Tuy nhiên, nhìn kỹ vào bức tranh toàn cảnh của phân khúc này, có thể thấy các dự án BĐS đang đi theo mô hình thuê đơn vị quốc tế vận hành (managed by) đang chiếm đa số. Không nhiều nhà phát triển trong nước có danh mục kiên định với BĐS hàng hiệu (Branded residences).Trong phân khúc BĐS nhà ở có yếu tố thương hiệu, TP.HCM đang chứng tỏ là thị trường dẫn đầu với mật độ các dự án được quản lý vận hành hoặc mang thương hiệu quốc tế nhiều bậc nhất cả nước. Trong đó phải kể đến các dự án D1 Mension được quản lý bởi The Ascott Limited của chủ đầu tư Capitaland. Một trong những thương vụ nổi bật năm 2019 phải kể đến việc công bố hợp tác giữa tập đoàn Hyatt Hotels với chủ đầu tư Xuân Mai cho dự án Hyatt Place và Hyatt House cho tổ hợp căn hộ Eco Green Saigon.
Đương nhiên không thể bỏ qua Masterise Homes với 3 dự án đình đám được công bố trong năm nay. Trước hết là tổ hợp Grand Marina Saigon với hai tòa tháp được quản lý bởi JW Mariott và Mariott. Tiếp đến, phải kể đến The Ritz Carlton Residences Hanoi tại khu đất vàng, giao cắt giữa Hàng Bài và Hai Bà Trưng, và The Ritz Carlton Residences Saigon trong dự án One Central. Chưa biết trong thời gian tới chủ đầu tư này có ra thêm dự án nào hay không, nhưng sự nhập cuộc của thương hiệu The Ritz Carlton mà “ông lớn” này mang về phần nào khẳng định độ chín muồi của phân khúc BĐS đắt đỏ bậc nhất này.
 |
|
Ở một góc nhìn khác, phân khúc BĐS hàng hiệu trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với sự nhập cuộc của nhiều thương hiệu từ hạng sang (premium) cho tới siêu sang (ultra-luxury) tại hầu hết các điểm đến du lịch cả nước. Khác với BĐS nhà ở hàng hiệu, khi khách hàng mua chủ yếu cho mục đích an cư (first home), BĐS nghỉ dưỡng hàng hiệu mang đến một ngôi nhà thứ hai (second home) - nơi các chủ nhân sử dụng cho mục đích nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh từ việc cho thuê.
Hội An - Đà Nẵng có thể coi là mảnh đất đầu tiên xuất hiện các dự án BĐS nghỉ dưỡng hàng hiệu, phải kể đến: Fusion Suites Đà Nẵng của chủ đầu tư Vinacapital, Furama Suites Đà Nẵng của Sovico Holdings, Hyatt Regency Đà Nẵng của Indochina Capital… Và mới đây nhất là sự xuất hiện của dự án biệt thự nghỉ dưỡng Grand Mercure do chủ đầu tư Xuân Phú Hải phát triển.
Mặc dù gia nhập muộn hơn Đà Nẵng nhưng Phú Quốc mới là nơi tập trung nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng hàng hiệu nhất với đa dạng thương hiệu và phân khúc. Ở phân khúc hạng sang phải kể đến các căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng trong dự án Best Western Premier Phu Quoc và Novotel Villas Phú Quốc của chủ đầu tư CEO Group, dự án Movenpick Waverly Phu Quoc của chủ đầu tư MIK. Năm 2020, Sovico Holdings công bố dự án Furama Phu Quoc Resort & Spa với 85 căn villa và 223 căn hộ khách sạn.
Phía Nam Phú Quốc, SunGroup góp mặt với 3 dự án: Premier Residences Phu Quoc, Premier Village Phu Quoc by Accor, và mới đây nhất là New World Kem Beach Resort được quản lý bởi tập đoàn Rosewood.
Tại nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Phú Quốc - Bãi Trường, nhà phát triển BĐS BIM Land khẳng định vị thế với 4 dự án biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng hàng hiệu ở cấp độ cao cấp tới siêu sang: Sailing Club Villas Phu Quoc, InterContinental Residences Phu Quoc, Regent Phu Quoc Residences và Park Hyatt Phu Quoc Residences. Không chỉ dừng lại ở đây, BIM Land còn mở rộng danh mục ra Hạ Long với các dự án tiên phong cho phân khúc nghỉ dưỡng hàng hiệu, bao gồm: Citadines Marina Halong, InterContinental Residences Halong Bay, và tới đây là Sailing Club Residences Ha Long Bay. Không thể không kể đến khu căn hộ dịch vụ Fraser Suites vốn có tiếng trong giới chuyên gia nước ngoài tại Hà Nội của chủ đầu tư này.
Xuân Thạch

Bất động sản hàng hiệu - câu chuyện ẩn sau mỗi 'bức tường'
Câu chuyện của phân khúc bất động sản hàng hiệu không đơn thuần dừng ở bán mua, sinh lời mà ẩn sau đó là “lắm công phu” của những đơn vị phát triển đủ năng lực để đưa ra được những sản phẩm đẳng cấp nhất.
" alt=""/>Kỳ 2: Bức tranh thị trường bất động sản hàng hiệu Việt Nam
 tổ chức trao trả đồ vật của các F0 đã mất cho người nhà. ThS.BS Trần Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện cho biết, buổi sáng trung tâm gọi cho 100 gia đình, nhưng chỉ có 20 gia đình báo sẽ đến nhận.</p><p>)
 |
Chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, cư trú ở quận 8 mặc áo mưa đến Trung tâm Hồi sức Covid-19 xếp hàng chờ nhận lại các món đồ của mẹ. Chị Linh cho biết, mẹ chị năm nay 59 tuổi, ngoài Covid-19, bà có bệnh nền tiểu đường và bệnh tim. Bà mất ngày 8/9. "Mọi người trong nhà tôi ai cũng nhiễm bệnh, cách ly tại nhà. Chỉ có mẹ đưa vào bệnh viện và qua đời", giọng chị xúc động. |
 |
Chiều 21/9, TP.HCM mưa cả buổi. Ban đầu, Trung tâm tổ chức trao trả kỷ vật của các bệnh nhân Covid-19 đã mất cho người thân lúc 14h30, nhưng do trời mưa phải dời lại. Từ 13h30, người thân của các F0 đã đến bệnh viện, đứng chờ dưới trời mưa. |
 |
Một người đến nhận đồ của em trai. |
 |
Đồ kỷ vật của các bệnh nhân Covid-19 đã mất gồm có quần áo, điện thoại, khẩu trang, thuốc, tiền, sạc điện thoại và các giấy tờ tùy thân... |
 |
Khi nhận đồ, người thân của người quá cố sẽ kiểm tra cẩn thận. |
 |
Một người đến nhận đồ của anh trai mất ngày 30/8. "Người thân của tôi là anh lớn trong gia đình không qua khỏi là đau buồn, mất mát rất lớn. Bệnh viện đã nhiệt tình giúp đỡ gia đình. Chuyện đau buồn cũng đã xảy ra. Thay mặt gia đình, tôi gửi lời cảm ơn đến các nhân viên y tế. Chúc các y bác sĩ có nhiều sức khỏe có nhiều sức khỏe để giúp TP nhanh dập được dịch", anh nói bằng giọng xúc động. |
 |
Anh Nguyễn Đình Văn, cư trú phường 16, quận Gò Vấp đến nhận lại các đồ dùng của mẹ. |
 |
Đồ dùng của các bệnh nhân Covid-19 đã mất được để cẩn thận trong ba lô, bệnh viện có ghi tên người bệnh đầy đủ. |
 |
Anh Minh Đức, 51 tuổi, cư trú phường 11, quận 10 hiện là một F0 đang làm tình nguyện viên chăm sóc F0 tại bệnh viện. Sáng 21/9, anh nhận được tin từ bệnh viện báo đến nhận lại đồ dùng của ba - ông Huỳnh Đức Ka, 83 tuổi. |
 |
Đồ dùng của ba anh Đức gồm chiếc điện thoại, cục sạc, máy đo SpO2. "Khi ba nhập viện rất vội vã. Ba đi, không có quần áo gì hết. Hôm nay đến đây, con nhận đồ cuối cùng của ba đây. Con không biết làm sao. Thật sự, lúc này con rất nặng nề", anh Đức vừa khóc vừa nói. |
 |
Chị Vương Tuyết Vân, cư trú ở quận 10 đến nhận đồ dùng của em trai út hơn 40 tuổi, chưa lập gia đình. Hai chị em rất thân nhau. "Lần cuối em nhắn tin cho tôi, em có hỏi: Nhịp tim bao nhiêu là bình thường hả chị. Lúc đó, có thể em đã rất mệt. Em còn nhắn em nhớ mấy đứa cháu nữa. Sau đêm đó, em rơi vào hôn mê. Hôm nay đến đây, tôi lấy được toàn bộ các di vật của em. Gia đình chỉ mong điều đó thôi", giọng chị xúc động. |
 |
Đồ dùng của em trai chị Vân là chiếc điện thoại, kính cận, giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe và một chiếc nhẫn vàng. Nhận đồ của em xong, chị Vân vừa nói vừa khóc: "Em tôi vừa mắc Covid-19 vừa bị sốt xuất huyết. Ở bệnh viện, em đã chảy máu trong rồi. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa nhưng em không qua khỏi. Mẹ tôi nói, em tôi chỉ rong chơi cuộc đời này 40 năm thôi. Chặng đường tiếp theo em muốn rong chơi ở một nơi khác, rất thong dong, không vướng bận gì". |
 |
Bác sĩ Sơn cho biết, đến nay, Trung tâm Hồi sức Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.000 F0. Trong thời gian vừa qua, với sự cố gắng nỗ lực của các y bác sĩ, bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng trăm người. Có người được xuất viện, có người được chuyển xuống tầng thấp hơn để tiếp tục điều trị và cũng có nhiều F0 không qua khỏi. |
 |
Mỗi ngày, bệnh viện sẽ gọi cho người thân của bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm thông báo tình trạng sức khỏe. "Có những ngày, chúng tôi gọi tới hơn 30 cuộc và tiếp nhận vài trăm cuộc gọi của gia đình người bệnh gọi đến", bác sĩ Sơn nói. |
 |
Bác sĩ Sơn cho biết, tất cả người mắc Covid-19 điều trị tại trung tâm không có người nhà đi cùng, vì vậy, bệnh viện phải gói ghém, trông nom, bảo quản cẩn thận đồ của họ. Khi các F0 xuất viện, bệnh viện sẽ giao lại cho họ. Với những người tử vong, bệnh viện tổ chức các đợt mời người nhà để trao trả đồ vật. |
 |
Theo bác sĩ Sơn, khó khăn lúc này là TP đang trong đợt giãn cách. Với những người nhà đến nhận đồ được, bệnh viện sẽ trao trả đầy đủ. Còn với những người chưa thể đến được, bệnh viện sẽ bảo quản các đồ dùng và cố gắng bàn giao lại sớm nhất. |
 |
Bác sĩ cho biết, đến nay đã trao đồ vật cho hơn 100 người nhà, trả theo từng đợt. Thông thường, buổi sáng bệnh viện sẽ gọi điện thông báo cho gia đình người quá cố. Buổi chiều, bệnh viện sẽ tổ chức trả lại đồ. |
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Trương Thanh Tùng - Tú Anh
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vnđể đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.

Anh thợ sơn là F0 giúp vợ bầu 'đánh bại' Covid-19 với 12 ngày điều trị tại nhà
Nhận được tin cả 2 vợ chồng dương tính với SARS-CoV-2, đêm đó, anh Tuấn thức trắng. Bên cạnh anh là người vợ mang thai ở tuần 34…
" alt=""/>Trao kỷ vật của bệnh nhân Covid
Gia đình anh Hoàng Tuấn Vũ (giáo viên một trường THCS ở quận 8, TP.HCM) phát hiện Covid-19 ghé thăm vào ngày 5/9, khi 3 người (anh Vũ, em gái và con của anh Vũ) có triệu chứng sốt, mệt mỏi.Sáng hôm sau, 3 người ra phường test nhanh và có kết quả dương tính. Lúc này, y tế phường đến kiểm tra và đánh giá nhà anh (4 tầng) đủ điều kiện để cách ly, điều trị F0 tại nhà. Vì vậy, sau khi có kết quả dương tính, 3 thành viên trong gia đình chuyển lên tầng 2 để cách ly.
Chỉ mấy ngày sau, ngày 7/9, 4 người còn lại đều có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, bố của anh Vũ là người có bệnh nền (xơ gan). “Tôi và vợ đều được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, những người khác đều tiêm 1 mũi. Vì vậy chúng tôi đều đón nhận tin với sự bình tĩnh”, anh nói.
 |
Anh Hoàng Tuấn Vũ |
Với 4 phòng trong nhà, họ chia ra để cách ly. Vợ chồng anh Vũ mỗi người sẽ ở cùng phòng với một người con (2 và 4 tuổi) để chăm sóc. Em gái anh ở 1 phòng riêng, bố mẹ anh sử dụng 1 phòng.
Anh Vũ cũng đã đặt mua các loại máy đo huyết áp, máy đo SpO2, và liên hệ nhóm bác sĩ tư vấn Covid-19 qua mạng. Qua khai thác thông tin, tình trạng, anh được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với mỗi người. Đơn thuốc với 3 loại chính là kháng sinh, kháng viêm; thuốc điều trị hen, viêm thanh quản và thuốc trào ngược bao tử. Ngoài ra, họ được khuyên bổ sung thêm vitamin C.
Anh dùng máy đo SpO2 và máy đo huyết áp đo 2 lần/ngày (sáng, tối) vào khung giờ nhất định cho từng thành viên, ghi chép và báo cáo các chỉ số, tình trạng sức khoẻ như đã hết sốt, ho nhiều, tức ngực... với nhóm bác sĩ tư vấn để bác sĩ tăng, giảm liều phù hợp với mỗi cá nhân và có lời khuyên trong điều trị.
Để có thêm kiến thức về bệnh, anh xem hàng loạt video do các bác sĩ chia sẻ từ đó rút ra các kinh nghiệm cho bản thân và gia đình.
Mỗi ngày, gia đình ăn sáng, sau đó tập thể dục nhẹ nhàng. Họ cũng xông bằng thảo dược 2 lần/ngày, súc miệng với nước muối. Anh Vũ quy ước để cơm ở giữa cầu thang cho mọi người lấy, hạn chế tiếp xúc. Thực đơn được anh ưu tiên nấu đủ chất và không kiêng khem bất cứ thực phẩm nào.
Anh Vũ cũng yêu cầu các thành viên tập thở bằng cách ngồi thẳng lưng, hít sâu giữ trong 10 giây và thở ra nhẹ nhàng. Theo anh, việc tập thở để khiến phổi khỏe hơn.
Dù cả nhà dương tính với SARS-CoV-2 nhưng họ vẫn không tiếp xúc để tránh lây chéo và theo dõi lẫn nhau từng ngày. Đặc biệt, anh Vũ in 1 tờ giấy, dán tất cả các phòng. Trên tờ giấy có 3 số điện thoại. Đó là số bác sĩ tư vấn hàng ngày, số dược sĩ và số xe cấp cứu, y tế phường. Mỗi phòng cũng đều phải đảm bảo có điện thoại để sử dụng lúc nguy cấp.
Biết sự lạc quan, tinh thần thoải mái là điều kiện cần để vượt qua bệnh, họ động viên nhau bằng việc kể những tấm gương nhiều gia đình hàng xóm đã vượt qua Covid-19.
 |
Gia đình anh Vũ trải qua 21 ngày chống lại Covid-19 |
Mỗi người trong gia đình anh Vũ đều có triệu chứng khác nhau. Anh và vợ bị mệt mỏi, khó thở, em gái anh bị nhức đầu, 2 con cũng có triệu chứng khác nhau khi 1 bé sốt, bé còn lại ho nhiều ngày.
Dù chuẩn bị kỹ càng để đối phó với dịch bệnh nhưng anh Vũ chia sẻ đó là những ngày khó khăn trong đời.
“Có lúc, tôi cảm thấy mệt mỏi, đến mức không chịu nổi. Đi cầu thang, tôi khó thở, tức ngực, đau rát trong lồng ngực, phải ngồi xuống để tập thở”, anh kể
Cũng như nhiều người mắc Covid-19 khác, anh Vũ bị mất khứu giác và vị giác. “Khi gội đầu bằng dầu gội Romano – mùi rất đặc trưng nhưng không thể ngửi được là lúc tôi biết mình bị mất khứu giác”. Những ngày sau, anh mất nốt vị giác. Khi ăn trứng luộc, anh cố tình chấm nhiều bột canh nhưng vẫn không cảm nhận được vị mặn.
Lúc đó, khu vực nơi anh sống cũng trở thành vùng đỏ. Con hẻm của anh có khoảng 35-40 gia đình và hầu hết đều có F0, chỉ khoảng 3, 4 nhà có kết quả âm tính. “Có buổi tối ra cửa, tôi nhìn thấy 2 chiếc hòm được khiêng ra ngoài, 7 bình oxy được chuyển vào để cấp cứu những ca trở nặng. Những hình ảnh đó khiến tôi khó giữ được sự bình tĩnh, lạc quan”, anh nói.
Anh cũng chia sẻ về cuộc gọi lúc nửa đêm của một cậu học trò. Mẹ em mất vì dịch bệnh, em hoảng loạn gọi cho thầy giáo chỉ để khóc. “Trong đời chưa lúc nào tôi trải qua cảm giác bất lực đến thế khi thương trò mà không thể làm gì”, anh chia sẻ thêm.
Vì vậy dù biết khi mắc bệnh tinh thần phải lạc quan nhưng đã có lúc anh Vũ rơi vào lo lắng, hoang mang. Đó là khi cơn khó thở kéo đến. Anh nghĩ đến 2 con nhỏ, bố mẹ già và em gái vừa ra trường.
“Nếu tôi nằm xuống, vợ tôi biết làm sao để lèo lái cả gia đình? Vì vậy, tôi cố gắng tập thở, ăn, uống thuốc để vượt qua. Cơ thể đang bị tấn công, ốm yếu nếu không tăng sức đề kháng, bạn có thể gục xuống bất cứ lúc nào”, anh nói.
 |
Anh Vũ tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong mùa dịch |
Có những đêm vì mệt, không ngủ nổi, anh lại dậy. Mỗi lần như vậy, anh đều sang phòng bố mẹ và các con để kiểm tra tình hình các thành viên. “Có hôm sang phòng bố, thấy ông cũng mất ngủ vì tức ngực. Hai bố con lại dìu nhau dậy cùng tập thở”, anh nhớ lại.
Ngày 15/9, ngửi được mùi từ nồi nước xông đang sôi trên bếp, anh biết khứu giác đã quay trở lại. Ngày 19/9, anh Vũ liên hệ với phường để đăng ký test nhanh. Đúng giờ, cả nhà họ đến để xét nghiệm.
Dù sức khỏe mọi người đã ổn nhưng khi test, chỉ 2 người có kết quả âm tính còn lại vẫn dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 26/9 gia đình anh có kết quả âm tính, kết thúc 21 ngày chiến đấu với dịch bệnh.
“Hiện, hầu hết mọi người đều xuất hiện triệu chứng hậu Covid. Bản thân tôi và vợ khi làm các việc nặng đều bị mệt mỏi, hụt hơi”, anh chia sẻ.
Vượt qua Covid-19, anh Vũ thường chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè. Trong hẻm, có gia đình nào xuất hiện F0, anh đều chủ động liên hệ để hỗ trợ. “Không chỉ tôi, các gia đình xung quanh cũng vậy. Chúng tôi san sẻ từng bao gạo, túi rau. Thậm chí nửa đêm còn mở cửa vì một người hàng xóm sang xin viên kẹo để ngậm cho bớt ho. Đó là điều đáng quý, sau đại dịch, càng nhận thấy rõ hơn”, anh Vũ kể.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang

Đại gia đình 14 F0 khỏi bệnh nhờ sự 'chỉ huy' qua điện thoại của người chị cả
Sau 1,5 tháng, đại gia đình gồm 14 F0 ở TP.HCM đã thở phào khi lần lượt nhìn thấy “một vạch” trên que test nhanh. Các thành viên an toàn sau đại dịch nhờ sự kết nối của người chị cả với một bác sĩ cách họ hàng nghìn km.
" alt=""/>Tờ giấy đặc biệt trong 4 căn phòng của gia đình 7 người mắc Covid