您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế
NEWS2025-01-24 05:07:37【Thời sự】5人已围观
简介 Hồng Quân - 21/01/2025 05:00 Nhận định bóng đ đội hình everton gặp liverpoolđội hình everton gặp liverpool、、
很赞哦!(5194)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
- Kiều nữ khoe dáng nóng bỏng với áo hở rốn
- Sở TT&TT Thái Nguyên tổ chức tập huấn ứng cứu xử lý tấn công ATP và xử lý mã độc
- Điều xảy ra khi quốc gia đông dân nhất thế giới cấm cửa TikTok
- Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
- Liệu AI có cướp đi công việc của chúng ta
- Đang ngồi đột ngột ôm ngực ngã quỵ, người đàn ông Hà Nội ngừng tim, ngừng thở
- Vẻ đẹp gợi cảm khác lạ của tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020
- Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Bí mật tình ái của nữ thần Kpop Lee Naeun và 'thần đồng bóng đá' Hàn Quốc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
Bệnh nhi M. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Còn M. chưa thể hồi phục. Cô bé vẫn chưa qua giai đoạn nguy hiểm do diện tích bỏng đến 85% cơ thể, bỏng sâu độ 3, sốc, suy hô hấp phải đặt nội khí quản. Sau 6 lần cắt lọc, các bác sĩ đã sử dụng thuốc tốt nhất nhưng bệnh nhân đang vào đợt sốc nhiễm trùng lần 2, nhiễm nấm kèm viêm phổi nặng.
Bác sĩ Diệp Quế Trinh, Trưởng khoa Bỏng Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, nếu may mắn qua được thời điểm này, bé đối diện với những khó khăn khác. Diện tích bỏng quá lớn, không còn da để ghép, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Những lần thay băng cho bệnh nhân bỏng toàn thân như vậy, các điều dưỡng cũng hết sức kiên trì và tỉ mẩn bởi lớp da bên ngoài của bé đã tróc hết, đau đớn.
Cũng thời điểm này, bé K. 5 tuổi đang được điều trị tại Khoa Bỏng Tạo hình vì bỏng cồn. Khoảng 10 ngày trước, mẹ của em đang đốt rác, chị cẩn thận để lửa tàn mới vào nhà. K. cầm theo chai cồn chơi rồi phun vào đống tro âm ỉ. Sau vài lần xịt, lửa bùng trở lại khiến bé bỏng toàn thân.
Người mẹ hoảng hốt dập lửa và ôm con vào viện. Toàn thân bé co rút, bỏng sâu độ 3, sốc, nhiễm trùng. "Tôi xin bác sĩ dùng da mình để ghép cho con nhưng bác sĩ nói chưa được vì tình trạng con rất xấu”, người mẹ khổ sở nói.
Hồi tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cũng đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi sinh năm 2014 gặp nạn từ cồn sát khuẩn trong nhà.
Do bố hay đi công tác nên gia đình em thường trang bị cồn để rửa tay, sát khuẩn. Trong lúc không để ý, bé cầm chai cồn chạy qua khu bếp đang nấu thức ăn. Hậu quả là lửa bén vào quần áo, khiến em bị cháy trong khoảng một phút trước khi được người nhà dội nước cứu.
Các bác sĩ cảnh báo, bỏng là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do nước sôi, thiết bị điện, các tai nạn cháy, nổ… gây ra. Trường hợp nhẹ, trẻ bị hư da, nhiễm trùng, nếu nặng hơn có thể lại sẹo co rút, sẹo lồi thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhi.
Mức độ nguy hiểm của bỏng cồn tương đương với bỏng do xăng. Đáng ngại, trẻ dễ dàng tiếp cận với nguy hiểm thông qua chai xịt rửa tay sát khuẩn.
“Duy trì thói quen rửa tay là việc nên làm để phòng bệnh, tuy nhiên trong nước rửa tay có thành phần cồn (chất dễ cháy). Do đó, với trẻ trên 5 tuổi, phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng chai xịt một cách an toàn như tránh lửa, không được uống,…
Còn trẻ nhỏ hơn, phụ huynh nên chủ động xịt rửa tay cho trẻ, đặt các chai xịt sát khuẩn rửa tay và các hóa chất nói chung tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Nếu có thể, cha mẹ nên dùng nước rửa tay dạng gel cho bé”, bác sĩ Trinh nói.
Đáng chú ý, những trường hợp bỏng nặng dù được cắt lọc, phẫu thuật nhưng nguy cơ sẹo xấu, sẹo co rút rất lớn. Do đó, bác sĩ luôn dặn cha mẹ cho trẻ tái khám theo hẹn, để can thiệp, tập vật lý trị liệu, thậm chí việc này kéo dài nhiều năm.
"Có nhiều bé được cứu sống, điều trị gian nan lắm, phục hồi tốt và xuất viện, nhưng khi trở về nhà, phụ huynh không phối hợp, sẹo bỏng bị co rút lại, chân tay co quắp, biến dạng, kéo theo chức năng cũng mất. Đến khi nặng quá, mẹ mới đưa lên viện thì không thể can thiệp được. Trẻ phải sống suốt đời với hình dáng ấy và tâm lý tự ti, sợ hãi.
Chúng tôi rất đau lòng khi nhìn các con như vậy", bác sĩ Trinh nói.
Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?
Nhiều bệnh nhân Whitmore được điều trị theo các chẩn đoán khác nhau trước khi phát hiện mắc loại vi khuẩn "ăn thịt người". Ngay cả khi chẩn đoán đúng, nhiều bệnh nhân bỏ cuộc vì điều trị rất lâu, tốn kém.">Trẻ thoi thóp, quấn băng kín người vì chai nước sát khuẩn
Tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn huyện. (Ảnh: Sở TT&TT Kiên Giang)
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang, cuối tháng 11, UBND huyện Kiên Lương đã phối hợp cùng Sở tổ chức tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn huyện năm 2020. Tham dự tập huấn có cán bộ lãnh đạo, kế toán các cơ quan, đơn vị và kế toán UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được cấp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Buổi tập huấn được tổ chức với mục đích góp nhằm góp phần đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị Nhà nước; tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về việc quản lý trong thời kỳ chuyển đổi số. Đồng thời, giúp lãnh đạo các đơn vị hiểu đúng lợi ích và vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng chữ ký số trong cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Tại buổi tập huấn, ông Phạm Xuân Khang – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin – phổ biến các nội dung và kiến thức như tổng quan về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; hành lang pháp lý liên quan chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; những giải pháp triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn ứng dụng chữ ký số trên một số dịch vụ công, sử dụng hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực…
Hải Lam
">Kiên Lương tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ
- Đó là thí sinh N.T.L (sinh năm 2004, trú tại xóm 3 thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch). Nhà L. có ba chị em, L. là con út, mẹ đã mất, bố bị thần kinh.
Điểm trường Trương Thế Vinh. Ảnh: áo Pháp luật TP.HCM Theo Báo Người lao động, chiều ngày 5.6, tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh, em L. không tham dự thi lại môn Ngữ văn đúng với thời gian quy định.
Một cán bộ tại điểm trường này cho hay, lúc em L. đến trường để thi là 17h, cũng là thời điểm kết thúc thời gian thi, trong khi toàn bộ học sinh thi lại vào lúc 14h30.
Khi nghe cán bộ thông báo, em L. đã quỳ gối tại trường và khóc nước nở. Em L. lý giải rằng hôm thi môn Toán, hết 2/3 giờ em đã ra về. Cuối buổi thi, các giám thị mới thông báo thi lại môn Ngữ văn theo đề dự bị nên em không biết được lịch thi.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM, chiều ngày 6.6, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình, cho biết sau khi nắm được thông tin về thí sinh N.T.L, ông đã trực tiếp gọi điện xin lỗi em L. và hứa sẽ xem xét cho em vào trường để tổ chức xét tuyển.
Ông Nhân cho biết đây là sự cố không ngờ tới. Hôm thi môn Toán, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh nên các điểm thi không thông báo sớm về việc thi lại môn Ngữ văn. Đợi đến khi thi xong mới thông báo nên em L. về sớm không biết.
"Tôi cũng có nghe về hoàn cảnh khó khăn của Lài, trong gia đình đến tivi cũng không có, may bác em có điện thoại chúng tôi mới liên hệ được”, ông Nhân nói.
Ông Nhân còn cho biết thêm có một em ở xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) tham dự thi tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong sau khi thi môn Toán phải nhập viện và không tham dự thi lại môn Ngữ Văn. Về sự việc này, Sở cũng đang xem xét thực hiện theo quy chế.
Trước đó, như Vietnamnet đã thông tin, Ngày 3.6 trong buổi thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của Quảng Bình đã liên tiếp xảy sự cố. Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, giám thị coi thi ký nhầm vào ô của cán bộ chấm thi. Khi thời gian làm bài đã trôi qua hơn một nửa hai giám thị coi thi của phòng thi số 25 mới phát hiện ký nhầm, dẫn đến 24 thí sinh phòng này phải làm lại bài thi từ đầu.
Sau khi kết thúc buổi thi, thí sinh và phụ huynh phản ánh đề thi môn này giống hệt với đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 của các trường THCS tại TP Đồng Hới. Do đó, tỉnh Quảng Bình đã quyết định bố trí để toàn bộ thí sinh thi lại môn Ngữ văn bằng đề dự phòng. Giám đốc Sở GD-ĐT cũng công khai xin lỗi thí sinh và phụ huynh vì đã để xảy ra sự cố.
Ngân Anh (tổng hợp)
Thí sinh Quảng Bình kết thúc buổi thi lại trong thoải mái
Chiều 5/6, hơn 6.400 thí sinh ở Quảng Bình đã kết thúc buổi thi lại môn Ngữ văn.
">Không biết tin thi lại môn Văn lớp 10, nữ sinh Quảng Bình khóc nức nở
Nhận định, soi kèo Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1: Chủ nhà có điểm
- - “Sau khi tiến hànhkhám, xét nghiệm, kết quả cho thấy bộ phận sinh dục của nam sinh này vẫnhoàn toàn bình thuờng, không hề bị viêm nhiễm mà chỉ bị giãn tĩnh mạch tinh.Các bác sĩ đã thống nhất sẽ mổ giãn tĩnh mạch, nhưng nam sinh này một mựckhẳng định mình bị viêm tinh hoàn và khăng khăng đòi mổ để lấy tinh hoàn ra”- Bác sĩ Bắc kể lại.
>> Bài 1: Oái ăm thiếu nữ dính bầu dù vẫn 'còn nguyên'
">Chuyện kỳ quặc ở phòng khám nam khoa
Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cho rằng, ý nghĩa lớn nhất của chương trình diễn tập này các đơn vị có cơ hội chia sẻ thông tin, cập nhật công nghệ mới và cùng phối hợp trong xử lý sự cố tấn công. Phát biểu khai mạc diễn tập, ông Trần Quang Hưng, Giám đốc NCSC nhấn mạnh, trong xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, không một cơ quan, tổ chức, đơn vị nào có thể tự an toàn một mình được. Chúng ta phải đối mặt với những kẻ thù vô hình, không biết họ đang ở đâu. Để chống lại họ thì mỗi ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan nhà nước không có cách nào khác là phải đoàn kết, phối hợp với nhau.
“Chúng tôi mong muốn thông qua diễn tập, các đơn vị có cơ hội giao lưu, làm quen với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm kiến thức, cập nhật công nghệ mới và phối hợp với nhau trong ứng phó, xử lý các cuộc tấn công. Đây là ý nghĩa lớn nhất của buổi diễn tập này”, ông Hưng chia sẻ.
Đại diện Trung tâm NCSC bày tỏ mong muốn chương trình diễn tập thực chiến dành riêng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính DF Cyber Defense sẽ được tổ chức thường niên, trở thành một trong những cuộc thi uy tín trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng nói chung và cho khối tài chính, ngân hàng nói riêng.
Các ngân hàng "đua tài" xử lý sự cố tấn công APT
Theo Ban tổ chức, cuộc diễn tập thực chiến dựa trên tình huống thực tế được chuyên gia của NCSC xây dựng và lên kịch bản, có cập nhật mới nhất theo các xu hướng tấn công đang tồn tại trong năm 2020.
Tham gia diễn tập, các nhóm cán bộ kỹ thuật chuyên trách về an toàn thông tin của từng đơn vị làm bài thi về kỹ năng phân tích, điều tra có tính thực tế cao. Tham gia diễn tập, các nhóm cán bộ kỹ thuật chuyên trách về an toàn thông tin của từng đơn vị làm bài thi về kỹ năng phân tích, điều tra có tính thực tế cao. Tình huống giả định mô phỏng quá trình xử lý sự cố hệ thống bị tấn công nhằm chiếm đoạt tài sản và dữ liệu của các tổ chức tài chính, ngân hàng
Cụ thể, một nhóm tin tặc thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích APT nhắm vào những tổ chức, công ty tài chính lớn. Đặc biệt hơn, nhóm tin tặc này gần đây - thời hậu Covid-19 đã bắt đầu các chiến dịch tấn công vào Việt Nam, lên kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm, ăn cắp dữ liệu nhằm trục lợi tài chính nhằm mục đích chính trị.
Những chiến dịch này thường được bắt đầu bằng việc thực hiện các đợt Phishing (tấn công lừa đảo) có chủ đích, nghiên cứu kỹ về mục tiêu cần tấn công, đồng thời sử dụng mã độc và công cụ chuyên dụng được phát triển bởi chính nhóm này.
Ngoài ra, nhóm APT này lợi dụng những điểm yếu có thể xảy ra trong các tổ chức tài chính, ngân hàng như: chưa cập nhật biện pháp phòng thủ trong bảo mật thường xuyên, sử dụng hệ thống AD với các lỗ hổng mới chưa kịp vá như Zerologon, cùng với nhận thức về an toàn thông tin chưa đồng bộ. Từ đó, nhóm tin tặc đã thực hiện hành vi lừa đảo, phát tán mã độc và nắm quyền kiểm soát hệ thống mạng của mục tiêu
Từ tình huống giả lập trên, đội ngũ kỹ thuật chuyên trách của tổ chức tài chính, ngân hàng phải sử dụng kiến thức, kỹ năng của mình để lên kế hoạch xác minh, điều tra nguyên nhân và xử lý khắc phục.
Kết thúc 3 giờ diễn tập, đội thi đến từ ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank đã xuất sắc về Nhất với 1.374 điểm. Về Nhì là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank với 1.000 điểm. Xếp vị trí thứ ba là Công ty CP chứng khoán VPS với 975 điểm.
Ban tổ chức cũng trao giải khuyến khích cho 2 đơn vị là Ngân hàng quốc tế VIB và Ngân hàng Quân đội MBbank.
Đại diện Ban tổ chức nhận định, với tình huống giả định và câu hỏi diễn tập phức tạp, có tính thực tế cao, các đội đã tập trung cao độ để điều tra, truy vết tấn công. Bên cạnh đó, các đội tham gia diễn tập đã phải tận dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhất để lên kế hoạch xác minh, điều tra nguyên nhân và xử lý khắc phục.
“Mặc dù chưa có đội nào xử lý được hết các tình huống Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đưa ra, tuy nhiên kết quả của các đội đạt được trong cuộc thi, đặc biệt những đột đạt giải phần nào thể hiện năng lực vượt trội của đội ngũ kỹ thuật chuyên trách an toàn thông tin đang làm tại các đơn vị cũng như sự đầu tư cho nguồn lực con người trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các đơn vị. Trong hành trình chuyển đổi số, đây được xem như yêu cầu kiên quyết để doanh nghiệp phát triển đột phá và bền vững”, đại diện Ban tổ chức đánh giá.
Vân Anh
Lỗ hổng trên máy chủ Domain Controller có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng Việt
Theo đánh giá của NCSC, lỗ hổng có tên “Zerologon” có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam, nhất là các ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn, doanh nghiệp lớn triển khai mô hình mạng có dùng máy chủ Domain Controller.
">30 ngân hàng, tổ chức tài chính diễn tập xử lý sự cố tấn công đánh cắp dữ liệu
Tư vấn du học cho các học sinh và học viên tham khảo Đề án đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước của TP Đà Nẵng
(Ảnh do Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng cung cấp)
UBND TP Đà Nẵng vừa ra quyết định chấm dứt tham gia Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Đà Nẵng đối với 3 học viên được hỗ trợ kinh phí đi du học nước ngoài, đồng thời yêu cầu họ bồi thường kinh phí gấp 5 lần kinh phí đã hỗ trợ do vi phạm hợp đồng đào tạo.
Không đền thì kiện
Theo quyết định, kể từ ngày 12-6-2013, chấm dứt tham gia đề án đối với các học viên: Hồ Thị Như Mai và Hà Thanh An do tự ý bỏ việc, không thực hiện đủ thời gian làm việc đối với thành phố theo cam kết; Nguyễn Văn Lời do không hoàn thành chương trình nghiên cứu theo quy định của đề án. Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng giao Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng đối với các học viên và gia đình sau khi họ đã hoàn tất việc bồi thường gấp 5 lần. Nếu các học viên và gia đình không bồi thường thì giao Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm thủ tục kiện ra tòa.
Theo hợp đồng, học viên đi du học sẽ được hỗ trợ từ 1.000 đến 2.000 USD/tháng, tùy thuộc du học ở nước nào. Khi hoàn thành khóa học phải về làm việc ít nhất 7 năm cho TP Đà Nẵng. Đối với học viên trong nước, mức hỗ trợ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng/tháng và làm việc 5 năm cho thành phố.
Ông Nguyễn Phú Thái, Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng, cho biết khi đưa ra quyết định trên, lãnh đạo thành phố đã cân nhắc rất kỹ bởi các học viên kiên quyết không chịu làm việc theo đúng cam kết nên phải bồi thường kinh phí đào tạo. "Thành phố tạo mọi điều kiện cho nhân tài được đi học nhưng nếu họ không quay về cống hiến, phá vỡ quy tắc hợp đồng thì cứ xét theo luật" - ông Thái nhấn mạnh.
Người trong cuộc "phản pháo"
Đề án đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước ở Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2004 với 523 học viên. Đến nay, có 207 người trở về nhận công tác; 5 trường hợp xin rút khỏi chương trình, 12 trường hợp học tập không đạt kết quả, 6 trường hợp không thực hiện nghĩa vụ.
Năm 2004, học viên Hà Thanh An thi đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng chuyên ngành tiếng Anh và được thành phố hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng (1 năm hỗ trợ 9 tháng). Năm 2008, An ra trường và được bố trí làm việc ở Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng. Hai năm sau, An xin đi học thạc sĩ ở Anh 1 năm và được thành phố tiếp tục hỗ trợ 1.000 USD/tháng. Học xong, An quay về làm việc tại Sở Ngoại vụ 1 năm. Đầu năm 2013, An xin được suất học bổng học tiến sĩ ở Anh nên làm đơn xin phép nghỉ việc không lương một thời gian để học tiến sĩ, đồng thời cam kết khi hoàn thành khóa học sẽ trở lại phục vụ tiếp. Tuy nhiên, lãnh đạo TP Đà Nẵng không đồng ý.
"Cơ hội học bổng chỉ có 1 lần, nếu không nắm bắt thì sau này rất khó có. Tôi nghĩ con tôi đi học tiến sĩ mà thành phố không phải bỏ tiền ra để lo thì nên tạo điều kiện cho cháu" - ông Hà Phước Nga, cha của An, bày tỏ. Ông Nga cũng nói thêm rằng An học tiến sĩ xong rồi sẽ trở lại phục vụ tiếp cho Đà Nẵng chứ không hề vi phạm hợp đồng.
Ông Nga cho biết tổng kinh phí mà thành phố hỗ trợ cho An là khoảng 600 triệu đồng. Nếu phải bồi thường gấp 5 lần (khoảng 3 tỉ đồng), gia đình ông không kham nổi.
Còn bà Xuân Mai (mẹ của học viên Hồ Thị Như Mai) cho biết sau khi Mai thi đỗ vào Trường ĐH Oxford (Anh), gia đình đã đến gặp ông Nguyễn Bá Thanh (nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng) để xin thành phố hỗ trợ kinh phí đi học theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và được đồng ý. Theo đó, mỗi năm, thành phố hỗ trợ 20.000 USD (trong vòng 3 năm). Sau khi học xong, Như Mai lấy chồng người Anh rồi đưa chồng về Đà Nẵng cùng làm việc để thực hiện nghĩa vụ với quê nhà. Sau 2 năm làm việc ở Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Mai đã làm đơn xin phép nghỉ không lương một thời gian để trở lại Anh giải quyết chuyện gia đình, đồng thời cam kết sẽ trở lại Đà Nẵng tiếp tục làm việc. Dù việc này không được thành phố chấp nhận song vợ chồng Mai vẫn bỏ về Anh.
"Thành phố ra quyết định đòi bồi thường là hơi quá bởi con gái tôi chưa có dấu hiệu phá vỡ hợp đồng. Hơn nữa, nếu đền bù số tiền gấp 5 lần số tiền 60.000 USD thì không thể nào bồi thường nổi" - bà Xuân Mai nói.
Thưa kiện là rất dở!
PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho biết có khoảng 10% giảng viên của trường sau khi đi học ở nước ngoài theo các suất học bổng của nhà nước và của các tổ chức nước ngoài về thì xin nghỉ dạy. Những trường hợp đi học theo học bổng của nhà nước phải đền bù tài chính như trong cam kết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ứng viên đi học theo các suất học bổng của các tổ chức nước ngoài, họ không có các ràng buộc sau khi học xong phải quay về trường thì nhà trường chủ yếu là vận động chứ không có trường hợp nào phải kiện ra tòa.
“Đối với trí thức và nhân tài thì việc phải thưa kiện họ là rất dở. Vấn đề là phải có thỏa thuận từ đầu, đừng để giữa chừng yêu cầu họ phải thế này thế kia. Đa phần trí thức không thích bị ràng buộc, nếu đối xử thô bạo sẽ ảnh hưởng rất lớn tinh thần của họ. Đặc biệt, các tổ chức tài trợ học bổng nước ngoài sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm” - PGS-TS Sen nói.
Cũng theo ông Sen, để thu hút được những người tài quay trở về, trước hết là tạo điều kiện cho họ được làm việc tốt.
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng cho rằng không có luật nào yêu cầu người học khi ra nước ngoài phải trở về địa phương làm việc. Họ có quyền chọn công việc theo thị trường lao động. Nếu ép họ làm việc ở nơi họ không muốn thì hiệu quả công việc sẽ không còn, thậm chí làm cho tình trạng mất người càng nhiều thêm. Cách tốt nhất là tạo môi trường làm việc, nghiên cứu, cải thiện mức lương thì nhân tài sẽ tự nguyện quay về mà không cần phải ép.
Nhân tài bị dọa kiện