您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh

Thiếu thuốc ở TPHCM "không phải vướng ở cơ chế"

NEWS2025-01-16 15:40:55【Kinh doanh】1人已围观

简介Tối 24/10,ếuthuốcởTPHCMquotkhôngphảivướngởcơchếbang xep hang vdqg y Bộ Y tế đã thông tin về tình hìnbang xep hang vdqg ybang xep hang vdqg y、、

Tối 24/10,ếuthuốcởTPHCMquotkhôngphảivướngởcơchếbang xep hang vdqg y Bộ Y tế đã thông tin về tình hình thực tế việc cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ điều trị của hệ thống y tế TPHCM và một số địa phương ở khu vực phía Nam.

"Chỉ còn những điểm nghẽn nhỏ"

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), theo báo cáo của thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bích Nhân, Trưởng khoa Dược, nơi này về cơ bản không thiếu thuốc thường quy.

Cách đây một năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 có tình trạng thiếu thuốc Gamma globulin điều trị bệnh tay chân miệng, nhưng không phải xuất phát từ nguyên nhân thiếu văn bản quy phạm pháp luật trong công tác mua sắm, mà chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng, do không kịp nhập khẩu thuốc về Việt Nam.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận 7.000-8.000 bệnh nhân ngoại trú và hơn 1.000 bệnh nhân nội trú. Đây cũng là cơ sở y tế có lượng bệnh nhân đông nhất các tỉnh phía Nam hiện tại.

Thiếu thuốc ở TPHCM không phải vướng ở cơ chế - 1

Nhà thuốc tại một bệnh viện ở TPHCM (Ảnh: BYT).

Phó Giáo sư Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24 ngày 27/02/2024, chỉ cần tối thiểu 1 báo giá là có thể xây dựng được giá kế hoạch (thay vì phải 3 báo giá như trước đây).

Trường hợp bệnh viện thu thập được nhiều hơn 1 báo giá thì được lấy báo giá cao nhất làm giá kế hoạch, trên cơ sở phù hợp với yêu cầu chuyên môn và khả năng tài chính của bệnh viện.

Từ quy định trên, đến nay về cơ bản, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM không còn thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị, do công tác dự trù được xây dựng cả năm và tiến hành đấu thầu liên tục. Chỉ còn những điểm nghẽn nhỏ trong công tác đấu thầu vật tư, trang thiết bị y tế, do phân nhóm để tiến hành thầu.

"Tỷ lệ đấu thầu, mua sắm của bệnh viện đến nay đạt 80%. Còn lại do khách quan của chuỗi cung ứng, do nhà thầu, do đứt gãy nguồn cung. Việc vướng mắc và kéo dài thời gian cung ứng do chờ xin gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành thuốc", ông Minh Anh cho hay.

Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM so sánh, trước đây khi chưa có Luật, Nghị định và thông tư hướng dẫn, khó khăn nhất của đấu thầu, mua sắm là lấy giá kế hoạch các danh mục đấu thầu, với quy định tối thiểu phải có 3 báo giá và thầu giá thấp nhất.

Bên cạnh đó, chỉ cần có một loại trong danh mục đấu thầu không lựa chọn được báo giá, hoặc giá thấp làm ảnh hưởng cả gói, thì cũng không triển khai được gói thầu.

Thiếu thuốc ở TPHCM không phải vướng ở cơ chế - 2

Máy CT tại một bệnh viện công lập (Ảnh: Hoàng Lê).

Nhiều mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế chỉ lấy được một báo giá trên thị trường, do đặc thù máy hãng nào đi với hóa chất hãng đó. Sau nhiều trường hợp vướng mắc về pháp lý trong mua sắm, không ít đơn vị có tâm lý e ngại.

"Một cái bóng của máy chụp CT có giá chừng 2-4 tỷ đồng. Trung bình 1-2 năm, máy này phải thay bóng một lần. Yêu cầu phải làm 3 báo giá mới mua được là một thách thức đặt ra với các cơ sở y tế. Không đơn vị nào dám mua sắm...", Phía Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM dẫn chứng.

Do khách quan, không phải vướng ở cơ chế

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, trung bình một ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân ngoại trú, hơn 1.000 ca nội trú.

Thực trạng thiếu thuốc của nơi này chủ yếu liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới. Các đơn vị sản xuất thuốc trong nước cũng chậm trễ cung cấp, do thiếu nguyên liệu nhập khẩu.

Theo bác sĩ Việt, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn có tình trạng thiếu thuốc, nhưng chủ yếu nằm ở lý do khách quan, như giá thuốc quá rẻ không đơn vị nào tham dự thầu, hay thuốc hiếm chỉ có rất ít nhà cung cấp.

Thiếu thuốc ở TPHCM không phải vướng ở cơ chế - 3

Việc thiếu thuốc ở Bệnh viện Chợ Rẫy chủ yếu nằm ở lý do khách quan (Ảnh: Hoàng Lê).

Hoặc có những đơn vị trúng thầu nhưng đến thời điểm giao thuốc, vật tư lại không thể nhập hàng do đứt gãy nguồn cung, kéo dài thời gian cung ứng đến 4-5 tháng. Trong những trường hợp này nếu không có thuốc thay thế, bệnh viện rất khó cung ứng được đầy đủ.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hữu Quang, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk chia sẻ, thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế của địa phương chủ yếu diễn ra thời gian trước, khi chưa có Thông tư, Nghị định hướng dẫn, khiến nhiều cơ sở y tế không dám đấu thầu vì sợ lao lý.

Cụ thể, Đắk Lắk có khoảng trống 6 tháng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Thời gian qua, Sở Y tế tỉnh đã tiến hành làm danh mục khung trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, Đắk Lắk đã đáp ứng khá đủ thuốc và đang phê duyệt 30 gói thầu cho 20 cơ sở y tế.

Còn theo ông Lê Ngọc Danh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TPHCM, việc thiếu thuốc giai đoạn vừa qua được báo chí đề cập không phải vướng ở cơ chế mua sắm mà chủ yếu vướng chuỗi cung ứng.

Ông Danh nhận định, TPHCM là địa bàn đặc thù với nhiều bệnh viện làm nhiệm vụ trung ương. Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, ngoài dự trù cho nhu cầu người dân Thành phố, các cơ sở y tế tại đây còn phải đáp ứng nhu cầu điều trị của các địa phương lân cận, nên xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

"Dịch tay chân miệng năm 2023, TPHCM thiếu thuốc điều trị chủ yếu do phải điều tiết cho điều trị người bệnh tại chỗ ở một số địa phương. Ngoài ra, một số thuốc được cấp số đăng ký nhưng thực tế không được nhập khẩu về, địa phương phải cấp đơn hàng nhập khẩu đặc biệt", ông Danh dẫn chứng.

很赞哦!(6)