dụng các loại quần áo cũ. Nắm bắt tâm tư trên, cơ quan đoàn thể khu phố bàn bạc với nhau và thống nhất mở shop quần áo 0 đồng”.
Nguồn quần áo tại shop được anh Hiếu cùng các ban ngành, đoàn thể khu phố vận động từ người dân, mạnh thường quân, cơ sở may gia công. Nhận thấy mô hình này đầy tính nhân văn, Hội Chữ thập đỏ phường 15 cũng hỗ trợ khu phố 10 trong việc vận động mạnh thường quân ủng hộ quần áo cho shop.
Chị vui thích khi chọn được 2 bộ đồng phục học sinh cho con của mình tại shop. “Quần áo, giày dép tại shop đa phần là đồ mới, chúng tôi vận động được từ các cơ sở may gia công trên địa bàn. Các loại quần áo cũ được người dân ủng hộ cũng còn rất mới, tốt. Khi ủng hộ quần áo, người dân cũng rất ý thức. Họ tự giặt sạch, xả nước thơm, ủi phẳng, gấp, xếp gọn gàng mới đem đến shop”, anh Hiếu thông tin thêm.
Nguồn cung cấp phong phú nên quần áo tại shop 0 đồng cũng hết sức đa dạng. Chị Lan tỏ ra vô cùng hạnh phúc, bất ngờ khi được bà Hoa giới thiệu 2 bộ áo dài có họa tiết trang trí bắt mắt. Chị phấn khích nói rằng sẽ mặc bộ áo dài này để đi hội hoa xuân vào ngày Tết sắp tới.
Trong khi đó, một người phụ nữ khác lại cẩn thận ướm thử chiếc áo sơ-mi cách điệu. Sau khi chắc chắn đã tìm được chiếc áo yêu thích, chị rảo bước đến khu vực quần áo nam. Ít phút sau, chị rời shop với vài chiếc áo sơ-mi trắng dành cho nam và không quên nói lời cám ơn với bà Hoa.
Một người phụ nữ ướm thử chiếc áo sơ-mi tại shop quần áo 0 đồng. Anh Hiếu cho biết, sau khi shop quần áo 0 đồng ra đời, anh và cơ quan đoàn thể khu phố không chỉ được người dân lao động nghèo, người thất nghiệp biết ơn mà người có điều kiện hơn cũng rất vui và nhiệt tình ủng hộ shop.
“Bà con rất vui và cám ơn vì shop đã giúp những người còn thiếu có được trang phục mà họ cần. Shop không phân biệt đối tượng đến lấy quần áo, giày dép... Ai cũng có thể đến đây, lấy tất cả các mặt hàng được chúng tôi trưng bày với giá 0 đồng”, anh Hiếu chia sẻ.
Cũng theo anh, việc người khá giả đến shop 0 đồng lấy quần áo thường rơi vào các trường hợp là chủ phòng trọ. Họ đến shop lấy quần áo về để tặng, giúp đỡ những gia đình, cá nhân khó khăn đang thuê, ở trọ tại cơ sở của mình.
Người phụ nữ này cũng đang tìm kiếm những bộ quần áo phù hợp cho con của mình tại shop. “Ngoài ra, đợt miền Trung mưa lũ vừa qua, nhiều người cũng đến shop lấy quần áo. Hỏi ra, chúng tôi mới biết họ lấy quần áo để gửi cho bà con vùng lũ. Thấy vậy, chúng tôi cũng vận động, gửi thêm ra miền Trung một số quần áo mới”, anh Hiếu nói thêm.
Anh Hiếu cũng cho biết, thời điểm hiện tại, shop quần áo 0 đồng đã mở cửa được 22 phiên vào mỗi Chủ nhật hàng tuần. Và, shop chỉ giải thể khi người dân không còn nhu cầu “mua” quần áo với giá 0 đồng.
Người Sài Gòn mở 'Shop 0đ', lan tỏa thú vui trồng cây
Với khát vọng “xanh hóa” những mảng bê tông trần trụi, họ lập ra các ''Shop 0đ'', nơi mọi người có thể đến ngắm, tùy ý lấy cây, hạt giống… về trồng miễn phí.
">Cửa hàng 0 đồng nhiều quần áo mới, đẹp, người dân vui khi đến lấy
- – Sau 50 năm chinh phục các khán giả yêu cải lương, 'Tần nương thất' sẽ được tái hiện lại trên màn ảnh nhỏ.Linh Nga lần đầu trải lòng sau cuộc tình với Thuyết "buôn vua"">
Vở cải lương đẫm lệ được chuyển thể thành phim truyền hình
- Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, tiết Lập Xuân - giao thời giữa năm 2020 và năm 2021 bắt đầu từ 21h59 phút ngày 3/2/2021 dương lịch (tức đêm 22/12/2020 âm lịch). Ngày Lập Xuân đầu tiên là ngày 4/2/2021 dương lịch trùng với ngày ông Công ông Táo 23/12/2020 âm lịch.
Dưới đây là tư vấn của chuyên gia Song Hà về những điều nên và không nên làm trong ngày Lập Xuân đầu tiên.
Ảnh: VietNamNet Những điều không nên làm trong ngày Lập Xuân đầu tiên
1/ Không được tổng vệ sinh, quét dọn nhà cửa vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
2/ Không đổ rác ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
3/ Không cho nước vào ngày Lập Xuân đầu tiên.
Người Việt quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi "tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.4/ Không tranh cãi, bất hòa vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
Vào ngày này, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
5/ Kiêng quan hệ nam nữ, sinh hoạt vợ chồng vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
Trong ngày Lập Xuân đầu tiên của tiết Lập Xuân, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào ngày này sẽ dẫn đến những vận hạn đen đủi, thậm chí là đại hạn.
7/ Không vay tiền, mượn tiền, trả tiền vào đêm 22/12 âm lịch đến hết ngày Lập Xuân đầu tiên 23/12 âm lịch.
Ngày này tư gia đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt. Tuy nhiên, riêng khối ngân hàng, tài chính thì khác, càng cho vay được nhiều thì lại càng tốt.8/ Kiêng nói những điều xui xẻo vào ngày Lập Xuân đầu tiên.
Những phát ngôn trong ngày Lập Xuân sẽ ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
9/ Kiêng mặc quần áo đóng bộ gồm cả 2 màu trắng, đen trong ngày Lập Xuân đầu tiên.
Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen kết hợp cùng lúc là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy vào ngày Lập Xuân đầu tiên nên mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ, tăng cường may mắn.
Nếu vì công việc hay đó là gu thời trang thì nam mặc vest có thể dùng cà vạt hay cài áo màu đỏ, xanh lá, xanh lam nữ dùng khăn quàng cổ hoặc cài áo màu sắc tươi tắn...
Những điều nên làm trong ngày Lập Xuân đầu tiên
1/ Tham gia các bữa tiệc hỷ, họp mặt vui vẻ để tinh thần lạc quan, sảng khoái (nhưng năm nay dịch Covid-19 nên ta không đến chỗ đông người).
2/ Trong ngày Lập Xuân đầu tiên nên dậy sớm để hít thở không khí trong lành, tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
3/ Nên làm nhiều việc thiện, xuất phát từ cái tâm của mình chứ không phải chỉ để mong chờ phúc báo.
4/ Trồng hoặc mua thêm cây xanh đặt quanh nhà để tăng thêm sắc xanh, thay đổi vận khí, giúp phong thủy luân chuyển theo hướng tích cực hơn.
5/ Nếu trong nhà có thờ cúng nên sắm chút hoa quả mùa xuân để thắp hương ngày Lập Xuân đầu tiên.
Xem thêm video: Màn bắn pháo hoa đón năm mới 2021:
Ngày ông Táo trùng ngày Lập Xuân, cúng và tỉa chân nhang thế nào cho đúng?
Ngày 23 tháng Chạp năm nay trùng ngày 4/2 (dương lịch) - ngày Lập Xuân nên không thể rút tỉa chân nhang vì sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.
">Những kiêng kỵ trong ngày Lập Xuân để may mắn cả năm Tân Sửu