“Các trường đại học và viện nghiên cứu lâu nay chỉ có tỷ lệ thấp trong việc chuyển đổi bằng sáng chế thành các ứng dụng thương mại hoá. Nguyên nhân do họ có xu hướng xuất bản hàng loạt nghiên cứu có độ chính xác thấp,ốcđẩynhanhthươngmạihoásángchếcôngnghệltd v league 2024 khó có thể đáp ứng nhu cầu công nghiệp, cũng như không có kênh hiệu quả để biến nghiên cứu từ phòng lab thành những ứng dụng phục vụ thị trường”, trích bài báo của Nhật báo Kinh tế.
Lời kêu gọi xuất hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang vật lộn với việc đưa lĩnh vực công nghệ cao trở thành động lực tăng trưởng doanh thu mới khi nền kinh tế số hai thế giới đối mặt đà giảm tốc và cuộc chiến công nghệcăng thẳng với Washington.
“Các bằng sáng chế sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương và thậm chí cả một quốc gia. Do đó chúng ta cần mang những thành tựu khoa học ra thị trường càng nhiều càng tốt”, bài báo cho hay.
Trước đó, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn kiểm kê toàn diện số lượng bằng sáng chế tại các cơ sở nghiên cứu và trường đại học, trong đó yêu cầu báo cáo số lượng sáng chế tích lũy vào cuối năm để các công ty công nghệ, tập đoàn sản xuất công nghệ cao đánh giá và trao đổi nhu cầu thông qua nền tảng dữ liệu.
Nhằm khuyến khích xây dựng cơ chế nghiên cứu sáng chế đáp ứng nhu cầu công nghiệp, Bắc Kinh cho biết sẽ dừng tài trợ cho các đơn xin cấp sở hữu trí tuệ, giảm mạnh và bãi bỏ dần các ưu đãi. Thay vào đó, kinh phí sẽ được dành để trao thưởng cho những cá nhân, tập thể có thể đưa bằng sáng chế đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra lợi nhuận.
“Điều chỉnh các biện pháp ưu đãi liên quan thương mại hoá bằng sáng chế có thể giúp giảm bớt những khoảng cách từ phòng nghiên cứu ra thị trường. Song, Bắc Kinh cũng cần thực hiện những cải cách rộng rãi hơn đối với các trường đại học như đánh giá lại chỉ tiêu xuất bản nghiên cứu khoa học của các giáo sư”, Peng Peng, Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Cải cách Quảng Đông cho biết.
“Ở Trung Quốc, từ lâu có sự không tương thích giữa ưu tiên của giới học giả nghiên cứu và các công ty về bằng sáng chế, do các nhà nghiên cứu ưu tiên xuất bản các bài báo để đảm bảo thu nhập và vị trí cao hơn, trong khi các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng bằng sáng chế trong ngành để tối đa hóa lợi nhuận”,Peng nói. “Điều này có nghĩa là Trung Quốc có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế lớn nhất thế giới, nhưng rất ít có thể được áp dụng ra thị trường”.
Theo Peng, Bắc Kinh cần giải quyết các thách thức trong việc chuyển đổi bằng sáng chế, đặc biệt khi nước này đặt mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị công nghệ cao và giảm thiểu rủi ro từ chiến lược “tách rời” công nghệ của Washington.
Theo Báo cáo Khảo sát Bằng sáng chế Trung Quốc năm 2022 do Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc công bố, tỷ lệ công nghiệp hóa các phát minh ở Trung Quốc là 36,7%, trong đó 3,9% là từ các trường đại học và 13,3% từ các viện nghiên cứu.
Mặc dù không có khảo sát thống kê tương ứng ở Mỹ, nhưng dựa trên dữ liệu toàn diện do một số trường đại học cung cấp, Shen Jian, tổng thư ký khoa học và công nghệ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, ước tính tỷ lệ chuyển đổi các phát minh khoa học và công nghệ của nước này vào năm 2020 là khoảng 50%.
(Theo SCMP)
Đột phá chip của Huawei đẩy cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung leo thangĐột phá của Huawei với con chip Kirin 9000s sản xuất trên tiến trình 7 nanomet có thể đẩy Trung Quốc đối mặt với các biện pháp cấm vận công nghệ khắc nghiệt hơn từ Mỹ.