Học sinh cần,àNộinởrộcáclớpluyệnthiLịchsửcấptốcvàolớlịch thi đấu v lich 2024 trung tâm có
Từ khi biết môn thi của con, trong đầu chị Phạm Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) gần như lúc nào cũng chỉ quanh quẩn "lịch sử" và "lịch sử". Mẹ con chị "như ngồi trên đống lửa".
"Hôm nghe tin thi môn Lịch sử, thật sự tôi rất căng thẳng, bởi dù biết đằng nào cũng sẽ thêm một môn nhưng Lịch sử thì quá mông lung vì nhiều kiến thức đòi hỏi phải học thuộc", chị Mai nói.
"Hai mẹ con đã cuống cuồng đi tìm sách ôn luyện môn Lịch sử vào lớp 10, nhưng hôm đầu tiên đi 4 hiệu sách đều không có bởi các nơi đều chưa kịp nhập. Sau đó, chúng tôi đành lấy tạm một cuốn Để học tốt môn Lịch sử bởi chả biết nên bắt đầu từ đâu".
Có sách rồi, mỗi tối, chị đều dành thời gian học cùng con, nhưng có vẻ chẳng hiệu quả mấy. "Vì không có phương pháp và chuyên môn, được 1/3 bài mà mất gần cả buổi tối", chị Mai kể.
Nắm bắt tâm lý của nhiều học sinh, phụ huynh, rất nhiều trung tâm luyện thi mở ra các lớp ôn tập cấp tốc môn Lịch sử. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Đến buổi thứ 2, rồi thứ 3, chị Mai dần cảm thấy bất lực vì nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ chẳng đâu vào đâu. "Trên mạng, nhóm các mẹ cũng chia sẻ các đường link ôn luyện môn Lịch sử nhưng thú thực là dài lắm, mà con vốn lười học thuộc".
Cảm thấy quá mệt mỏi, mẹ con chị bỏ cuộc và thay vào đó là lùng sục các giáo viên để xin tư vấn và hướng đến chuyện đi học thêm.
"Giờ đành chờ đợi xem các giáo viên trong trường con mở lớp học thêm, nếu không thì phải đi kiếm trung tâm luyện thi", chị Mai thở dài.
Trong khi đó, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh, học sinh, nhiều lò luyện thi cấp tốc đã và đang rầm rộ mở ra.
Một trung tâm luyện thi có địa chỉ tại phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng thông báo mở lớp luyện thi cấp tốc môn Lịch sử khai giảng từ ngày 20/3 với thời gian học mỗi buổi là 2 tiếng (từ 18h-20h). Trung tâm này quảng cáo lớp do cô N.T.C là thạc sĩ Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên ôn thi các cấp môn học này, phụ trách.
Học phí được đưa ra là 1,2 triệu đồng cho cả khóa và học cho tới lúc thi, kèm lời mời chào “chắc chắn lấy 8-9-19 điểm” và tặng miễn phí tài liệu ôn tập.
Một lớp học luyện thi cấp tốc khác được giới thiệu là của giáo viên T.T.H Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, với thông tin sẽ cung cấp cho học sinh “hệ thống kiến thức, phương pháp ôn luyện hiệu quả, dễ nhớ” với mức học phí là 200.000 đồng/ buổi.
Và rất nhiều trung tâm, thầy cô đưa ra những khóa học cấp tốc trên mạng xã hội...
Nên sớm có lộ trình ôn thi
Trong khi đó, ngược lại với ự lo lắng của phụ huynh và học sinh, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho rằng thi trắc nghiệm 100% đối với môn Lịch sử là hướng tới việc các thí sinh có một kỳ thi nhẹ nhàng.
Đối với nội dung đề thi, Sở GD-ĐT khẳng định đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình của Bộ GD-ĐT. Các câu hỏi được sắp xếp với các cấp độ từ nhận biết, thông hiểu; một số ít thuộc vận dụng cấp độ thấp.
“Những nội dung này hoàn toàn theo chuẩn chương trình, SGK hiện tại. Học sinh không phải quá vất vả mà chỉ cần nắm vững kiến thức trong SGK là có thể làm tốt được bài”, ông Toản cho hay.
TS Lê Thị Thu Hương, giáo viên Lịch sử tại Hệ thống giáo dục Hocmai, nhận xét theo cấu trúc đề thi minh họa được công bố vào tháng 10/2018, phạm vi kiến thức nằm trong chương trình lớp 9, mức độ câu hỏi chỉ ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng, không có câu hỏi vận dụng cao.
Do đề thi trắc nghiệm với số lượng 40 câu nên câu hỏi trong đề thi có mặt ở mọi chuyên đề, bài học mà học sinh được học ở lớp 9. Trong đó, tỉ lệ câu hỏi về lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70%. Trong thời gian gần 3 tháng còn lại, học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc các bài tổng kết để khái quát kiến thức”.
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Mai thì cho rằng học sinh không nên học tủ bất kì nội dung nào. Ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, học sinh cần rèn luyện kĩ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề.
Với thời gian 3 tháng còn lại, cô Mai lưu ý các học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện, đặc biệt không nên đi học thêm tràn lan dễ dẫn đến tình trạng quá tải, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.
“Học sinh cần bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập, ôn đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm.
Thứ hai cần ôn tập có lộ trình: tháng 3 tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9, tháng 4 có thể kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu, tháng 5 cần đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc.
Thứ ba cần đọc – ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử.
Thứ tư cần rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.
Thứ năm cần rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm như phân chia thời gian làm bài hợp lý, bấm giờ làm bài để không bị quá thời gian, làm từ dễ đến khó.
Cùng đó có thể học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài/chương học, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần. Đồng thời mỗi bài học, sự kiện, nhân vật có thể dùng giấy nhớ để ghi lại các điểm chính cần ghi nhớ”.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, trong đó môn thi thứ 4 được xác định là Lịch sử.