您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Không gì khổ như lấy chồng đần
NEWS2025-01-25 07:55:03【Kinh doanh】5人已围观
简介Chồng tôi kém cỏi,ônggìkhổnhưlấychồngđầm.24h việc nhà thì vụng về, tối ngày chỉ thích nằm gác chân xm.24hm.24h、、
Chồng tôi kém cỏi,ônggìkhổnhưlấychồngđầm.24h việc nhà thì vụng về, tối ngày chỉ thích nằm gác chân xem ti vi rồi ngủ quên ngáy o o.
Hơn 10 năm sống với chồng là ngần ấy năm tôi có cảm giác như sống cùng một cái bóng trong nhà. Ngoại trừ cái tính “hiền hiền, lành lành”, chồng tôi gần như không có một tiếng nói, một hành động nào phụ giúp vợ con. Và giờ, khi cuộc sống gia đình đang ở trạng thái tĩnh lặng nhất, tôi lại muốn ly hôn vì một người chồng tẻ nhạt, chán ngắt và chậm chạp.
Tôi quen chồng vào thời điểm vừa chia tay mối tình đầu nhiều nước mắt. Đó là quãng thời gian đầy đau khổ của tôi. Tôi bị lừa gạt, bị phụ bạc và tổn thương rất nhiều. Có lẽ đó cũng là một phần lí do cho việc tôi nhận lời cưới anh dù cho chưa từng nhận từ anh một lời tỏ tình. Chồng tôi là người khô khan, vụng về. Anh đến với tôi là do người thân giới thiệu. Thời điểm đó tôi vừa tốt nghiệp đại học, về quê đi làm, ngoại hình khá nên cũng nhiều người muốn “tăm tia” chọn làm con dâu. Thấy anh hiền lành, tốt bụng nên tôi nhận lời chứ chúng tôi chưa từng có khoảng thời gian yêu đương mặn nồng như người khác. Có lẽ anh chọn tôi vì tôi hợp để làm vợ, còn tôi chọn anh vì anh khác với sự đào hoa, bảnh bao của tình cũ và anh mang lại cho tôi cảm giác an toàn.
Với người ngoài, cuộc sống của vợ chồng tôi khá bình lặng và hạnh phúc. Bố mẹ chồng quý tôi nên cũng giúp đỡ rất nhiều. Tôi cảm thấy được an ủi phần nào khi gia đình chồng yêu quý, coi như con gái trong nhà. Nhưng quả thật, 10 năm qua, sống với chồng, cái cảm giác duy nhất mà tôi có chính là: chán ngán!
Chồng tôi tối ngày chỉ thích ở lỳ trong nhà, xem phim rồi lăn ra ngủ khiến tôi chán nản vô cùng (Ảnh minh họa) |
Về chuyện tình cảm vợ chồng, anh không khác nào một khúc gỗ. Không bao giờ chồng mua hoa tặng vợ, cũng không có một món quà ngày lễ tết, dịp đặc biệt… Tất cả chồng tôi quy ra tiền đưa luôn cho tiện. Những lời nói yêu thương, một vài câu tình tứ cũng không bao giờ có. Mọi thứ được sắp đặt như lịch trình, kể cả chuyện quan hệ, chăn gối… cũng như bản kế hoạch không sai lấy một ngày.
Chồng tôi cái gì cũng chậm, cái gì cũng đần. Là đàn ông nhưng việc điện đóm, ống nước, việc nặng trong nhà cũng không hề biết động chân, động tay vào cái gì. Cái nào tôi sửa được thì tự làm, còn không thì gọi thợ. Thậm chí anh chẳng cả quan tâm xem nhà có cái gì hỏng, có cái gì cần sửa chữa. Mọi việc cứ thây kệ vợ.
Còn về vấn đề công việc, chồng tôi hài lòng với việc đi làm, kiếm 4,5 triệu một tháng, về nộp lại cho vợ 4 triệu, giữ 500 nghìn tiêu. Từ ngày lấy nhau đến giờ luôn là như vậy. Chồng tôi không giao lưu, không gặp gỡ, chơi bời bạn bè, tối ngày chỉ ru rú ở nhà, không muốn tiếp xúc với ai. Nhiều lần tôi rủ chồng đi hop lớp, giao lưu với bạn bè nhưng chồng tôi chối đây đẩy, chả muốn đi đến đâu. Tôi phát chán với chồng mình. Mọi người trong nhà tôi cũng kêu anh giao tiếp kém, gặp gỡ chẳng nói chuyện với ai câu nào. Dần dần mọi người cũng giữ khoảng cách nhưng chồng tôi không quan trọng. Anh chỉ thích về nhà nằm gác chân lên ghế, xem mấy bộ phim nhảm nhí rồi lăn ra ngủ. Đó là cuộc sống tuyệt vời mà chồng tôi mơ ước.
Anh vừa kém cỏi, vừa đần, vừa chậm chạm lại còn không tình cảm. Tôi cũng không hiểu vì sao 10 năm qua tôi lại có thể chịu đựng nổi một người chồng vô vị và tẻ nhạt đến như vậy. Có lẽ vì gia đình chồng quá tốt với tôi và vì hai con. (Ảnh minh họa) |
Nhiều lần tôi góp ý để chồng thay đổi nhưng chồng tôi cứ ì ra. Anh không quan tâm tới những gì tôi nói. Còn tôi, tôi là người phụ nữ ưa thích sự mới mẻ, năng động. Sau khi sinh xong hai đứa con, các cháu cứng cáp hơn tôi bắt đầu tính kế làm giàu. Ngoài việc đi làm ở công ty, tôi còn mở thêm một cửa hàng cà phê, thu nhập rất ổn. Song đáp lại sự cố gắng của tôi, chồng vẫn coi như không. Anh thấy cái số tiền kiếm được hàng tháng của anh là lí tưởng lắm rồi.
Kinh tế gia đình tôi bây giờ rất khá, tôi cũng không quá vất vả mà các con vẫn được sung sướng, thoải mái. Nhưng đây cũng là lúc tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện ly hôn. Nhìn những cặp vợ chồng khác tay trong tay đi chơi, đi dạo phố buổi tối còn chồng mình thì nằm ngáy o o trên ghế sô pha khiến tôi chán nản. Anh vừa kém cỏi, vừa đần, vừa chậm chạp lại còn không tình cảm. Tôi cũng không hiểu vì sao 10 năm qua tôi lại có thể chịu đựng nổi một người chồng vô vị và tẻ nhạt đến như vậy. Có lẽ vì gia đình chồng quá tốt với tôi và vì hai con. Nhưng bây giờ tôi chán lắm rồi, tôi có nên ly hôn hay không?
Đỗ Thu Oanh (oanhoanh23@...)
(Theo Khampha.vn)很赞哦!(79)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nữ Deportivo Toluca vs Nữ Queretaro, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
- Hé lộ những mẫu tủ lạnh Panasonic ‘hot’ dịp cuối năm
- Lệ Quyên và bạn trai kém tuổi 'quấn như sam' ở nước ngoài
- Bên trong dinh thự xa hoa nhà chồng Hà Tăng
- Nhận định, soi kèo Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1: Mệnh lệnh phải thắng
- Bài toán bỏ phiếu kín chọn tác phẩm giải nhất
- MC Công Tố, Hari Won và H’Hen Niê lên án nạn tảo hôn
- Việt Nam sản xuất 158 triệu ĐTDĐ trong 9 tháng đầu năm 2022
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Baniyas, 20h05 ngày 22/1: Cửa trên thắng thế
- Ninh Dương Lan Ngọc lên tiếng về thái độ ở show thời trang
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
Ngay cả việc liên lạc với người thân cũng là điều khó khăn với người dân Ethiopia. Ảnh: The Guardian.
Trong giải điền kinh thế giới diễn ra vào tháng 7/2022, nhà vô địch Gotytom Gebreslase người Ethiopia từng bật khóc khi được hỏi liệu có phải gia đình cô đang ăn mừng chiến thắng của con gái ở quê nhà hay không.
Nữ vận động viên nói rằng cô đã không được nói chuyện với họ hàng tháng trời. “Tôi ước gì bố mẹ mình có thể ăn mừng cho kỷ lục của tôi như những người Ethiopia khác”, cô tâm sự.
Tigray, quê nhà của Gotytom Gebreslase, đã ở trong tình trạng không có kết nối Internet và sóng điện thoại trong suốt 2 năm qua.
Cô lập với thế giới
Cuộc xung đột vũ trang từ tháng 11/2020 đã khiến khu vực này bị chia tách với phần còn lại của đất nước Ethiopia và bị cắt điện, mạng viễn thông, dịch vụ ngân hàng, nhiên liệu.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, vốn đến từ Tigray, nói rằng ông không thể liên lạc với người thân hay gửi tiền cứu trợ cho họ. “Tôi còn không biết ai còn sống, ai đã mất vì cuộc chiến”, ông nói trong một hội nghị tại London.
Không có Internet, sóng điện thoại, người dân Ethiopia như bị cô lập với thế giới. Ảnh: Access Now.
Người dân Ethiopia đã nhiều lần than phiền về cuộc sống thiếu kết nối Internet trong 2 năm ròng rã của mình. Trước đây, Tolessa (15 tuổi) thường dùng điện thoại để theo dõi tỷ số các trận bóng đá trên mạng và nhắn tin với bạn bè. Nhưng đợt cắt mạng ở Oromia đã khiến những sở thích đời thường này của cậu bé trở nên bất khả thi.
Ở khu vực này, chiến tranh xảy ra thường xuyên nên người dân phải dùng điện thoại để cảnh báo với nhau cho đến khi mạng viễn thông bị cắt đột ngột. “Mọi thứ bây giờ đều phụ thuộc vào may rủi”, Tolessa nói.
Sợ con trai mình gặp nguy hiểm, gia đình Tolessa đã gửi cậu bé đến sống cùng với họ hàng ở Addis Ababa, cách nhà hơn 300 km. Họ hy vọng cậu bé sẽ được học hành đàng hoàng và có nghề nghiệp ổn định. Nhưng giữ liên lạc với nhau giữa cảnh cắt mạng như thế quả thật là một điều khó khăn.
“Em chỉ có thể liên lạc được với một số người thân qua điện thoại. Còn lại mọi người đều không online suốt nhiều tháng qua”, cậu bé nói.
Ở Tigray, Eyassu Gebreanenia (24 tuổi) lại may mắn hơn khi có thể lên mạng 2 lần/tháng. Anh sử dụng Wi-Fi ở chỗ làm của bạn mình, là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động quốc tế. Chỗ anh sống từng là trung tâm tài chính của cả vùng nhưng giờ đây, tất cả dịch vụ từ bệnh viện, nhà hàng, khách sạn đều đã ngừng hoạt động, khiến các chủ kinh doanh gặp khó khăn.
“Tôi có cảm giác như họ đang tua ngược thời gian về 30 năm trước. Chẳng ai biết rằng mọi người ở đây đang phải chịu đựng những ngày tháng khủng khiếp vì chúng tôi đang bị cô lập với thế giới”, chàng trai tâm sự.
Biến Internet thành vũ khí chiến tranh
Song, giữa bối cảnh các cuộc giao tranh diễn ra liên tục tại Tigray, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cho rằng quyết định cắt kết nối sẽ giúp giảm tình trạng bạo lực.
Đồng quan điểm, Frehiwot Tamiru, CEO công ty cung cấp dịch vụ viễn thông Ethio Telecom, khẳng định việc cắt mạng toàn quốc là cần thiết nhằm ngăn tội phạm lợi dụng Internet để giết hại người vô tội, gây bạo loạn và phá hủy đất nước.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng chính quyền nước này đang lợi dụng Internet như một vũ khí chiến tranh. “Chính phủ Ethiopia đã biến việc truy cập vào các dịch vụ cần thiết và viện trợ trở thành con tin”, Goitom Gebreluel, nhà phân tích mảng chính trị, nhận định.
Theo Access Now, tình trạng cắt Internet đang diễn ra ngày một tinh vi, trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế. Trong năm 2021, có đến 182 đợt cắt mạng ở 34 quốc gia khác nhau trên thế giới, tăng mạnh so với năm trước đó.
Đầu năm đến nay, Ethiopia đã bị cắt mạng 23 lần. Ảnh: Access Now.
Với Ethiopia, Internet và sóng điện thoại đã trở thành vũ khí giúp điều khiển và kiểm duyệt thông tin hiệu quả, khiến các nhà hoạt động xã hội khó lòng hỗ trợ người dân, Access Nownhận định. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu kết nối di động cũng khiến hệ thống cứu hộ và y tế tê liệt, đại diện của WHO cho biết.
Các tổ chức quyền con người cũng lên tiếng chỉ trích chính phủ Ethiopia vì đã ngắt kết nối của người dân với mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin như Facebook và WhatsApp trong 2 năm qua. Phản hồi về vấn đề này, chính quyền địa phương cho biết họ đã tự xây dựng một nền tảng thay thế Facebook, Twitter và WhatsApp cho người dân.
(Theo Zing)
">Nơi không có Internet suốt 2 năm trời
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm mong muốn báo chí cùng tham gia giám sát việc thực thi Nghị định 71. Tại buổi họp báo, nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị định 71, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Nghị định này truyền đi thông điệp từ Chính phủ Việt Nam là quản lý lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên cùng một mặt bằng pháp lý, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm thông tin thêm, Nghị định 71 là Nghị định được xây dựng trên cơ sở thích ứng với các văn bản pháp luật cao hơn, cụ thể là Luật Điện ảnh sửa đổi mới được Quốc hội thông qua.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho hay, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, Nghị định 71 sẽ đảm bảo quản lý hiện đại, phù hợp xu hướng thế giới, thúc đẩy thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam phát triển.
Một điểm mới nổi bật của Nghị định 71 là bổ sung chính sách quản lý gồm: Bổ sung quy định làm rõ dịch vụ truyền hình xuyên biên giới phải được quản lý theo quy định của Nghị định, và quy định cho phép duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự theo nhu cầu thị trường.
Cùng với đó, Nghị định 71 cũng bổ sung quy định cho phép dịch vụ OTT TV được cung cấp đến người Việt Nam mà không buộc phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền hình truyền thống; quy định về quản lý biên tập VOD thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ OTT TV VOD, phân nhóm nội dung để có các quy định biên tập phù hợp.
Theo đó, nhóm chương trình tin tức, thời sự; các chương trình về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội: do cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình sản xuất, biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ.
Với nhóm phim, doanh nghiệp được chủ động phân loại phim theo tiêu chí do Bộ VHTT&DL quy định khi đáp ứng các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại. Trong trường doanh nghiệp không có năng lực, điều kiện để thực hiện thì đề nghị cơ quan quản lý phân loại hoặc cấp quyết định phát sóng.
Đối với nhóm chương trình thể thao, giải trí, doanh nghiệp được chủ động biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo pháp luật Việt Nam.
Nghị định 71 còn điều chỉnh quy định về quản lý biên dịch. Cụ thể, doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động biên dịch. Biên dịch VOD nước ngoài, kênh nước ngoài phải bảo đảm tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo pháp luật Việt Nam, nội dung biên dịch phải được biên tập, phân loại theo đúng quy định.
Ngoài ra, bổ sung quy định để nâng cao trách nhiệm của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình trong hoạt động liên kết sản xuất chương trình; quy định giao cơ quan có thẩm quyền triển khai ngăn chặn nội dung truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập theo quy định.
Bổ sung các quy định để giảm thủ tục hành chính, định hướng trực tuyến hóa các thành phần hồ sơ giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Hướng dẫn cụ thể sẽ được Bộ TT&TT ban hành theo hình thức Thông tư”, đại diện Cục PTTH&TTĐT thông tin thêm.
Ngày mai, 13/10, Bộ TT&TT sẽ tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định 71 cho các doanh nghiệp là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định. Tại đây, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể các thủ tục, doanh nghiệp trong nước cũng như các nền tảng xuyên biên giới sẽ được Cục PTTH&TTĐT trao đổi, giải đáp thắc mắc liên quan đến nghị định mới.
Vân Anh
">Doanh nghiệp OTT TV trong nước cạnh tranh công bằng với nền tảng xuyên biên giới
(Nguồn: Reuters)
Hãng sản xuất chipMicron Technology của Mỹ ngày 4/10 đã thông báo kế hoạch đầu tư khoảng 100 tỷ USD trong hơn 20 năm để xây dựng một tổ hợp nhà máy sản xuất chíp máy tính tại bang New York, trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất chip tại Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp báo của Micron, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer khẳng định đây là dự án mang tính chuyển đổi cho nước Mỹ, cũng như là khoản đầu tư tư nhân lớn nhất trong lịch sử New York và có thể là cả nước Mỹ.
Trong khi đó, Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã gắn kết dự án này với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như giúp cải thiện tình hình kinh tế của bang, nơi đã mất hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong vài thập kỷ qua.
Còn theo lãnh đạo Micron, dự án ở New York sẽ là cơ sở sản xuất chất bán dẫn lớn nhất tại Mỹ, dự kiến tạo ra gần 50 nghìn việc làm, với vốn đầu tư giai đoạn 1 là 20 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.
Dự kiến nhà máy sẽ được khởi công vào năm 2024.
Việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất chip mới diễn ra tại Mỹ hơn 1 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành Đạo luật Khoa học và Chips, theo đó trợ cấp hơn 52 tỷ USD cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
(Theo Vietnam+)
">Micron Technology đầu tư tổ hợp sản xuất chip lớn nhất tại Mỹ
Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 20/1: Tin vào cửa trên
Trì hoãn là một thói quen xấu cần thay đổi để hoàn thành tốt công việc. Ảnh: Freepik.
Mỗi khi có việc thất bại, bạn có tìm đủ lý do để biện minh “tại vì…”? Mỗi khi được giao một nhiệm vụ hoặc đặt ra một mục tiêu, bạn có hay nghĩ “không sao cả, vẫn còn thời gian”? Trước một thử thách, bạn có đánh giá tình hình theo cách “mình không thể làm được”?...
Nếu bạn thường ở trong tình trạng vừa nêu trên, cuốn sách Nghệ thuật từ bỏ thói quen xấusẽ là cẩm nang hữu ích.
Thói quen nhỏ tác động lớn đến hiệu quả công việc
Khi quyết tâm thay đổi bản thân theo hướng tích cực, ta thường tìm hiểu cách thiết lập thói quen tốt. Nhưng từ bỏ thói quen xấu cũng quan trọng không kém. Tác giả Eiichiro Misaki đã chỉ ra 50 thói quen không tốt cùng bí quyết giúp thay đổi trong cuốn sách của mình.
50 thói quen được chia thành 4 chương, mỗi chương là một chủ đề, lĩnh vực lớn cần thay đổi: Từ bỏ cách làm việc thiếu hiệu quả, Từ bỏ lối sống thiếu lành mạnh, Từ bỏ cách cư xử thiếu tinh tế, Từ bỏ lối suy nghĩ thiển cận.
Ở chương đầu tiên, “Từ bỏ cách làm việc thiếu hiệu quả”, tác giả nêu bí quyết, phương pháp để thay đổi những hiện trạng, thói quen có hại trong công việc như: Bàn làm việc lộn xộn, luôn bận rộn “đầu tắt mặt tối”, tự đặt giới hạn bản thân, tự làm mọi thứ một mình…
Những thói quen tưởng chừng không đáng lưu tâm ấy lại có tác động lớn tới kết quả công việc và chất lượng cuộc sống. Nếu luôn cảm thấy bận rộn, “đầu tắt mặt tối”, nên sử dụng thời gian rảnh của mình một cách hiệu quả. Ai cũng có 24 tiếng một ngày như nhau, vậy đâu là thời gian rảnh? Tác giả chỉ ra thời gian rảnh của người bận rộn chính là khoảng chờ cho những công việc.
Chẳng hạn, trước cuộc họp, trước cuộc hẹn với đối tác, chúng ta sẽ có khoảng 10 phút chờ quản lý hoặc đối tác. “Cùng một khoảng thời gian đó, bạn có thể lựa chọn hoàn thành một công việc hoặc chẳng làm gì cả”, trích nội dung sách.
Khoảng chờ đó chính là thời gian rảnh có thể tận dụng để xử lý những công việc tốn ít thời gian hơn. Đó nên là những việc lặt vặt, để khi có việc quan trọng làm gián đoạn thì không gây ảnh hưởng tới những việc làm lúc đó. Bằng cách tận dụng những khoảng “rảnh” đó, chúng ta sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc làm công việc khác.
Với thói quen luôn muốn làm mọi thứ một mình, cuốn sách không phủ nhận tác dụng thói quen này. Tự hoàn thành mọi việc của mình là điều quan trọng cần ghi nhớ. Nhưng đôi khi, chúng ta cũng nên lùi lại để tự hỏi mình có thể tìm sự trợ giúp, hợp tác từ ai không?
Bằng cách hợp tác với người khác, giao phó bớt công việc cho hậu bối, cấp dưới, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng hơn. Lúc đó, thay vì làm một phần việc, bạn có thể làm hai phần việc cùng lúc. Tuy vậy, bạn không nên ủy thác hoàn toàn công việc cho người khác. Việc đánh giá khả năng của đối tác rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện công việc một cách hiệu quả.
Cuộc sống hiện đại có quá nhiều tiện ích nhưng mặt trái của nó là luôn khuyến khích thói quen tiêu dùng và lối sống thiếu tích cực. Những hoạt động thường ngày tưởng vô hại nhưng trở thành thói quen thiếu tích cực như: không ngừng lướt web, dễ nản lòng với chương trình học tập để phát triển bản thân, hay mua hàng tùy hứng, ngủ nướng, ăn quá nhiều đồ ăn vặt… Chương 2 của sách chỉ ra những thói quen thiếu lành mạnh và cách từ bỏ lối sống đó.
CuốnNghệ thuật từ bỏ thói quen xấu. Ảnh: N.T.
Tránh "ngựa quen đường cũ"
Tác giả Eiichiro Misaki coi cách cư xử thiếu tinh tế cũng là thói quen xấu cần từ bỏ. Chẳng hạn, tặng quà xuất phát từ ý tốt nhưng tặng quà không đúng sở thích người được tặng lại khiến đối phương rơi vào tình thế khó xử.
Một số người không thích chào hỏi xã giao và coi hành động đó thật phiền phức. Nhưng bất cứ mối quan hệ nào cũng bắt đầu bằng việc chào hỏi. Tác giả khuyên nên coi chào hỏi là một nghĩa vụ, đưa nó vào danh sách việc phải làm. Chỉ cần nói “xin chào”, các mối quan hệ sẽ bắt đầu được “phá băng”. Chương 3 của sách chỉ ra cách từ bỏ những cách cư xử thiếu tinh tế như vậy.
Ở chương cuối, sách nêu những biểu hiện của lối suy nghĩ thiển cận: Hay biện minh “tại vì”, hay nghĩ “không sao cả, vẫn còn thời gian”, hay đổ lỗi cho người khác, lo lắng quá nhiều về tương lai, hay nghĩ “mình không thể làm được”…
Khi những suy nghĩ đó xuất hiện, chúng ta thường chểnh mảng, hình thành thói quen “nước đến chân mới nhảy”, trì hoãn để rồi trễ deadline và cuối cùng là không đạt được mục tiêu đề ra. Những lời khuyên của tác giả ở chương cuối thúc giục “hãy bỏ lại phía sau mọi lý do trì hoãn để hoàn thành ngay công việc” và hãy bắt tay vào công việc khi nhận nhiệm vụ.
Thay đổi thói quen không phải điều dễ dàng. Trong đó, điều khó nhất chính là nhìn thẳng vào thói quen không tốt của bản thân. Để bạn đọc có cách tiếp cận dễ dàng hơn trong quá trình nhìn lại chính mình, tác giả đã tạo ra hai nhân vật đồng hành trong sách.
Mỗi nội dung đều có minh họa vui nhộn với hai nhân vật Gấu và Báo. Trong đó, Báo là nhân vật có chính kiến nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Gấu là nhân vật có nhiều thói quen xấu, noi gương “tiền bối” Báo để thay đổi thói quen của mình theo hướng lành mạnh.
Thông qua hình ảnh minh họa đó, độc giả không cảm thấy khó chịu khi nhìn vào thói quen tiêu cực của mình. Trái lại, những câu chuyện, hình ảnh vui nhộn giúp người đọc vừa thu nhận kiến thức vừa có thể thư giãn.
Nếu đã nhận diện được thói quen xấu và đang trong tình trạng “mình lại thế nữa rồi”, nên đọc lại một nội dung trong sách, nhen nhóm suy nghĩ “tôi sẽ thử thay đổi tật xấu của mình lần nữa”. Điều đó sẽ giúp chúng ta dần từ bỏ lối mòn của “ngựa quen đường cũ”, hình thành những thói quen tích cực.
Bí quyết rèn thói quen đọc sách cho con
Một trong những kỹ năng cha mẹ nên dạy trẻ đó là thói quen đọc sách. Bởi sách là một "báu vật" giúp bé có thể biết được nhiều điều hay ho về cuộc sống.
">'Mình lại thế nữa rồi' và lời biện hộ cho những thói quen xấu
Chuyện về 'người đẹp Bình Dương' một thời Thẩm Thuý Hằng
Oscar 2013 sẽ gọi tên diễn viên nào?Ảnh đẹp như mơ của Jennifer Lawrence
">Sao đẹp lung linh trên thảm đỏ Oscar
友情链接