Thể thao

‘Đòi hỏi kinh nghiệm với sinh viên mới ra trường là chính đáng’

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Giải trí   来源:Thời sự  查看:  评论:0
内容摘要:Tốt nghiệp ngành Kế toán tại một trường đại học có tiếng ở Hà Nội từ đầu tháng 6,Đòihỏikinhnghiệmvớithứ hạng của aff cupthứ hạng của aff cup、、

Tốt nghiệp ngành Kế toán tại một trường đại học có tiếng ở Hà Nội từ đầu tháng 6,Đòihỏikinhnghiệmvớisinhviênmớiratrườnglàchínhđáthứ hạng của aff cup thế nhưng 7 tháng trôi qua, Huyền Thu (Nghệ An) vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. “Em đã rải đơn khoảng 5-6 công ty, nhưng đều không được nhận vào. Có 2 công ty gọi em tới phỏng vấn, nhưng sau đó đều đánh trượt vì em chưa có kinh nghiệm phù hợp với vị trí tuyển dụng”.

Thu cho biết vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, em phải tự lo khoản học phí và chi phí sinh hoạt. “Em chủ yếu làm các công việc không liên quan lắm đến chuyên ngành nhưng cho em khoản thu nhập khá. Dẫu vậy, những công việc ấy lại không được nhà tuyển dụng đánh giá cao”.

Theo Thu, việc đòi hỏi kinh nghiệm đối với một sinh viên mới ra trường là điều vô lý, bởi sinh viên chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp. “Nếu công ty nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm và không cho cơ hội, sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm?”, Thu nói.

cbo 0780.jpg
Sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Ông Đào Việt Bách, Trưởng phòng Tuyển dụng và thu hút nhân tài một công ty chuyên xuất khẩu dịch vụ phần mềm, cho rằng yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự cần có kinh nghiệm làm việc ngay là chính đáng. Thực tế, 100% công ty, doanh nghiệp đều mong muốn nhân sự có thể đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty ngay lập tức.

Nhưng với sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm không nhất thiết đến từ việc thực tập, làm dự án ở các doanh nghiệp lớn mà có thể trau dồi thông qua các đồ án, dự án môn học hoặc tham gia vào các lab tại trường đại học một cách thực chất.

“Có một thực tế rằng sau khi tuyển dụng, tất cả nhân sự đều phải trải qua quá trình đào tạo thích ứng để làm quen với môi trường, văn hóa doanh nghiệp cũng như hệ thống lại kiến thức, quy trình chuẩn quốc tế. Điều này thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Trường học sẽ đóng vai trò đào tạo kiến thức nền tảng, tư duy ban đầu”.

Vì thế khi tuyển dụng, ngoài kinh nghiệm làm việc là một điểm cộng, theo ông Bách, tiêu chí các doanh nghiệp hướng tới đầu tiên là kiến thức nền tảng được trang bị trong nhà trường. Ngoài ra, khả năng tự học suốt đời cũng là tiêu chí được doanh nghiệp quan tâm.

“Những kiến thức sinh viên học được trong nhà trường rất có thể sẽ sớm trở nên lỗi thời. Kiến thức thay đổi hàng ngày, do đó để đáp ứng được yêu cầu công việc, ứng viên cần phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu và liên tục làm mới bản thân”, ông Bách nói.

cbo 0762.jpg

Vừa tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Lương Thị Ngọc Anh cho biết, trong 3 tháng qua, em đã nộp đơn vào 3 công ty. Các công ty này đều đòi hỏi người có kinh nghiệm cho vị trí Ngọc Anh ứng tuyển.

Tuy nhiên, nữ sinh Bách khoa cho rằng điều này cũng không có gì vô lý bởi doanh nghiệp là nơi làm việc chứ không phải đào tạo nghề.

“Doanh nghiệp muốn tìm người làm việc chứ không phải học việc, do đó yêu cầu này là phù hợp. Thực tế, có nhiều sinh viên trong quá trình đi học đã sớm tìm được niềm yêu thích, từ đó tham gia đi thực tập, đi làm và có kinh nghiệm làm việc từ sớm”, Ngọc Anh bày tỏ.

Từ năm thứ 4, Ngọc Anh cũng đi làm thêm ở một công ty sản xuất. Mặc dù mức lương nhận được không cao nhưng nữ sinh chấp nhận làm để lấy kinh nghiệm. Quãng thời gian này, theo Ngọc Anh, đã giúp em hiểu được cách vận hành, yêu cầu của công việc, môi trường làm việc để sẵn sàng gia nhập vào thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đồng quan điểm, Trần Phương Nam, sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật cơ khí, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết không khó để sinh viên có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp.

Từ cuối năm thứ 4, sau khi hoàn thành các tín chỉ của chương trình học và chỉ còn chờ làm đồ án tốt nghiệp, Nam đã xin đi thực tập tại một công ty dịch vụ kỹ thuật vật liệu và linh kiện toàn cầu.

“Quãng thời gian này giúp em nắm được cách làm việc trong một doanh nghiệp cũng như cách xử lý vấn đề. Nếu như ở trường, chúng em chỉ dừng lại ở việc xử lý vấn đề trong một dự án của môn học thì khi làm ở công ty, có những vấn đề liên quan đến hợp đồng nhiều tỷ đồng nên trách nhiệm cũng sẽ lớn hơn rất nhiều”, Nam nói.

Dù chưa ra trường, hiện tại Nam đã được nhận vào làm nhân viên chính thức với vai trò là kỹ sư công đoạn. Để có được cơ hội này, Nam cho biết trước đó, bản thân cũng đã tích cực tham gia vào lab và một số cuộc thi nghiên cứu khoa học để tự nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân.

Với vai trò là đơn vị đào tạo, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mong muốn của doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên ra trường phải đáp ứng yêu cầu công việc ngay là chính đáng.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo tại các nhà trường rất rộng nhằm cung cấp nền tảng, kỹ năng cho sinh viên. Do đó, để đào tạo sát với thực tế của từng doanh nghiệp, theo ông Chính, cần phải có sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

“Doanh nghiệp cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường. Nếu quá trình này được thực hiện chặt chẽ và từ sớm, chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn nhân lực đáp ứng ngay yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp”, ông Chính nói.

Chàng trai mất 13 năm thi đại học, hiện lương 13 triệu/thángNgô Thiện Liễu (41 tuổi, ở Quảng Tây) mất 13 năm mới thi đỗ Đại học Thanh Hoa. Tốt nghiệp ở tuổi 36, sau 5 năm ra trường hiện mức lương của anh là 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng).
copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap