Đứa trẻ chừng 6 tuổi đứng bên cạnh mẹ nhìn chăm chú không rời mắt món đồ chơi trước mặt. Nó níu tay mẹ đòi mua bằng được chú chuột làm bằng nhựa có màu vàng sặc sỡ...
Con chuột thật đẹp,ÔnglãoởnhàthờĐứcBàgiá sh 2020 được đặt trong mâm chung với nhiều món đồ chơi khác để trên vỉa hè trước công viên nhà thờ Đức Bà (P. Bến Nghé Q. 1 TP.HCM). Người bán, ít ai nghĩ đó là ông ông cụ tuổi gần 80 với mái tóc bạc phơ. Gương mặt ông rất tươi và mỗi lần bán được một món đồ chơi, ông nở một nụ cười rạng rỡ.
Ông Nguyễn Kim Hạnh |
Ông tên là Nguyễn Kim Hạnh nhưng bà con bán hàng cũng như những khách hàng quen biết với ông vẫn thường gọi ông bằng cái tên "ông Chuột", hay ông Sáu Hạnh.
Tuổi đã cao nhưng ông Sáu Hạnh vẫn luôn vui tươi, kiên nhẫn ngồi hàng giờ tạo ra những món đồ chơi dân gian. Ít ai biết, trước khi đến với nghề, ông đã trải qua nhiều công việc. Ông từng làm ruộng ở quê, trồng cây ăn trái. Ông cũng đã viết truyện ngắn đăng báo, làm gia sư, bán bong bóng dạo. Cuối cùng, ông bén duyên với nghề làm đồ chơi dân gian.
"Ban đầu tôi chỉ làm một ít con chuột đơn giản có màu sắc khác nhau. Tôi mang ra công viên nhà thờ Đức bà, trước bưu điện thành phố bán nhưng không mấy ai để ý. Buồn buồn, tôi lấy nó ra chơi vô tình chúng chạy đụng phải người đi bộ. Họ tưởng chuột thật la lên, hoảng sợ...". Ông hồi tưởng và kể lại với chúng tôi.
"Định thần nhìn lại, nhiều người biết là chuột đồ chơi nên chú ý. Họ đến bên tôi, nhờ tôi vận hành cho mấy con chuột chạy. Họ thích thú lắm. Hôm ấy, tôi bán hết mâm đồ chơi. Niềm vui của tôi lúc này là muốn nhìn thấy các cháu vui đùa bên những con vật mộc mạc đơn sơ đó.
Tuổi thơ của tôi ngày xưa cũng thế. Muốn có một con chuột, con chim phải tự làm hoặc nhờ cha chú làm mới có mà chơi. Ngày nay giữa rừng đồ chơi hiện đại, những con chuột, con chim bằng giấy, bằng đất vẫn còn nguyên giá trị của nó. Các cháu vẫn đón nhận nó. Khi bán những món đồ chơi như thế tôi có cảm giác như gần gũi với các cháu hơn...".
Thấm thoát mà đã 28 năm gắn bó với những món đồ chơi dân dã rẻ tiền đó. Ông Sáu Hạnh đã làm nhiều con vật như rùa, rắn, bươm bướm, chim, chuột với nhiều màu sắc phong phú.
Đôi bàn tay co quắp do dị tật từ nhỏ, ông Sáu Hạnh vẫn miệt mài giữ nghề với ước muốn trẻ em có một kí ức tuổi thơ trong sáng. Món đồ chơi của ông chỉ là tấm nhựa được tạo hình các con vật, sau đó các con vật sẽ được gắn vào bánh xe làm bằng đất sét có quấn chỉ. Người chơi chỉ cần kéo cao cọng chỉ rồi con vật sẽ tự chạy.
Đôi bàn tay co quắp cầm món đồ chơi. |
Mỗi ngày cứ từ 16 giờ ông Hạnh lại bắt đầu đi bán. Dạo quanh Sài Gòn trên chiếc xe đạp điện ông như cảm thấy cuộc sống mình trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Giữa trung tâm Sài gòn, ông tiếp xúc với khá nhiều người nước ngoài.
Khả năng nói tiếng Anh và tiếng Pháp của ông rất lưu loát. Nhờ thế mà ông có dịp giới thiệu với người nước ngoài về những món đồ chơi bình dị đặc trưng của Việt Nam mình. Ông nói với chúng tôi, lớp trẻ bây giờ phải luôn học hỏi trau dồi kĩ năng, biết ngoại ngữ để có dịp giới thiệu những nét văn hóa dân tộc ta.
Ông Hạnh vui vẻ hướng dẫn khách nước ngoài cách chơi |
"Tôi làm nghề này không phải vì nghèo khó. Tôi còn khỏe còn làm việc được nên tôi chưa muốn nhờ đến con cái. Ông chia sẻ: “Giờ con cái tôi cũng thành đạt cả rồi, tất cả đều đã ổn định và có sự nghiệp riêng. Chúng nó khuyên tôi nên nghỉ bán. Thế nhưng, tôi muốn tiếp tục nghề này vừa lo được cho bản thân, vừa có niềm vui. Nhờ đi bán tôi mới có dịp gặp được nhiều người để nói chuyện, tâm sự học hỏi được nhiều điều thú vị.
Tôi sẽ gắn bó với nghề này cho đến khi nào không còn đủ sức bởi nghề bán đồ chơi dân gian là thứ mà tôi đã dành nhiều tâm huyết. Nó mang đến cho tôi niềm vui trong cuộc sống. Tôi nguyện sẽ giữ gìn nó để không bị lãng quên. Ông trải lòng với chúng tôi...", ông bộc bạch.
Cậu bé người nước ngoài thích thú với món đồ chơi |
Với những hạt má lẹ cùng que tre dẻo dai, các cụ bà người Thái đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) có thể mê mải suốt ngày với trò chơi truyền thống từ thuở thiếu nữ mỗi dịp tết đến, xuân về.