Công nghệ

Thủ phủ may mặc Bangladesh gặp khó, doanh nghiệp Việt có hưởng lợi?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Thời sự  查看:  评论:0
内容摘要:Thủ phủ may mặc Bangladesh gặp khó,ủphủmaymặcBangladeshgặpkhódoanhnghiệpViệtcóhưởnglợbảng xếp hạng bbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anhbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh、、

Thủ phủ may mặc Bangladesh gặp khó,ủphủmaymặcBangladeshgặpkhódoanhnghiệpViệtcóhưởnglợbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh doanh nghiệp Việt có hưởng lợi?

Khổng ChiêmKhổng Chiêm

(Dân trí) - Giới phân tích cho rằng doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc Bangladesh gặp khó. Tình hình kinh doanh của nhóm này cũng đã cải thiện rõ rệt trong nửa đầu năm và đầu quý III.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể được hưởng lợi

Bangladesh hiện là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Nước này đã xuất khẩu 38,4 tỷ USD hàng may mặc trong năm 2023, chiếm 83% tổng thu nhập xuất khẩu của Bangladesh.

Tuy nhiên, thủ phủ may mặc của thế giới dường như đang gặp khủng hoảng. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa vô thời hạn. Gần đây nhất, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) phải yêu cầu tất cả chủ nhà máy đóng cửa các xưởng sản xuất cho đến khi có thông báo mới.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dẫn thông tin từ tờ Business Standardcủa Bangladesh cho biết nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm 25-40%. Giá xuất khẩu cũng đang phải chịu sự sụt giảm. Nguyên nhân là nhu cầu sụt giảm trên thế giới và quan trọng hơn là cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt mà Bangladesh đang phải đối mặt.

Tình hình ngân sách eo hẹp được cho là đã buộc chính phủ Bangladesh phải cắt giảm trợ cấp khí đốt, trong khi ngành dệt may rất thâm dụng khí đốt. Đơn hàng vốn đã eo hẹp nhưng nhiều doanh nghiệp phải bỏ đơn. Nhiều trường hợp, chi phí sản xuất của doanh nghiệp còn cao hơn giá xuất khẩu.

Hiệp hội đánh giá, với tình hình này, trong ngắn hạn, Việt Nam - đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Bangladesh - sẽ có một số lợi thế. Trước hết, năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ bị giảm sút giữa giai đoạn cao điểm (sản xuất hàng cho mùa đông). Vì vậy, nhiều khách hàng sẽ phải dịch chuyển đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng thiếu hụt.

Ngoài ra, niềm tin của khách hàng đối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút. Nước này cũng sẽ chịu sức ép tăng lương cho lao động dệt may nên lợi thế về phí nhân công giá rẻ sẽ giảm đi.

Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cũng nhận định, nhiều nhà máy tại Bangladesh đóng cửa nên khách hàng sẽ cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Các thương hiệu thời trang hàng đầu tại châu Âu như H&M, Zara đều là khách hàng của Bangladesh.

Đơn vị này cho rằng Ấn Độ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ biến động ngắn hạn của Bangladesh, vì đây là quốc gia láng giềng cung cấp bông cho thủ phủ may mặc thế giới.

Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT (đơn đặt hàng sản xuất may gia công của các công ty thời trang lớn nước ngoài cho các xưởng may mặc quần áo tại Việt Nam) ở mức cao có thể hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Ngoài ra, thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang Mỹ vẫn giữ ở mức cao (7,1%) trong năm 2023 và nửa đầu năm nay. Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam (15%). Có thể hiểu, các doanh nghiệp Việt có thị phần xuất khẩu lớn đi Mỹ cũng là đối tượng được hưởng lợi.

Thủ phủ may mặc Bangladesh gặp khó, doanh nghiệp Việt có hưởng lợi? - 1

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được hưởng lợi từ vụ khủng hoảng tại Bangladesh (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Cùng quan điểm, Công ty Chứng khoán Agribank đánh giá ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự kiện bạo động tại Bangladesh. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ quốc gia này. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.

Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.

Báo cáo của công ty chứng khoán trên đồng thời nhấn mạnh được hưởng lợi là các doanh nghiệp có năng lực sản xuất đủ để tiếp nhận các đơn hàng mới dịch chuyển sang từ thị trường Bangladesh.

Các doanh nghiệp dệt may đang kinh doanh ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9% so với năm trước. Năm này, xuất khẩu dệt may bứt phá về thị trường và mặt hàng khi có tới 36 mặt hàng, sản phẩm các loại xuất khẩu tới 104 thị trường các nước và vùng lãnh thổ.

Nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt trên 16,52 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Hải quan.

Cùng với số liệu chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may nửa đầu năm cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp dệt may niêm yết sàn chứng khoán đều có lợi nhuận 6 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Công ty Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã chứng khoán: GIL) lãi hơn 12 tỷ đồng, cải thiện rõ rệt so với số lỗ 44 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Công ty Dệt may Thành Công (mã chứng khoán: TCM) cũng ghi nhận lợi nhuận tăng 136% so với cùng kỳ, đạt gần 135 tỷ đồng. Các doanh nghiệp như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex - mã chứng khoán: VGT), Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán: TNG) hay Công ty May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) có lợi nhuận tăng lần lượt 73%, 26% và 24% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 7, tình hình kinh doanh của ngành khả quan hơn, khi kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Hải quan. Tháng đầu tiên trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022.

Điều này càng củng cố ý kiến đánh giá của lãnh đạo Vitas rằng, mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD của ngành dệt may trong năm nay hoàn toàn khả thi. Thị trường cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có sự khởi sắc, nhiều đơn hàng hơn.

Theo cập nhật từ Công ty Dệt may Thành Công (mã chứng khoán: TCM), đến tháng 7, công ty đã và đang có khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III và khoảng 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV. Theo dự báo năm nay, tình hình đơn hàng xuất khẩu của công ty sẽ khả quan hơn năm trước và đạt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Hay Công ty TNG báo doanh thu 7 tháng đạt 4.116 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 98% là doanh thu xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Pháp, Canada... Riêng tháng 7, doanh thu công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng, tăng 2% so với cùng kỳ.

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap