您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay Grab
NEWS2025-04-29 22:58:57【Nhận định】8人已围观
简介Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay GrabNinh AnThứ sáu, 31/05/2024 - 15:13 (Dân trí) -lịch thi đấu hom naylịch thi đấu hom nay、、
Ví Moca thông báo dừng hoạt động sau 5 năm về tay Grab

(Dân trí) - Ngày 31/5, ví điện tử Moca gửi thông báo về việc ngừng dịch vụ tới người dùng trên ứng dụng Grab.
Công ty vận hành ví điện tử cho biết "đã có những đánh giá cẩn trọng và đưa ra quyết định thực hiện chiến lược tái cấu trúc nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững". Công ty ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca từ ngày 1/7.
Công ty này cho biết khách hàng nếu còn số dư trong ví có thể chi tiêu cho các dịch vụ hoặc rút tiền về tài khoản/thẻ ngân hàng liên kết còn hoạt động từ nay cho đến hết ngày 30/6.
Từ ngày 1/7, Moca sẽ tiến hành hoàn tiền cho người dùng vẫn còn số dư trong tài khoản. Thông báo cho biết để tiếp tục trải nghiệm sự tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, đơn vị này hy vọng người dùng sẽ cân nhắc chuyển sang các hình thức khác đang khả dụng trên ứng dụng Grab.
Trước đó hồi đầu tháng 4, công ty vận hành Moca cũng thông báo đổi địa chỉ trụ sở chính. Công ty có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Công nghệ và dịch vụ Moca, được thành lập năm 2013.

Thông báo dừng hoạt động của ví điện tử Moca (Ảnh chụp màn hình).
Ví điện tử này được phát triển bởi nhóm chuyên gia và kỹ sư Việt Nam làm việc tại Microsoft, Google. Trong đó, nổi bật nhất là ông Trần Thanh Nam và ông Nguyễn Quang Dũng.
Ông Nam là nhà đồng sáng lập Mobivi - ví điện tử đầu tiên ở Việt Nam sau khi rời vị trí Giám đốc Sản phẩm tại Microsoft ở Mỹ. Còn ông Dũng được xem là người Việt Nam đầu tiên làm việc cho Google.
Ngày 25/2/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty cổ phần Công nghệ và dịch vụ MOCA.
Năm 2018, thông tin từ DealstreetAsiacho biết Grab mua lại 3,523% cổ phần Moca từ quỹ Access Venture Capital. Ví điện tử này trở thành phương thức trung gian thanh toán duy nhất trên ứng dụng Grab.
Tuy nhiên tháng 3/2023, Grab mở rộng phương thức thanh toán cho ví điện tử Zalopay. Đến tháng 11/2023, ứng dụng mở thêm phương thức thanh toán qua MoMo. Từ con cưng của Grab, Moca buộc phải chia sẻ thị phần với 2 ví điện tử khác.
很赞哦!(6992)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lens vs Auxerre, 22h15 ngày 27/4: Nỗ lực bám đuổi Top 6
- Tết nghỉ bao ngày cũng báo cáo Thủ tướng thì Bộ trưởng làm gì?
- Liu Junjiang, hoàng tử tin tức qua đời do tự tử tại nhà riêng
- Hà Kiều Anh, Lương Thùy Linh, Ngọc Thảo đọ sắc trong trang phục hè
- iPhone đầy rẫy những nơi Apple chưa đến
- Giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử ở Thanh Hóa
- Chúng ta của 8 năm sau tập 33: Dương gặp bố mẹ Tuấn, Lâm quyết định đi xem mắt
- Giáo viên lên tiếng chuyện dạy thêm
- Siêu máy tính dự đoán Verona vs Cagliari, 1h45 ngày 29/4
- Lạng Sơn: Toàn bộ giao dịch qua Cổng dịch vụ công được xác thực điện tử
热门文章
站长推荐
Kiểm tra độ tin cậy của vật trữ tin
Theo Quỳnh Anh, sau khi lục tìm trong nhà, gia đình nữ sinh này vui mừng khi phát hiện thẻ dự thi và CMND của Quỳnh Anh được tên trộm vứt lại trong nhà, dù tiền bạc bị tên trộm lấy hết.
“Em cảm thấy mình khá may mắn vì không gặp rắc rối trước buổi thi. Tiền bạc mất rồi có thể làm lại chứ nếu mất các giấy tờ không thể dự thi được chắc em sốc lắm”, em Quỳnh Anh cho hay.
Cũng theo Quỳnh Anh, bài thi Ngữ Văn trong sáng nay, em làm khá tốt, đạt khoảng 80%.
Trong chiều nay, ông Huỳnh Nhật Vinh, Trưởng Công an phường An Mỹ cho biết, ông có nắm được sự việc, nhưng đến nay đơn vị vẫn chưa nhận được trình báo của gia đình.
Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 25 -27/6, Quảng Nam có 16.420 thí sinh, trong đó có 3.120 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp, 12.920 thí sinh dự thi tốt nghiệp và đại học, 380 thí sinh tự do.
"Lọt đề" thi THPT quốc gia lên mạng, thí sinh và 2 giám thị bị đình chỉ
- Trước thông tin một thí sinh ở Phú Thọ mang điện thoại vào phòng thi, chụp ảnh đề thi và đăng lên mạng xã hội, đại diện Bộ GD-ĐT đã lên tiếng.
">Trộm lấy nhiều tài sản, bỏ lại thẻ dự thi cho nữ sinh thi THPT quốc gia
Đạo diễn Nguyễn Thước được phong tặng danh hiệu NSND năm 2012. Tôi thấy hơi buồn cười vì tới vòng xét duyệt cuối mình lại không đủ số phiếu
- Ông nhận Giải thưởng Nhà nước đúng năm tròn 70 tuổi là dấu mốc lớn. Nhưng trước đó tôi còn nhớ thời điểm năm 2011, NSND Nguyễn Thước từng lao đao trong lần làm hồ sơ xét duyệt Giải thưởng Nhà nước. Tại sao phải đợi tới hơn 10 năm ông mới được nhận giải thưởng này trong khi với những thành tích đạt được đáng lẽ ông phải được trao Giải thưởng Nhà nước từ lâu rồi?
Thực ra giữa hai kỳ xét duyệt đó tôi có gửi hồ sơ thêm 1 lần, dù qua tất cả các vòng xét duyệt nhưng cuối cùng thì bị văng. Thường sẽ có câu trả lời là không đủ phiếu. Tôi luôn nghĩ mình đủ tiêu chuẩn để được xét duyệt, nhất là sau lần bị kiện tụng đó tôi còn có thêm nhiều giải nữa.
Hồ sơ của tôi đã qua tất cả các vòng xét duyệt và đều được 100% số phiếu. Tôi biết có những lần duyệt không ai hỏi hay đặt vấn đề gì cả nhưng vẫn có người không bỏ phiếu nên thấy hơi buồn cười.
Có lần tôi hỏi một người ở Vụ Thi đua khen thưởng rằng tại sao không đặt ra quy định rõ ràng để gặp trường hợp nếu thấy có vấn đề thì cùng đưa ra bàn, không xứng đáng thì gạt và nếu có ý kiến nọ kia thì dựa vào số phiếu. Tôi biết trường hợp không gặp vấn đề gì hay có ý kiến nhưng đã được giải thích rõ ràng nhưng vẫn có người không bỏ phiếu. Tôi không hiểu. Ở đây có vấn đề cá nhân trong chuyện này không hay thiếu đi sự công bằng. Còn cá nhân tôi vẫn thiếu số phiếu bầu dù có rất nhiều giải.
- Nghệ sĩ thường coi trọng danh dự. Nhiều người nếu làm hồ sơ và bị đánh trượt tới 2 lần rất nản và không muốn xin danh hiệu thêm lần nào nữa. Cá nhân ông đã bao giờ nản khi làm hồ sơ xét duyệt tiếp?
Lần xét duyệt thứ nhất sau những lùm xùm như vậy và qua trao đổi với Bộ VHTTDL tôi chủ động làm đơn rút hồ sơ xin Giải thưởng Nhà nước để bảo toàn danh hiệu NSND vì thời điểm đó tôi xin cả hai. Tôi xin rút để thuận mọi việc. Bởi tôi còn nhiều tác phẩm đã đoạt giải và lần sau có thể xin tác phẩm khác, lúc đó thấy thời gian của mình còn dài.
Đến lần tiếp theo tôi lại nhận câu trả lời là không đủ phiếu. Chủ tịch Hội Điện ảnh khi đó là ông Đặng Xuân Hải hỏi tôi buồn không? Tôi nói: Nếu nói em không buồn là em nói dối.Buồn thì có buồn nhưng cái buồn đó thoảng qua rất nhanh. Cũng an ủi là cơm chưa ăn thì gạo còn đấy vì thực ra số giải tôi còn rất nhiều.
Vì thế, tôi nghĩ nếu lần này không được sẽ xin nữa. Bởi đó là danh dự. Cả đời sống với nghề và đam mê của mình, với tất cả những giải thưởng và tác phẩm đạt được thì tôi tự thấy bản thân rất xứng đáng. Tôi tự nói với lòng mình là vẫn xin mà chẳng vì lý do gì.
Loạt giải thưởng của NSND Nguyễn Thước. - Sau 2 lần bị đánh trượt Giải thưởng Nhà nước, cảm xúc của ông thế nào khi chờ kết quả xét duyệt lần thứ 3, có hồi hộp và lo lắng?
Cũng hồi hộp bởi lần trước nếu xét về tiêu chuẩn so với nhiều người mà tôi biết họ chưa được giải vàng nào nhưng vẫn qua còn mình có giải vàng lại không qua. Điều đó rất buồn cười. Vì thế, tôi rất mong chờ không biết ở lần thứ 3 lại xảy ra điều trớ trêu như thế nữa không.
- Cụm 3 tác phẩm giúp ông nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2022 có phải những bộ phim ông tâm huyết nhất và đánh giá cao nhất?
Đó là những phim tôi thích nhất và cũng tự đánh giá đó là những tác phẩm để mình tự hào. Phim Không chỉ là thương hiệubàn về thương hiệu Việt Nam chúng ta đang đứng ở đâu và làm thế nào để đẩy mạnh thương hiệu Việt. Dù đề tài khô khan nhưng khi làm xong và gửi bản phim cho các nhân vật của mình, họ xem và bốc máy nói chuyện với tôi hàng tiếng đồng hồ để chia sẻ. Sau phim đó, tôi nghĩ mình cần nói chuyện một cách phải quấy về thương hiệu Việt. Đó là điều thú vị ở những người làm phim tài liệu vì mỗi lần làm xong 1 phim là mỗi lần nạp thêm kiến thức.
Phim Đất lạnhđề cập tới nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tôi chọn quay tại Thái Bình - đó không phải tỉnh nghèo nhất nhưng lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong vấn đề này. Bộ phim giúp tôi giành giải Bông Sen Vàng tại LHP Việt Nam. Đất lạnhnói về thất vọng thực nhưng lại thúc đẩy người ta hơn là hy vọng giả.
Phim Cỏ xanh im lặnglàm về anh hùng Hồ Giáo - một nhân vật đặc biệt, người nông dân làm việc rất giản dị là chăm bò, chăm cỏ nhưng 2 lần được phong Anh hùng. Đến cuối đời bác cũng không nhận chức vụ gì cả, có lẽ chức vụ lớn nhất Hồ Giáo nhận là Tổ trưởng tổ chăn nuôi.
Khi bác nghỉ hưu năm 80 tuổi, tôi nghe tin và có cảm xúc rất mạnh nên quyết định thực hiện kế hoạch dù nhiều người đã làm phim về bác. Thông điệp bộ phim giản dị thôi: người ta có thể làm những việc rất nhỏ nhưng hãy làm với tình yêu lớn. Tôi dựng tác phẩm này vào năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu và coi đó là bộ phim hay nhất của đời mình.
NSND Nguyễn Thước và nhà văn Nguyễn Văn Thọ cùng nhận Giải thưởng Nhà nước. - Lần đầu tiên trong lịch sử có hai anh em trong gia đình cùng nhận Giải thưởng Nhà nước tại một kỳ trao giải. Ông có thể chia sẻ về niềm vui này? Có vẻ như việc bị trượt 2 lần xét duyệt trước là để chờ nhận cùng nhà văn Nguyễn Văn Thọ?
Đối với tôi đây là niềm vui, vì đó là sự công nhận của cả đời làm việc của mình. Với gia đình tôi, niềm vui này được nhân đôi. Lần đầu tiên có 2 anh em cùng được Giải thưởng Nhà nước trong một đợt.
Không buồn vì con gái không theo nghề bố
- Nhận Giải thưởng Nhà nước ở tuổi 70 song với những người làm nghệ thuật, đây không phải đích đến cuối cùng vì còn có bậc thang cao hơn nữa là Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông có đặt mục tiêu sẽ nhận được thành tựu này trong khi không còn nhiều thời gian làm phim như hồi trẻ nữa?
Giải thưởng Hồ Chí Minh ai cũng mong nhưng tôi cảm thấy không còn nhiều thời gian để thực hiện điều đó. Giá bây giờ tôi 50 tuổi mới có thời gian để phấn đấu. Thực ra sau khi nghỉ hưu tôi còn bận hơn trước. Tôi dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy ở Đại học Sân khấu & Điện ảnh và vẫn tiếp tục làm những bộ phim kỷ niệm.
Năm ngoái, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tha thiết mời tôi làm phim chân dung về NSND Trà Giang. Sau khi đọc kịch bản tôi cũng bật ra một ý là có thể nói về cả một giai đoạn vàng của điện ảnh cách mạng Việt Nam cùng với những bộ phim NSND Trà Giang đóng vai chính. Đó không chỉ là chân dung về nữ diễn viên nổi tiếng mà khắc họa cả một giai đoạn đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Đã có nhiều người làm phim về chị nhưng NSND Trà Giang nói với tôi đây là bộ phim hay nhất.
NSND Nguyễn Thước trong quá trình quay phim về NSND Trà Giang. Ảnh: NVCC
- Dành cả đời cho phim tài liệu và tham gia giảng dạy nhiều lớp sinh viên, vậy các con ông có theo nghề của bố?
Các con tôi không theo nghề bố. Cô con gái thứ 2 của tôi cũng theo học Đại học Sân khấu & Điện ảnh nhưng ở lĩnh vực thiết kế đồ họa, kỹ xảo và đang làm ở Hãng phim Hoạt hình Việt Nam. Tôi không tiếc vì các con không làm phim tài liệu vì điều đó còn do duyên phận. Thêm nữa con gái mà đi làm phim tài liệu vất vả lắm.
- Làm phim tài liệu không chỉ có đam mê mà đòi hỏi sức khỏe, ít thời gian ở nhà. Những người như ông chắc chắn phải có hậu phương rất vững chắc mới yên tâm đi làm phim triền miên từ ngày nọ qua tháng kia?
Tôi đi làm phim quanh năm nên bà xã bảo lấy tôi như lấy bộ đội, nhưng không bao giờ càu nhàu. Cô ấy làm ở văn phòng Hội Điện ảnh nên quá hiểu công việc của những người làm phim. Phải nói tôi như có bệnh, khoảng 1 tháng không đi đâu làm gì là cuồng chân lắm.
- Giai đoạn mới nghỉ ông có bị hẫng dù công việc làm phim thì không có tuổi hưu?
Tôi không bị hẫng về công việc mà hẫng về tình cảm. Học xong tôi về Hãng phim Tài liệu làm việc cho tới lúc nghỉ hưu, dù có nhiều cơ hội sang làm chỗ nọ chỗ kia nhưng đều từ chối. Hãng phim như ngôi nhà thứ 2 nên lúc chính thức nghỉ hưu và dọn đồ tôi bị hẫng hụt vì không còn được ở đó nữa. Rất may nhà tôi ở gần hãng phim, nhiều học trò vẫn đang làm việc ở Hãng nên việc trở lại nơi này không còn là vấn đề nữa.
- Mấy chục năm ròng rã làm nghề và phải di chuyển nhiều ở những tỉnh xa, có khi nào ông bận làm phim mà bỏ lỡ những sự kiện quan trọng trong gia đình?
Cũng may là tôi chưa bỏ lỡ dịp gì quan trọng vì mọi chuyện mình có thể sắp xếp được nên chỉ có 2 lần không được ăn Tết ở nhà thôi.
- Đạo diễn vốn thiệt thòi nhưng đạo diễn phim tài liệu còn thiệt hơn vì không được biết đến nhiều như đạo diễn phim truyện điện ảnh hay truyền hình do đặc thù của dòng phim. Có khi nào ông thấy chạnh lòng?
Sự chạnh lòng không thể tránh được nhưng đã vào nghiệp làm phim tài liệu phải chấp nhận điều đó. Phim tài liệu có đối tượng người xem riêng, từng đề tài cũng có tầng khán giả của riêng mình. Phim tài liệu có phát triển hay không còn phụ thuộc vào dân trí nữa. Tôi lấy điều đó để an ủi khi thấy các bạn làm phim truyện được công chúng quan tâm nhiều hơn.
Nghệ sĩ vui vì nhận được tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nướcNhà văn Nguyễn Văn Thọ, vợ nhạc sĩ Hồng Đăng vui vì đã nhận được tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật dù muộn.">NSND Nguyễn Thước tuổi 70: Chị Trà Giang nói với tôi đây là phim hay nhất!
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ.
Đảng ủy Chính phủ, gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng ủy; quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay.
Kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy, quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay", Kế hoạch nêu rõ.
Theo Kế hoạch, cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ:
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).
Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Cũng theo Kế hoạch trên, kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Đối với một số tập đoàn lớn (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam...) thì nghiên cứu xác định là đầu mối tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển nhiệm vụ của Ủy ban về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng), trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.
Sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
Đối với 2 Viện Hàn lâm, phương án 1: hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phương án 2: duy trì 2 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.
Đối với 2 Đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý.
Chuyển Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Theo Nghị định số 61/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Ban Quản lý là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, việc chuyển Ban Quản lý này về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý có yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phát huy tốt giá trị của khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế và du khách trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế và bảo vệ, gìn giữ tốt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cơ cấu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (tổ chức lại thành 1 đầu mối độc lập thuộc Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển).
Thực hiện phương án này, về cơ bản vẫn tạo điều kiện cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính độc lập như hiện nay; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng quản lý bảo hiểm (hiện nay do Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch) chỉ đạo công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được hiệu quả (thu gọn được 1 đầu mối cơ quan thuộc Chính phủ).
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Kế hoạch sắp xếp các tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ
Đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục, Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại, bảo đảm tinh gọn, cơ bản không duy trì mô hình tổng cục thuộc Bộ. Trường hợp cần thiết duy trì mô hình tổng cục, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ để xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Đối với các vụ, cục có chức năng tham mưu tổng hợp chung, Ban Chỉ đạo đề nghị mỗi bộ chỉ duy trì 1 đầu mối tổ chức tương ứng với các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Kế hoạch Tài chính, Thanh tra.
Các cục, vụ thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, Ban Chỉ đạo đề nghị rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức này theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, chỉ duy trì các vụ, cục có đối tượng quản lý chuyên ngành, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với các vụ, cục có nhiệm vụ liên thông, gắn kết, đề nghị sắp xếp, kiện toàn các vụ, cục này thành 1 đầu mối.
Hạn chế tối đa chuyển các vụ thành các cục, trừ trường hợp cần đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền xử lý theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị sắp xếp, kiện toàn theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ duy trì tối đa 5 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành (gồm: Viện; tạp chí; báo; trung tâm thông tin; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức); đồng thời sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định.
Với viện, Ban Chỉ đạo đề nghị sắp xếp, tổ chức lại theo hướng thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và phù hợp với quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ công lập.
Với báo, tạp chí, Ban Chỉ đạo đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước). Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị và các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện thành lập theo quy định, phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ và yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trường trung cấp): Thực hiện sắp xếp theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm 4 cấp: quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, bảo đảm đến hết năm 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.
Học viện, đại học, trường đại học: Đến năm 2025 đề nghị tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời rà soát, sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao mức độ tự chủ về tài chính phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.
Đối với bệnh viện: Chỉ giữ lại các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học; đến hết năm 2025 các cơ sở khám chữa bệnh (trừ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đặc thù) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc văn phòng, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục thuộc bộ: Đề nghị sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp công lập khác phải tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và mức độ tự chủ tài chính. Xây dựng phương án tự chủ về tài chính và chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với cơ quan thuộc Chính phủ: Đề nghị thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
">'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ
Nhận định, soi kèo Arema vs Persebaya Surabaya, 15h30 ngày 28/4: Lịch sử gọi tên
Bia Bỉ có thể ngon hơn nhờ ứng dụng AI. Ảnh: Belgianbeerfactory. Bia - giống như hầu hết các thực phẩm khác - chứa hàng trăm phân tử hương thơm khác nhau. Sau khi khứu giác và xúc giác tiếp xúc với bia, não của chúng ta sẽ hình dung ra bức tranh hoàn chỉnh về hương vị của bia. Tuy nhiên, do các hợp chất phản ứng với nhau, cách chúng ta cảm nhận cũng phụ thuộc vào nồng độ của các hợp chất khác.
Viết trên tạp chí Nature Communications, Verstrepen và các đồng nghiệp báo cáo cách họ phân tích thành phần hóa học của 250 loại bia thương mại của Bỉ thuộc 22 phong cách khác nhau, bao gồm bia lager, bia trái cây, bia vàng, bia West Flanders và bia không cồn.
Trong số các tính chất được nghiên cứu là nồng độ cồn, pH, nồng độ đường, cũng như hơn 200 hợp chất khác nhau liên quan đến hương vị - chẳng hạn este được sản xuất từ men và terpenoids từ hoa bia đều tham gia vào việc tạo ra các mùi hương trái cây.
Một hội đồng 16 người nếm thử đã lấy mẫu và chấm điểm từng loại trong số 250 loại bia trên 50 thuộc tính khác nhau, như hương vị hoa bia, độ ngọt và độ axit. Quá trình này diễn ra trong ba năm.
Các nhà nghiên cứu cũng thu thập 180.000 đánh giá về các loại bia khác nhau từ nền tảng đánh giá người tiêu dùng trực tuyến RateBeer. Theo đó, các nhận xét và xếp hạng liên quan đến các yếu tố như vị đắng, ngọt, cồn, mùi thơm mạch nha đều khá tương đồng với hội đồng nếm thử.
"Những thay đổi nhỏ về nồng độ hóa chất có thể có tác động lớn, đặc biệt là khi nhiều thành phần bắt đầu thay đổi", Verstrepen nói.
Sử dụng các bộ dữ liệu khác nhau, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các mô hình dựa trên học máy để dự đoán vị bia sẽ như thế nào và mức độ được tiếp nhận dựa trên thành phần của nó. Sau đó, họ sử dụng kết quả để cải thiện một loại bia thương mại hiện có, về cơ bản tăng cường các chất được mô hình cho là yếu tố dự báo quan trọng đến đánh giá tổng thể, chẳng hạn axit lactic và glycerol.
Kết quả từ hội đồng nếm thử cho thấy những bổ sung này đã cải thiện thứ hạng cho cả bia có cồn và không cồn trên các chỉ số bao gồm độ ngọt và đánh giá tổng thể.
Dù các mô hình có những hạn chế, như chỉ được phát triển bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu dựa trên các loại bia thương mại chất lượng cao, Verstrepen cho biết, ứng dụng lớn nhất của chúng có thể là tinh chỉnh các loại bia không cồn để làm cho chúng ngon hơn.
Song, những người yêu thích bia không cần phải lo lắng về việc công nghệ mới có thể phá vỡ một di sản phong phú. Giáo sư Verstrepen lưu ý kỹ năng của các nhà sản xuất bia vẫn rất quan trọng."Các mô hình AI dự đoán những thay đổi hóa học có thể tối ưu hóa bia, nhưng vẫn tùy thuộc vào các nhà sản xuất bia để điều đó xảy ra, bắt đầu từ công thức và phương pháp sản xuất bia", ông nói.
(Theo The Guardian)
">Cải thiện hương vị bia nhờ trí tuệ nhân tạo
Với hệ thống được trang bị, chỉ cần nhấn nút trên màn hình cảm ứng, du khách có thể thỏa sức khám phá Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc Theo Trưởng ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, chỉ với những nút bấm trên màn hình cảm ứng, tất cả thông tin về 10 nữ thanh niên xung phong, lịch sử về khu di tích hay truyền thống lực lượng thanh niên xung phong, thông tin về từng công trình, hạng mục của khu di tích hay những bài hát, bài thơ… liên quan đến Ngã ba Đồng Lộc đều được hiện lên trên hệ thống, qua đó giúp du khách thuận tiện tra cứu thông tin về lịch sử và các câu chuyện tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc qua màn hình cảm ứng.
Du khách chạm tay lên màn hình để tìm hiểu về thông tin liên quan đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ số cũng sẽ giúp du khách có thể lưu lại những dòng cảm xúc, suy nghĩ khi đặt chân đến khu di tích qua ứng dụng chia sẻ cảm xúc, hay tìm hiểu kiến thức thông qua trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm...
Du khách đến đây cũng có thể quét QR Code để khám phá khu di tích. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai xây dựng, lắp đặt các bảng gắn mã QR thông tin khu di tích. Trong mỗi bảng mã không chỉ có không gian thực tế ảo công nghệ VR360 mà còn có các Infographic song ngữ Việt Anh, video giới thiệu về lịch sử và câu chuyện của "địa chỉ đỏ" anh hùng. Các mã QR này cũng được tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ở xã muốn tìm hiểu về khu di tích.
">Thỏa sức khám phá Ngã ba Đồng Lộc tại Hà Tĩnh nhờ công nghệ 4.0
Hoa hậu Hoàn vũ Việt NamKhánh Vân đang trên đường tới Mỹ dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2020. Tại Houston, hoa hậu 26 tuổi gây chú ý với trang phục váy xẻ đùi, ôm sát với điểm nhấn là hai lá cờ Việt Nam và Mỹ được in trên thân áo. Ý tưởng 2 lá cờ nhằm mục đích nêu cao tinh thần hữu nghị giữa hai quốc gia.
Khánh Vân mặc trang phục in lá cờ Mỹ và Việt Nam trên thân áo.
Từ Houston, Khánh Vân sẽ đáp máy bay tới Florida. Ở mỗi chặng, người đẹp đều chia sẻ hình ảnh mới nhất của mình với khán giả và giới truyền thông. Có thể thấy, trang phục của Khánh Vân được đầu tư khá kỹ lưỡng khi mỗi bộ đều được nhấn vào một chủ đề và thông điệp khích lệ tinh thần và thể hiện rõ sự quan tâm và đầu tư của Khánh Vân cho cuộc thi sắp tới.
Gia đình tiễn Khánh Vân dự thi ở sân bay Tân Sơn Nhất. Cô mặc trang phục được in hình nhiều trái tim cho bạn bè của cô vẽ tặng trước khi lên đường.
Các thí sinh có mặt trong 2 ngày 6-7/5 tại Hard Rock Hotel & Casino trước khi bắt đầu các hoạt động đăng ký, thử đồ, chụp hình và quay phim quảng bá cuộc thi trong các ngày tiếp theo. Sau đó các thí sinh tham gia diễn tập phần nhảy mở màn để chuẩn bị cho đêm chung kết. Các thí sinh sẽ tham dự phần thi phỏng vấn kín và phần thi trang phục dân tộc trong ngày 13/5. Bán kết sẽ được tổ chức 14/5 và đêm chung kết diễn ra 16/5 (8 giờ sáng 17/5 giờ Việt Nam).
Cách đây vào giờ, Khánh Vân đăng tải hình ảnh cùng Hoa hậu Hoàn vũ Nhật BảnAisha Harumi khi cả hai cùng chuyển bay từ Houston tới Miamy.
Cuộc thi năm nay dự kiến có hơn 70 thí sinh tham dự, do đại dịch Covid-19 nên một số quốc gia không cử đại diện dự thi. Ban tổ chức sẽ lựa chọn top 21 thí sinh xuất sắc nhất, trong đó 1 thí sinh sẽ được đặc cách nhờ bầu chọn qua ứng dụng Miss Universe.
H.N
Khánh Vân: 'Hoa hậu không chỉ là váy áo lụa là'
Tối nay 2/5, Hoa hậu Khánh Vân sẽ lên đường sang Mỹ tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2020.
">Khánh Vân diện váy in cờ Việt