Ở thời kỳ hoàng kim của DotA, Việt Nam là một trong những cường quốc ở trò chơi này với sự thành công của đội tuyển Stars Boba. Bằng chứng là Stars Boba từng được Valve mời tham dự giải đấu The International 1. Đáng tiếc là các tuyển thủ của chúng ta không xin được thị thực nhập cảnh (visa) vào Mỹ, nếu không biết đâu chúng ta đã trở thành một cường quốc về Dota 2 chứ không phải ngụp lặn ở "ao làng" Đông Nam Á như hiện tại.

Khó khăn nhất của người chơi Dota 2 tại Việt Nam là lỗi kết nối đường truyền, đặc biệt là khi mạng cáp quang quốc tế AAG (Asia-America Gateway) bị đứt hoặc phải ngừng hoạt động để bảo trì. Tuy nhiên, những khó khăn này không đủ sức cản trở những người yêu thích Dota 2 đi "tìm kiếm tình yêu". Bằng chứng là cộng đồng Dota 2 Việt Nam đang rất phát triển với rất nhiều studio bình luận và đội tuyển Dota 2, có thể kể đến như PewPew Studio, ESV Studio và các đội tuyển PewPew, NextGen, BlameTV.

Blade & Soul

Blade & Soul là trò chơi nhập vai trực tuyến được phát triển bởi NCsoft, một trong những công ty game hàng đầu tại Hàn Quốc. Ngay từ khi mới ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 2016, nhiều game thủ Việt đã tìm cách "vượt biên" trải nghiệm trò chơi này mặc dù để sở hữu một tài khoản NCsoft Hàn Quốc không hề dễ dàng. 

 

Ngay sau khi NCsoft phát hành phiên bản tiếng Anh tại Châu Âu và Bắc Mỹ vào tháng 01.2016, trò chơi này đã thu hút được một lượng lớn game thủ tham gia trải nghiệm. Đồ họa chất lượng, lối chơi có chiều sâu và các nhân vật nữ có "chân dài, ngực bự" là điểm thu hút của Blade & Soul đối với người chơi Việt Nam.

Đặc biệt hơn, Blade & Soul phiên bản tiếng Anh còn được phát hành theo mô hình miễn phí giờ chơi (free to play) khiến game thủ Việt có thể tham gia trải nghiệm một cách dễ dàng.

Counter-Strike: Global Offensive

Bên cạnh Dota 2, Valve còn có một trò chơi thu hút rất nhiều người chơi tại quán net là Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO). Nguyên nhân thu hút người chơi của CS:GO cũng rất đơn giản, trò chơi này có lối chơi giống với huyền thoại Counter-Strike 1.6 cách đây hơn chục năm về trước. 

 

Tuy vậy, để trải nghiệm được CS:GO, game thủ Việt phải vượt qua rất nhiều rào cản. Thứ nhất, CS:GO được phát hành theo mô hình buy to play, nên game thủ phải bỏ ra 14,99 USD (khoảng 330.000 đồng) mới có thể "sờ tận tay" trò chơi này. Thứ hai, nhiều quán net tại Việt Nam thường xuyên bị dính lỗi VAC khiến game thủ không thể trải nghiệm không thể tìm được trận đấu hoặc bi kịch hơn là bị khóa tài khoản. Thứ ba, tương tự như Dota 2, người chơi CS:GO sẽ gặp nhiều khó khăn nếu mạng cáp quang quốc tế AAG bị đứt hoặc phải ngừng hoạt động để bảo trì.

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cộng đồng CS:GO cũng có nhiều thành công nhất định trên đấu trường quốc tế. Có thể kể đến như đội tuyển Skyred từng giành nhiều giải thưởng tại các giải đấu trong khu vực Đông Nam Á. Mới đây nhất, Skyred từng là đại diện của khu vực Châu Á tham dự giải đấu DreamHack Open Stockholm 2015. Mặc dù không có được thành tích tốt tại DreamHack Open Stockholm 2015 nhưng Skyred cũng đã gây ấn tượng mạnh với các cộng đồng CS:GO quốc tế nhờ kĩ năng cá nhân khá ổn.

Black Desert

Game thủ Việt là những người yêu thích các trò chơi thuộc thể loại nhập vai nên bị Black Desert "hút hồn" cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Điểm mạnh của Black Desert nền đồ họa chất lượng cao, thế giới mở và lối chơi đậm chất hành động. Cũng giống như Blade & Soul, Black Desert thu hút game thủ Việt ngay từ khi trò chơi này mới ra mắt tại Hàn Quốc mặc dù để chơi được Black DesertHàn Quốc thì mỗi người chơi phải bỏ ra khoảng 150.000 đồng để mua tài khoản và 290.000 đồng để mua VPN có IP Hàn Quốc. 

Mới đây, Daum Games đã đưa Black Desert đến Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua chi nhánh của công ty này tại Hà Lan. Tuy nhiên, để trải nghiệm phiên bản tiếng Anh của Black Desert thì game thủ sẽ bị "móc túi" nhiều hơn do Black Desert phiên bản tiếng Anh được phát hành theo hình thức buy to play thay vì free to play như phiên bản Hàn Quốc và Trung Quốc.

Thêm nữa, Black Desert phiên bản tiếng Anh cũng chặn IP từ các quốc gia bên ngoài Bắc Mỹ và Châu Âu nên quá trình "vượt biên" để chơi game của các game thủ Việt lại thêm phần khó khăn.

Hearthstone

Ngay từ khi mới ra mắt, Hearthstone: Heroes of Warcraft đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng game thủ trên toàn cầu và game thủ Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài việc được phát hành miễn phí và có máy chủ dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, Hearthstone còn thu hút game thủ Việt bởi lối chơi đậm chất chiến thuật, cấu hình yêu cầu thấp và hỗ trợ đã nền tảng (Windows, OS X, iOS và Android). 

Không những thu hút được nhiều người chơi, Hearthstone còn mang về thành công rực rỡ cho nền thể thao điện tử Việt Nam mà hiếm có bộ môn thể thao điện tử nào làm được. Cụ thể, tuyển thủ Trần Hưng “Neilyo” Lân là đại diện của khu vực Đông Nam Á tham dự giải đấu Hearthstone World Championship 2015 diễn ra vào cuối năm ngoái.

Mặc dù phải dừng bước tại vòng bảng với vị trí thứ ba tại bảng C với thành tích 1-2 nhưng Neilyo hoàn toàn có thể tự hào bởi anh chỉ thua trước nhà vô địch và á quân của Hearthstone World Championship 2015.

" />

Điểm qua 5 game online được game thủ Việt chơi nhiều nhất

Dota 2

Tính đến thời điểm hiện tại,ĐiểmquagameonlineđượcgamethủViệtchơinhiềunhấnâu khói trầm Dota2 là một trong những trò chơi thuộc thể loại MOBA có đông người chơi nhất tại Việt Nam bên cạnh Liên Minh Huyền Thoại và 3Q Củ Hành. Nguyên nhân chính khiến Dota 2 thu hút được nhiều người chơi là do trò chơi này có lối chơi quen thuộc với DotA (Defense of the Ancients), bản mod của Warcraft III: Frozen Throne.

Ở thời kỳ hoàng kim của DotA, Việt Nam là một trong những cường quốc ở trò chơi này với sự thành công của đội tuyển Stars Boba. Bằng chứng là Stars Boba từng được Valve mời tham dự giải đấu The International 1. Đáng tiếc là các tuyển thủ của chúng ta không xin được thị thực nhập cảnh (visa) vào Mỹ, nếu không biết đâu chúng ta đã trở thành một cường quốc về Dota 2 chứ không phải ngụp lặn ở "ao làng" Đông Nam Á như hiện tại.

Khó khăn nhất của người chơi Dota 2 tại Việt Nam là lỗi kết nối đường truyền, đặc biệt là khi mạng cáp quang quốc tế AAG (Asia-America Gateway) bị đứt hoặc phải ngừng hoạt động để bảo trì. Tuy nhiên, những khó khăn này không đủ sức cản trở những người yêu thích Dota 2 đi "tìm kiếm tình yêu". Bằng chứng là cộng đồng Dota 2 Việt Nam đang rất phát triển với rất nhiều studio bình luận và đội tuyển Dota 2, có thể kể đến như PewPew Studio, ESV Studio và các đội tuyển PewPew, NextGen, BlameTV.

Blade & Soul

Blade & Soul là trò chơi nhập vai trực tuyến được phát triển bởi NCsoft, một trong những công ty game hàng đầu tại Hàn Quốc. Ngay từ khi mới ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 2016, nhiều game thủ Việt đã tìm cách "vượt biên" trải nghiệm trò chơi này mặc dù để sở hữu một tài khoản NCsoft Hàn Quốc không hề dễ dàng. 

 

Ngay sau khi NCsoft phát hành phiên bản tiếng Anh tại Châu Âu và Bắc Mỹ vào tháng 01.2016, trò chơi này đã thu hút được một lượng lớn game thủ tham gia trải nghiệm. Đồ họa chất lượng, lối chơi có chiều sâu và các nhân vật nữ có "chân dài, ngực bự" là điểm thu hút của Blade & Soul đối với người chơi Việt Nam.

Đặc biệt hơn, Blade & Soul phiên bản tiếng Anh còn được phát hành theo mô hình miễn phí giờ chơi (free to play) khiến game thủ Việt có thể tham gia trải nghiệm một cách dễ dàng.

Counter-Strike: Global Offensive

Bên cạnh Dota 2, Valve còn có một trò chơi thu hút rất nhiều người chơi tại quán net là Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO). Nguyên nhân thu hút người chơi của CS:GO cũng rất đơn giản, trò chơi này có lối chơi giống với huyền thoại Counter-Strike 1.6 cách đây hơn chục năm về trước. 

 

Tuy vậy, để trải nghiệm được CS:GO, game thủ Việt phải vượt qua rất nhiều rào cản. Thứ nhất, CS:GO được phát hành theo mô hình buy to play, nên game thủ phải bỏ ra 14,99 USD (khoảng 330.000 đồng) mới có thể "sờ tận tay" trò chơi này. Thứ hai, nhiều quán net tại Việt Nam thường xuyên bị dính lỗi VAC khiến game thủ không thể trải nghiệm không thể tìm được trận đấu hoặc bi kịch hơn là bị khóa tài khoản. Thứ ba, tương tự như Dota 2, người chơi CS:GO sẽ gặp nhiều khó khăn nếu mạng cáp quang quốc tế AAG bị đứt hoặc phải ngừng hoạt động để bảo trì.

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cộng đồng CS:GO cũng có nhiều thành công nhất định trên đấu trường quốc tế. Có thể kể đến như đội tuyển Skyred từng giành nhiều giải thưởng tại các giải đấu trong khu vực Đông Nam Á. Mới đây nhất, Skyred từng là đại diện của khu vực Châu Á tham dự giải đấu DreamHack Open Stockholm 2015. Mặc dù không có được thành tích tốt tại DreamHack Open Stockholm 2015 nhưng Skyred cũng đã gây ấn tượng mạnh với các cộng đồng CS:GO quốc tế nhờ kĩ năng cá nhân khá ổn.

Black Desert

Game thủ Việt là những người yêu thích các trò chơi thuộc thể loại nhập vai nên bị Black Desert "hút hồn" cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Điểm mạnh của Black Desert nền đồ họa chất lượng cao, thế giới mở và lối chơi đậm chất hành động. Cũng giống như Blade & Soul, Black Desert thu hút game thủ Việt ngay từ khi trò chơi này mới ra mắt tại Hàn Quốc mặc dù để chơi được Black DesertHàn Quốc thì mỗi người chơi phải bỏ ra khoảng 150.000 đồng để mua tài khoản và 290.000 đồng để mua VPN có IP Hàn Quốc. 

Mới đây, Daum Games đã đưa Black Desert đến Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua chi nhánh của công ty này tại Hà Lan. Tuy nhiên, để trải nghiệm phiên bản tiếng Anh của Black Desert thì game thủ sẽ bị "móc túi" nhiều hơn do Black Desert phiên bản tiếng Anh được phát hành theo hình thức buy to play thay vì free to play như phiên bản Hàn Quốc và Trung Quốc.

Thêm nữa, Black Desert phiên bản tiếng Anh cũng chặn IP từ các quốc gia bên ngoài Bắc Mỹ và Châu Âu nên quá trình "vượt biên" để chơi game của các game thủ Việt lại thêm phần khó khăn.

Hearthstone

Ngay từ khi mới ra mắt, Hearthstone: Heroes of Warcraft đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng game thủ trên toàn cầu và game thủ Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài việc được phát hành miễn phí và có máy chủ dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, Hearthstone còn thu hút game thủ Việt bởi lối chơi đậm chất chiến thuật, cấu hình yêu cầu thấp và hỗ trợ đã nền tảng (Windows, OS X, iOS và Android). 

Không những thu hút được nhiều người chơi, Hearthstone còn mang về thành công rực rỡ cho nền thể thao điện tử Việt Nam mà hiếm có bộ môn thể thao điện tử nào làm được. Cụ thể, tuyển thủ Trần Hưng “Neilyo” Lân là đại diện của khu vực Đông Nam Á tham dự giải đấu Hearthstone World Championship 2015 diễn ra vào cuối năm ngoái.

Mặc dù phải dừng bước tại vòng bảng với vị trí thứ ba tại bảng C với thành tích 1-2 nhưng Neilyo hoàn toàn có thể tự hào bởi anh chỉ thua trước nhà vô địch và á quân của Hearthstone World Championship 2015.