您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
NEWS2025-03-30 21:27:51【Giải trí】6人已围观
简介 Hư Vân - 28/03/2025 04:35 Nhận định bóng đá g giá vàng the giới hôm naygiá vàng the giới hôm nay、、
很赞哦!(495)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
- Lời chúc Giáng sinh và Noel 2020 ngắn gọn, ý nghĩa nhất
- Từ nào trong tiếng Việt có bốn chữ 'A'?
- Chàng trai Quảng Nam cầu hôn bạn gái tiếp viên hàng không ở độ cao 10.000m
- Nhận định, soi kèo America de Cali vs Boyaca Chico, 8h10 ngày 28/3: Khó cản chủ nhà
- Ấn Độ và kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ bay quanh Mặt Trăng
- Con rắn ở đâu giữa đám lá khô?
- Sau 30 năm hôn nhân, sững sờ trước tin nhắn ngoại tình của chồng
- Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
- Buổi họp lớp đầy xúc động, mắt ai cũng đỏ hoe
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính
Thông báo được đưa ra sau nhiều tháng suy đoán về thời điểm BYD sẽ ra mắt xe điện tại thị trường này. Trước đó, BYD Hàn Quốc đã tham gia thị trường xe thương mại tại Hàn Quốc từ 2016 với các dòng xe buýt và xe tải điện.
Đại diện hãng cho biết đã xem xét khả năng phát triển kinh doanh ôtô con tại Hàn Quốc trong vài tháng qua. Theo đó, các bước chuẩn bị cho việc ra mắt chính thức đang được tiến hành, bao gồm thiết lập mạng lưới khu vực cho hoạt động bán hàng và dịch vụ ban đầu, tuyển dụng nhân sự, chứng nhận phương tiện, lập kế hoạch tiếp thị và đào tạo nhân viên.
Chưa công bố cụ thể mẫu xe và ngày ra mắt tại Hàn Quốc, nhưng việc gia nhập của tập đoàn Trung Quốc vào thị trường này dự kiến làm tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện địa phương vốn chủ yếu do Hyundai và Kia chiếm lĩnh.
">BYD sẽ đấu với Hyundai và Kia tại Hàn Quốc trong 2025
Chuyến xe định mệnh
Căn nhà cấp bốn của bà Nguyễn Thị Phượng (tên gọi khác là Hợp), hơn 50 tuổi, nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở đường số 2, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Vừa điều trị xong căn bệnh xuất huyết dạ dày và giãn thanh quản nên sức khỏe bà Hợp còn yếu, da mặt xám lại, người tiều tụy.
Bà Hợp cố nén nước mắt kể lại. “Tôi bị lạc gia đình khi còn rất nhỏ. Tôi không biết năm đó mình mấy tuổi, nhà chính xác ở đâu. Tên và tuổi của tôi bây giờ là do các sơ tự đặt”, bà Hợp mở đầu câu chuyện.
Bà Hợp ngày còn trẻ. Trong ký ức ít ỏi, bà Hợp chỉ nhớ bà là con gái út trong gia đình có anh hai (anh cả) tên Sơn, hai chị gái tên Lệ và Linh. Nhà bà trước đây ở gần nơi ở của một trạm lính Mỹ. Đường vào nhà là đường đất, nhỏ hẹp. Quanh nhà có nhiều cát trắng và cây xanh. Bà chỉ nhớ có mẹ tên là Mai, còn bố là lính ngụy trước 1975.
“Lâu lâu, ba tôi mới về nhà một lần. Mỗi lần về, ba mặc đồ rằn ri, đội mũ cối, đi trên xe jeep và mua quà bánh cho anh em tôi. Có lần ba chở tôi trên xe jeep về thăm nội, đường đi cũng không xa lắm”, bà Hợp hồi tưởng về quá khứ.
Một ngày, ba bà về nhà giữa khuya, mua cho các con ổ bánh mì to. Do chưa ngủ nên bà nghe được ba mẹ nói chuyện với nhau. “Tôi nghe ba nói, bằng giá nào cũng phải lo cho các con, nhất là bé Hợp. Sau đó, ba đi”, bà Hợp nhớ lại.
Sáng hôm sau, một chiếc xe không có mui, chỉ có hai hàng ghế dài hai bên đến nhà (loại xe nhà binh - lời bà Hợp). “Mẹ lấy theo ít vật dụng rồi đưa 4 anh em tôi ra xe. Sau đó, có mấy gia đình khác cũng lên xe”, bà Hợp kể.
Trên đường đi, chiếc xe bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn rồi lật nhào. Tỉnh dậy, bà thấy mình nằm trong khu lều bằng dù trắng, toàn thân đau đớn, cánh tay phải đã bị mất. Trong lều còn có nhiều người bị thương, người bê bết máu.
Sau khi hồi phục sức khỏe, bà được một người phụ nữ ở vùng cầu Giồng Ông Tố (nay là đường Nguyễn Thị Định, Quận 2) nhận nuôi.
Bà hợp cho biết, từng trải qua ba lần bệnh thập tử nhất sinh, giờ đây, bà chỉ mong mình có sức khỏe để được gặp lại người thân. 15 tuổi bị bán đi làm vợ
Ở với mẹ nuôi, bà đi mót lúa, chăn vịt. Một lần đi chăn vịt để vịt đi lạc, bà bị mẹ đánh nên bỏ nhà đến sống ở khu vực chợ Thủ Thiêm (nay là quận 2).
Nhìn thấy bé gái tội nghiệp, bị cụt một tay các dì, các tiểu thương ở chợ cho ăn, mua quần áo cho mặc. Họ cũng đặt tên cho bà là Hợp.
Một lần, bà leo lên phà qua quận 1 chơi rồi bị thu hút bởi đèn đường sáng rực về đêm, các hàng quán bày biện đẹp mắt, người, xe cộ đi lại nhộn nhịp. Chỉ có bộ quần áo trên người, ban ngày bà Hợp lang thang xin ăn, chiều xuống bến Bạch Đằng tắm, tối thì đến gầm cầu, leo lên các sạp bán hàng ở chợ ngủ.
“Có những đêm sốt cao, tôi chỉ biết nằm co ro chịu đựng. Tôi còn bị đánh, hắt hủi, may mắn không bị xâm hại”, giọng bà Hợp lắng lại.
Những năm sau đó, bà lang thang khắp Sài Gòn, leo lên xe khách, lên tàu hỏa đến nhiều tỉnh khác nhau. Vì vậy, mẹ nuôi không tìm được bà.
Chồng bà Hợp đã bỏ đi khi vợ nằm viện điều trị. Giờ đây, trong căn nhà chỉ có ba mẹ con bà ở. Vì vậy, bà càng khát khao tìm được gia đình để hai con trai biết nhà ngoại như thế nào, ở đâu. Một lần nữa, bà Hợp được một người phụ nữ đưa về nhà nuôi. Ở với người này, bà phải đi xin tiền đưa về cho mẹ. “Hôm nào tôi xin được nhiều còn có cơm ăn. Hôm nào tôi xin được ít tiền sẽ bị mẹ đánh”, bà Hợp nhớ lại.
15 tuổi, bà Hợp bị mẹ nuôi bí mật bán cho một người đàn ông. Làm vợ người đàn ông được một tuần, bà bỏ trốn, tìm về nhà mẹ nuôi thì người phụ nữ này đã chuyển đi nơi khác. Vậy là, một lần nữa, bà lại phải sống cảnh lang thang. “Có mấy lần, tôi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng bỏ trốn ra ngoài. Không hiểu sao lúc đó tôi lại làm như vậy”, bà Hợp giải thích.
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Cuộc đời bà Hợp chỉ bắt đầu bình yên khi lấy chồng và sinh lần lượt hai con trai.
Năm 1999, được sự giúp đỡ của một người phụ nữ người nước ngoài cùng sự chắt chiu trong thời gian đi làm giúp việc, lao công, bà mua được căn nhà để ổn định chỗ ở.
Cuối năm 2019, bà được nhà hàng xóm cho chiếc tivi kết nối được internet. Một lần mở tivi lên, bà Hợp xem được chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly. Nghe những câu chuyện của người thất lạc gia đình đi tìm nhau, nhìn thấy người ta tìm được người thân, ôm nhau hạnh phúc, nước mắt bà rưng rưng.
Bà Hợp gặp lại gia đình ông Đúng đã cưu mang bà năm xưa. Ảnh: NVCC. “Từ khi lạc bố mẹ, các anh chị, tôi nhớ họ lắm. Có lúc, tôi rất buồn, tự hỏi sao số phận mình cực khổ vậy. Nước mắt lúc đó cứ chảy ra, muốn đi tìm gia đình nhưng không biết làm sao”, mắt ngấn lệ, bà Hợp nói.
Xem xong chương trình, bà cùng con trai đến ban tổ chức nhờ tìm gia đình giúp.
Đọc được thông tin, nhìn hình ảnh của bà Hợp, ông Võ Văn Đúng, 61 tuổi, ở phường Cát Lái, Quận 2 nhận ra ngay cô bé mất cánh tay từng được mẹ và chị đem về nuôi 50 năm trước.
Ông Đúng kể, ông còn nhớ thời điểm đó vào khoảng năm 1968. Lúc đó, ông khoảng 9-10 tuổi. Khi đi học về, ông thấy trong nhà có bé gái cụt tay, khoảng 5 tuổi bị lạc gia đình và được bà Chín Ốm (con gái nuôi của mẹ ông Đúng) đưa về nuôi.
Ngay lập tức, ông gọi cho bà Hợp theo số điện thoại mà người đăng tin cung cấp.
Được gặp lại gia đình đã cưu mang mình năm xưa, bà Hợp mừng khôn xiết. Vừa ngắt điện thoại, bà nói con trai lớn chạy xe máy từ quận Thủ Đức sang Quận 2 gặp gia đình ông Đúng ngay. "Tôi vui lắm. Mẹ nuôi tôi (bà Chín Ốm) đã đi đâu không ai biết, nhưng từ nay tôi còn có một nơi nữa gọi là gia đình", bà Hợp nói.
Bà Hợp cho biết, bà từng trải qua 3 lần bệnh tưởng như không còn sống được nữa vì vậy, sức khỏe bà ngày càng yếu. Chồng bà thì đã bỏ đi khi vợ đang nằm viện điều trị bệnh. Điều bà mong bây giờ là có thể tìm lại được người thân.
"Tôi đã làm xong thủ tục giấy tờ tùy thân cho các con rồi. Căn nhà này, tôi cũng sẽ làm thủ tục cho hai con trai. Bây giờ, tôi chỉ mong được ôm bố mẹ, các anh chị trong tay, để hai con tôi còn có người thân khi mẹ có mệnh hệ gì", bà Hợp nói, nước mắt cứ thế lăn dài trên má.
Độc giả có thông tin về người thân của bà Hợp vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc gọi về số điện thoại 0989167408 (anh Tài - con trai bà Hợp) hoặc 0372909874 (bà Hợp). Trân trọng cảm ơn.
Người mẹ miền Tây khóc cạn nước mắt tìm con mất tích suốt 6 năm
Suốt 6 năm qua, người mẹ miền Tây rong ruổi khắp nơi kiếm tìm đứa con trai mất tích. Hành trang của bà là nước mắt và tấm chăn bị cháy thủng.
">Người phụ nữ lạc gia đình từ nhỏ, mong mỏi tìm được cha mẹ
Phát biểu tại phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng 8/10 về Luật Nhà giáo, bà Hải nhắc lại một loạt vụ việc liên quan nhà giáo mà báo chí phản ánh thời gian qua.
Chẳng hạn như giáo viên vận động phụ huynh góp tiền mua máy tính xách tay cho mình ở TP HCM; nhiều giáo viên, thủ quỹ sai phạm khi thu tiền của học sinh, bị điều tra tại Bình Thuận. Đặc biệt, theo bà Hải, hành vi thân mật của một cô giáo ở Hà Nội với nam sinh lớp 10 diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều em khác, trong khung cảnh sư phạm tôn nghiêm là rất phản cảm.
"Ngày trước chúng tôi được học nghiệp vụ sư phạm, tâm lý trẻ em, được dạy rất nhiều kỹ năng, kể cả việc không nên mặc quần áo quá sặc sỡ khi lên lớp vì có thể gây ảnh hưởng đến sự chú ý của học sinh", bà Hải, từng là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ.
">Dự thảo Luật Nhà giáo cần cụ thể về bồi dưỡng đạo đức giáo viên
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
Chánh Tín khi chưa gặp tai nạn.
Lúc đó, dù học về xây dựng nhưng Tín nhận ra mình thích kinh doanh. Anh quyết định trích số tiền kiếm được từ công việc làm thêm để học các khoá học về kinh doanh, marketing. Thời điểm năm 2009 là lúc anh thực sự có sự bứt phá về thu nhập nhờ nhiều công việc khác nhau.
Tín đi đến một quyết định bước ngoặt: bảo lưu kết quả đại học để cùng gây dựng lại một doanh nghiệp công nghệ đang trên bờ vực phá sản.
Công ty chuyên buôn bán điện thoại, máy tính - những sản phẩm mà vào thời điểm đó nếu ai sở hữu đã được gọi là khá giả. Nhờ sự nhạy bén cộng với thị trường nhiều tiềm năng, công việc của Tín ngày một phát triển.
Lúc ấy, mỗi ngày anh chỉ ngủ 4-5 tiếng, lao vào làm việc như một cái máy. Bạn bè gọi anh là “cỗ máy kiếm tiền”, nhìn đâu cũng ra lợi nhuận. Khi bạn bè còn đang đi thực tập thì anh đã kiếm được thu nhập không nhỏ cho bản thân và tạo thu nhập cho người khác.
Nhưng khi trồng cây đã đến ngày ăn trái thì cuộc đời lại muốn thử thách anh nhiều hơn. Vào một đêm cuối tháng 10/2010, sau khi chở đồng nghiệp về nhà an toàn bằng xe máy, anh gặp tai nạn giao thông. Xe của anh va vào rào chắn ở môt đoạn đường đang thi công.
Lúc mở mắt tỉnh dậy trong bệnh viện, bạn anh đã có mặt bên giường bệnh. Nhưng cả hai đều nghĩ rằng anh chỉ bị xây xước nhẹ.
Cảm giác đầu tiên của Tín khi mở mắt là không cử động được cổ, không có cảm giác gì toàn bộ cơ thể, trừ 2 cánh tay. Rất nhanh sau đó, anh cảm thấy khó thở. Sau khi được thăm khám và chẩn đoán, anh nghe các bác sĩ nói: “Ca này phải chuyển lên Chợ Rẫy”. Lúc ấy, anh mới lờ mờ nhận ra rằng hậu quả của vụ tai nạn không đơn giản như anh nghĩ.
Lên đến Bệnh viện Chợ Rẫy, anh được đặt ống thở. Ban đầu, đau đớn khiến cơ thể anh không hợp tác. Chỉ đến khi nghe bác sĩ nói: “Cố lên, nếu không đặt được ống thở thì Tín không thể thở được”, anh mới nhận ra rằng mình không còn lựa chọn nào khác.
Thời điểm ấy, máy thở còn rất hiếm nên trong suốt 10 ngày đặt ống, người thân phải ngồi cạnh bóp bóng thở cho Tín 24/24. Mỗi người chỉ ngồi bóp bóng chừng 2 tiếng đồng hồ là đã mệt. Người thân, bạn bè đổ vào bệnh viện thay phiên nhau giúp anh duy trì sự sống.
Trong những ngày nguy kịch ấy, Tín đã tắt thở vài lần. Lần căng thẳng nhất, Tín vẫn nhớ, những hình ảnh trong cuộc đời anh từ khi còn nhỏ cứ lần lượt trôi qua trong tiềm thức như những thước phim. Khi “đoạn phim” kết thúc cũng là lúc Tín mở mắt choàng tỉnh. Tín nghe các bác sĩ đứng cạnh giường bệnh nói với nhau: “Qua cơn nguy kịch rồi”.
Phòng Tín nằm có 10 người được đưa vào thì 5 người được đắp mền đưa ra. Anh may mắn nằm trong số 5 người còn lại. Năm ấy, Tín mới 23 tuổi.
Tín và bạn bè trong bệnh viện. Hai mươi ngày sau đó, anh vẫn nằm bất động ở Bệnh viện Chợ Rẫy, thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dày, mũi miệng đầy ống và dây. Chỉ duy nhất đôi mắt anh là cử động được.
“Nhìn sang, tôi thấy mẹ đang gục trên giường. Tôi tự hỏi mình đang làm gì ở đây, tại sao lại là tôi và tại sao lại là lúc này”.
“Mẹ bảo tôi: ‘Con ráng lên, vài ngày nữa con sẽ khỏe lại. Công việc, cuộc sống đang đợi con ở phía trước”.
Năm ngày cuối, anh được tháo hết ống dẫn trên mặt, nhưng lúc này anh bị tắt tiếng, không thể nói được. Anh bắt đầu thấy sợ, sợ những ngày đã qua, sợ những ngày phía trước… Nhưng anh không dám khóc vì sợ bố mẹ và những người xung quanh buồn. Anh chỉ lặng lẽ khóc một mình khi đêm xuống.
Sau cơn nguy kịch, Tín được đưa qua Bệnh viện Phục hồi chức năng TP.HCM. Lúc này, anh lại nhen nhóm hi vọng mình sẽ khoẻ lại. Nhưng khi nghe bác sĩ nói “bệnh của em không tính bằng ngày tháng mà tính bằng năm”, Tín như chết lặng. “Nó còn đau còn hơn lúc tôi không thở được. Lúc ấy, tôi lại ước gì mình được trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy và đi ra ngõ sau”.
Sau 2 tháng tập luyện không có chuyển biến gì, Tín được thông báo “em hết cơ hội rồi, cho em xuất viện về. Khi nào có thêm chuyển biến thì lại vào tập tiếp”.
Đúng 3 tháng sau tai nạn, Tín được nhìn thấy đường phố, được hoà mình vào dòng người đông đúc. Nhưng bỗng dưng Tín cảm thấy mình không còn thuộc về nó, không còn thuộc về không gian quanh mình.
Cái Tết đầu tiên trên xe lăn, anh ngồi nhìn mọi người đi chúc Tết. Bạn bè đến thăm anh nhiều, nghe mọi người nói chuyện, hẹn hò nhau, anh cười nói đó nhưng thấy trong lòng trống trải.
Khi chỉ còn một mình, anh ước gì mình có thể đứng bật dậy khỏi chiếc xe lăn. Anh cố hết sức để di chuyển cơ thể nhưng bất thành.
Không còn lựa chọn nào khác, anh dần học cách chấp nhận thực tại. Lúc này, anh phải về quê với bố mẹ, không còn thu nhập, lại đang nợ ngân hàng tiền vay sinh viên, tiền chữa bệnh cũng đã cạn kiệt.
Toàn bộ cơ thể của anh không cử động được, trừ hai cánh tay. Hai bàn tay của anh cũng mềm rũ, không làm chủ được các đầu ngón tay. Những ngày đầu, anh không biết mình sẽ làm gì, tương lai sẽ đi về đâu. Anh chỉ biết làm một việc duy nhất: Không bỏ cuộc.
Chánh Tín mô tả cách sử dụng máy tính bảng bằng đôi tay không cử động được.
Tận dụng hết những kiến thức đã được học và kinh nghiệm làm việc sau nhiều năm lăn lộn kinh doanh, anh chọn công việc mua bán điện thoại đúng lúc thị trường này đang sôi động.
Anh bắt đầu khi trong tay không có bất cứ đồng vốn nào. “Tôi liên hệ với đầu mối nhờ họ bỏ hàng, rồi chuyển sang cho người bán lẻ. Tôi bắt đầu kiếm được khoản chênh lệch. Cứ thế phát triển dần dần, đến cuối năm 2011, tôi nhờ một cậu em chỉ giúp cách dùng Facebook”.
Ngoài việc kinh doanh điện thoại, anh lên mạng bán đặc sản Bình Định. Công việc dần sáng sủa, anh bắt đầu có thu nhập, trả xong món nợ tiền vay sinh viên.
Không ít lần, bạn bè nói "sao không live stream bán hàng, nhiều người khuyết tật làm vậy được mua hàng nhiều lắm". Nhưng anh nhất mực giữ nguyên quan điểm, không bán hàng dựa vào lòng thương hại của người khác dành cho mình.
Những người theo dõi Facebook anh thời điểm đó gần như không biết anh là một người khuyết tật. Anh không chia sẻ bất hạnh của mình lên mạng xã hội. Anh để hình đại diện là một bức ảnh chụp nửa người đang ngồi trên ghế xe hơi, được bạn đưa đi chơi sau khi đã bị tai nạn nhưng ngoại hình trông vẫn còn rất "bảnh". Anh bảo, anh thích bức hình đó.
Nhưng một lần nữa cuộc đời lại thử thách anh. Một đêm năm 2012, nhà anh bị trộm vào lấy đi toàn bộ tài sản, gồm cả tủ điện thoại, máy tính, ví tiền… Tất cả trị giá 50 triệu đồng - có thể là số tiền không lớn với ai đó nhưng là cả gia tài với anh.
Hàng xóm nghe tin nhà anh mất trộm, tự gom góp tiền mua tặng anh cái laptop cũ để kiếm cơm. Anh xúc động và tự nhủ phải bước tiếp để không phụ lòng những người yêu thương mình.
Một lần nữa, anh lại bắt đầu từ vạch xuất phát. Nhưng lần này, anh tìm đến bạn bè để làm chung. Công việc tiến triển tốt đẹp cho đến năm 2014, một lần nữa cuộc đời lại chơi trò sinh tử với anh.
Một đêm tháng 10, anh thấy mệt, lên tiếng gọi mẹ. Lúc ấy khoảng 1h sáng, mẹ anh ra bật điện, thấy máu chảy khắp người anh, ướt hết cả chiếc đệm. Anh không biết chuyện gì xảy ra, chỉ có cảm giác là cái chết đang đến gần. Anh hốt hoảng nói: “Mẹ ơi, chẳng lẽ hôm nay con phải chết. Mẹ gọi taxi nhanh lên, con chưa muốn chết”.
Đến bệnh viện, các bác sĩ xác định anh bị hoại tử vùng mông vì ngồi làm việc quá nhiều. Phần bị hoại tử được cắt bỏ để cứu mạng anh. Anh mất 2 tháng nằm viện điều trị và mất thêm 2 năm nữa để vùng mông lành hẳn. Đó cũng là lúc anh hầu như không ngồi được nữa, mà phải nằm là chủ yếu.
Việc kinh doanh điện thoại bị gián đoạn. Anh lại mày mò tìm công việc khác phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình hơn. Anh chọn việc bán hàng qua mạng, cố gắng tạo nhiều nguồn thu nhập khác nhau để tự nuôi sống mình, trang trải tiền thuốc men.
Đến năm 2015, anh quyết định chuyển sang bán hàng tạp hoá. Ban đầu, mọi người ai cũng phản đối và không tin anh làm được một công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn này. Nhưng nói là làm, anh tìm nhà cung cấp để giao hàng tận nơi cho mình. Sau 1 tuần, anh đã có cửa hàng tạp hoá riêng mang tên Tín Nguyễn.
Cửa hàng của anh hoạt động không giống ai. Khách hàng đến với anh đều phải tự phục vụ - tự chọn món hàng mình cần, sau đó anh báo giá, tính tiền, rồi mọi người tự bỏ tiền vào hộp, tự lấy tiền thừa cho mình. Cứ thế, tính đến nay, tiệm tạp hoá của anh đã tồn tại được 5 năm.
Tiệm tạp hoá kết hợp bán điện thoại di động mang tên Tín Nguyễn. Tín trông coi tiệm tạp hoá "có một không hai" của mình. Khách tới mua tự lấy hàng, đặt tiền vào chiếc giỏ cạnh chủ tiệm. Mười năm kể từ ngày tai nạn xảy ra, từ một chàng trai đang hừng hực sức sống, Tín bỗng dưng trở thành một người tàn tật. Thân xác anh bị giam trong 4 bức tường, nhưng tinh thần anh đã vượt qua mọi rào cản. Anh kết nối với thế giới bên ngoài bằng mạng xã hội. Bây giờ, với anh, đằng sau mỗi rào cản của cuộc đời là những cách giải quyết thú vị.
Cách đây 4 tháng, Tín đã gói ghém hành lý từ Bình Định lên Sài Gòn sau 10 năm chỉ ngồi một chỗ trong căn nhà nhỏ của mình. Anh nghĩ, đã đến lúc mình cần một sự thay đổi.
Tín đang trên đường thực hiện ước mơ trở thành một diễn giả truyền cảm hứng. Bằng câu chuyện của mình, trước hết anh muốn truyền động lực sống cho những người có hoàn cảnh giống như anh, sau nữa là cho những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Kế hoạch viết một cuốn sách kể về câu chuyện cuộc đời mình cũng sẽ sớm được Tín hoàn thành trong thời gian tới.
“Tôi đã nếm trải đủ thứ mùi vị trong cuộc sống. Đắng cay có, hạnh phúc có, vui buồn có. Tôi học được thêm nhiều bài học trong cuộc sống. Tôi tận dụng triệt để những gì mình đang có và chưa bao giờ đầu hàng số phận”.
Tín chia sẻ, anh chưa thể thành công như ước nguyện của mình, nhưng anh tự hào vì những gì mình đã, đang và sẽ làm.
Chánh Tín trong một buổi chia sẻ câu chuyện của mình đến với mọi người. Cô gái một chân tốt nghiệp bằng giỏi, tự tin mình đẹp theo cách riêng
Mất một chân vì tai nạn ngày nhỏ, cô gái có cái tên rất buồn quyết không oán trách số phận. Thay vào đó, em sống tích cực và vui vẻ mỗi ngày.
">Người đàn ông tắt thở, sống lại và tiệm tạp hóa đặc biệt ở Bình Định
"Khi ấy tôi hạnh phúc, hân hoan nhưng cũng đầy áp lực, bởi trước mình đã có rất nhiều ca sĩ hát nhạc Lam Phương thành công. Tôi là ca sĩ trẻ, phải làm sao để được khán giả chấp nhận, thương mến là điều không dễ", Quốc Huy trải lòng.
Quốc Huy đắm say với âm nhạc Lam Phương Với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Dương Hùng, bản hoà âm tinh tế “Mưa lệ” - một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương được Quốc Huy mạnh dạn lựa chọn đã may mắn giành được những tràng pháo tay động viên cổ vũ của khán giả Hà Nội. "Đó là cảm xúc mà Quốc Huy không bao giờ quên", anh nói thêm.
Quốc Huy thật sự yêu âm nhạc Lam Phương từ đó, yêu những ca khúc mà như đạo diễn Vạn Nguyễn từng chia sẻ: “Những bản nhạc cất lên như tiếng lòng của bao nhiêu thân phận, bao nhiêu khát khao mơ ước, những bài hát như gối êm tâm hồn để người Việt đặc biệt là những người xa quê lấy đó làm nơi nương náu, an ủi, vỗ về...".
Anh đã tìm hiểu âm nhạc Lam Phương bằng tất cả tình yêu và sự trân trọng. Trong chuỗi liveshow “Trăm nhớ ngàn thương” kỷ niệm 70 năm âm nhạc Lam Phương, Quốc Huy đã rất xúc động khi được góp mặt.
“Mưa lệ”, “Xót xa”, “Bài tango cho em” qua tiếng hát Quốc Huy khiến bao khán giả hoài niệm. Nhất là trong đêm nhạc thứ tư vừa diễn ra tại TP Hạ Long - hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, Quốc Huy và đông đảo nghệ sĩ, ekip và khán giả đã dâng đầy cảm xúc tiếc nhớ người nhạc sĩ tài hoa trong mỗi câu ca, nốt nhạc.
Đêm nhạc thứ tư kỷ niệm 70 năm âm nhạc Lam Phương
Đêm nhạc thứ 4 trong chuỗi Kỷ niệm 70 năm âm nhạc Lam Phương kết thúc tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) trong cảm xúc đầy thương nhớ của khán giả thành phố biển.
">Quốc Huy đắm say với âm nhạc Lam Phương
Đọc bài viết "Ăn sáng 5.000 đồng để mua nhà Sài Gòn" của tác giả Thien Long, tôi lại nhớ đến chuyện của chồng mình lúc tiết kiệm tiền để mua căn nhà đầu tiên. Lúc ấy, chúng tôi chỉ mới là người yêu của nhau. Sáng nào, anh cũng mua đúng 2.000 đồng tiền xôi ở chỗ quen để ăn sáng. Nắm xôi nhỏ chỉ có một chút mỡ hành ăn kèm. Buổi trưa, anh ăn cơm công ty theo chế độ. Chiều về, anh lại ghé qua chỗ tôi ăn ké.
Mỗi tháng, cứ lãnh lương được bao nhiêu là anh đưa hết cho tôi bấy nhiêu, không giữ lại đồng nào. Tôi hỏi anh "vậy xăng xe, ăn uống anh tính làm sao?". Chồng nói rằng có tiền làm thêm buổi tối đủ chi trả rồi. Tôi nhắc anh: "Làm cực khổ vậy thì tiền lương phải tự mình giữ lấy chứ, đưa hết không sợ con gái thấy tiền là nó gom bỏ chạy mất hay sao?". Nghe vật, chồng chỉ cười trừ.
Dành dụm nhiều năm, cuối cùng chồng tôi cũng mua được mảnh đất đầu tiên. Sau đó, anh lại "bóp bụng" tiếp để tích tiền xây nhà. Mà hai chúng tôi cố lắm cũng chỉ đủ tiền xây cái khung, kiểu cuốn chiếu (có tiền tới đâu kêu thợ làm tới đó) nên mãi cả năm mới xong. Còn lại, cứ cuối tuần, chồng lại cặm cụi tự chạy điện, nước, lắp đèn, sơn nhà, xây bếp, đặt bồn cầu, ốp gạch... Tính sơ sơ cũng phải thêm một năm nữa mới hoàn thiện ngôi nhà.
>> Vay 3 tỷ mua nhà 5,5 tỷ, tôi sợ rơi vào 'bẫy lãi suất'
Thú thực, tôi thấy chồng rất tội trong khi anh lúc nào cũng cứ nói "vợ theo chồng đúng là khổ. Về đây vừa phải đi xa, mà đường đất, gặp mưa thì bùn lầy lấm lem hết cả. Để ảnh ráng kiếm tiền rồi mua cái nhà khác khang trang hơn". Và anh nói là làm, cứ chăm chăm làm ăn, tích lũy cho tới khi mua được cái nhà thứ hai.
Giờ đây, chúng tôi đã dọn về nhà mới để ở. Thế nhưng, cứ cuối tuần rảnh rỗi là chồng tôi lại về nhà cũ để dọn dẹp, sửa sang, dù chẳng ai ở. Anh nhất quyết không chịu bán hay cho thuê, nói rằng "cái nhà này nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng và các con nên không nỡ". Thỉnh thoảng, chồng vẫn hoài niệm, kể vanh vách những chuyện cũ: "Gạch nhà tắm này là vợ chọn, bộ đèn này chồng chọn, chỗ kia là chữ viết, nét vẽ của con, chỗ này vợ té một lần phải vô viện...".
Nói là cái nhà nhưng thực sự rất nhiều kỷ niệm với gia đình tôi. Sau này, dù đã ở cái nhà to đẹp hơn, nhưng thú thực tình cảm mà chúng tôi dành cho nó không có bằng cái nhà cũ. Chồng vẫn rủ tôi sau này khi các con khôn lớn, trưởng thành, lấy vợ, thì sẽ cho nó cái nhà mới này, còn hai vợ chồng tôi sẽ dọn về ở cái nhà cũ.
">Gói xôi 2.000 đồng mỗi sáng để thực hiện giấc mơ mua nhà