您现在的位置是:NEWS > Giải trí
'Chiến tranh lạnh' trong tiếng Anh nói thế nào
NEWS2025-01-16 13:43:17【Giải trí】6人已围观
简介tỉ số mctỉ số mc、、
相关文章
- Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1
- Tiến sĩ tâm lý và ký ức sống với người chồng mắc bệnh nghiện tình dục
- Mua Bitcoin 700 triệu đồng rồi quên đi
- Nấu chè bưởi với cùi bưởi sấy khô ngon khó cưỡng
- Nhận định, soi kèo Gaziantep vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 12/1: Điểm tựa sân nhà
- 10 mẫu quạt trần đẹp cho chung cư trần thấp
- Ngọn đồi tự bốc cháy suốt hàng trăm năm
- Trải nghiệm nỗi niềm 'thương nhớ đồng quê' tại những ngôi làng đặc biệt
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs ISPE FC, 16h30 ngày 13/1: 3 điểm xa nhà
- 7 sai lầm khi dọn nhà có thể gây hại sức khỏe bạn không nên bỏ qua
热门文章
站长推荐
NHận định, soi kèo Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1: Bổn cũ soạn lại
'Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có tầm quan trọng không thể phủ nhận' - ông Phạm Tất Thắng khẳng định. Cần hoàn thiện khung pháp lý
PV: Theo một khảo sát năm 2018, 66,1% trẻ em Việt Nam có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1-3 tiếng. 706.435 là số vụ báo cáo liên quan tới Việt Nam trong năm 2018 về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng - đứng thứ 2 trong ASEAN.
Trước thực tế này, theo ông, vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có tầm quan trọng như thế nào?
Ông Phạm Tất Thắng: Trẻ em là một đối tượng đặc thù, đang ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Đặc biệt, trẻ em rất thích những cái mới, những thứ liên quan đến máy móc, công nghệ, thậm chí còn giỏi công nghệ hơn cả bố mẹ. Điều đó có nghĩa là các cháu có thể thích ứng và sử dụng rất nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin, vui chơi giải trí, khám phá trên môi trường mạng.
Qua những hoạt động đó, môi trường mạng có thể gây ra những ảnh hưởng cụ thể và rõ nét đối với trẻ em, trong đó có cả những tác động tốt và xấu.
Trong khi đó, nhận thức của trẻ chưa đầy đủ, chưa thể nhận thức được cái nào là tốt, cái nào là xấu, độc hại. Thậm chí, với những nội dung độc hại, các cháu lại tò mò, thích tìm hiểu hơn cả những cái tốt.
Chính vì thế, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có vai trò hết sức quan trọng.
- Ông đánh giá như thế nào về việc thực thi pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay?
Trên thực tế, có lẽ việc thực thi pháp luật trong công tác này, chúng ta chưa làm được nhiều như mong muốn.
Lý do thứ nhất, đây là vấn đề khá mới, mới cả với xã hội và các cơ quan quản lý. Bản thân các công cụ, hệ thống văn bản pháp luật cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Khuôn khổ pháp lý cũng chưa có những chế tài đầy đủ, rõ ràng. Cho nên, nó ảnh hưởng tới kết quả thực hiện.
Không gian mạng là một thế giới mà hiện nay đang vận hành và chuyển động song song với cuộc sống và với công tác quản lý của chúng ta. Việc phát hiện và xử lý có lẽ chưa thật kịp thời, chưa triệt để, còn có những vi phạm mà chúng ta chưa kịp thời phát hiện ra. Đây có lẽ là một quá trình và chúng ta đang trong tiến trình hoàn thiện quá trình đó.
- Theo ông, khung pháp lý của chúng ta còn thiếu và cần hoàn thiện những gì trong vấn đề này?
Hiện nay quy định của pháp luật thì chúng ta có Luật trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật Dân sự, thậm chí cả Luật Hình sự, nhưng các văn bản hướng dẫn thì chúng ta đang trong quá trình xây dựng.
Về nguyên tắc, Luật sẽ quy định những vấn đề chung nhất, để triển khai được, để luật đi vào cuộc sống thì cần các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, kể cả sau khi đã xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn xong thì chắc chắn quy định của pháp luật cũng không bao quát được hết thực tế cuộc sống. Thực tế cuộc sống so với quy định pháp luật là rất đa dạng và biến động nhanh, đặc biệt là trong môi trường không gian mạng. Cho nên, dù có hoàn thiện được văn bản hướng dẫn thì nó vẫn là những quy định mang tính chất khung, còn những chi tiết, sự việc cụ thể thì không có quy định nào bao quát được hết. Đây cũng là cái khó của quản lý Nhà nước với các vấn đề trên môi trường mạng.
- Ngoài việc xây dựng khung pháp lý hoàn thiện hơn, theo ông, đâu là các giải pháp quan trọng đối với vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, gia đình, nhà trường về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là việc trước tiên cần quan tâm.
Ngoài ra, chúng ta phải có những công cụ về mặt kỹ thuật. Vi phạm trên môi trường mạng rất đặc thù vì nó liên quan đến công nghệ, vì thế các cơ quan chức năng phải có những công cụ và kỹ thuật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ra những vi phạm này. Khi phát hiện ra sai phạm thì cần có những chế tài đủ mạnh, được áp dụng cương quyết để mang tính răn đe.
- Việc đưa ra những hình thức xử phạt mạnh tay có nên là một giải pháp đối với các hành vi vi phạm trên không gian mạng không, thưa ông?
Vừa qua, có những hành vi vi phạm đạo đức xã hội bị lên án rất mạnh vì chỉ bị phạt hành chính 200 nghìn đồng, tức là có những chế tài không đủ sức răn đe.
Về nguyên tắc, ‘phòng bệnh’ thì đỡ vất vả hơn nhiều so với ‘chữa bệnh’. Khi chúng ta có chế tài đủ mạnh, được thực thi nghiêm túc, tăng cường thanh tra, kiểm tra, những đối tượng có liên quan sẽ ý thức được trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động này, hậu quả nếu vi phạm.
Những trường hợp vi phạm bị xử lý nghiêm theo quy định cũng là một cách tuyên truyền, có tác dụng răn đe với những đối tượng đang có hành vi tương tự hoặc có ý định thực hiện hành vi vi phạm.
706.435 là số vụ báo cáo liên quan tới Việt Nam trong năm 2018 về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, theo số liệu từ National Center for Missing and Exploited Children (NCMEC) của Mỹ. Xây dựng ‘hệ sinh thái’ nền tảng ứng dụng lành mạnh cho trẻ em
- Có một thực tế là những nội dung chưa được kiểm duyệt trên các kênh mạng xã hội lại hấp dẫn trẻ em hơn nhiều so với những nội dung được đánh giá là bổ ích và lành mạnh trên các kênh thông tin chính thống. Thực tế này đặt ra một bài toán và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp về nền tảng ứng dụng tham gia thị trường tiềm năng này.
Về phía cơ quan quản lý, theo ông, cần có các cơ chế, chính sách gì để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hình thành ‘hệ sinh thái’ các sản phẩm, ứng dụng hỗ trợ trẻ em học tập, tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng?
Đúng là các nội dung trên mạng có nhiều nội dung, chương trình hấp dẫn trẻ em hơn rất nhiều so với các nội dung được coi là chính thống. Các đơn vị sản xuất cũng nên xem lại nguyên nhân do đâu. Có phải do chúng ta làm khô cứng quá, nội dung chương trình nghèo nàn, giáo điều quá, hình thức thể hiện kém hấp dẫn hay không?
Theo tôi, để một nội dung hấp dẫn với trẻ em, trước hết chúng ta phải nói theo ngôn ngữ của trẻ. Và nội dung ấy cũng phải được thể hiện bằng những hình thức hấp dẫn, hợp xu hướng, là cái mà trẻ em thích, trẻ em quan tâm, sau đó chúng ta mới có thể lồng ghép kiến thức hay thông điệp mà chúng ta muốn trẻ tiếp nhận vào đó được.
Về việc khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tham gia tạo dựng một hệ sinh thái như thế này, giải pháp đầu tiên dường như mang tính lý thuyết, đó chính là công tác truyền thông để làm sao xã hội, các doanh nghiệp nhận thức được vai trò của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuyên truyền làm sao để bản thân doanh nghiệp xác định được trách nhiệm và có động lực, chủ động, tích cực tham gia công tác này.
Khi làm truyền thông tốt, chúng ta sẽ lan toả được tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Ví dụ như đợt Covid-19 vừa qua, mặc dù giới doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đứng ra chung tay với Chính phủ. Tôi cho rằng, khi chúng ta làm truyền thông tốt thì sẽ chạm đến được trái tim của mỗi con người.
Tuy nhiên, với doanh nghiệp, dù hoạt động với mục tiêu nào thì họ cũng phải thu được lợi nhuận, lợi ích. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bằng những đòn bẩy về mặt kinh tế.
Thứ ba, khi doanh nghiệp làm ra sản phẩm rồi thì việc sử dụng sản phẩm đó cần sự chung tay của xã hội, gia đình và nhà trường. Mục đích là để trẻ em có sự lựa chọn, định hướng, thậm chí là giám sát việc truy cập mạng một cách tích cực để trẻ em truy cập những chương trình có nội dung và hình thức phù hợp với thời lượng hợp lý.
- Có những đánh giá cho rằng vấn đề bảo vệ trẻ em ở Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các quốc gia phát triển trên thế giới. Ví dụ như chính phụ huynh đôi khi cũng không ý thức được việc sử dụng hình ảnh của con em mình trên mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ. Theo ông, chúng ta cần làm gì để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này?
Luật trẻ em đã quy định về quyền riêng tư của trẻ em rồi. Đưa 1 bức ảnh của trẻ em lên mạng có thể trở thành một hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng ở đây có 2 việc, thứ nhất là ý thức chấp hành pháp luật và thứ hai là yếu tố văn hoá.
Ở phương Tây, một cái bẹo má trẻ em có thể là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng với chúng ta, hành vi đó có thể là rất bình thường. Với truyền thống văn hoá của chúng ta, nhiều khi khó xác định được ranh giới rõ ràng giữa 2 việc này.
Để quy định pháp luật trở thành nhận thức của xã hội, cộng đồng thì cần phải có thời gian và chúng ta lại phải quay trở lại câu chuyện tuyên truyền như thế nào.
- Xin cảm ơn ông!
Thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì xây dựng Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025.
Sáng ngày 28/5/2020, hội thảo lấy ý kiến, góp ý xây dựng Đề án sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các bộ ngành liên quan và các chuyên gia về trẻ em của tổ chức quốc tế.
75% trẻ em Việt Nam không biết thông tin này khi sử dụng mạng xã hội
Gần 75% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát không biết về các đường dây nóng hay bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào khác nếu đối mặt với bắt nạt hoặc bạo lực trên mạng.
">Cần xây dựng hệ sinh thái lành mạnh cho trẻ em trên không gian mạng
- Buổi tối trước ngày hiến máu, ông Trần Quốc Chánh (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) đi ngủ sớm. Ông cũng từ chối bữa nhậu của những người bạn để giữ cho mình sức khỏe tốt nhất. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, ăn sáng và rời nhà với chiếc xe máy quen thuộc.
Ông Chánh đến điểm hiến máu do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chi nhánh Cần Thơ tổ chức, để cho đi những giọt máu của mình.
Đó là một trong hơn 60 lần, người đàn ông năm nay bước sang tuổi 58 thực hiện việc hiến máu cho cộng đồng.
16 năm qua, với hơn 15.000ml máu hiến tặng, ông đã góp phần giúp nhiều bệnh nhân đang nguy cấp có thêm cơ hội được cứu chữa, giành lại sự sống.
Ông Trần Quốc Chánh. Việc tình nguyện hiến máu của ông Chánh bắt đầu từ năm 2003. Trong một lần đi thăm người thân bị bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, ông chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân cần tiếp máu để phẫu thuật. Nhưng loại máu thích hợp cho các bệnh nhân này không còn đủ, người thân của họ cũng không có loại máu phù hợp nên việc chữa bệnh gặp khó khăn.
“Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi. Tôi băn khoăn: “Tại sao không đủ máu cho bệnh nhân?” và bắt đầu tìm hiểu về việc hiến máu. Các tài liệu trên mạng, truyền hình và tờ rơi của bệnh viện… được tôi nghiên cứu rất kỹ và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hiến máu.
Đặc biệt, tôi mang nhóm máu 0 - nhóm máu có thể truyền cho tất cả mọi người vì vậy càng có lý do để thôi thúc tôi hiến máu”, ông nhớ lại.
Từ năm 2004, ông Chánh tự nguyện tham gia hiến máu tại bệnh viện.
Lần đầu tiên hiến máu, ông Chánh thừa nhận, không tránh khỏi sự lo âu. “Tôi không biết mình có đủ điều kiện để hiến không. Tôi cũng hỏi đi hỏi lại về sự an toàn lúc cho máu. Tuy nhiên sau đó, tôi thấy việc hiến máu có lợi cho bản thân (được kiểm tra máu, sàng lọc bệnh, có cơ hội “thay máu”…) và góp phần làm giàu nguồn máu dự trữ cho những người bệnh cần”.
Từ đó, mỗi năm, trung bình 3 tháng/lần, ông Chánh lại đi hiến máu. Suốt 16 năm, ông đều đặn cho đi những giọt máu của mình. Thời điểm duy nhất khiến ông gián đoạn việc hiến máu trong vòng 10 tháng là lần ông bị tai nạn gãy tay vào năm 2018.
Sau khi sức khỏe ổn định, ông lại tiếp tục hiến nguồn máu cho cộng đồng. Ngoài ra, ông còn vận động vợ và con gái Trần Thảo Nguyên (SN 1990) cùng đi hiến máu. Đến nay, vợ và con gái ông có 25 lần hiến máu.
Không chỉ vậy, ông cũng vận động hàng xóm, người quen hiến máu cho cộng đồng. “Việc vận động, ban đầu, không dễ dàng. Một số người sợ mất máu hoặc nghĩ rằng máu cho đi là uổng phí, mình phải giải thích cặn kẽ. Tôi còn in tờ rơi, thông tin chính thống để đưa cho họ đọc.
Một số người lo sợ hiến máu sẽ dễ lây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tôi phải đưa bản thân mình ra làm bằng chứng, thuyết phục họ. Nhiều năm hiến máu, sức khỏe tôi còn tốt lên. Đến nay, có khoảng 18 người đã tham gia phong trào này”.
Từ khi tham gia hiến máu, ông Chánh chú ý đến chế độ ăn uống, ý thức giữ sức khỏe. Ông ăn đủ chất, đều đặn và hạn chế rượu, bia. Ông cũng tập thể dục để có được nguồn máu tốt, đủ điều kiện.
Nhiều năm trước, dù chưa đến lịch hiến máu (3 tháng/lần) nhưng sắp phải có chuyến công tác dài, ông đều đến bệnh viện hiến máu trước thời hạn. Sau này, có quy định 3 tháng/lần, ông tìm mọi cách để sắp xếp công việc cơ quan, gia đình để không ảnh hưởng đến lịch đi hiến máu.
Việc hiến máu đã cho ông nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là vào năm 2015, khi ông Chánh cùng đoàn khoảng 30 người từ An Giang đi du lịch tại TP Nha Trang.
Khi đoàn đến tỉnh Bình Thuận, xe khách bị hỏng. Tình cờ, gần đó, có một vụ tai nạn vừa xảy ra. Một người phụ nữ được đưa vào bệnh viện gần nhất trong tình trạng bị mất rất nhiều máu. Lượng máu dự trữ của bệnh viện không đủ, các bác sĩ kêu gọi việc hiến máu tại chỗ.
Dù mới hiến máu cách đó 1 tháng nhưng ông Chánh không chút do dự, xin được hiến cho người phụ nữ xa lạ. Ông còn vận động, thuyết phục được 3 người khác trong đoàn du lịch hiến máu cho người phụ nữ trên.
Xong việc, đoàn xe tiếp tục hành trình của mình. “Chúng tôi không có tin tức về người phụ nữ ấy nhưng tôi hi vọng những giọt máu của mình đã giúp cho một con người có cơ hội được tái sinh lần nữa”, ông Chánh nói.
Với những đóng góp tích cực, ông Chánh đã vinh dự được nhận kỷ niệm chương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen của UBND tỉnh Anh Giang vì có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Vừa qua, ông cũng là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ XIV được tôn vinh nhân ngày Quốc tế người hiến máu 14/6.
“Giờ nhắc đến ông Chánh là người ta nghĩ đến “ông già hay hiến máu”. Lúc bắt đầu công việc tình nguyện này, tôi không nghĩ đến việc tuyên dương, hay thành tích.
Tôi đến với nó chỉ vì lý do đơn giản, đây là việc tốt cho sức khỏe của bản thân và cũng là việc trong sức của mình, tôi có thể làm cho cộng đồng. Với tôi, hạnh phúc là cho đi”, ông Chánh nói thêm.
Chàng trai Quảng Ninh kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng một ngón tay
Bị liệt toàn thân sau một tai nạn, Đặng Minh Tuấn dành hàng chục năm để tập luyện, vươn lên, trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng những người khuyết tật.
">Người đàn ông An Giang 60 lần hiến máu tình nguyện
- Vốn là một kiểm sát viên có 13 năm làm việc tại Viện kiểm sát Nhân dân TP HCM và là một Bí thư Đoàn Thanh niên của Viện, anh Lê Văn Dương được bạn bè, đồng nghiệp quý trọng. Tuy nhiên, khi đã có một vị trí ổn định trong nghề ở tuổi 40, anh Dương khởi nghiệp với đam mê chạy bộ.
Anh Dương trong lễ khánh thành và bàn giao điểm trường Hua Nà thuộc trường Tiểu học Chiềng Ly, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, ngày 5/1/2020. Trường được xây dựng từ kinh phí quyên góp được qua giải chạy Run For Hua Nà. Ảnh: NVCC. Là một người thích thể thao, anh Dương từng chơi nhiều môn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... 'Nhưng trước giờ tôi chỉ tập luyện với bạn bè, chưa từng tập cùng với vợ con. Tôi muốn tìm một môn thể thao mà cả nhà có thể cùng nhau tập luyện', ông bố hai con trai bắt đầu trăn trở.
Năm 2017, anh Dương bén duyên với chạy bộ. Ban đầu, anh chạy một mình, theo dõi quá trình bằng những ứng dụng đếm bước chạy trên điện thoại. Quen dần, anh đến với những giải chạy phong trào trong nước. Trung bình mỗi tháng anh tham gia từ 1 - 2 giải.
Công việc ở Viện kiểm sát đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc khiến anh khó sắp xếp thời gian cho việc chạy giải. Anh Dương nghĩ: 'Có cách nào để tham gia các giải chạy nhưng không phải đến tận nơi và tập trung đông người'.
Có kinh nghiệm sử dụng nhiều ứng dụng đếm bước chạy, anh Dương tham khảo thêm nhiều website chạy ảo nước ngoài. Tháng 5/2018, anh lập ra website chạy ảo đầu tiên tại Việt Nam.
Theo đó, anh là người tổ chức giải chạy ảo trên website, liên kết với ứng dụng đếm bước chạy trên điện thoại của người tham gia. Mọi đối tượng đều có thể tham gia, giải chạy diễn ra mà không cần tập trung tại một địa điểm. Với mức phí khoảng 150 nghìn cho mỗi lượt đăng ký, anh sẽ trích ít nhất 10.000 đồng để gây quỹ làm từ thiện. 'Thu phí là động lực để người chạy hoàn thành mục tiêu đã đăng ký. Hơn nữa, ngoài thể thao, người chạy còn có thể chung tay xây dựng cộng đồng', anh Dương nói.
Trước khi lập trang web chạy ảo, anh Dương từng tham gia nhiều giải chạy phong trào trong nước. Ảnh: NVCC. Một lúc hai việc, ngày làm ở cơ quan, đêm về, anh Dương nghĩ cách 'nuôi' đứa con tinh thần của mình. Đầu tiên anh thuê người thiết kế và viết website. Những tháng đầu ra mắt trang web, mỗi tháng chưa đến mười người đăng ký. Vì thế, anh dành hết tiền lương của mình vào việc duy trì hoạt động của website. 'Nhiều tháng liền anh ấy phải bù lỗ bằng tiền lương của tôi', chị Lê Thị Lễ (38 tuổi), vợ anh Dương nhớ lại.
Không có kiến thức về lập trình cũng như thiết kế, việc chuyển tải được hết những ý tưởng của mình đến đội ngũ làm website là điều khó nhất với anh. Suốt gần hai năm lập website, anh Dương không nhớ nội dung và giao diện trang đã được thay đổi bao nhiêu lần.
Ở mỗi giải chạy, anh đều sáng tạo ra một tấm huy chương mới. Dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, anh làm huy chương khắc nổi hình tượng Hai Bà Trưng. Ngày Phụ nữ Việt Nam năm ngoái, anh lấy hình ảnh Mẹ Suốt làm mặt chính cho huy chương.
Hai năm qua, anh Dương đã tổ chức khoảng 30 giải chạy ảo. Đồng nghĩa với việc đã có khoảng 30 tấm huy chương khác nhau được anh sáng tạo theo từng chủ đề.
Những giải chạy bộ ảo không phân chia thứ hạng theo kết quả. Thành viên chỉ cần hoàn thành cự ly đăng ký đúng với thời gian quy định, huy chương sẽ được gửi về tận nhà.
Luật sư Võ Đan Mạch (38 tuổi) ở TP.HCM đã giảm được 5kg sau 2 tháng chạy. Vốn là một người không quan tâm đến thể thao, anh tự nhận rằng mình chưa bao giờ chạy quá 1km. Tham gia những giải chạy truyền thống là điều anh Mạch chưa bao giờ nghĩ đến. 'Vậy mà bây giờ tôi có thể chạy 21km trong vòng 2 tiếng rưỡi, hoàn thành cự ly, tôi còn nhận được một số huy chương nữa', luật sư Mạch khoe.
Gia đình anh Dương tham gia giải chạy Marathon Quốc tế TP.HCM, 7/12/2019. Ảnh: NVCC Khi những giải chạy bộ ảo trên website của anh được nhiều người chú ý, thành viên lên đến gần 30.000 người, anh Dương nghĩ cần phải dành nhiều thời gian cho đam mê của mình. Anh tính chuyện phải nghỉ việc cơ quan. 'Muốn nuôi dưỡng đam mê thì phải dành thời gian cho nó. Tôi không thể cứ làm dăm ba bữa lại xin nghỉ phép để đi chạy được', anh nghĩ, rồi âm thầm viết đơn nghỉ việc.
Ngày cuối năm 2019, sau buổi họp tổng kết năm tại Viện kiểm sát, anh Dương gửi đơn lên lãnh đạo trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp. Riêng chị Lễ, vợ anh lại không cảm thấy bất ngờ, chị tin tưởng vào quyết định của chồng. 'Tôi thấy được tiềm năng trong công việc mới của chồng. Hơn thế, tôi thấy chạy bộ mang lại sự gắn kết và sức khỏe cho cả gia đình', chị Lễ tâm sự.
Anh Dương không cho rằng nghỉ việc để khởi nghiệp ở tuổi 40 là sự đánh đổi. Bởi với website chạy ảo của mình, anh đã giúp nhiều người nhận ra được giá trị của sức khỏe. Thông qua việc tổ chức những giải chạy ảo, gần 1,5 tỷ đồng đã được anh Dương sử dụng cho công tác xã hội.
'Tôi xem đây là một bước trưởng thành của bản thân, tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn', anh Dương nói.
9x bỏ việc ở trời Tây về mở quán ăn, kiếm trăm triệu mỗi tháng
Dù có công việc thuận lợi ở nước ngoài nhưng chàng trai 9x quyết định bỏ việc, về nước mở chuỗi cửa hàng bán đồ ăn vặt thu hút giới trẻ.
">Anh kiểm sát viên Sài Gòn nghỉ việc, khởi nghiệp với chạy bộ
Nhận định, soi kèo Nacional vs Porto, 22h30 ngày 12/01: Ca khúc khải hoàn
- Mười tuổi, Giang Thanh đã sang Mỹ học tiểu học. Trải qua những năm tháng trưởng thành và tự lo cho bản thân bằng nhiều công việc khác nhau, Giang Thanh đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp NC State University tại Raleigh, North Carolina (Mỹ).
Giang Thanh hiện là giảng viên tại Mỹ. Khi còn là học sinh trung học phổ thông, vượt qua nhiều thí sinh đến từ các nước, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ năm 2002.
Năm 2003, tại trường Đại học Nông nghiệp - North Carolina State University, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi thể thao. Năm 2016, Giang Thanh mang vẻ đẹp Việt tỏa sáng giành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu tại California. Năm 2019, nhan sắc Việt lại một lần nữa ghi tên Giang Thanh với danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali.
Giang Thanh cho biết, tuy có vẻ ngoài được đánh giá là khá dịu dàng nhưng bản thân cô lại rất mạnh mẽ, tự tin và “thích được tỏa sáng”. Vì vậy, cô tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc bởi thích được chú ý và quan tâm từ mọi người. Điều này cũng khiến cho các hoạt động giúp đỡ cộng đồng của cô được lan tỏa nhiều hơn, đặc biệt là trong việc giúp đỡ các du học sinh của Việt Nam ra nước ngoài học tập.
“Ngoài công việc chính là giảng viên đại học, Giang Thanh dành nhiều thời gian hỗ trợ các du học sinh Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà, giúp các em viết tiếp ước mơ khi sang Mỹ học tập”, Hoa khôi cho biết.
Ngoài ra, với khả năng thành thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt, Giang Thanh còn tích cực làm thông dịch viên tình nguyện tại các bệnh viện; hỗ trợ sinh viên thi bằng lái xe tại Mỹ; hiến máu nhân đạo cứu người…
Khi có thời gian, Giang Thanh về Việt Nam tham gia các chuyến từ thiện, hiến máu nhân đạo, gần nhất là hoạt động từ thiện dành cho trẻ em mồ côi tại Buôn Mê Thuột năm 2019.
Cô rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Gần đây, Giang Thanh đã dành tâm huyết của mình cho công việc hỗ trợ du học sinh và du lịch khi dịch Covid-19 ảnh hưởng trên toàn cầu, gây cản trở và khó khăn cho nhiều du học sinh và khách du lịch Việt Nam tại nước ngoài.
Giang Thanh mong muốn phát triển một dự án cộng đồng là dạy Anh ngữ cho trẻ em vùng sâu, vùng xa “Giang Thanh mong mỏi dịch bệnh sẽ qua đi để được trở về quê hương, đi đến những vùng sâu, vùng xa giúp các em nhỏ. Giang Thanh cũng mong muốn phát triển một dự án cộng đồng là dạy Anh ngữ cho các bé có hoàn cảnh khó khăn. Muốn tiếp nối ngọn lửa tri thức trong Giang Thanh cho các em, gieo hạt giống và chờ đợi ngày nó đơm hoa kết trái”, cô gái trẻ cho biết.
Giang Thanh sinh năm 1983, cô cao 1m70, hiện là giảng viên Đại học Clemson ở South Carolina tại Mỹ. Ngoài thời gian làm việc cô thường tự nấu ăn, đọc sách để trau dồi thêm kiến thức, nghe nhạc, ngồi ở ban công uống trà và thưởng thức khoảnh khắc sống chậm.
9X Bến Tre giành huy chương đồng IT thế giới, mở công ty phần mềm
Duy Thanh là người đầu tiên giành huy chương đồng cho Việt Nam trong cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới. Nay, anh khởi nghiệp với công ty giải pháp phần mềm.
">Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo
Lời khuyên của người cha này đã chạm vào trái tim của rất nhiều người đọc. (Ảnh minh họa)
Hôn nhân bắt đầu từ tình yêu và nhiều người đơn thuần nghĩ chỉ cần có tình yêu, cuộc sống dù có thế nào đi chăng nữa cũng có thể vượt qua được. Nhưng trên thực tế, cuộc sống sau hôn nhân chẳng màu hồng như chúng ta tưởng, dù 2 người vẫn yêu thương nhau đấy, nhưng có hàng ngàn lý do khác nhau, đủ để làm rạn nứt tình cảm vợ chồng. Trong câu chuyện sau đây, có lẽ là một bài học nhỏ dành cho những cô gái đang có ý định kết hôn.
Tiểu Hoa là em họ của Tiểu Vũ, cô đang có ý định ly dị, nguyên nhân không phải là vì hết yêu chồng hay ngoại tình, mà vấn đề nằm ở mẹ chồng. Sau khi Tiểu Hoa sinh con, mẹ chồng cô liên tục hối thúc phải sinh thêm đứa thứ 2, chỉ vì đứa đầu là bé gái. Bà ngày nào cũng nhắc đi nhắc lại chuyện sinh con trai nối dõi tông đường. Thế nhưng, Tiểu Hoa không đồng ý và liên tục từ chối. Vì chuyện sinh con mà mẹ chồng và Tiểu Hoa liên tục cãi nhau, thậm chí bà còn bảo con trai mình nên ly hôn.
Ban đầu, chồng của Tiểu Hoa bênh vực vợ, đưa ra nhiều lý do như con còn nhỏ, kinh tế chưa ổn định... Sau một thời gian, không hiểu người mẹ nói gì mà anh chồng ngày càng mất đi chính kiến, rồi nghe lời mẹ răm rắp. Mặc dù vẫn thương yêu 2 mẹ con của Tiểu Hoa, nhưng anh không thể bảo vệ được cô trước những trận mắng nhiếc của mẹ mình. Cứ mỗi lần mẹ chồng và con dâu cãi nhau, anh lại bỏ đi đâu mất rồi trở về trong tình trạng say khướt.
Tiểu Hoa đem chuyện gia đình mình kể cho Tiểu Vũ nghe, tình cờ lúc đó bố của Tiểu Vũ cũng ở đó. Ông nghe xong câu chuyện, trầm ngâm mà không nói gì, cuối cùng ông viết một lá thư cho con gái mình, hy vọng cô và những cô gái khác nên có một "cái đầu lạnh" trước khi quyết định kết hôn. Lời khuyên của người cha này đã chạm vào trái tim của rất nhiều người đọc.
"Hãy nhìn vào gia đình của anh ta trước khi kết hôn!
- Xem cách người bố đối xử với người mẹ
Ảnh hưởng của gia đình đối với con cái là rất lớn, nó sẽ khắc sâu trong tim một người và không dễ dàng gì có thể thay đổi được. Nói một cách đơn giản, nếu con kết hôn, con sống trong một gia đình mà bố chồng không tôn trọng mẹ chồng thì liệu con sống có thấy thoải mái không? Con cần phải xem xét thêm, bố chồng có làm việc nhà phụ giúp không, 2 người sống có hòa hợp hạnh phúc không, người nào đang sống một cách cúi đầu lặng lẽ, sống tủi nhục vì con cái qua ngày... Con hãy nhìn vào cách đối xử của những người mà con gọi là gia đình mới của mình trong tương lai.
Để bố nói cho con biết, nếu bố mẹ chồng không hòa hợp với nhau, chắc chắn một điều là cuộc sống vợ chồng con cũng sẽ như vậy. Bởi, một đứa trẻ được nuôi dưỡng và bị ảnh hưởng sâu sắc trong tình cảnh như vậy rất khó có thể thay đổi được.
Do đó, trước khi kết hôn, trước tiên con nên nhìn vào gia đình nhà chồng và xem xét người bố đối xử với người mẹ như thế nào. Con nên suy nghĩ cẩn thận vì cưới nhầm chồng còn kinh khủng gấp hàng trăm lần so với kết hôn muộn.
- Xem mối quan hệ của con cái với bố mẹ
Dù kết hôn với con trai một hay con trai thứ, hãy nhìn cách mà anh ta đối xử với bố mẹ mình. Nếu đối xử quá tốt thì đó là người luôn nghe lời bố mẹ và không có chính kiến. Những người đàn ông như vậy hầu hết không đáng tin cậy. Nếu là người đối xử tệ với bố mẹ, chắc chắn càng không nên cưới làm chồng.
Vậy thì con nên cưới một người như thế nào, con hãy chọn một người đàn ông luôn tôn trọng bố mẹ nhưng luôn biết đứng về lẽ phải. Con mới chính là người sau này sống cả đời với anh ta, nếu chuyện gì anh ta cũng chỉ biết bênh vực bố mẹ mình thì khác gì con là vợ mà như người dưng nước lã".
Có thể khi yêu con người ta sẽ đánh mất lý trí, nếu là một người với tư tưởng cưới chồng một lần, chung sống cả đời thì ngoài việc chọn chồng thì cần phải chọn luôn cả gia đình chồng. Vì vậy, việc cân nhắc, lý trí một chút trước khi tiến tới quyết định kết hôn là điều nên làm.
Hôn nhân sẽ đổ vỡ nếu đối xử với vợ theo cách này
Không một người vợ nào có thể chịu đựng một người chồng có hành vi dưới đây.
">Lời khuyên của cha dành cho con gái: 'Hãy nhìn vào gia đình của anh ta trước khi muốn kết hôn'
Hơn 5 năm mới ly hôn được chồng ngoại, giờ tôi lại bị lừa lần nữa
Bây giờ, anh thường xuyên chạy xe qua nhà tôi bấm còi, rú ga như thách thức. Đau đớn hơn, tôi phát hiện anh chưa ly hôn vợ, việc anh cặp kè các cô gái chỉ là để giải quyết nhu cầu cá nhân.
">Sau hơn 4 năm ly hôn, chồng cũ quay về khiến mẹ con tôi khốn khổ